Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nỗi Sợ hãi của người Tỵ nạn Ukraine và Tinh thần Vô Úy thí Phật giáo (kỳ 5)

03/04/202208:44(Xem: 4350)
Nỗi Sợ hãi của người Tỵ nạn Ukraine và Tinh thần Vô Úy thí Phật giáo (kỳ 5)

Nỗi Sợ hãi của người Tỵ nạn Ukraine và Tinh thần Vô Úy thí Phật giáo (kỳ 5)

(난민의 공포심과 불교의 무외시)

 

Hình 1: Một tòa nhà ở Kyiv, thủ đô và là thành phố lớn nhất nước Ukraina, bị phá hủy bởi một cuộc tấn công tên lửa của Đế quốc Nga. Ảnh: New York Times

 

Ukraine đang rơi vào bờ vực thẳm địa ngục trần gian. Chỉ hơn mười ngày, hơn hai triệu người tỵ nạn Ukraine do chiến tranh phải di tản lưu vong quê người đất khác. Đây được cho là nơi có số lượng người tỵ nạn tăng nhanh nhất kể từ khi Đệ nhị Thế chiến. Một đứa trẻ với biểu hiện sợ hãi, cũng có thể được nhìn thấy là đứa trẻ đã bị tách rời quê hương đất tổ thân yêu của mình và gia nhập hàng ngũ những người tỵ nạn một mình. Những bộ mặt sôi động máu lửa của cuộc chiến, được truyền tải trong thời gian thực bởi nhiều phương tiện truyền thông khác nhau và nỗi tuyệt vọng của những người tỵ nạn ở các vùng biên giới, khơi dậy sự tức giận và sợ hãi tương tự trong chúng ta, những người ở xứ lạ quê người. Sự nhạy cảm của những kinh hoàng, nỗi sợ hãi là thước đo của chủ nghĩa nhân văn. Sự quan tâm nồng nhiệt và sự ủng hộ vật chất của mọi người từ khắp nơi trên thế giới tới những người tỵ nạn Ukraine có thể được gọi là một phiên bản của thế kỷ 21 bởi sự Vô Úy thí (ban cho sự vượt qua sự sợ hãi).

 

Nhân gian đã nhắc nhở rằng, truyền thống đạo Phật mở rộng việc áp dụng tinh thần Vô Úy thí (ban cho sự vượt qua sự sợ hãi) đối với những sinh vật khác với nhân loại. Điều này cho chúng ta thấy ý nghĩa của việc 'làm Người' và giá trị nhân văn của tinh thần Vô Úy thí như thế nào. Về cơ bản, thái độ của một người cai trị đối với những người tỵ nạn và một cá nhân đối xử với động vật không thể khác. Các nghiên cứu đã cho thấy "Sợ hãi" có liên quan đến Hạch hạnh nhân (Amygdala) là một trong hai nhóm nhân hình quả hạnh nằm sâu trong thùy thái dương, trung gian với vùng dưới đồi và tiếp giáp với đồi thị và sừng dưới (thái dương) của não thất bên, được chia sẻ bởi tất cả các động vật có xương sống, bao gồm cả nhân loại và không liên quan gì đến khả năng nhận thức cao hơn. Mức độ mà con người cảm thấy sợ hãi không khác gì so với các loài động vật khác.

 

Tinh thần Vô Úy thí của Phật giáo đã cho thấy sự hiểu biết rộng rãi hơn về định nghĩa thực sự "An toàn) (안보, 安全) là gì. Trong diễn ngôn về tinh thần Vô Úy thí, sự bao dung đối với người tỵ nạn và an ninh quốc gia nằm trong phần mở rộng sự thừa nhận rằng, quyền lực chính trị được định nghĩa là một phương tiện và khả năng ban cho tinh thần Vô Úy thí và sự An toàn. Trước hết, nếu các quốc gia riêng lẻ thực sự đảm bảo sự an toàn cho nhân dân của họ, thì sẽ không có người tỵ nạn. Đặc biệt, họ giải thích rằng: "Nếu là vị minh quân luôn lo nghĩ cho dân, phải bảo vệ dân tộc của mình thoát khỏi nỗi sợ hãi bởi sự giam cầm, tra tấn, lưu đày, cướp bóc và ô nhục", họ giải thích thêm rằng: "Bất kỳ việc sử dụng quyền lực tùy tiện sẽ gây ra tình trạng sơ tán vì những nỗi sợ hãi".

