Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhớ rừng (Lời con hổ ở vườn Bách thú)

01/04/202221:27(Xem: 7615)
Nhớ rừng (Lời con hổ ở vườn Bách thú)

xuan nham danNhớ rừng

(Lời con hổ ở vườn Bách thú)

 

Thế Lữ
Tặng Nguyễn Tường Tam


Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể cả muôn loài,
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

         *

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!


Thế Lữ

 

Bài thơ này được cho là lấy cảm hứng từ bài Der Panther (Con báo) của Rainer Maria Rilke (Áo, 1875-1926) và bài Tyger (Con hổ) của William Blake (Anh, 1757-1827).


Trên đây là bài thơ theo bản in lần thứ 2 năm 1941 sau khi đã được tác giả sửa chữa (bản đầu in năm 1935)

 

Bài họa của Tùy Anh

 

Về rừng

(Lởi của Người Lưu Lạc)

 

Tùy Anh

Họa bài Thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ

 

Ôm mối hận nhưng lòng còn son sắt

Thương quê hương đòi đoạn tháng ngày qua

Thương đời mình lỡ một thuở ngu ngơ

Nên lao nhọc trong rừng sâu núi thẳm

Cam đày đọa trong lao tù giam hãm

Đề cho người quyến thế vẫn ăn chơi

Khi âm thầm di tản biệt tăm hơi

Nên nước mất, nhà tan, đời vong lữ.

 

Ta đeo đẳng cả trăm thương ngàn nhớ

Thuở lưu đày vương vấn chuyện ngày xưa

Tuổi trẻ mộng mơ, biển cà, rừng già

Khi tha thiết suối nguồn, khi đậm tình sông nuúi

Khi cuồng nhiệt cất tiếng ca vang dội

Ta ước mai sau đất nước huy hoàng

Đời an vui theo khúc hát nhịp nhàng

Ân ái thêm nồng, tình đầy hương sắc

Khi hương lửa đã lên màu sáng quắc

Thì bên nhau hơi ấm lại tìm hơi

Ta biết ta không là kẻ lạc loài

Giữa chốn hồng trần không lưu tên tuổi!

 

Đâu những lúc dừng quân bên bờ suối

Ta mơ ngày chinh chiến cũng dần tan?

Đâu những mùa vàng rực lúa ngút ngàn

Ta chung sức để dựng xây đời mới

Đâu những ngày mưa tuôn nắng gội

Ta ở biên cương, người chốn tưng bừng?

Đâu những lần chạm súng ở ven rừng

Nhìn cái chết giữa bạn-thù gay gắt

Chủ nghĩa điên cuồng, bầm gan tím mật?

- Than ôi! Đời tang tóc cũng vì đâu?

 

Nay ta đàng thao thức suốt canh thân

Nơi xứ lạ lòng vẫn mong biến đổi

Mà ở quê hương vẫn lọc lừa gian dối:

Chủ trương đổi mới, cách mạng vun trồng?

Mà phồn vinh thống khổ là nước hai dòng

Của tư bản đỏ và dân đen hèn kém

Kẻ tinh mắt sẽ nhận ra hung hiểm

Vì mưu thần chước quỷ chốn hoang vu

Của hạng người từ rừng núi thâm u!

 

Hỡi hồn thiêng của núi sông hùng vĩ

Nơi tổ tiên đã khai nền thịnh trị

Nơi an bình ta đã sống ngày xưa

Nơi ta sẽ về, ước hên từng giờ

Để tranh đấu chẳng bao giờ chán ngán

Dù công sức chẳng có gì to lớn

Nhắc đến tên lòng cũng chẳng hổ ngươi

- Hỡi cố hương yêu dấu của ta ơi!

 

Tùy Anh (Phù Vân)

(Đầu Xuân Mậu Dần, 1998)

Trong Thi Tập Khúc Hát Tiêu Dao, Viên Giác, 2000.

 

***

facebook

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2014(Xem: 12008)
Bềnh bồng trong những sát-na Ta luân hồi khắp hằng hà phút giây Dẫu là một niệm hôm nay Sẽ mang thông điệp cho ngày hôm sau
06/11/2014(Xem: 10329)
Tay bỏng còn khêu bếp hạ tàn Mặc lòng cứ gợn sóng miên man Vết khâu buốt nhói thời phiêu lãng Chực tạt vào thềm thu dợm sang
04/11/2014(Xem: 10922)
Nếu… Nếu con tự tại an nhiên Khi người chao đảo và phiền trách con; Nếu con tin tưởng mình luôn Mặc người nghi kỵ không buồn tin con; Nếu con quyết chí chờ trông, Hay người gian dối, mình không theo người, Ai sân hận, mình thảnh thơi,
03/11/2014(Xem: 10764)
Xin đừng quá ngạc nhiên Mọi điều khó định trước Tất cả là do duyên Nên không thể trách được
03/11/2014(Xem: 11493)
Tinh mơ con gái lọt lòng Chuông chùa Hải Đức vọng ngân dỗ dành Cha ngồi thấp thỏm hành lang Chưa nghe tiếng khóc con mình chào ai Chợt nghe tiếng vỗ một vài “Oa oa” điệp khúc nhớ hoài mai sau…
03/11/2014(Xem: 53142)
Theo truyền thống Tăng Già, hằng năm chư Tăng Ni đều tụ về nhóm họp một nơi kiết giới an cư, hầu thúc liễm thân tâm, trau dồi Giới, Định, Tuệ là ba môn vô lậu học, tăng trưởng đạo lực sau những tháng ngày bận rộn hoằng pháp lợi sanh. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại Úc Đại Lợi –Tân Tây Lan được thành lập năm 1999, mỗi năm đều qui tụ tại một trú xứ được chọn trước để an cư tu tập trong mười ngày. Năm nay Đạo tràng Tu Viện Quảng Đức chúng con được Hội Đồng Điều Hành và Tổng Vụ Tăng Sự giao phó trách nhiệm tổ chức Mùa An Cư lần thứ 15 của Giáo Hội. Đạo Tràng chúng con đã thỉnh ý Chư Tôn Giáo Phẩm trong Giáo Hội và quý Ngài đã đồng thuận tổ chức kỳ An Cư Kiết Đông năm nay tại Tu Viện Quảng Đức theo ngày giờ như sau:
02/11/2014(Xem: 14335)
Kính thưa quý vị đọc giả, những triết lý và tư tưởng trong tập thơ này đều chuyển tải một phần những chân lý: Vô thường, Duyên sanh, Vô ngã… và nhiều pháp môn tu đạo giải thoát mà Đức Phật Thích Ca đã từng dạy.
01/11/2014(Xem: 18912)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơn nữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạo pháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài. Tuy chúng nói lên rất ít ỏi, nhưng không vì thế mà chúng không mang lại cho chúng ta một cái nhìn chính xác và rõ ràng hơn về cuộc đời của Ngài và, cũng từ đây chúng ta mới thấy rõ được chân dung của một bậc Thầy vĩ đại qua chí nguyện kiên cường của Ngài trong việc “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh.”
01/11/2014(Xem: 10216)
Mượn ngữ ngôn tỏ bày Chuyển Đạo mầu đó đây Quay đầu là thấy được ( Đáo bỉ ngạn ) Ngọc vốn sẵn tâm này
31/10/2014(Xem: 11009)
Không gì hơn An trú trong hiện tại* Cười nhẹ thênh bên Giếng nước thơm trong* Uống nguồn thơ tận mạch ngầm thanh khiết Chẳng đâu xa mà ngay ở nơi lòng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]