Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phân tích: Chiến tranh Nga-Ukraine Liên quan đến Tôn giáo như Thế nào?

07/03/202209:08(Xem: 4763)
Phân tích: Chiến tranh Nga-Ukraine Liên quan đến Tôn giáo như Thế nào?



Phân tích: Chiến tranh Nga-Ukraine Liên quan đến Tôn giáo như Thế nào?

(Explained: How is the Russia-Ukraine war linked to religion?)

 



Hình 1: Người biểu tình hô khẩu hiệu trong một cuộc tuần hành phản đối chiến tranh, sau khi Nga phát động một chiến dịch quân sự lớn chống lại Ukraine, ở Podgorica, Montenegro ngày 27 tháng 2 năm 2022. Ảnh: Reutres

 

 
Ukraine (4)

Hình 2: Mọi người cầu nguyện bên cạnh thi thể của Đại úy quân đội Ukraine Anton Sydorov, 35 tuổi, thiệt mạng ở miền đông Ukraine, trong lễ tang của anh ta ở thủ đô Kyiv, Ukraine, thứ Ba, ngày 22 tháng 2 năm 2022. (Ảnh AP/Emilio Morenatti, File) (Emilio Morenatti/Associated Press)

 

Vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Chính thống giáo Ukraine (OCU), Đức Linh trưởng Metropolitan Onufry phát biểu rằng: "Với lời cầu nguyện ở đầu môi chót lưỡi, với tình yêu dành cho Đức Chúa, cho Ukraine, cho các quốc gia láng giềng, chúng ta chiến đấu chống lại cái ác và chúng ta sẽ thấy chiến thắng".

 

Đức Linh trưởng Metropolitan Onufry nhấn mạnh rằng: "Hãy quên những cuộc cãi vã và hiểu lầm lẫn nhau . . . hãy hợp nhất với Bác ái đối với Thiên Chúa và Tổ quốc của chúng ta."

 

Ngay cả trên mặt trận văn hóa tâm linh, tưởng như thống nhất đó cũng phức tạp. Một ngày sau khi đăng Thông điệp của Đức Linh trưởng Metropolitan Onufry vào hôm thứ Năm, ngày 03 tháng 03 vừa qua, trang web Tu viện Thánh Michael's Golden Domed của Ngài, đã bắt đầu xuất bản các báo cáo tuyên bố rằng các Giáo đường và người dân của họ đang bị quân xâm lược Nga tấn công, đổ lỗi cho một cuộc tấn công vào các đại diện của Giáo hội đối thủ.

 

Trong những năm gần đây, sự chia rẽ giữa các cơ quan Giáo hội Chính thống giáo Ukraina (OCU) đã gây tiếng vang trên toàn thế giới, khi các Giáo hội Chính thống giáo phải vật lộn với phương cách và liệu có nên đứng về phía nào hay không. Một số Giáo hội Chính thống giáo Hoa Kỳ thì hy vọng có thể gạt những xung đột như vậy sang một bên và kêu gọi đoàn kết để nỗ lực kết thúc chiến tranh, đồng thời lo ngại chiến tranh có thể làm trầm trọng thêm sự chia rẽ.

 

Xã hội Tôn giáo của Ukraine như thế nào?

 

Các cuộc khảo sát ước tính phần lớn dân số Ukraine là tín đồ Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, với một thiểu số đáng kể tín đồ Thiên Chúa giáo Ukraine, họ thờ phượng với Nghi thức Byzantine tương tự như Chính thống giáo Ukraine nhưng trung thành với Đức Giáo hoàng. Với tỷ lệ phần trăm rất nhỏ với những tín đồ các tôn giáo, Tin Lành, Do Thái giáo và Hồi giáo.

