Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chạy Trốn

23/10/202115:18(Xem: 2583)
Chạy Trốn

hoa sen

CHẠY TRỐN


Một đoàn ca kịch nước kia
Năm nay trình diễn phải đi xa nhà
Chỉ vì nạn đói xảy ra
Ở trong nước họ thật là nguy tai
Đoàn đành đi ra nước ngoài
Đường đi trắc trở chông gai vô vàn
Phải qua núi thẳm non ngàn
Nghe đồn có quỷ thường ăn thịt người
Quỷ La Sát ẩn lâu đời
Nên đi chót lọt, ngưng thời chớ nên.
Khi đoàn đi tới núi trên
Thời trời đã tối màn đêm buông rồi
Khó mà vượt được kịp thời
Đoàn đành ngủ lại tại nơi hiểm nghèo.
Đêm nay trên núi cheo leo
Càng khuya càng lạnh gió nhiều buốt da
Mọi người nhóm lửa để hơ
Nằm quanh lửa ấm ngủ chờ bình minh,
Một chàng phát bệnh thình lình
Chịu đâu cái lạnh nên đành ngồi lên
Lấy đồ diễn kịch mặc thêm
Tới gần ngọn lửa ngồi bên hơ người
Nào ngờ lại lấy nhầm rồi
Lấy đồ yêu quỷ mặc thời chẳng hay.
Một người khác trong đoàn này
Giật mình chợt thức và quay đầu nhìn
Thấy chàng bệnh ngồi gần bên
Mang đồ quỷ dữ. Hắn liền hoảng kinh
Tưởng Quỷ La Sát ngồi rình
Vội vàng chồm dậy phóng mình chạy mau
Chạy cho nhanh chẳng ngoái đầu,
Cả đoàn nghe tiếng ồn ào vẳng lên
Nửa khuya cũng thức dậy liền
Đầu đuôi nào rõ chuyện trên núi rừng
Thế là cả bọn hãi hùng
Cắm đầu cắm cổ đều vùng chạy theo.
Anh chàng khoác áo quỷ yêu
Lơ mơ bên lửa hồng reo đang ngồi
Thấy người bỏ chạy hết rồi
Cũng co chân chạy theo đuôi tức thì
Dù cho không hiểu chuyện chi.
Bọn người chạy trước đến khi quay nhìn
Thấy Quỷ La Sát cuồng điên
Chạy theo bén gót ngay liền phía sau
Thế là sợ hãi tăng mau
Gắng công cùng chạy theo nhau hãi hùng
Băng sông lạch, vượt suối nguồn
Đầu mình cây đập, tay chân gai cào
Thân người thương tích đớn đau
Tinh thần tán loạn trước sau cả đoàn.
Chạy cho phờ phạc xác thân
Đến khi trời sáng dừng chân ngoái đầu
Thấy ra có quỷ rượt đâu
Chỉ là người bạn chay mau theo mình
Mặc đồ diễn kịch thường tình
Khiến cho cả bọn đêm thanh kinh hoàng.
*
Chúng sinh “ngã kiến” buộc ràng
“Cái ta” cứ chấp, đáng thương vô cùng
Tử sinh lưu chuyển không ngừng
Âu lo, sợ sệt chập chùng bủa vây
Nào đâu giải thoát được đây!
Nếu như có thể phá ngay mê lầm
Hủy tiêu “ngã kiến” trăm phần
Bao nhiêu cuồng vọng trong tâm dứt liền
Chân như, thanh tịnh, an nhiên
Xưa nay sẵn có hiện lên sáng ngời
Thân tâm an lạc tuyệt vời
Vượt cơn kinh hoảng, tới nơi an bình
“Đất trời vô sự thật tình
Người ngu tự quấy nhiễu mình đấy thôi!”
*
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Kinh Bách Dụ)

An Actor Wearing A Demon's Garment

Once upon a time, there was a troupe of actors from Cadhara Kingdom, rambling in different parts of the country giving performances due to a famine. They passed the Pala New Mountain where evil demons and men-eater Raksas had been found. The troupe had to lodge in the mountain where it was windy and cold. They slept with the fire on. One of them who were chilly wore Raksa demon's costume and sat near the fire when another actor awoke and saw him. He ran away without looking closely at him. In general panic, the whole troupe got up and ran away. The one who wore the Raksa garment, not realizing what was happening, followed them.