 

Thảo luận về sơ suất tiến thêm một bước trong Vương quyền. "Ai tỏ ai tinh thần Vô Úy thí sẽ được thưởng bằng Chủ quyền." Quyền lực và Uy quyền của người nắm quyền thiên hạ từ khả năng cai trị của người đó, sẽ tạo cho người dân cảm thấy an tâm và chấm dứt sự sợ hãi. Tinh thần Vô Úy thí là một món quà quý báu cho những người tỵ nạn, nhưng khi hướng về người dân của mình, nó trở thành điều kiện tiên quyết để thống trị.

 

Như Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết, tác giả bài báo, trích dẫn, "Bất kỳ ai có thể đảm bảo an toàn cho toàn thể nhân dân đều được trao quyền cai trị. Bởi vì một trong những chức năng của vị Quốc vương là bảo hộ nhân dân của mình, trên thực tế, vị minh quân ấy duy trì quyền lực để đổi lấy 'Lễ vật' 'An toàn'".

 

Theo quan điểm này, số lượng người tỵ nạn được chào đón càng lớn thì quyền lực và tính hợp pháp được trao cho Nhà nước hoặc nhà lãnh đạo cung cấp nơi trú ẩn càng lớn. Sự hiếu khách nồng hậu mà các quốc gia láng giềng có biên giới với Ukraine, họ thể hiện với những người tỵ nạn Ukraine đáng được hoan nghênh, như một chủ nghĩa nhân văn chính trị, thu hút được uy tín và sự ủng hộ của quốc nội và quốc tế, hơn là một nơi xa xôi đe dọa an ninh quốc gia. Theo logic của tinh thần Vô Úy thí, khi Nhà nước tỏ ra không tôn trọng người tỵ nạn, Nhà nước sẽ củng cố an ninh và chủ quyền của quốc gia hơn là hấp thụ và khuếch đại phản xạ "sợ hãi", thường được gọi đích danh là "người tỵ nạn".

 

Gần đây, ít nhất 742.000 người Rohingya tị nạn ở Myanmar, một đất nước đạo Phật Quốc giáo, đã tháo chạy khỏi các khu dân cư của họ để các Phật giáo đồ thoát khỏi sự đàn áp dã man của chế độ quân sự độc tài Myanmar. Ngoài việc trình bày tinh thần Vô Úy thí của đạo Phật, cũng vẫn phải quan tâm, lắng lòng nghe tiếng kêu bi thiết, những nỗi khổ niềm đau của người Rohingya, một nhóm sắc tộc người Ấn-Arya (các dân tộc Ấn Độ) theo đạo Hồi và không được công nhận quốc tịch, cư trú tại Bang Rakhine của Myanmar, nữ Cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, cựu Cố vấn Nhà nước Myanmar, Chủ tịch Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Myanmar và các cựu quan chức Chính phủ nói rằng: "Hòa bình, Ổn định và Pháp quyền" để biện minh cho bạo lực của Nhà nước đương nhiệm đối với người Rohingya.

 

Nữ Cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, người đoạt giải Nobel Hòa Bình từng được coi là một biểu tượng của nhân quyền. Bà từng bị quản thúc tại gia vì đấu tranh cho tự do dân chủ, người từ lâu đã bị áp bức bởi chế độ độc tài quân sự Myanmar. Giai cấp thống trị của Myanamar tuân theo lý lẽ chính trị rằng, việc thể hiện tinh thần Vô Úy thí với người thiểu số Rohingya là tín đồ Hồi giáo, có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của đa số Phật giáo. Tuy nhiên, điều này chỉ đơn thuần là sự phân đôi sai lầm giữa an ninh nội địa và bảo vệ người tỵ nạn mà chúng ta đã nhiều lần nghe thấy từ các nhà hoạt động dân quyền trong các bối cảnh khác.

