Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)

06/04/202216:12(Xem: 4401)
Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)

Tinh thần Vô Úy, Đỉnh cao

Chủ nghĩa Nhân văn Xoa dịu nỗi Sợ hãi (kỳ 4)

(무외시, 공포를 덜어주는 휴머니즘의 극치)

 

 

Tất cả các loài sinh vật, bao gồm cả nhân loại, chấp nhận những thử thách đe dọa sự tồn tại của chúng ta là "nỗi sợ hãi, 공포, fear". Trong số đó, chiến tranh đồng nghĩa với sự sợ hãi. Chắc chắn do chiến tranh phát sinh ra "Người tỵ nạn, 난민, refugee". Nó được hiểu là bản năng tự nhiên của con người để tìm kiếm sự sinh tồn trước sự đe dọa bởi cuộc sống. Tuy nhiên, không quốc gia nào sẵn sàng giúp đỡ. Điều này là do môi trường chính trị nội địa và bên ngoài của mỗi quốc gia xung quanh những người tỵ nạn quốc tế là đan xen phức tạp.

 

Đến đây, chúng ta chứng kiến một tuồng đời nghiệt ngã, nơi hai giá trị đạo đức, lý tưởng nhân văn và thực tiễn an ninh Quốc gia. Có một Luận văn Đạo đức học Phật giáo đề xuất một giải pháp căn bản cho vấn đề khó khăn này.

 

Đây là một bài báo với chủ đề "Cuộc khủng hoảng người tỵ nạn Toàn cầu và món quà Vô Úy thí; The Global Refugee Crisis and the Gift of Fearlessness" (Tạp chí Đạo đức Phật giáo; Journal of Buddhist Ethics, tập 26, 2019) của Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết (허남결, 許南結) thuộc Đại học James Madison (JMU), trường đại học công lập được đặt tên theo vị Tổng thống thứ 4 của Mỹ. Tác giả tiếp cận vấn đề sợ hãi của những người tỵ nạn quốc tế thông qua việc giảng dạy về "món quà Vô Úy thí" (무외심의 선물, the gift of fearlessness).

 

Vào thời điểm bấy giờ, số lượng người tỵ nạn trong và ngoài nước được Cao ủy Liên Hợp Quốc về người tỵ nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, UNHCR) đã xác định vào tháng 07 năm 2019 ước tính là hơn 70,8 triệu người. Đây là bằng chứng cho thấy thảm kịch của nhân loại vẫn tiếp diễn trong thế kỷ 21 này. Mặc dù đối xử nhân đạo đối với những người tỵ nạn quốc tế đã trở thành một chủ đề nóng trên chính trường thế giới, nhưng không quốc gia nào đưa ra giải pháp thiết thực. Ngoài ra còn có một cuộc xung đột gay gắt về tính hợp pháp của nhân quyền, của các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo, được chỉ ra là nguyên nhân chính của sự bùng phát người tỵ nạn.

 

Cuộc khủng bố của một số người tỵ nạn và hậu quả là chấn thương đã lan rộng chủ nghĩa bảo hộ và bài ngoại ở các quốc gia nơi họ dự kiến định cư. Từ khoảnh khắc nào đó, những người tỵ nạn đã rời khỏi quê hương tổ quốc thân yêu từ "Nạn nhân của nỗi sợ hãi" (공포의 피해자) trở thành "Thủ phạm của sự sợ hãi" (공포의 가해자). Ảnh hưởng của sự sợ hãi được truyền sang người khác thông qua các cơ quan cảm giác của cơ thể. Nỗi sợ hãi mà chúng ta cảm thấy khiến những người xung quanh trở nên héo hon và đóng chặt cửa ngõ tâm hồn của chúng ta. Bởi vì Nhà nước có phản ứng sợ hãi giống như cá nhân, họ miễn cưỡng nhập cư và phong tỏa biên giới. Giữa lúc này, việc bảo đảm địa vị quốc tế và các quyền của người tỵ nạn trở thành thẩm vấn riêng.

