Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thánh và Phàm

23/02/202208:55(Xem: 4304)
Thánh và Phàm

duc the ton 2

Thánh và Phàm


            Michael là một thanh niên thuộc trường phái vô thần (1), chuộng khoa học, chỉ tin cái gì có thể chứng minh được bằng khoa học, bằng luận lý, cho nên không tin có ma quỷ, thần linh, thượng đế. Là một tiến sĩ thiên văn học, ngày ngày theo dõi viễn vọng kính Hubble, quan sát cả tỷ tỷ ngôi sao trên Giải Ngân Hà (Milky Way) chàng không thấy một Thiên Đình nào do người Tàu bịa đặt ra, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự trị, có tiên nữ ngày đêm ca múa. Tuy nhiên còn Thánh thì vẫn còn hồ nghi cho nên tới hỏi một vị sư tu hành đắc đạo:

 “Thưa thầy con nghe người ta nói phàm-thánh. Vậy phàm là gì và thánh là gì? Thánh có phải là vị thần có phép mầu không?

            Sư đáp bằng một bài kệ như sau:

Này người bạn trẻ:

Thánh nhân hầu như không còn ham muốn.

Thiện tri thức thì nhu cầu rất ít.

Còn phàm phu thì dục vọng quá nhiều.

Đề bồi đắp cho tấm thân tứ đại.

                        ***

Tài sản của thánh nhân là trí tuệ. (2)

Di sản của thiện tri thức là những đóng góp cho đời.

Tài sản của phàm phu chỉ là vật chất.

Tiền của càng nhiều càng hãnh diện người ơi.

                        ***

Thánh nhân sợ gieo nhân hái quả.

Thiện tri thức lo tu sửa tấm thân.

Còn phàm phu thì rất hung hăng.

Khi trả quả lại khóc than thảm thiết.

                        ***

Thánh nhân thấy đời là huyễn mộng.

Cho nên chẳng mê luyến vào đời.

Kẻ trí thức thấy đời sao ngắn ngủi.

“Cảnh phù du trông thấy cũng mực cười”. (3)

Còn phàm phu nhìn thấy đời là thực.

Cái gì cũng ham vơ vét cho nhiều.

Khi chết rồi tay trắng buông xuôi.

Để lại hết chẳng mang đi cho được.

Trong  Kinh Nhật Tụng Sơ Thời Phật dạy: (4)

“Tất cả những gì người ta nhận là “của tôi”

đều bị rời bỏ trong cái chết.

Biết như thế, người trí

không nên sống ích kỷ với những gì cho là “của tôi.”

                        ***

Thánh nhân tưởng chừng như khờ dại.

Chẳng lao đầu vào chuyện thị phi.

Còn phàm phu thì rất thích hơn thua.

Tôi phải thắng dù đổi bằng sinh mạng.

                        ***

Thánh nhân chịu nhẫn nhục mà không tranh cãi.

Ai chửi mình thì cũng nhịn mà thôi.

Kẻ phàm phu lại rất thích hơn đời.

Thích chửi rủa và hận thù dai dẳng.

Trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời Phật dạy:

“Bậc hiền giả không tham dự các cuộc tranh cãi khởi lên,

và do vậy, dù đi bất cứ nơi nào cũng không vướng bận.”

                        ***

Này người bạn trẻ:

Bậc trí thức ưa sống đời ẩn dật.

Còn phàm phu thì thích chỗ đông người.

Bậc thánh nhân không nói lời vu khoát. (5)

Còn phàm phu thì nói đất nói trời.

                        ***

Thánh nhân đi đâu cũng chẳng cần võng lọng.

Và chẳng cần đệ tử xum xoe. (6)

Phàm nhân đi đâu mong có người hộ vệ.

Để thấy mình quan trọng lắm đây.

                        ***

Các bậc thánh Phương Đông đều là người đạo đức.

Không phải thần hù dọa chúng sinh.

Không biến cát thành cơm, không mê mờ trí tuệ.

Chỉ là Người biết tu dưỡng mà thôi.

                        ***

Này người bạn trẻ:

Bậc thánh nhân vô cùng khiêm tốn.

Nếu có độ người thì nói rằng tôi chẳng độ được ai.

Bởi nếu có người được độ,

Thì vẫn còn chấp ngã.

