Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Gốc Sinh Tử

20/11/202100:01(Xem: 3787)
Gốc Sinh Tử


GỐC SINH TỬ
GỐC SINH TỬ
 
Vầng dương vừa khuất non cao
Chim bay về tổ lao xao họp đoàn
Tiều phu hối hả về làng
Lắng im rừng núi, ngân vang chuông chùa
Bước chân theo cánh gió đưa
Rời căn lều cỏ thiền sư lên đường
Đến khu nhà cạnh bìa rừng
Thăm gia đình nọ đã từng quy y
Nhờ thầy hướng dẫn mọi bề
Vợ chồng quấn quýt cận kề thương nhau.
Sau tuần trà nước mở đầu
Thiền sư bèn thốt đôi câu tâm tình:
"Vợ chồng con kết duyên lành
Lâu nay quyết chí tu hành tốt thay
Tu thân, tích đức hàng ngày
Lứa đôi yên ấm, ta đây rất mừng!
Ngày mai ta sẽ lên đường
Phải đi giáo hóa ở phương xa rồi
Hôm nay dặn lại đôi lời
Hàng ngày niệm Phật, suốt đời đừng quên
Nhớ thân này chẳng vững bền
Một người bệnh nặng gần bên tử thần
Người kia cần phải tĩnh tâm
Dốc lòng hộ niệm mười phân chu toàn
Đọc kinh tiếp dẫn râm ran
Đến giờ phút cuối nhẹ nhàng tiễn đưa,
Đừng nên than khóc dây dưa
Làm người hấp hối tâm tư chập chờn
Luyến lưu, rối loạn, bất an
Vãng sinh cõi tịnh vô vàn khó khăn
Khó mà giải thoát bản thân
Những lời ta dặn phải cần khắc ghi".
Sáng hôm sau thầy ra đi
Vợ chồng đưa tiễn chia ly cuối làng.
Hai mùa thu lá úa vàng
Vợ chồng hoà thuận ngập tràn yêu thương
Cùng nhau bố thí thập phương
Sáng luôn niệm Phật, tối thường tụng kinh
Dốc lòng tạo chút phước lành
Xóm làng cảm mến lòng thành lứa đôi.
Một ngày chồng bị bệnh rồi
Thương hàn, đau nặng tới hồi nguy nan
Chạy thầy, chạy thuốc tràn lan
Thảy đều vô vọng chẳng làm gì hơn
Chồng bên cửa tử chập chờn
Vợ thời tuyệt vọng, nghĩ buồn tình xưa
Giờ đây rối loạn tâm tư
Quên lời dặn của thiền sư mất rồi
Thấy chồng mê mệt im hơi
Thương chồng, tủi phận, gục nơi bên chồng
Khóc than kể lể nỗi lòng
Chồng bèn mở mắt lặng trông thất thần
Đây lần cuối thấy người thân
Bên tai tiếng vợ vô ngần bi thương
Cảm tình ân ái lại vương
Mắt nhìn vợ quý hai hàng lệ rơi
Xuôi tay, nhắm mắt, lìa đời
Và rồi thần thức xuất nơi mắt người,
Vợ đang cúi xuống tận nơi
Mặt chồng gục khóc có rời xa đâu
Cho nên thần thức chui mau
Vào ngay mũi vợ thành sâu tức thì.
Sau khi chồng đã mất đi
Lễ tang chôn cất mọi bề êm xuôi
Cửa nhà hiu quạnh vắng người
Vợ ngồi cô độc buồn đời khóc than
Mũi kia đau nhức vô vàn
Sâu ngày mỗi lớn nhức càng thảm thê.
*
Thiền sư một bữa trở về
Ghé thăm đệ tử, chẳng hề hay tin
Đón thầy, vợ kể nỗi niềm
Ôn tồn thầy mới giảng liền cho nghe:
"Nín mau đừng khóc thương chi
Có sinh có tử lạ gì xưa nay
Bỏ đi thân khổ đau này
Như là quẳng gánh nặng ngay bên rừng
Đừng than khóc? Hãy vui mừng!
Nén trong lòng nỗi nhớ thương riêng mình
Tìm khuây trong cảnh tu hành
Nếu hoài vương vấn chút tình ái ân
Kiếp sau thời lại sẽ gần
Gặp nhau thêm nữa xoay vần mãi thôi
Trả vay, vay trả luân hồi
Oan gia kết chuỗi muôn đời chẳng ngưng!"
Vợ nghe xong hết đau thương
Tình cờ khịt mũi thấy văng ra ngoài
Một con sâu lớn và dài
Cơn đau trong mũi tức thời hết mau
Vợ đưa chân định giẫm sâu
Đạp sâu cho chết! Bấy lâu gây phiền!
Thiền sư lên tiếng ngăn liền:
"Sinh linh sát hại chớ nên bao giờ,
Ngoài ra con chẳng thể ngờ
Rằng con sâu đó chính là chồng con!"
Lạ lùng vợ mới hỏi luôn:
"Bạch thầy! Khi sống chồng con tu hành
Luôn niệm Phật, mãi làm lành
Tạo sao khi chết lại thành loài sâu?"
Thiền sư nghe nói lắc đầu:
"Bao lời ta dặn con đâu nhớ gì
Chồng con lúc sắp ra đi
Lãng quên chánh niệm cũng vì thương con
Vì dây luyến ái vẫn còn
Cho nên thần thức chập chờn lao đao
Nào đâu vượt được lên cao,
Chỉ thành sâu bọ chui vào mũi con
Công tu phút chốc chẳng còn
Phước theo dòng ái ân tuôn trôi rồi
Thoát sao khỏi kiếp luân hồi
Dây tình cột chặt nổi trôi xoay vòng."
Nói cùng sâu thầy mủi lòng:
"Con thường tinh tấn, có công tu hành
Lẽ ra được hưởng phước lành
Vãng sinh cực lạc hay sinh cõi trời
Chỉ vì luyến ái lứa đôi
Mà gây nghiệp chướng để rồi thành sâu!"
Sâu nghe, im lặng hồi lâu
Ăn năn, hổ thẹn, buồn rầu nằm co
Thiền sư bèn chú nguyện cho.
Nhờ khi còn sống chồng tu nhiều rồi
Sau khi quằn quại một hồi
Sâu kia tắt thở êm xuôi tốt lành
Sau này thần thức tái sinh
Thoát loài sâu bọ, vào nhanh cõi người.
Vợ kia hối hận nguyện lời
Dốc lòng tinh tấn sống đời chân tu
Theo lời dạy của thiền sư
Nhân gieo tốt đẹp đã đưa phước lành
Sau này cũng được vãng sinh
Vào nơi tịnh thổ an bình mãi thôi.
*
Ngẫm xem đời sống con người
Có đâu ngắn ngủi nhất thời mà thôi
Mở đầu nào phải trên nôi
Để rồi chấm dứt ngay nơi nấm mồ,
Lọt lòng từ lúc trẻ thơ
Đến khi nhắm mắt giã từ nhân sinh
Chỉ là một buổi bình minh
Chuyển qua đêm tối thực tình khác đâu
Chuỗi thời gian lặng trôi mau
Không đầu, không cuối, chẳng bao giờ ngừng.
 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Truyện Cổ Phật Giáo)
___________________________________________________
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2012(Xem: 17563)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9304)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8622)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10310)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10038)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12121)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 14665)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8605)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 13874)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
14/01/2012(Xem: 11302)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa Múc bình nước mát về qua Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ” Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]