Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng thống Putin nói Nga và Ukraine chung Đức tin nhưng Bỏ qua nhiều Tình tiết

31/03/202215:40(Xem: 4608)
Tổng thống Putin nói Nga và Ukraine chung Đức tin nhưng Bỏ qua nhiều Tình tiết

Tổng thống Putin nói Nga và Ukraine chung Đức tin nhưng Bỏ qua nhiều Tình tiết

(When Putin says Russia and Ukraine share one faith, he’s leaving out a lot of the story)

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin thường khẳng định rằng: "Người Nga và người Ukraine cùng một dân tộc".

 

Trong cuộc họp báo thường niên năm 2017, ông Putin cho biết: "Nguồn gốc lịch sử, tinh thần và các cội nguồn gốc khác của chúng ta cho tôi quyền nói rằng chúng ta về cơ bản là một dân tộc".

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ ra một số yếu tố: "Tiếng Nga được sử dụng rộng rãi ở cả hai quốc gia, nền văn hóa tương đồng của họ và mối liên hệ chính trị của hai quốc gia, có từ thời trung cổ. Nhưng có một yếu tố nữa gắn kết tất cả những điều này lại với nhau: Tôn giáo".

 

Đại Hoàng tử Grand Prince, thủ lĩnh của Vương quốc Kyiv (Đại Công quốc Rus thời Trung Cổ) đã cải đạo sang Thiên Chúa giáo vào thế kỷ thứ 10 và buộc thần dân của mình cũng phải làm như vậy. Như Tổng thống Nga Vladimir Putin thấy, Giáo hội Chính thống giáo đã thiết lập một nền tảng tôn giáo và văn hóa tồn tại lâu hơn chính Vương quốc, tạo ra một di sản chung cho những người sống ở Nga, Ukraine và Nelarus ngày nay.

 

Với tư cách là một sử gia về tôn giáo học và chủ nghĩa dân tộc học ở Ukraine và Nga, tôi thấy cuộc xâm lược của Đế quốc Nga, một phần là một nỗ lực để khôi phục "Thế giới Nga" trong tưởng tượng này. Hơn 7 trong số 10 người Ukraine xác định là Cơ đốc nhân Chính thống giáo, tương tự như tỷ lệ này ở Nga.

 

Những điều mà những tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phớt lờ là một di sản tôn giáo độc đáo của Ukraine vượt qua các tổ chức Giáo hội và từ lâu đã nuôi dưỡng ý thức về quốc gia dân tộc của nhân dân Ukraine. Trong suốt chiều dài lịch sử, hiều người dân Ukraine đã coi tôn giáo như một thứ khẳng định sự tách biệt của họ với nước Nga, chứ không phải là tính chung của họ.

 

Giữa hai thủ đô Kyiv và Moscow

 

Dưới thời Đế quốc Nga, Giáo hội Chính thống giáo thường là một công cụ để đồng hóa, với các quan chức háo hức sử dụng quyền lực của Giáo hội để khiến những dân tộc mới bị chinh phục trở thành thần dân của Đế quốc Nga.

 

Bắt đầu từ năm 1654, khi các vùng Ukraine bị xâm chiếm vào tay Đế quốc Nga, các giáo sĩ từ Moscow phải quyết định làm thế nào để phù hợp với các giáo lý, thực hành và ý tưởng tôn giáo khác biệt từ Kyiv với Moscow theo những cách tinh tế nhưng đáng kể. Tin rằng một số tập tục Kyivan phù hợp hơn với nguồn gốc Byzantine của Giáo hội Chính thống giáo, các giáo sĩ đã quyết định tích hợp các nghi lễ và Linh mục Ukraine vào Giáo hội Chính thống giáo Nga.

 

Sau đó, một số thành viên của giáo sĩ đã giúp thúc đẩy ý tưởng về sự thống nhất của Nga và Ukraine, bắt nguồn từ đức tin Chính thống giáo. Tuy nhiên, các nhà hoạt động Ukraine ở thế kỷ 19 đã có một góc nhìn khác biệt về lịch sử này. Họ coi Giáo hội Chính thống giáo Nga như một công cụ của Đế chế. Theo quan điểm của các nhà hoạt động này, Giáo hội đã áp dụng các truyền thống Ukraine nhân danh là kết tinh thần trong khi thực sự phủ nhận bản sắc riêng biệt của người Ukraine.