Tác giả Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết, giới thiệu giá trị của "Vô Úy thí" (무외시, Abhayadāna), một đạo đức bảo vệ người tỵ nạn cổ điển của Nam Á và mạnh dạn kêu gọi ứng dụng hiện đại hóa nó.

 

Theo Giáo sư Hứa Nam Kiết, truyền thống "Vô Úy thí" (무외시) có thể là một tư duy thay thế tuyệt vời, giúp giải quyết vấn đề người tỵ nạn quốc tế đang gặp phải khó khăn. Đạo đức của sự Vô Úy thí là giải thích theo cách các quốc gia và xã hội nên bảo hộ những người tỵ nạn và đến lượt nó, hậu quả của chúng sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào. Nạn nhân của sự sợ hãi không trở thành thủ phạm của nỗi sợ hãi, trái lại trở thành những người bảo vệ tổ quốc và xã hội để đáp lại ân sủng. Đây là trí tuệ của luật nhân quả. Theo nghĩa này, Vô Úy thí bao hàm rất nhiều tiềm năng cho đạo đức Phật giáo, hướng tới tương lai có thể giải quyết cả những nỗ lực tái định cư cho người tỵ nạn và những lo ngại về an ninh của các bên quan tâm.

 

Theo truyền thống giới luật của Hindu giáo, "Quốc vương, Đại thần phải ân xá cho các tù nhân, bảo hộ dân chúng thoát khỏi nỗi sợ hãi bởi hình phạt chặt đứt tứ chi, giam cầm, trục xuất lưu đày, tra tấn đánh đập, cướp bóc. Chúng ta phải bảo vệ cho người dân thoát khỏi sự lo sợ, bị sỉ nhục, v.v.". Trong truyền thống tôn giáo Ấn Độ, sự Vô Úy thí thường được hiểu là "Trao tặng món quà bảo vệ an ninh cho những người bị đe dọa bởi bạo lực" (폭력의 위협을 받거나 당하고 있는 사람들에게 보호나 안전을 제공하는 선물). Đây là một khái niệm có thể được áp dụng cho cả cá nhân và tập thể cộng đồng.

 

Như vậy, có thể thấy rằng, giá trị Vô Úy thí đã được công nhận là một khả năng cai trị quan trọng của các vị Đế vương, Vua chúa. Sự Vô Úy thí đương nhiên gắn liền với mối quan hệ quyền lực. Giá trị Vô Úy thí là món quà của cuộc sống do những người có quyền lực ban tặng cho những người không có quyền lực lớn, cho dù là bởi một người cai trị có quyền lực lớn, quyết định sự sống và cái chết của người dân hay những người bình thường chỉ có một quyền lực nhỏ để xác định số phận của một sinh vật.

 

Giá trị quý báu Vô Úy, thí chẳng những được xem như một món quà bởi mối quan hệ song phương giữa các bên, là một món quà thuận lợi ban tặng cho những người xa lạ mà không cần được sự đáp lại. Lợi ích của cụ thể giá trị Vô Úy thí không giới hạn ở một cá nhân nào. Nó được xưng danh Đạo đức, Nhân văn đối với những nhà cầm quyền, đương nhiên phải bảo hộ cho những ai đang bị sợ hãi bởi nhiều đe dọa khác nhau. Vô Úy thí vượt qua ranh giới tôn giáo. Bản thân chủ nghĩa tiêu cực biết linh động trong chuyển hóa trở thành chủ nghĩa nhân văn và tin rằng đối tượng được bảo vệ không nên bị phân biệt đối xử.

 

Như đã biết, sự Bố thí trong đạo Phật có ba loại "Tài thí" (재보시, 財布施), "Pháp thí" (법보시, 法布施) và "Vô Úy thí" (무외시, 無畏施). Theo truyền thống đạo Phật, điều trước đây được coi là nhiệm vụ của cư sĩ Phật tử tại gia và kế đến là vai trò của những vị xuất gia tăng ni.