 


Ukraine (1)
Hình 3: Các vị linh mục tham gia lễ rước mừng Lễ Phục sinh của Chính thống giáo tại Tu viện Iversky, một tu viện của Nhà thờ Chính thống Ukraine (Tòa Thượng phụ Moscow) bị hư hại do pháo kích, ngoại ô Donetsk, Ukraine

 

Nghi thức Byzantine, hệ thống các thực hành và kỷ luật phụng vụ được tuân thủ bởi nhà thờ Chính thống giáo Đông phương và bởi phần lớn các nhà thờ theo nghi thức Đông phương, có mối quan hệ hiệp thông với Rôma.

 

Ukraine và Nga bị chia cắt bởi một lịch sử chung, cả về tôn giáo và chính trị.

 

Họ truy tìm tổ tiên của họ đến Vương quốc thời trung cổ của Kivan Rus bởi Hoàng tử Vladimir vào thế kỷ thứ 10 (Volodymyr trong tiếng Ukraine) bác bỏ chủ nghĩa ngoại giáo, đã được rửa tội ở Crimea và chấp nhận Chính thống giáo làm tôn giáo chính thức.

 

Năm 2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viện dẫn lịch sử này để biện minh cho việc cưỡng chiếm Crimea, vùng đất mà ông gọi là "thiêng liêng" đối với nước Nga.

 

Tổng thống Vladimir Putin nói rằng nước Nga là người thừa kế thực sự của Hãn quốc Rus', trong khi người Ukraine nói rằng nhà nước hiện đại của họ có một phả hệ riêng và Moscow đã không phát triển như một cường quốc cho đến nhiều thế kỷ sau đó.  

 

Hãn quốc Rus' là tên gọi được áp dụng bởi một số nhà sử học hiện đại đề cập đến một chính thể mặc nhiên được công nhận tồn tại trong một thời gian ngắn được ghi chép trong lịch sử của Đông Âu, khoảng cuối 8 và đầu đến giữa thế kỷ 9. Có ý kiến cho rằng Hãn quốc Rus' là một nhà nước, hoặc một cụm thành bang, được thành lập bởi một dân tộc được gọi là người Rus', được mô tả trong tất cả các nguồn sử liệu hiện đại như là Norsemen, ở khu vực mà ngày nay là phân lãnh thổ Nga châu Âu, như một thực thể tiền nhiệm của triều đại Rurik và Rus' Kiev.

 

Sự căng thẳng này vẫn tồn tại trong các mối quan hệ Chính thống giáo.

 

Trong lịch sử các Giáo hội Chính thống giáo đã được tổ chức theo các các dòng truyền thừa của mỗi quốc gia, với các vị tộc trưởng có đặc quyền tự trị vùng lãnh thổ của họ, trong khi phải nương tựa vào một đức tin chung. Vị Thượng phụ Đại Kết của Constantinople được coi là vị lãnh đạo cao nhất trong số các vị ngang hàng, nhưng không giống như Đức Giáo hoàng Công giáo La Mã, không có thẩm quyền chung.  

 

Tòa Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople, vị trí đứng đầu danh dự của các Giáo hội Chính thống giáo Đông phương Constantinople, hoặc độc lập về mặt giáo hội; nó còn được gọi là "tộc trưởng đại kết", hoặc tộc trưởng "La Mã".

 

Ngày nay ai lãnh đạo các Giáo hội Chính thống giáo ở Ukraine?

 

Điều đó phụ thuộc vào cách giải thích các sự kiện của hơn 300 năm trước.

 

Với việc nước Nga càng hùng cường và Giáo hội Chính thống giáo Đông phương Constantinople suy yếu dưới sự cai trị của Đế chế Ottoman, năm 1686 Đức Thượng phụ Đại kết đã ủy nhiệm cho Đức Thượng phụ Moscow thẩm quyền phong chức thủ lĩnh (Giám mục hàng đầu của Kyiv, Ukraine.

 

Giáo hội Chính thống Nga nói rằng đó là một cuộc chuyển giao vĩnh viễn. Vị Thượng phụ Đại Kết của Constantinople nói rằng đó chỉ là tạm thời.