 

Tuy nhiên, những nhà hoạt động dân tộc chủ nghĩa này đã không từ bỏ Thiên Chúa Chính thống giáo. Khi thúc đẩy một Ukraine tự trị, họ khẳng định rằng có sự khác biệt giữa chính trị của thể chê của Giáo hội và tôn giáo hàng ngày làm nền cho cuộc sống của nhân dân Akraine.

 

Dưới bóng của Đế chế

 

Không phải tất cả người dân Ukraine đều sống trong thế giới tâm linh của Moscow. Một phong trào dân tộc UKraine cũng đã phát triển ở phía tây, tại các vùng đất Kyivan trước đây mà cuối cùng đã thuộc về Đế chế Áo-Hung. Ở đây, nhiều người dân là thành viên của một tổ chức tôn giáo, Giáo hội Thiên Chúa giáo Hy Lạp, thực hành các nghi lễ Chính thống giáo nhưng lại theo Đức Giáo hoàng La Mã.

 

Các giáo xứ địa phương trong Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp trở nên quan trọng trong phong trào quốc gia vì là cơ sở tôn giáo phân biệt người UKraine với không chỉ các quốc gia láng giềng của Nga ở phía đông, mà còn với người dân Ba Lan địa phương ở Áo-Hungary. Nhưng các nhà hoạt động Ukrine đã phải vật lộn với việc làm thế nào để xây dựng một quốc gia bị chia re giữa hai tín ngưỡng chính: Giáo hội Chính thống giáo Nga và Giáo hội Chính thống giáo Hy Lạp.   

 

Đế quốc sụp đổ trong cuộc Cách mạng Tháng Hai năm 1917, phần lớn là kết quả của những thất bại to lớn do sự tham gia của nó trong Chiến tranh thế giới thứ nhất. Gia đình hoàng gia đã bị những người Bolshevik xử tử năm 1918, cuối cùng dẫn đến việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô). Một trong những hành động đầu tiên của Chính phủ Ukraine mới được thành lập ở thủ đô Kyiv là tuyên bố Giáo hội Chính thống giáo Ukraine độc lập, tách biệt với Giáo hội Chính thống giáo Nga: Giáo hội Chính thống giáo Autocephalous Ukraine. Giáo hội dự định sử dụng tiếng Ukraine và trao quyền cho các giáo xứ địa phương nhiều hơn mức mà Giáo hội Chính thống giáo Nga đã cho phép.

 

Khi Đế quốc Áo-Hung (Nền quân chủ kép là một chính thể quân chủ lập hiến và cường quốc ở Trung Âu) sụp đổ, nhà lãnh đạo Giáo hội Thiên Chúa giáo Hy Lạp Ukraine, Giám mục Andrey Sheptytsky đưa ra kế hoạch cho một Giáo hội Ukraine thống nhất dưới quyền Tòa thánh Vatican nhưng dựa trên nghi lễ Chính thống giáo. Giám mục Andrey Sheptytsky hy vọng một Giáo hội như thế có thể gắn kết những người Ukraine lại với nhau.

 

Nhưng những kế hoạch này không bao giờ thành hiện thực. Chính phủ độc lập ở thủ đô Kyiv đã bị đánh bại bởi những người Bolshevik vào năm 1921, và Giáo hội Chính thống giáo Ukraine có trụ sở tại thủ đô Kyiv bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô cấm hoạt động.

 

Crack down về những lời cầu nguyện 'theo chủ nghĩa dân tộc'

 

Trong những thập kỷ đầu tiên dưới sự cai trị hà khắc của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô, những người Bolshevik vô thần cực đoan đã tiến hành chiến dịch trừng trị thẳng tay hay sự đàn áp không nương tay (Crack down) đối với các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là Giáo hội Chính thống giáo Nga. Đặc biệt, những người Cộng sản vô thần cực đoan họ coi Giáo hội Chính thống giáo là một công cụ của chế độ cũ và là một nguồn phản động tiềm tàng.

 

Tuy nhiên, trong thời Đệ nhị Thế Chiến, Liên Xô đã hồi sinh Giáo hội Chính thống giáo Nga, với hy vọng sử dụng nó như một công cụ để thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc Nga ở trong và ngoài nước.