 

Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết, tác giả bài báo, trình bày khái niệm tinh thần Vô Úy thí như một cơ sở lý thuyết để giải quyết vấn đề người tỵ nạn quốc tế. Theo Giáo sư Tiến sĩ Hứa Nam Kiết, "tinh thần Vô Úy thí" được kỳ vọng sẽ cung cấp một kênh đối thoại trên phạm vi chính trị toàn cầu cực kỳ phân cực. Sự cẩu thả trong đòi hỏi trách nhiệm đạo đức nghiêm khắc đối với những cách mà Chính phủ khơi dậy nỗi kinh hoàng sợ hãi trong người dân, bằng cách thực hiện chính sách tỵ nạn, đồng thời làm suy yếu an ninh quốc gia và quốc tế. "Tầm nhìn Chiến lược về An ninh" theo quan điểm Phật giáo, một ứng dụng hiện đại của khái niệm tinh thần Vô Úy thí, yêu cầu tư duy và hành vi đạo đức không chỉ ở biên giới mà còn đối với các quyền lực quản lý. Xét về khía cạnh này, Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã trực tiếp chỉ đạo đem quân xâm lược Ukraine, không thể thoát khỏi cáo buộc là một nhà độc tài, không đủ tư cách là một vị lãnh đạo nhà nước cai trị nhân dân. Có lẽ vị thế và quyền lực của chính ông đang gặp phải rủi ro cao. Đây là ý nghĩa của tinh thần Vô Úy thí.

 

Ngay tại thời điểm này, các cuộc chiến tranh quy mô lớn nhỏ vẫn không ngừng diễn ra trong làng toàn cầu. Bên cạnh thảm kịch của cái chết và sự hủy diệt, nhiều người tỵ nan lang thang trên khắp nơi trên thế giới để tìm kiếm các khu định cư xa lạ. Chúng ta cũng đã từng trải qua nỗi kinh hoàng của Chiến tranh Triều Tiên chỉ hơn 70 năm trước. Vào thời điểm đó, thế giới đã không tiếc một cuộc sống cao sang quyền quý và viện trợ tài chính cho một quốc gia nhỏ bé ở Viễn Đông chưa từng được nghe qua. Lúc bấy giờ, chúng tôi nhận được những lợi ích từ tinh thần Vô Úy thí do những người xa lạ cung cấp và thành quả của món quà đó đã mang lại sự ổn định chính trị và thịnh vượng kinh tế cho Đại Hàn Dân Quốc ngày nay. Lực lượng Tình nguyện viên Quốc tế với hơn 20.000 tình nguyện viên từ hơn 52 quốc gia trên thế giới đang thể hiện tinh thần Vô Úy thí, nhằm trấn an tâm hồn người dân Ukraine đang run sợ vì chiến tranh ác liệt và chết chóc thương đau.


Một tòa nhà ở Kyiv, thủ đô và là thành phố lớn nhất nước Ukraina, bị phá hủy bởi một cuộc tấn công tên lửa của Đế quốc N
Một tòa nhà ở Kyiv, thủ đô và là thành phố lớn nhất nước Ukraina,
bị phá hủy bởi một cuộc tấn công tên lửa của Đế quốc Nga. Ảnh: New York Times

 

Theo cách này, tinh thần Vô Úy thí là nguồn gốc của chủ nghĩa nhân văn và thực hành cụ thể tinh thần cao quý, nghĩa cử tuyệt đẹp này. Tôi nghĩ dù thêm chỉ một chút lòng thành cho những người tỵ nạn đang chịu giá lạnh của mùa đông xuân khắc nghiệt và đói khổ, đơn giản sẽ là một tinh thần Vô Úy thí. Hôm qua, một đô la Mỹ với ý nghĩa coi thường đã được chuyển thẳng đến Hội Chữ thập đỏ UKraine. Ngay lập tức, tôi cảm thấy rằng, tôi đã được ban tặng cho tinh thần Vô Úy thí từ một ai đó. Tôi nhận ra rằng, không khiếp sợ là "một bản văn tươi đẹp ngày cũ của tương lai", nó cũng chứa đựng tính bao dung và đức hạnh, ở chỗ nó là khía cạnh phi sinh học của đạo đức Phật giáo và đồng thời hướng đến kết quả hoàn hảo và từ bi tâm.