 

Ngoài ra, sự Vô Úy thí với giá trị là nền tảng cơ bản tạo nên sự sung túc thịnh vượng về vật chất lẫn tinh thần. Vị Minh vương Phật tử hộ pháp, có trách nhiệm nhân đạo là bảo hộ sự sống những sinh mạng đang gặp hiểm nguy và bảo vệ chư tôn tịnh đức tăng già và các Phật tử tại gia, nêu cao tinh thần "Quốc vương, Đại thần duy trì Phật pháp, lợi lạc quần sinh".

 

Trong một bài bình luận về Phật giáo Tây Tạng, Ngài Tôn giả Patrul, một vị Đạo sư giác ngộ, sống cuộc đời lang thang, một trong những bậc thầy tâm linh lừng lẫy nhất của thế kỷ vừa qua giải thích giá trị quý báu "món quà Vô Úy thí" với nghĩa Bố thí Ba La mật: "Thực ra,  Vô Úy thí là các bạn làm mọi thứ với tinh thần vô ngã vị tha, luôn sẵn sàng giúp đỡ tha nhân đang gặp khó khăn trong cuộc sống. Ví dụ, bao gồm cung cấp nơi ăn chốn ở cho những người không có chỗ ở an toàn, cung cấp những thứ cần thiết cho những người cô thế, tứ cố vô thân, lang thang khắp đó đây, không chỗ nơi nương tựa, dùng món quà Vô Úy thí ban tặng cho những người bị ức hiếp, cưỡng bức, bách hại, cuộc sống của họ bị đe dọa; thậm chí dùng món quà Vô Úy thí ban tặng cho những loài chim muông, thú hoang dã nơi rừng sâu núi thẳm, các loài thủy tộc dưới bể đại dương, sông, rạch, ao, hồ bớt đi sự sợ hãi và mạng sống chúng được an toàn. . . "



YemenMột khoảnh khắc khẩn cấp trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm qua tại Yemen, đã làm 85.000 đứa trẻ đã bị chết. Hình ảnh năm 2018, nỗi sợ hãi hiện rõ trên khuôn mặt của những người đang tải thương, vận chuyển những người thiệt mạng trong vụ đánh bom. Ảnh: Amnesty International


 

Các vị lãnh đạo đất nước cai trị Tây Tạng luôn cảm thông, sẵn sàng chia sẻ với Vô Úy thí này khi cần thiết, đã thực hiện các biện pháp hành chính để phong tỏa các khu vực nhất định và để vệ các loài động vật, hệ thực vật sinh thái thiên nhiên khỏi sự tàn phá của những con người tham lam ích kỷ, độc ác.

 

Nên nhớ rằng trong truyền thống Phật giáo giữa hai quốc gia Ấn Độ và Tây Tạng, việc bảo vệ những người tỵ nạn gặp rủi ro không thể tách rời khỏi chính trị, về suy thoái môi trường và phúc lợi động vật hoặc các hạn chế kinh tế tài chính.

 

Đối với trường hợp đã trở thành những người tỵ nạn quốc tế vì nhiều lý do khác nhau, đó là kết quả tự nhiên của Phật giáo, khi tìm kiếm sự hoàn hảo nhất trong sự sẻ chia nghĩa Vô Úy thí. Tiếp theo, tôi định giới thiệu cuộc thảo luận chi tiết hơn về ý nghĩa giá trị nhân văn của sự Vô Úy thí.

 

Tác giả Tiến sĩ Hứa Nam Kiết (허남결, 許南結), Giáo sư, Khoa Phật giáo, Đại học Dongguk. Ông hiện đang giảng dạy tại Khoa Đạo đức và Văn hóa tại Đại học Phật giáo Dongguk, Hàn Quốc và rất quan tâm đến sự kết hợp giữa chủ nghĩa vị lợi và đạo đức Phật giáo.