 

Trong thế kỷ qua, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine có tư tưởng độc lập đã thành lập các Giáo hội riêng biệt mà không được công nhận chính thức cho đến khi năm 2019, Đức Thượng phụ Đại kết Bartholomew hiện tại đã công nhận Giáo hội Chính thống giáo Ukraine độc lập với Đức Thượng phụ Moskva - người đã phản đối quyết liệt động thái này là bất hợp pháp.

 

Trên thực tế tình hình ở Ukraine còn tồi tệ hơn.

 

Giáo sư Thần học Tiến sĩ John Burgess tác giả tác phẩm "Sự tái sinh của Chính thống giáo ở Nga" (Holy Rus’: The Rebirth of Orthodoxy in the New Russia) cho biết: "Nhiều tu viện và giáo xứ vẫn dưới quyền Đức Thượng phụ Moskva, mặc dù khó tìm được số liệu thống kê chính xác. Ở cấp độ địa phương làng xã, thâm chí nhiều người có thể không biết về sự liên kết của giáo xứ họ".

 

Thực hiện điều đó có ảnh hưởng chính trị giữa hai quốc gia không?

 

Có, mặc dù phức tạp.

 

Năm 2018, cựu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã phát thảo một liên kết trực tiếp: "Sự độc lập của Giáo hội chúng tôi là một phần được sự ủng hộ của châu Âu và những người yêu mến Ukraine".

 

Nhưng đương nhiệm Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người gốc Do Thái, đã không nhấn mạnh đến chủ nghĩa dân tộc tôn giáo. Vào hôm thứ Bảy, ngày 05 tháng 03 vừa qua, ông cho biết rằng, ông đã nói chuyện với tất cả các vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo cũng như các đại diện hàng đầu của Công giáo La Mã, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ông nói: "Tất cả các nhà lãnh đạo đều nhất tâm cầu nguyện cho hương hồn của tất cả những người vị quốc vong thân, vì sự hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, cho sự thống nhất và chiến thắng của chúng ta. Điều này rất quan trọng".

 

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cố gắng tận dụng vấn đề này. 

 

Tối ngày 21tháng 02 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu một giờ trước quốc dân, giải thích các luận điểm của Nga về khủng hoảng Ukraine, tìm cách biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine sắp xảy ra bằng một câu chuyện lịch sử bị bóp méo, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố mà không có bằng chứng rằng thủ đô Kyiv đang chuẩn bị cho việc "phá hủy" trụ sở Giáo hội Chính thống giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow.

 

Nhưng phản ứng của vị lãnh đạo tối cao Giáo hội Chính thống giáo Ukraina (OCU), Đức Linh trưởng Metropolitan Onufry, người đã so sánh chiến tranh với "tội lỗi của Cain", nhân vật trong kinh Thánh đã sát hại Abel người anh ruột, cho thấy rằng ngay cả hướng về Giáo hội Chính thống giáo Moscow cũng mang đậm nét bản sắc dân tộc Ukraine.

 

Để so sánh Thượng phụ Kirill của Moskva đã kêu gọi hòa bình, nhưng không đổ lỗi cho cuộc xâm lược.

 

Từ lâu Giáo hội Chính thống giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng phụ Moscow đã có quyền tự trị rộng rãi. Thêm vào đó, nó ngày càng đậm nét tiếng Ukrai.

 

Ông Alexei Krindatch, Điều phối viên Quốc gia về Điều tra dân số về các Giáo hội Chính thông giáo Hoa Kỳ cho biết: "Bất kể sự liên kết của các Giáo hội . . . bạn có rất nhiều Giáo sĩ mới trưởng thành ở kraine độc lập. Ông Alexei Krindatch, người sinh ra và lớn lên tại Moscow cho biết: "Sở thích chính trị của họ không nhất thiết phải tương quan với các khu vực pháp lý chính thức của các Giáo xứ của họ".