 

Tác giả Tiến sĩ Hứa Nam Kiết (허남결, 許南結), Giáo sư, Khoa Phật giáo, Đại học Dongguk. Ông hiện đang giảng dạy tại Khoa Đạo đức và Văn hóa tại Đại học Phật giáo Dongguk, Hàn Quốc và rất quan tâm đến sự kết hợp giữa chủ nghĩa vị lợi và đạo đức Phật giáo.

 

Tác giả Giáo sư Hứa Nam Kiết

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: 법보신문)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2011(Xem: 12134)
chẳng phải là bài thơ hẹn ước chẳng phải là ý tưởng vẽ vời mà mùa xuân năm nay lại như cánh gió hân hoan đi về...
21/02/2011(Xem: 11826)
cánh rất mỏng chim đường bay rồi chẳng tới bởi mù sa hớt hải đuổi bên chân
19/02/2011(Xem: 17123)
Hết lòng trân quí và ghi nhớ ân đức sâu dầy của sư Sán Nhiên đã biên soạn và hiệu đính tập sách này, cũng như đã hoan hỷ cho phép Hội Thiện Đức ấn tống nhằm góp phần vào công cuộc hoằng hóa Phật pháp đem đến lợi lạc cho nhiều người. Hội Thiện Đức xin biết ơn sự ủng hộ tinh thần và tán thán sự phát tâm đóng góp tịnh tài của quý Phật tử và ân nhân cho công trình ấn tống này. Xin tri ân chị Thân Thục & anh Thân Phúc đánh máy tập sách; anh Thân Hòa trình bày sách bao gồm thiết kế bìa sách; anh Chúc Giới, anh Thiện Tánh, cùng anh Chúc Tùng cung cấp tài liệu và hình ảnh; Tâm Hân Huệ thỉnh ý sư Sán Nhiên; chị Tâm Thiện, chị Chơn Hạnh Bạch, chị Diệu Âm, Thân Hồng, cùng anh chị Lê Lộc (Lancaster, PA) phụ giúp sổ sách, liên lạc, và kêu gọi cho quỹ ấn tống.
19/02/2011(Xem: 11490)
Lá xanh cõng nắng sang mùa Phất phơ sương khói hiên chùa gọi nhau Làm thơ, hoa cỏ chụm đầu...
13/02/2011(Xem: 40101)
Vội đến, vội đi, vội nhạt nhòa Vội vàng sum họp vội chia xa. Vội ăn, vội nói rồi vội thở Vội hưởng thụ mau để vội già.
06/02/2011(Xem: 9092)
Đường của thơ là đầm đìa cát bụi Vùi nắng mưa sấm chớp bão bùng Và khơi mở dòng đời từ vô thủy...
02/02/2011(Xem: 7653)
"Trước sau nào thấy bóng người, Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông." Ngữ tình vương vấn. Tâm cảnh xao động. Mối tương dữ sâu sắc giữa thiên nhân trong lần Kim Trọng trở lại vườn Thúy tìm Kiều. Người xưa vắng bóng, chỉ thấy cảnh cũ hoa đào cười trước gió đông ngày xuân. Đó cũng chính là cảnh của Thôi Hộ trong bài thơ dưới đây.
02/02/2011(Xem: 8871)
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."
02/02/2011(Xem: 9681)
Sự hiện hữu đột biến phản diện của một đóa mai đã đánh lay tâm thức của người đọc một cách bất ngờ, tạo ra một mối nghi tình cho hành giả, trong hai câu song thất kết thúc của bài kệ, mà thiền sư Mãn Giác đã trao cho những người đi sau, nhân lúc cáo bệnh thị chúng của ngài, chúng vẫn còn tiếp tục chảy không biết bao nhiêu bút mực để nói về sự hiện hữu của chúng.
28/01/2011(Xem: 10803)
Dâng một giò lan cúng Phật Một chiều Đông rụng hiên sân Ngoài vườn hương lan gió thoảng Dặm trời sương khói bâng khuâng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com