Mà theo lời Phật dạy,

Hễ chấp tướng đều là hư vọng. (7)

                        ***

Này người bạn trẻ:

Đời này nổi trôi theo dòng nghiệp lực.

Xoay vần trong cái trục Vô Minh.

Tất cả do người mà chẳng phải thần linh.

Nếu bảo rằng Thần tạo ra chinh chiến.

Hóa ra Thần tàn ác lắm sao?

Này người bạn trẻ:

Dù thế giới có thêm ngàn tỷ phú,

Vài triệu cô hoa hậu,

Thì cũng không cứu vớt được ai.

Nhưng chỉ cần một đạo sư vĩ đại.

Đạo sư vĩ đại chẳng phải chỉ dạy ngồi Thiền, ngồi thở.

Mà dạy người “trực chỉ nhân tâm”. (8)

Nương theo Con Đường Bát Chánh. (9)

Chuyển tâm tham thành tâm xả.

Chuyển tâm dữ thành tâm hiền.

Chuyển tâm chúng sinh thành tâm Phật.

Chẳng phải bằng phép mầu,

Mà bằng trí tuệ và bản thân chứng nghiệm.

Sẽ chuyền hóa được lòng người.

Mà khi lòng người chuyển hóa,

Thì thế giới cũng sẽ chuyển theo.

Này người bạn trẻ:

            Nói phàm-thánh là nói trong phân biệt. Trong thế giới của chư Phật hay trong pháp giới hay trong Viên Giác thanh tịnh thì chẳng có gì là thánh và chẳng có gì là phàm. Tất cả chỉ là cái tâm vọng động và cái tâm không động. Phàm phu tu được cái tâm không động thì gọi là thánh. Thánh mà còn vọng động theo tham-sân-si thì rớt xuống  phàm phu.

            Khi sư dứt lời, Michael nói rằng, “Qua lời của thầy thì Phật Giáo giống như khoa học và đạo đức chứ không phải tôn giáo thuần túy thờ phượng, cầu xin.”

            Nói rồi lạy tạ sư, lui ra. Nghe nói sau này người thanh niên vào một thiền đường ở New York, chẳng phải tu theo Phật, chẳng phải không tu theo Phật, tập hạnh xả bỏ giống như những câu ngạn ngữ của Tây Phương, “Take it easy”, “Let bygones be bygones”. “Forget it” (10) mà chàng ta học từ nhỏ nhưng ngày nay nhờ sư mới thấm vào máu. Chàng chợt ngộ ra rằng đời này là cuộc hành trình dài, hạnh phúc thì rất ít, nhưng mỗi ngày mỗi chồng chất thêm khổ đau, phiền não. Nếu biết xả bỏ thì giống như người quăng bớt những tảng đá đang vác trên lưng. Xả bỏ được thì là Thánh. Ôm chặt lấy phiền não thì là phàm.

                                  
  Người thuật lại Thiện Quả Đào Văn Bình

 

(1) Theo Wikipedia, ngày nay trên thế giới có khoảng từ 500-700 triệu người vô thần.

(2) Thiền sư Bảo Giám (?-1173): Muốn thành Phật chánh giác phải nhờ trí tuệ.

(3) Cao Bá Quát

(4)Kinh Nhật Tụng Sơ Thời bản dich của Cư Sĩ Nguyên Giác

(5) Viển vông, trên trời dưới đất không thiết thực.

(6)Trong Kinh Pháp Cú phẩm Ngu, Đức Phật dạy: “Chớ ưa thích cung kính, Hãy tu hạnh viễn ly.”

(7) Kinh Kim Cang

(8) Lục Tổ Huệ Năng: Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật

(9) Thiền Định hay Chánh Định nằm trong Bát Chánh Đạo

(10)Take it easy=Nhẹ nhàng và đừng kích động nhiều quá

Let bygones be bygones=  Tha thứ và bỏ qua những người hoặc những gì mà mình không ưng ý hoặc bất hòa.

Forget it= Bỏ đi, quên đi.