 

Tác giả Giáo sư Hứa Nam Kiết

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 법보신문)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/09/2014(Xem: 11001)
Đường lên đó vẳng lời chim lảnh lót Dọc ven sông hoa nắng trổ mây lồng Dòng Hương khuất sau cánh rừng cây lá Qua dốc đồi thoáng hiện bóng Huyền Không
25/09/2014(Xem: 9160)
Chiều buồn ngồi ngắm mây bay. Mây ơi, gió hỡi có hay được rằng, Cuộc đời là kiếp lằng nhằng. Quanh đi quẩn lại chỉ ngần ấy thôi.
24/09/2014(Xem: 11171)
Xanh cây lá rừng cao trầm hùng vĩ Chập chùng lên ghềnh đá tảng đồi hoang Ẩn hiện triền non ven sườn dốc Thanh Lương Am thấp thoáng giữa sương ngàn
24/09/2014(Xem: 31139)
Vào năm 2007, có thêm 13 kỷ lục Phật Giáo Việt Nam (PGVN) được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam (Vietbooks) & Báo Giác Ngô công bố rộng rãi. Trong số đó, xin nhắc lại một kỷ lục: “Ngôi Chùa Có Bản Khóa Hư Lục Viết Trên Giấy Lớn Nhất Việt Nam- Bản kinh do cư sĩ Đặng Như Lan viết tại chùa Vĩnh Nghiêm, Q.3, TP.HCM năm 1966. Bản kinh viết dựa theo Khóa hư lục của Trần Thái Tông (1218-1277) có kích thước rộng 1,78m, dài là 2,7m, hiện đang được trưng bày tại chùa Phổ Quang, Thành phố Hồ Chí Minh”.
24/09/2014(Xem: 14702)
Ngọn núi nhỏ Phổ Đà, còn được gọi là Núi Ông Sư, thuộc địa phận làng Xuân Tự, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh- tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố biển Nha Trang khoảng 50 cây số về hướng Bắc, có hình thù của một “ông Tượng” nằm giữa một vùng mây nước hữu tình, tứ bề sơn thủy làng mạc bao bọc tạo nên một bức tranh phong cảnh bàng bạc thơ mộng và thiêng liêng ấm cúng.
24/09/2014(Xem: 11558)
Thôi, chia tay tiễn một người Căn duyên đã dứt, xa rời trần gian Chia buồn gia quyến chít tang Chia xa người khuất, suối vàng đón linh Đã xong, sống trải hết tình Tàm quý học đạo, tịnh thanh tâm thường
23/09/2014(Xem: 11851)
Nỗi trôi từ độ vô minh Đớn đau từ thuở thác sinh làm người. Sóng dồi bão dập ... tả tơi Đời tan tác mộng , nghiệp phôi pha tình.
22/09/2014(Xem: 10630)
Đừng trách đừng buồn đừng thở than Đừng hờn đừng giận đừng ngỡ ngàng Nhẹ nhàng chấp nhận điều ngang trái Oán hận làm chi chuyện bẽ bàng
21/09/2014(Xem: 11843)
Cõi tạm ta bà, cõi nghiệt oan, Can chi sân hận đến hơi tàn. Một nhành dương liễu xua ba nghiệp, Bốn tiếng hồng danh (*) độ sáu đàng. Ma đạo lộng hành thời mạt pháp,
21/09/2014(Xem: 12748)
Không vui, không buồn Một thời Thế Tôn ở Sàketa, rừng Anjana, tại vườn Nai. Rồi thiên tử Kakudha, sau khi đêm đã gần mãn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn khu rừng Anjana, đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Thưa Sa môn, Ngài có hoan hỷ không? Ta được cái gì, này Hiền giả, mà Ta hoan hỷ? Nếu vậy, thưa Sa môn, có phải Ngài sầu muộn? Ta mòn mỏi cái gì, này Hiền giả, mà Ta sầu muộn? Vậy thời thưa Sa-môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn? Thật như vậy, này Hiền giả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]