Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ăn Thịt Gà

23/10/202115:09(Xem: 4436)
Ăn Thịt Gà
Tu tinh tan

ĂN THỊT GÀ


Có người mắc bệnh dây dưa
Rất là trầm trọng, quá ư lâu ngày
Nên mời thầy thuốc thật hay
Đến nhờ xem mạch. Ông thầy phán luôn:
“Anh nên ăn thịt gà con
Bệnh thời thuyên giảm chẳng còn ngại chi.”
Bệnh nhân nghe lời lương y
Sai người vội vã chạy đi mua gà
Chợ làng cũng chẳng có xa
Gà con mua được thật là dễ thay
Mua một con về ăn ngay
Chỉ ăn có vậy, một ngày rồi thôi.
Lương y ít bữa trở lui
Sau khi xem mạch thầy thời hỏi thăm:
“Bệnh tình anh khá hơn chăng
Sau khi đã được chữa bằng gà con?”
Bệnh nhân khẽ trả lời luôn:
“Thật tôi chẳng biết bệnh còn hay không
Vì tôi chỉ mới ăn xong
Một con gà nhỏ là ngưng lại rồi
Ăn nhiều chắc cũng vậy thôi.”
Lương y nghe vậy tức thời nhủ khuyên:
“Một con ăn chẳng khỏi liền
Muốn lành bệnh hãy ăn thêm nhiều vào.”
*
Truyện này thí dụ đạo mầu
Người tu Phật Pháp phải cầu mà theo
Học cho rộng, hỏi cho nhiều
Tháng ngày tinh tấn, sớm chiều thiết tha,
Phàm phu ngoại đạo lơ là
Tâm không bền bỉ tiến xa khó lòng
Học hành chút ít rồi ngừng
Đương nhiên bệnh độc chẳng mong diệt trừ
Ngu si phiền não từ xưa
Vẫn còn tồn tại kể như muôn đời.
*
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Thi hóa Kinh Bách Dụ)
 

The Patient Eats The Pheasant Meat

Once upon a time, there was a man who was seriously ill. A skillful physician prescribed that he could be cured by eating some pheasant meat. After he finished eating one, the patient did not eat it again. Afterwards, the doctor came to him and asked, "How do you feel now?"

The patient replied, "You have told me to eat some pheasants. Now that I have eaten it, I dare not eat it again."

The physician said, "But why not? How can you expect to be cured with only one pheasant?"

This is also true with all the heretics. They should understand what the mind means on hearing such wise and skillful doctors as Buddha's and Bodhisattva's preaching. However, they cling to the view of permanence thinking that there is only one mind from the past, present through future, which does not undergo any change. This is just like the patient eating only one pheasant that his illness of ignorance and worries cannot be cured.

All Omniscient Buddhas teach the heretics to abandon their prejudiced view of permanence. For all phenomena are subject to change at the time of thought. How can the mind remain unchanged! This is just like the physician's telling the patient to eat more pheasants.

So is Sakyamuni Buddha's preaching to all men to understand all his teachings. Sakyamuni has it that things which can be ruined or destroyed are called impenitence.

Things which can be lasted are called continuity.

Once the context is understood, people will eradicate the wrong view of permanence. 


(Trích dẫn “SAKYAMUNI’S ONE HUNDRED FABLES” do Tetcheng Liao, Tiến Sĩ Luật Khoa Viện Đại Học Paris dịch)


 

***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2014(Xem: 10224)
Ta dạo mãi một cung đàn chưa dứt Nên ta còn theo miết nhịp thời gian Phương mây trắng vẫn thênh thang đếm bước Dù biết mai kia sẽ chuyển cung đàn.
27/08/2014(Xem: 11085)
Đi tu là sửa chính mình Đừng nên mê muội dối mình làm chi Nghiệp trần quét sạch nó đi Tự mình gột rửa, gương mình tự soi Gương vàng của Phật gắng noi Bỏ buông tất cả cho đời thong dong Vô thường có mấy ai mong Đến đi, đi đến chỉ trong phút giờ
26/08/2014(Xem: 12804)
Quê làng tôi đồng chua nước mặn, Đầy cỏ cây tươi mát bốn mùa, Ruộng vườn bát ngát bao la, Suối reo, chim hót, thi đua họa cùng.
26/08/2014(Xem: 11373)
Kiếm ăn đứng giữa chợ đời, Tháng ngày cướp mất một thời ấu thơ. Phận con côi cúc bơ vơ, Ngày kia con được nương nhờ Sư Cô.
25/08/2014(Xem: 11806)
Lăng Già trăng tỏ ngoài hiên Sáng soi Công án bên thềm Chân Như Niết ban hiển lộ vô dư Thiền Hương thơm ngát vần thơ nhiệm mầu (1) Dòng sông tịnh thủy dạt dào Từ bi chất liệu thấm vào nguyên sinh (2)
23/08/2014(Xem: 12344)
Cha là bóng mát rừng cây, Là cây cổ thụ để con nương nhờ. Nhớ khi xưa con dại khờ, Tham chơi bướng bỉnh não buồn lòng cha, Cha thương cha chẳng rầy la, Ân cần dạy bảo những lời sau đây: “Thông minh, lanh quá khổ đời, Giả ngu, giả dại mới là người khôn”.
22/08/2014(Xem: 15424)
Tạ ơn Mẹ cho còn dòng sữa ngọt Tình bao la như lượng của đất trời.. Dạy con sống cho đi hơn là nhận Biết thương người còn bất hạnh, đơn côi. Tạ ơn Cha đã cho con cuộc sống Lúc vỗ về, khi giáo huấn nghiêm minh Tình Cha đó, tựa sơn hà cao rộng Con trưởng thành trong đức độ, hy sinh.
20/08/2014(Xem: 24363)
“Trang hỡi Trang, em là vì sao sáng Giữa khung trời mây trắng với trăng thanh” Một công trường lưu dấu tích tên em Nay bị di dời, Trang ơi em có biết Năm mươi năm giữa Sài Gòn náo nhiệt Chợ Bến Thành nhộn nhịp khách lại qua Mỗi một khi nhìn bức tượng kiêu sa
18/08/2014(Xem: 17368)
Nhìn mùa Thu lại sang Lòng con trẻ bàng hoàng Chạnh lòng con nhớ mẹ Trong dịp mùa Vu lan. Ngày con còn thơ ấu Cô giáo dạy đánh vần Mờ a ma sắc má Làm con nhớ song thân.
16/08/2014(Xem: 10727)
Thế giới vốn không thuộc về bạn, vì thế bạn không cần vứt bỏ, cái cần vứt bỏ chính là những TÁNH CỐ CHẤP (Chấp Thủ). Vạn vật đều cung ứng cho ta, nhưng không thuộc về ta *:) happy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]