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2020(Xem: 7920)
Tiếng thở dài thiên cổ Cháy bỏng ngàn sau xa. Mây về từ cổ độ, Xao xác hồn cỏ hoa. Sầu lên mấy độ trăng tà Đường nghiêng ngả bước, bóng nhoà nhạt đêm. Cành sương trĩu mộng bên thềm Bóng ma trơi hiện càng thêm não nùng.
11/04/2020(Xem: 9515)
Một người giàu có thuở xưa Tác phong đứng đắn lại thừa thông minh Cho nên các kẻ chung quanh Tỏ lòng thán phục, tỏ tình kính yêu Xa gần ái mộ rất nhiều. Bỗng đâu có kẻ sớm chiều lân la Tới lui thăm viếng thiết tha Rồi sau nhận họ: “Ông là anh tôi.”
10/04/2020(Xem: 7804)
Tu sĩ Richard Hendrick sống và làm việc ở Ireland (Ái Nhĩ Lan). Ông đã đăng tải bài thơ “Lockdown” (“Phong tỏa”) của ông trên facebook vào ngày 13 tháng Ba năm 2020. Bài thơ đã được rất nhiều người tán thưởng. Bài thơ muốn truyền giao một thông điệp mạnh mẽ về niềm Hy Vọng trong cơn hỗn loạn vì bệnh dịch “corona” (Covid-19) truyền nhiễm khắp nơi và nhà cầm quyền đang ban hành những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn bệnh lan truyền (a strong message of hope during the coronavirus pandemic). Bài thơ đã trấn an nhiều triệu người trên khắp thế giới đang bị ốm đau, chết chóc, bị chia cách và phong tỏa bởi lệnh “trú ẩn tại chỗ” để tránh lây lan bệnh dịch này. Bài thơ khuyên nhủ là tuy có “Sợ hãi” và “Cách ly” nhưng đừng đưa tới “Hận thù” và “Cô độc”. Kêu gọi mọi người Nguyện cầu và Thương yêu, mong có sự lưu tâm và tích cực giúp đỡ lẫn nhau. Tác giả tâm sự: “Chim vẫn hót, bầu trời vẫn trong xanh, tiếng hát ca vẫn vang lên. Ngay cả trong những biến cố tang thương vẫn nẩ
09/04/2020(Xem: 5804)
Thời còn trẻ tự hào mình “trí thức “ Dù đôi khi nghe chỉ trích “ Chỉ biết mình “, Nhu cầu vật chất chẳng lợi lạc chúng sinh ! Thường tự chửa ...mỗi người “ Quan niệm Sống “ ...
03/04/2020(Xem: 5851)
Bóng hình bất chợt xa xăm Thời gian bất chợt trôi nhanh đêm trường Tình tôi bất chợt điên cuồng Thơ tôi bất chợt nặng buồn nhịp âm
03/04/2020(Xem: 6908)
Mỉm cười đón ánh triêu dương Gửi theo hơi thở yêu thương cuộc trần Mắt thương ngắm dõi xa gần Trời xanh mây trắng mây hồng giao duyên
03/04/2020(Xem: 6344)
Nhìn cây gió thổi liên hồi Bao nhiêu lá rụng thây gầy xác sơ Một chiều Đông lạnh bơ vơ Nhìn hoàng hôn tím đượm buồn hẵm hiu Lắng lòng trong cõi tịch liêu Bâng khuâng nhớ Mẹ cõi lòng quặng đau. Không khóc nhưng mắt nghẹn ngào Nỗi buồn cố gắng nén vào tâm can Cuộc đời buồn thắt miên mang.
02/04/2020(Xem: 11945)
“Cư Trần Lạc Đạo” của Trần Nhân Tông nhiều vị đã luận bàn, nhân có một chút duyên ý, chúng tôi xin ”lạm bàn” thêm một vài ý-… Nội dung Cư Trần Lạc Đạo “Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên. Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch; Đối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.” TRẦN NHÂN TÔNG
02/04/2020(Xem: 6505)
Kính bạch Thầy bổng nhiên sau thời khoá học kinh con nhớ ra mai này là ngày kỷ niệm lần đầu có dịp hành hương chung với Tu viện Quảng Đức do Thầy hướng dẫn và vài vần thơ xin kính dâng Thày và các bạn trong đoàn ngày ấy Thật là một kỳ duyên ! Con rất hạnh phúc và hoan hỷ khi nhớ lại Kính HH Có những kỷ niệm đẹp dường như kỳ diệu ... Ba năm ( hai bốn tháng ) khó thể nào quên , Ý tưởng hành hương thôi thúc ... ghi tên . Chút khuây khỏa sau năm tròn tang mẹ !
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]