Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương qua đời

25/12/202108:08(Xem: 10862)
Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương qua đời

ton nu hy khuong-4

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương qua đời

Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương - 86 tuổi, tác giả tập "Còn gặp nhau" - qua đời lúc 4h sáng 24/12 tại nhà riêng.

Ông Trần Bá Thùy - chồng nhà thơ - cho biết bà qua đời vì nhiều bệnh nền như suy thận, viêm gan siêu viên B, xuất huyết dạ dày. Cách đây vài tháng, bà nhập viện điều trị nhưng sức khỏe yếu, gia đình đưa về nhà chăm sóc hồi tháng 10. Do không ăn uống được, truyền đạm không vào nên thể trạng bà ngày càng suy giảm.

Những ngày cuối đời Tôn Nữ Hỷ Khương thương nhớ người con đã qua đời cách đây hai năm. Trên giường bệnh, bà thường nhắc về con. Hay tin Hỷ Khương lâm bệnh nặng, nhiều tuần qua, các đồng nghiệp, bạn bè ghé nhà, khiến bà xúc động.

Gia đình mong muốn lưu giữ dấu ấn thơ ca của Hỷ Khương, để con cháu sau này nhớ đến. Ông Bá Thùy cho biết năm nay có in một cuốn lịch, bìa là ảnh của Hỷ Khương, nội dung gồm những câu thơ được yêu thích của bà như: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/Chuyện đời như nước chảy hoa trôi/Lợi danh như bóng chim chìm nổi/Chỉ có tình thương để lại đời...", trích bài Còn gặp nhau thì hãy cứ vui.

Lễ nhập quan diễn ra chiều nay tại nhà riêng ở quận 3. Nhà thơ được đưa đi hỏa táng tại Bình Hưng Hòa, sáng 26/12.

ton nu hy khuong


Nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương bên giáo sư Trần Văn Khê lúc cả hai còn sống. Ảnh: Trần Bá Thùy


Nhà thơ tên thật là Công Tằng Tôn Nữ Hỷ Khương, sinh ngày 8/7/1935, do đi học muộn nên khi làm lại giấy tờ khai sinh năm 1937. Bà sinh ra và lớn lên trong một gia đình có năm đời theo đuổi nghiệp thơ văn. Từ tám tuổi, bà đã được cha - Ưng Bình Thúc Giạ Thị, nhà thơ - nhà văn hóa nổi tiếng của xứ Huế, hoàng thân nhà Nguyễn - dạy cho cách gieo vần thơ Đường luật.

Hỷ Khương từng theo học tại Trung học Đồng Khánh, Huế, đến cuối năm thứ tư thì vào Sài Gòn học trường Quốc gia Âm nhạc, sau đó lại phải trở về Huế theo nguyện vọng của gia đình. Năm 1961, khi cha qua đời, nhà thơ rời quê hương định cư ở Sài Gòn, tham gia sinh hoạt trong Tao đàn Bạch Nga và Tao đàn Quỳnh Dao... Sinh thời bà có mối quan hệ thân với cố giáo sư Trần Văn Khê, gọi nhau là "hiền huynh" và "hiền muội".




Từ năm 1964 đến trước khi qua đời, bà đã xuất bản nhiều tập thơ như Đợi mùa trăng (1964), Mộng thanh bình (1970), Còn gặp nhau (1999), Bâng khuâng tình khúc (2001), Thơ tình và tình thơ (2006), Thơ dâng cha mẹ (2007)... và tập văn xuôi Hồi ức về cha tôi: Ưng Bình Thúc Giạ thị (1996, tái bản bổ sung 2002).