 

Giáo hội Thiên Chúa giáo phù hợp ở đâu?

 

Giáo hội Thiên Chúa giáo Ukraine chủ yếu có trụ sở ở miền Tây Ukraine

 

Họ chỉ xuất hiện vào năm 1596, khi một số người dân Ukraine theo Giáo hội Chính thống giáo, lúc bấy giờ Thịnh vượng chung Ba Lan-Litva là một trong những quốc gia rộng lớn và đông dân nhất Châu Âu thế kỷ 16 và 17 do Giáo hội Thiên Chúa giáo thống trị, đệ trình lên thẩm quyền của Đức Giáo hoàng theo một thỏa thuận cho phép họ vâng giữ các nghi thức lễ bái và nghi lễ Hôn phối tại các nhà thờ do các vị Linh mục chủ lễ.

 

Từ lâu các nhà lãnh đạo Giáo hội Chính thống giáo đã lên án những thỏa thuận như Thiên Chúa giáo và nước ngoài xâm phạm những con chiên ngoan Đạo của họ.

 

Người Thiên Chúa giáo Ukraine có một lịch sử đặc biệt mạnh mẽ trong việc chống lại sự đàn áp của chế độ cộng sản cai trị.

 

Người đứng đầu bộ phận truyền thông của Giáo hội Chính thống giáo Ukraina ở Philadelphia cho biết: "Mỗi khi Nga cưỡng chiếm Ukraine, Giáo hội Chính thống giáo Ukraina bị phá hủy".

 

Người Thiên Chúa giáo Ukraine đã đã bị đàn áp nghiêm trọng bởi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô, với một số nhà lãnh đạo Giáo hội đã tử vì đạo. Nhiều người Thiên Chúa giáo Ukraine tiếp tục lén thờ phụng dưới lòng đất, Giáo hội của họ đã phục hoạt mạnh mẽ kể từ khi sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã.

 

"Với lịch sử như thế, người Thiên Chúa giáo Ukraine có lý do chính đáng để chống lại một cuộc xâm lược cưỡng chiếm của Moscow". Nhưng không đơn độc, Mariana Karapinka nói: "Người Thiên Chúa giáo Ukraine không phải là nhóm duy nhất bị nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Liên Xô đàn áp".

 

Gần đây, các vị Giáo hoàng đã cố gắng hàn gắn mối quan hệ với Giáo hội Chính thống Nga, ngay cả khi đang bảo về quyền của người Thiên Chúa giáo theo nghi lễ Chính thống giáo Đông phương và người Ukraine.

 

Nhưng sau cuộc xâm lược của Nga, Đức Giáo hoàng Francisco đã đến thăm Đại sứ quán Nga vào thứ Sáu ngày 25 tháng 02 vừa qua, để đích thân "bày tỏ quan ngại của Ngài về chiến tranh", Tòa thánh Vatican cho biết, trong một cử chỉ đặc biệt gần đây chưa từng có tiền lệ của Đức Giáo hoàng.

 

Thông lệ, các Đức Giáo hoàng tiếp Đại sứ và Nguyên thủ quốc gia tại Tòa thánh Vatican, nghi thức ngoại giao sẽ yêu cầu Ngoại trưởng Vatican triệu tập Đại sứ. Riêng đối với Đức Giáo hoàng Francisco, quyết định rời khỏi thành phố có tường bao quanh và đi một đoạn ngắn tới Đại sứ quán Nga tại Vatican để nêu quan ngại của Ngài với đại sứ Nga về việc Nga xâm lược Ukraine, trong một hành động được xem là phá lệ nghi thức ngoại giao chưa từng có.

 

Đại sứ Avdeyev nói với hãng thông tấn RIA Novosti rằng cuộc gặp với Giáo hoàng kéo dài khoảng 40 phút và Giáo hoàng bày tỏ “quan ngại lớn” về tình hình nhân đạo ở Ukraine.

