Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kỷ Niệm 50 Năm Sư Phụ Xa Quê Hương

22/02/202218:36(Xem: 6663)
Kỷ Niệm 50 Năm Sư Phụ Xa Quê Hương

ht nhu dien-19
HT Thich Nhu Dien-2018
 KỶ NIỆM 50 NĂM

SƯ PHỤ XA QUÊ HƯƠNG
Kính dâng Sư Phụ Như Điển

 

Khi nói đến miền Trung nước Việt

Đất Quảng Nam Nhân Kiệt Địa Linh

Núi sông, thanh tịnh an bình

Nhân tài xuất chúng được sinh nơi nầy.

 

Nay xin nói Vị Thầy quý kính

Thửơ sinh thời ý định xuất gia

Mười lăm tuổi xin Mẹ Cha

Phụ Mẫu cho phép xa nhà đi tu

 

Bao nhiêu năm mặc dù cam khó

Vừa học, tu không bỏ việc nào

Trời Phật độ chí khí cao

Tú tài thi đậu tự hào từ đây

 

Với ý chí Đông Tây học hỏi

Năm 72 rời khỏi quê hương

Tokyo nước Nhật lên đường

Học ngành giáo dục kiên cường 5 năm

 
Đâu có ngờ bảy lăm năm ấy
Đồng Bào ta nào thấy tự do
Năm 77 không đắn đo
Thầy rời Nhật Bản bến đò trời Âu
 
Đây thời điểm nhiệm mầu Phật Pháp
Chuyển khó khăn, phức tạp duyên lành
Niệm Phật Đường VIÊN GIÁC thành
Hannover dấu ấn rạng danh Đạo Vàng
 
Bao nhiêu năm muôn ngàn công đức
Xứ tuyết trồng Sen, thực vinh danh
Quạt Tích Lan đó rành rành
Huy Chương hạng nhất Đức dành tặng trao
 
Đây chứng minh công lao trời biển
Khắp năm châu biểu hiện tình thương
Tình thương không có biên cương
Á, Úc, Âu, Mỹ hoằng dương đạo mầu
 
Bốn lăm năm Âu Châu trụ xứ
Ôn chúng con từ xứ địa linh
Giống như lịch sử chứng minh (1)
Lưỡng Quốc ban thưởng danh vinh nhân tài
 
Ôn chúng con miệt mài kinh điển
         Tính siêng năng miên viễn miễn bàn
Huân tu, thiết lập đạo tràng
     Hàng ngàn Phật Tử muôn vàn kính yêu

Chúng con có những điều chia xẻ
Ôn chúng con muôn vẻ lắm tài
Đọc, viết, dịch … sách miệt mài
Công phu huân tập bang mai mỗi ngày
 
Là đệ tử nở mày nở mặt
Sư Phụ mình siết chặt tình thâm
Thiên Chúa, Tin Lành đồng tâm
Gieo Sen tươi đẹp ươm mầm vườn Âu
 
Những thành quả nhiệm mầu cho thấy
Công lao Ôn có mấy trên đời
Chúc Ôn tự tại thảnh thơi
Năm mươi năm đó một thời khắc ghi.
 

 

Đệ Tử thứ 5 của Ôn Như Điển

Thị Thiện Phạm-Công Hoàng

 

 

(1)   Ở đây Thị Thiện muốn nhắc đến chuyện ông Mạc đĩnh Chi được xem là Luỡng Quốc Trạng Nguyên (Tàu và Việt Nam) qua bài của vị Giáo Sư khả kính Trần Văn Khê (xin xem bài dưới đây):

 




tran van khe

TẤM GƯƠNG MỘT NGƯỜI VIỆT KHẢ KÍNH.
Subject: Giáo sư Trần văn Khê Khả Kính…
 Giáo sư Trần văn Khê Khả Kính... 
 

  

Giáo sư Trần văn Khê quá hay!

 

GS Trần văn Khê : Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước việt ?

 

 
Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt. Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu:

“Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể.. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được…’".
GS Trần văn Khê: ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước việt ?

Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, ông xin phép được bày tỏ: 
“Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam cả 20 năm mà không thấy áng văn nào đáng kể.. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt?

Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập…Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác…

Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu:

“Đêm qua mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”.
Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm. Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
..
“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
(Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)
- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”.
..

Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.


tran van khe-2


Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam".

Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: "Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi". Giáo sư lại nói: "Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)".

*Hồi ký Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/02/2018(Xem: 10528)
Hơn bốn mươi năm xa quê hương, Nhìn quanh vạn pháp vẫn vô thường. Nhân quả ẩn tàng trong kiếp sống, Như nhắc cuộc đời tựa khói sương! Mỗi độ tàn Động, nhớ quê hương, Giờ đây quên những nỗi đoạn trường. Cùng khổ cũng vui ba ngày Tết, Mai này lại một nắng hai sương!
18/02/2018(Xem: 7317)
Hộp rong biển trên tay Ôn còn đó Chẳng có gì phải đáng nói ở đây Cảnh núi rừng đã nói quá đủ đầy Tôi chỉ muốn đi theo Thầy im lặng .
15/02/2018(Xem: 7131)
Nắng hồng rực rỡ trời mây Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng Hào quang chói lọi ánh vàng Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay Ngài đi khất thực trong ngày Tìm cơ giáo hóa ai đây lầm đường. Nhà kia kín cổng cao tường Đế Đô là chủ, giàu sang nhất vùng Tham lam, ích kỷ vô cùng, Hôm nay chủ vắng. Chó trông chừng nhà, Nhe nanh hăm dọa người qua Mắt ngầu hung dữ như là cuồng điên. Phật ngừng khất thực trước hiên Chó lao vội đến sủa lên, cắn ngài "Hãy im!" Ngài nói khoan thai
14/02/2018(Xem: 9718)
Thoáng, đã mười năm vắng Tết nhà Phương trời lữ thứ hỏi mây qua Đâu mùa hương cũ xa xôi nhớ Chiều muộn tàn năm bóng mẹ già.!
14/02/2018(Xem: 8717)
Phật khi còn tại thế gian Có vua hung ác, bạo tàn, hại dân Nghe ngài thuyết pháp ở gần Vua theo dân chúng ân cần tới lui Xin ngài kể một chuyện vui Lại vừa hữu ích cho đời dài lâu. Phật bèn kể lại chuyện sau Chuyện "Con Chó Đói" xiết bao lạ thường.
12/02/2018(Xem: 13079)
Một khối sầu tư mỏi dặm dài Xuân về hoài cảm những ai ai Cành Mai mùa cũ trong hoài tưởng Hương Cúc thu nào thoảng gió mai Mây trắng bâng khuâng… lòng khách lữ Bóng chiều bảng lảng… bóng chiều phai Về đâu! Ai hỏi trăng đầu núi! Lắng khúc ca dao, Đẹp dấu hài.
09/02/2018(Xem: 7845)
Ngẫm lại lâm phiền, ủ khổ đau Thân nầy bọt bóng sẽ về đâu? Vơ đầy cũng chỉ bay sương khói Nhét đẫy nhưng rồi lộn bể dâu Giữ chặt tìm phương hoài chẳng cuối Vòng quanh lạc hướng mãi không đầu Thì ra tất cả như là mộng Tỏ nỗi đường qua tránh vực sâu.
05/02/2018(Xem: 8520)
Tình tăng lữ tháng ngày luôn gắn bó Sách tấn nhau cùng tiến bước đường tu Dẫu mai đây gặp cảnh gió mây mù Mối duyên đạo chẳng bao giờ phai nhạt .
03/02/2018(Xem: 8231)
Đất Việt muôn đời tiếng nước tôi Tiền nhân khai phá thưở xa xôi Biển dài chảy suốt tình dân tộc Núi thẳm mây rừng đẹp mãi thôi .
03/02/2018(Xem: 7696)
Nơi miền bắc Ấn Độ xưa Có bầy nai sống bốn mùa bình yên, Nai sinh ra rồi lớn lên, Ngay khu rừng ở cạnh bên xóm làng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]