Seeing he was behind them, all the actors got more frightened to do them harm. They crossed rivers and mountains, and jumped into ditches and gullies. All got wounded in addition to the great fear they suffered. They did not realize that he was not a demon until daybreak. 

So are all the common people. 

Those who happen to be in the midst of the misfortune of famine, do not spare themselves trouble to go far away to seek for the sublime teaching of the Four Transcendental Realities of Nirvana, namely eternity, bliss, personality and purity. However, they cling to their egos which are nothing more than five components of a human being. Because of this, they are flowing back again and again through transmigration. Pursued by temptation, they are out of sorts in falling into the ditch of the Three Evil Paths. Only when the night of transmigration is ended, does the wisdom appear once again. Also only at this moment can one perceive the five components of a human being have no real ego.


(Trích dẫn “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao, Tiến Sĩ Luật Khoa Viện Đại Học Paris dịch)



***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/06/2010(Xem: 25388)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 8049)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 6664)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
10/03/2010(Xem: 10209)
Qua sự nghiệp trước tác và dịch thuật của Hòa Thượng thì phần thơ chiếm một tỷ lệ quá ít đối với các phần dịch thuật và sáng tác khác nhất là về Luật và, còn ít hơnnữa đối với cả một đời Ngài đã bỏ ra phục vụ đạopháp và dân tộc, qua nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhaunhất là giáo dục và văn hóa là chính của Ngài.
10/03/2010(Xem: 7734)
Ba La Mật, tiếng Phạn Là Pu-ra-mi-ta, Gồm có sáu pháp chính Của những người xuất gia. Ba La Mật có nghĩa Là vượt qua sông Mê. Một quá trình tu dưỡng Giúp phát tâm Bồ Đề. Đây là Bồ Tát đạo, Trước, giải thoát cho mình,
10/03/2010(Xem: 12231)
Tên Phật, theo tiếng Phạn, Là A-mi-tab-ha, Tức Vô Lượng Ánh Sáng, Tức Phật A Di Đà. Đức A Di Đà Phật Là vị Phật đầu tiên Trong vô số Đức Phật Được tôn làm người hiền. Ngài được thờ nhiều nhất Trong Ma-hay-a-na, Tức Đại Thừa, nhánh Phật Thịnh hành ở nước ta.
01/10/2007(Xem: 7528)
214 Bộ Chữ Hán (soạn theo âm vận dễ thuộc lòng)
20/10/2003(Xem: 31240)
Tình cờ tôi được cầm quyển Việt Nam Thi Sử Hùng Ca của Mặc Giang do một người bạn trao tay, tôi cảm thấy hạnh phúc - hạnh phúc của sự đồng cảm tự tình dân tộc, vì ở thời buổi này vẫn còn có những người thiết tha với sự hưng vong của đất nước. Chính vì vậy tôi không ngại ngùng gì khi giới thiệu nhà thơ Mặc Giang với tác phẩm Việt Nam Thi Sử Hùng Ca. Mặc Giang là một nhà thơ tư duy sâu sắc, một nhà thơ của thời đại với những thao thức về thân phận con người, những trăn trở về vận mệnh dân tộc, . . . Tất cả đã được Mặc Giang thể hiện trong Việt Nam Thi Sử Hùng Ca trong sáng và xúc tích, tràn đầy lòng tự hào dân tộc khi được mang cái gène “Con Rồng Cháu Tiên” luân lưu trong huyết quản.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567