Tân Cao
https://vnexpress.net/nha-tho-ton-nu-hy-khuong-qua-doi-4407570.html




***
facebook
youtube



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2022(Xem: 4662)
Tâm Sư Phụ như trời xanh Tâm con phân biệt nên thành chấp nê Thế tình đối đãi đó tề Thầy từ bi mẫn độ mê nhân quần
11/01/2022(Xem: 8807)
Cọp, Sư tử là biểu tượng của chúa sơn lâm. Tiếng rống của Sư tử chúa, làm muôn thú khép mình khiếp sợ, được nhiếp phục trước uy lực dũng mãnh. Tiếng “Sư tử hống” là tuyên bố dứt khoát, chỉ có giáo pháp của Đức Phật, mới chuyển hóa được vô minh, mới đủ năng lực huyền nhiệm nhiếp phục được Sư tử, Cọp và làm tốt đẹp, thức tỉnh được cuộc đời. Nên năm Dần nói chuyện Cọp quy y, để thấy giá trị thù thắng, nhiệm mầu của Phật Pháp, hầu vững niềm tin trên đường TU. Nhân đây cũng chân thành kính chúc toàn thể mạnh khỏe, uy dũng như cọp, trong sạch, lợi ích ở từng tâm niệm, lời nói, việc làm, để cùng nhau hưởng được những điều cát tường như ý, nhiếp phục muôn loài, đồng thành Phật đạo)
11/01/2022(Xem: 7141)
Thương làm sao ..đến thế gian này do nghiệp Tham, Sân, Si căn bản nguồn tội phát sinh Từ ngày học đạo …chỉ lo sửa chính mình Điều chỉnh hành vi, lời , ý …mong thành người Tốt
10/01/2022(Xem: 5388)
Thiền môn sớm tối vọng chuông đồng Chướng nghiệp tiêu trừ ánh đạo thông Bát nhã ngời soi tâm thức sáng Từ bi nhuần gội ý thân trong Chuyển mê khai ngộ truyền tâm ấn Mở oán trao ân tháo lao cung Gạn sạch sầu thương nương bến giác Để đời thanh thản tuệ soi đàng
08/01/2022(Xem: 4575)
Trên ngọn đồi cao của Taralga Bang New South Wales miền đông nước Úc Chỉ nghe gió thoảng líu lo chim hót Cảnh trí bao la bát ngát mây trời
07/01/2022(Xem: 5190)
Mười lăm năm -giấc ngủ trưa Bao nhiêu chìm nổi chẳng chừa nguồn vui Bao năm lưu lạc kiếp người " Cõi người ta " vẫn không nguôi tự tình Thăng trầm trong kiếp ba sinh Dấu hằn chấm hỏi -phận mình sao đang ? Sông lam lặng chiếc đò ngang
07/01/2022(Xem: 4414)
Tâm Linh Ánh Sáng Mười Phương, Nhân Duyên Kính Phật, Tâm Hương Di Đà. Pháp Âm Nối Gót Bảo Toà, Thênh Thang Mây Trắng, Hà Sa Chốn Tình.
07/01/2022(Xem: 5134)
Trông ra bốn biển năm châu Duyên thơ tao ngộ vàng thau tỏ tường Một người trăm vẻ thiện lương Bồ đề tâm nguyện tỏa hương tinh thần . Tiếng thơ ngọc chuốt vang ngân Tình thơ hồ điệp thiện chân nẻo về Rót tròn cung bậc tỉ tê Trường thiên BỤT CỦA BÉ – đưa về nẻo TÂM
07/01/2022(Xem: 4834)
Cuộc sống là một chuỗi dài giữa lý tưởng và hiện thực. Lý tưởng là điểm hẹn bình yên, trong khi hiện thực đầy dẫy rộn ràng và dạt dào yêu thương. Nhà thơ Hạnh Phương trên bước đường phụng sự lý tưởng đã có những bước đi nhẹ nhàng với nụ cười hiền thiện mà tâm hồn chan chứa yêu thương hy vọng trẻ trung. Nếu thơ là người, và người là nguồn cội của thơ thì Hạnh Phương là hiện thân của nguồn thơ mênh mông đa cảm, đa sắc màu. Thơ của anh chứa chan hy vọng, đầy ắp yêu thương, nhẹ nhàng như làn mây phiêu lãng, và thoang thoảng hương sen tinh khiết.
06/01/2022(Xem: 4647)
Chùa tôi nho nhỏ trong làng Dân chúng bao bọc với hàng cây xanh Trước chùa có cái sân banh Hè về trẻ nhỏ vây quanh nô đùa Chùa tôi hoa lá bốn mùa Xuân Về hoa nở gió đùa bướm bay
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]