 

Miền tây Ukraine, nơi được Liên Xô sáp nhập từ Ba Lan vào Năm 1939, điều này có nghĩa là buộc phải chuyển đổi từ 3 triệu tín đồ Thiên Chúa giáo Hy Lạp Ukraine sang Giáo hội Chính thống giáo Nga.

ukraine-6 (2)
Một thành viên dịch vụ Ukraine chụp ảnh một nhà thờ bị hư hại sau khi pháo kích
vào một khu dân cư ở Mariupol, Ukraine, ngày 10/03/2022. Ảnh: Evgeniy Maloletka




Nhiều người dân Ukraine tỏ ra kiên cường trong việc thích ứng đời sống tôn giáo với những hoàn cảnh này. Một số ngầm thành lập Giáo hội Thiên Chúa giáo Hy Lạp, trong khi những người khác lại tìm mọi cách để duy trì truyền thống của mình mặc dù tham gia vào Giáo hội Chính thống Nga do nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô công nhận.

 

Trong hồ sơ của cảnh sát mật vụ của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô, các sĩ quan đã ghi lại những gì họ là thực hành "chủ nghĩa dân tộc" tại các cơ sở Giáo hội Thiên Chúa giáo: các tín đồ giữ im lặng khi tên của vị Giáo chủ Moscow được tưởng nhớ, hoặc sử dụng những cuốn sách cầu nguyện có trước thời Liên Xô.


ukraine-6 (1)
Một phóng viên nhà báo đi giữa cảnh đổ nát sau một cuộc tấn công của Nga ở Byshiv,
ngoại ô Kyiv, Ukraine. Ngày 27/03/2022. Ảnh: Rodrigo Abd



 

Hy vọng sự thay đổi

 

Khi các nước Xã hội Chủ nghĩa Liên Xô, Đông Âu tan rã, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ, Ukraine tự nhận thấy mình có một vị trí để xác định lại bối cảnh tôn giáo. Một số Cơ đốc nhân đã trở thành một phần của Giáo hội Thiên Chúa giáo Hy Lạp sau khi nó được hợp pháp hóa trở lại. Những người theo đạo Thiên Chúa khác coi thời điểm này là cơ hội để tuyên bố một "Giáo hội Chính thống giáo Autocephalous Ukraine", có nghĩa là họ sẽ vẫn hợp thông với các Giáo hội Chính thống giáo khác trên khắp thế giới, nhưng không nằm dưới sự kiểm soát của Giáo hội Chính thống giáo Nga. Vẫn còn những người khác muốn tiếp tục là một phần của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Moscow.

 

Năm 2019, một Giáo hội Chính thống giáo Ukraine đã được Bartholomew I, Giáo chủ đại kết thứ 270 của Giáo hội thờ Chính thống giáo Đông phương, người lãnh đạo tâm linh tối cao của Chính thống giáo Đông phương trên toàn thế giới, công nhận là chứng bệnh tự mãn.

 

Hiện nay, Ukraine chỉ 3% người dân nói rằng họ có liên kết với Giáo hội Chính thống giáo có trụ sỏ tại Moscow, trong khi 24% theo Giáo hội Chính thống giáo có trụ sở tại Ukraine và một tỷ lệ tương tự tự gọi mình "đơn giản là Chính thống giáo".

 

Một số người Ukraine đã nghi ngờ Giáo hội Chính thống giáo có trụ sở tại Moscow, thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ của Giáo hội này với chính phủ Putin. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu cho rằng tất cả những ai tham dự Giáo hội này đều đồng ý với chính trị của chính phủ Putin.

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo khác ở Moscow có những ý tưởng riêng của họ về Chính thống giáo. Nhưng ở Ukraine, những không gian thiêng liêng từ lâu đã là nơi nhiều người Ukraine đấu tranh và giành quyền tự quyết.   

 

Tác giả nữ Tiến sĩ Kathryn David, Trợ lý Giáo sư Mellon về Nghiên cứu Nga và Đông Âu, Đại học Vanderbilt, tiểu bang Tennessee, Hoa Kỳ.

 

Tác giả Kathryn David chuyên khoa Lịch sử Liên bang Xô viết; Ukraine và Nga; Tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc. Các mối quan tâm nghiên cứu của cô bao gồm mối liên hệ giữa tôn giáo và quốc gia, Chiến tranh thế giới thứ hai và hậu quả của nó ở Liên bang Xô viết, và các di sản của đế chế Nga và Habsburg ở châu Âu thế kỷ 20.