 

Đại sứ được dẫn lời nói rằng Đức Giáo hoàng “kêu gọi bảo vệ trẻ em, bảo vệ những người bệnh tật và đau khổ, và bảo vệ mọi người”.

 

Giáo hội Chính thống giáo Ukraina được phục hoạt như thế nào? 

 

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2018 khi Giáo hội Chính thống Nga đơn phương cắt đứt sự hiệp thông hoàn toàn với Thượng phụ Đại kết. Điều này đã được thực hiện để đáp lại quyết định của Thượng hội đồng Giáo hội Đại kết vào ngày 11 tháng 10 năm 2018, trong đó xác nhận ý định tiến tới trao quyền tự trị (độc lập) cho Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, để tái lập một giáo phái  của Giáo hội Đại kết Kiev, để thu hồi ràng buộc pháp lý của bức thư năm 1686 dẫn đến Giáo hội Chính thống Nga thiết lập quyền tài phán đối với Giáo hội Ukraine, và dỡ bỏ các thông báo ảnh hưởng đến giáo sĩ và tín hữu của hai nhà thờ Chính thống giáo không được công nhận ở Ukraine. Hai giáo hội, Giáo hội Chính thống giáo Autocephalous Ukraina (UAOC) và Giáo hội Chính thống Ukraina - Kiev Patriarchate (UOC-KP), đã cạnh tranh với Giáo hội Chính thống Ukraina (Moscow Patriarchate) (UOC-MP) và vẫn đang được xem xét giáo dục của Thượng phụ Moscva.

 

Điều đó có nghĩa là các thành viên của các Giáo hội trực thuộc Giáo hội Chính thống Ukraina và Ly giáo Moskva–Constantinopolis không thể rước Thánh lễ các Nhà thờ của các Giáo hội khác.


Lip video

 

Giải thích: Chiến tranh Nga-Ukraine Liên quan đến Tôn giáo như Thế nào?

https://www.youtube.com/watch?v=AdndfJc5yAk

 


Cuộc tranh chấp đã lan sang các Giáo hội Chính thống giáo phương Đông ở châu Phi, nơi Giáo hội Chính thống giáo Nga đã công nhận một số Giáo hội riêng biệt sau khi tộc trưởng của châu Phi đã công nhận sự độc lập của Giáo hội Chính thống giáo Ukraine.

 

Nhưng nhiều Giáo hội khác đã tìm cách tránh xung đột. Tại Hoa Kỳ với nhiều khu vực pháp lý Giáo hội Chính thống giáo, hầu hết các nhóm vẫn hợp tác và tôn trọng lẫn nhau.

 

Chiến tranh có thể mang lại sự thống nhất giữa các Giáo hội Hoa Kỳ nhưng có thể kiểm tra thêm các mối quan hệ, Ngài Linh mục Tiến sĩ Alexander Rentel, Chưởng ấn Giáo hội Chính thống giáo ở Mỹ (OCA) cho biết, có nguồn gốc từ Nga nhưng hiện độc lập với Moscow.

 

Ngài Linh mục Tiến sĩ Alexander Rentel nói: "sự chia rẽ này diễn ra trong Giáo hội Chính thống giáo thế giới, là một sự kiện khó khăn đối với Giáo hội Chính thống giáo. Bây giờ nó lại thêm khó khăn hơn vì cuộc chiến này".

 