 

Nghiên cứu của cô đã được hỗ trợ bởi nhiều khoản tài trợ, bao gồm từ Hiệp hội Nghiên cứu Slavic, Đông Âu và Á-Âu của Hoa Kỳ (ASEEES) và bởi các chương trình Title VIII và FLAS của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.

 

Tác giả Kathryn David

Biên dịch Thích Vân Phong

(Nguồn: Russia Religion News)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/03/2022(Xem: 5353)
Hoá duyên khất thực độ tha, Tay ôm bình bát ngàn nhà gieo duyên. Tâm lành bố thí hạnh nguyền, Kết tràng hạnh phúc chẳng riêng Ta bà.
15/03/2022(Xem: 4917)
Sống trong thực tại là tinh thần thiết thực Bí mật hạnh phúc trong chính tay ta Tham lam , kiêu mạn , tà kiến biết chừa ra Gương Đức Phật.... đạo đức , vị tha vô ngã
12/03/2022(Xem: 13941)
Thái tử con vua bỏ cõi trần Xuất gia học đạo quyết tìm chân Thừa đương ấn pháp du Hoa lục Đảm nhiệm tông phong báo Phật ân Thiếu Thất trừng tâm truy diện mục Tung Sơn diện vách bặt ngôn âm Chín năm huyền sử bày chân tướng Lục diệu pháp môn mở diệu tâm.
09/03/2022(Xem: 8865)
Ukraine cảnh đẹp phố bình yên Thoáng chốc tan tành bởi giặc điên Pháo đạn nổ tung dân chúng hoảng Xe tăng gầm hú nước thành nghiêng Sân bay đánh sập vây ba hướng Tên lửa bắn tuôn nã bốn bên Cửa nát nhà tan già trẻ chết Niềm đau quặn thắt lệ lan truyền Lan truyền chống giặc giữ quê hương Tổng thống kiên tâm chí quật cường Tấc đất không cho sa lũ giặc Khung trời chẳng để lọt bầy cương Đẩy lùi bọn địch gìn non nước Cầm cự quân binh giữ phố phường Quyết chiến không sờn trừ ác vọng Thanh bình trở lại dân lành nương!
07/03/2022(Xem: 4113)
"Bến cũ ngày xưa ai có hay Có đa phủ bóng suốt tháng ngày Có con thuyền nhỏ ngày qua lại Có đám học trò tay nắm tay
07/03/2022(Xem: 6397)
Chúc mừng nhau ngày vui hằng năm lại đến ! Được góp phần vào thế giới hiện đại này Hy sinh, kiên nhẫn, mạnh mẽ, duyên dáng hoài Phải chăng chúng ta ….là một phần giúp thành công cuộc sống ?
05/03/2022(Xem: 5279)
Phong trần lữ khách mãi đi hoang Chịu lắm đắng cay khắp sáu đường Chư Thánh xót thương trao diệu dược Phàm nhân khát ngưỡng đón hào quang Linh sơn từ thuở khai nguồn pháp Đông độ nơi nơi hưởng đạo vàng Bi Trí từ nay cùng góp sức Đem nguồn an lạc trãi nhân gian.
05/03/2022(Xem: 5898)
Đôi khi cần biết dại khờ Để lòng thanh thản một giờ bình an, Đôi khi cần bỏ tính toan Để bờ môi đó thênh thang nụ cười. Đôi khi..'' chín bỏ làm mười '' Để thôi câm nín, một lời trao nhau.
01/03/2022(Xem: 6676)
Hạnh phúc nào hơn...kỉnh bút dâng lời chúc ! Khánh tuế kim cương ...tuổi hạc dầy cao Qua Rằm Nguyên Tiêu ...giáo pháp truyền trao Trà Đạo đầu tiên, mừng ....Thầy nhuận sắc (1)
23/02/2022(Xem: 4581)
Michael là một thanh niên thuộc trường phái vô thần (1), chuộng khoa học, chỉ tin cái gì có thể chứng minh được bằng khoa học, bằng luận lý, cho nên không tin có ma quỷ, thần linh, thượng đế. Là một tiến sĩ thiên văn học, ngày ngày theo dõi viễn vọng kính Hubble, quan sát cả tỷ tỷ ngôi sao trên Giải Ngân Hà (Milky Way) chàng không thấy một Thiên Đình nào do người Tàu bịa đặt ra, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự trị, có tiên nữ ngày đêm ca múa. Tuy nhiên còn Thánh thì vẫn còn hồ nghi cho nên tới hỏi một vị sư tu hành đắc đạo:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]