 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: The Indian Express)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/08/2021(Xem: 4948)
Chùa thầy ở Vùng Xanh Nhà con trong Vùng Đỏ Hẻm phố bếp lạnh tanh Cao sơn rền chuông mõ..
21/08/2021(Xem: 6498)
Tưởng nhớ đến Ông tôi Cháu thường tưởng nhớ đến Ông Mỗi ngày đều nhớ, cõi lòng khôn nguôi Vì Ông chúng cháu thốt lời Thành tâm cầu nguyện đất trời hồng ân.
20/08/2021(Xem: 9792)
Sư Phụ Tôi người hiền hoà chất phát Sống một đời giản dị rất bình dân Bất cứ ai dù ở chốn xa gần Khi cần đến Ngài sẵn sàng cứu giúp. Ngài thuộc bậc hàng cao Tăng thạc đức Nhưng lúc nào cũng tỏ hạ khiêm cung Sống giản đơn nhưng sắc thái kiêu hùng Bình thuận tỉnh, đệ huynh đều kính mến. Không phung phí của Đàn na tín thí Từng hạt cơm, hạt đậu cả hạt mè Quần áo thì vài ba bộ che thân. Ngày ba bữa cháo rau cùng tương đậu. Thời khoá biểu Ngài luôn thường nhắc nhở
20/08/2021(Xem: 5712)
Hôm Thầy gọi Điệu lên phòng “Con lo sửa soạn kinh và mõ chuông Chiều nay Phật sự ở Duồng”(địa danh) Thầy trò cất bước lên đường hoá duyên Khai kinh tiên lễ buổi chiều Trưa mai Ngọ cúng tiếp là trai Tăng Thời kinh thí thực cõi âm Quay vào lễ Phật gọi là hoàn kinh. Điệu còn nhỏ, tính lăng xăng Phụ lo cuốn tượng, không quên bánh chè
20/08/2021(Xem: 6845)
Người tu Tịnh Độ luôn nhớ ngày mười ba tháng bảy Vía vị Bồ Tát thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con (1) Đại Thế Chí bên phải Phật Di Đà ........nguyện cao rộng hơn non Lai ....Danh hiệu Ngài Vô Biên Quang tăng niềm hỷ lạc Vì Trí huệ quang chiếu đến .... ...liền khiến lìa 3 đường ác! (2)
20/08/2021(Xem: 5148)
Ôm lên rồi đặt xuống Buồn rơi rớt ngoài sân Phơi bao điều không muốn Đàn muốn nói lại câm
20/08/2021(Xem: 7151)
Ngày tháng này mấy mươi năm về trước Mẹ tuy đau nhưng hạnh phúc biết bao Lệ hoen mi lòng Mẹ bổng dâng trào Tiếng con khóc chân tay mềm ngoe nguẩy Âm lịch đúng ngày mười hai tháng bảy Mười tháng trường mẹ lo lắng xuyến xao Bào thai nhi con đạp lúc con cào Đau lòng Mẹ nhưng không hề than vãn Tình của Mẹ đối với con vô hạng Vũ trụ này không thể sánh được đâu
20/08/2021(Xem: 7569)
Cha muôn thuở là vầng dương soi sáng Dẫn con đi khi chập chững từng ngày Canh cho con từng giây phút ngủ say Dạy con học điều luân thường đạo lý Trong cuộc sống với bao điều cơ cực Và gian lao khi gặp cảnh cơ hàn Cha chưa hề có một tiếng thở than Mong con lớn trở thành người thành đạt Khi con đến tuổi đôi mươi dõng dạc
20/08/2021(Xem: 8401)
Chim đang hót trên cành hoa điểm tuyết Ánh dương soi loé sáng bảy cầu vòng Tâm lùa về chuyện thuở ấy năm nao Ấu thơ hỡi còn đâu ngày tháng cũ Nhớ cha mẹ với đêm ngày lam lũ Chẳng màng chi gió bụi với thời gian Từ sớm hôm đến lúc ánh trăng tàn Ơn Cha Mẹ con bao giờ trả hết Nơi xứ người lòng con luôn hướng vọng
20/08/2021(Xem: 7809)
Lễ Vu Lan là mùa Hiếu Hạnh Của bao người con Phật ngàn xưa Gương sáng ấy từ Ngài La Bốc Dùng tâm Từ cứu độ mẫu thân. Hỡi những người con chốn dương trần Luôn nghĩ đến công ơn Cha Mẹ Cha dạy ta bao điều đạo lý
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]