Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách tiếp cận tâm linh (thơ)

03/10/202116:49(Xem: 5150)
Cách tiếp cận tâm linh (thơ)
hoa_sen (15)


Cách tiếp cận tâm linh  
(Cảm tác từ bài viết Giác Ngộ Tự Tánh của tác giả Lửa Mới ) 


Thực tại Tâm linh  khó đến bằng lý trí , kiến thức! 
Diễn đàn văn hoá, mọi tôn giáo ...chung mối quan tâm (1) 
Thể hiện góc nhìn sáng tạo từng mỗi cá nhân 
Tựu chung vẫn phải đạt  Mười điều NHƯ THỊ (2) 

Mọi phương tiện hành trì  , chỉ cần nhận ra Chân lý 
Giác ngộ Tự tánh  ... con mắt trí tuệ mở ra (3) 
Hãy đơn thuần chỉ “nhìn nó như là nó là” 
Trong cái Thấy chỉ là cái Thấy ......
........không nghĩ ngợi phân biệt! 

Đời sống thực tế ai chẳng chủ quan phiến diện ? 
Mầm  mống  “Vô minh”,  tạo phiền não cõi trần.
Tốt xấu, thiện ác tuỳ thuộc hoàn cảnh cá nhân 
Trạng thái đối nghịch bị diệt trừ...Trí Bát Nhã xuất hiện ! 

Hãy nghe Lục Tổ chỉ day "Phẩm Pháp Hội thứ chín, " (tr.78.)
 “…Đại viên cảnh trí Tánh thanh tịnh
Bình đẳng Tánh trí tâm chẳng bệnh
Diệu quan sát trí chẳng tác ý." 
Phải chăng muốn  TIẾP CẬN TÂM LINH ..
Điều cần nhất giữ tâm thể được thanh tịnh !!!!

Huệ Hương 





(1) khâm phục thay gần đây ban biên tập trang web dongten.net ( là trang web Công giáo) đã post một loạt bài “ Giác ngộ tự tánh ”của tác giả Lửa Mới nói về Lục Tổ Huệ Năng một đề tài Phật giáo.    .....GIÁC NGỘ “TỰ TÁNH” TRONG THIỀN  PHẬT GIÁO

(Theo Pháp Bảo Đàn Kinh của Lục Tổ Huệ Năng)

(2) Sự hiện hữu của tất cả các sự vật (chư pháp) nhất định có sắc tướng. Đây gọi là “như thị tướng”. Cái gì có một sắc tướng thì nhất định có một bản tính. Đây gọi là “như thị tính”. Cái gì có một bản tính thì nhất định có một chất thể. Đây gọi là “như thị thể”. Cái gì có một chất thể thì nhất định có năng lực. Đây gọi là “như thị lực”. Khi nó có năng lực, nhất định nó tạo ra nhiều chức năng hướng ngoại khác nhau. Đây gọi là “như thị tác”. Vô số vật thể có hình thể hiện hữu trong vũ trụ. Vì thế, các chức năng hướng ngoại của chúng có liên hệ hỗ tương với tất cả các sự vật. Không có cái gì trong vũ trụ là một hiện hữu riêng lẻ không có liên hệ gì với các sự vật khác. Tất cả các sự vật đều có nhưng liên quan phức tạp với nhau. Chúng phụ thuộc lẫn nhau và qua tác động hỗ tương của chúng, chúng tạo ra nhiều hiện tượngkhác nhau. Nguyên nhân tạo ra những hiện tượng như thế được gọi là “như thịnhân”.

Dù có một nguyên nhân, nguyên nhân ấy cũng không tạo ra kết quả nếu nó không tiếp xúc với một cơ hội hay điều kiện nào đó. Chẳng hạn, lúc nào cũng có hơi nước trong không khí như là nguyên nhân chủ yếu của sương. Một cơ hội hay điều kiệnnhư thế được gọi là “như thị duyên” (nguyên nhân thứ yếu như thế). Khi một nhân (nguyên nhân chủ yếu) gặp một duyên (nguyên nhân thứ yếu) thì một hiện tượng, tức kết quả, được tạo nên. Đây gọi là “như thị quả”.

Một kết quả không chỉ tạo ra một hiện tượng mà còn để lại một dấu vết hay tồn dư nào đó. Ví dụ, kết quả của việc hình thành sương sẽ gây một cảm giác thích thúcho một người ưa cái thể cách sương tạo ra trên các ô kính cửa sổ, trong khi cũng kết quả ấy lại gây một cảm giác bực bội cho một người khác, có những vụ mùa bị hư hại vì sương. Cái chức năng để lại một dấu vết hay tồn dư được gọi là “như thịbáo”.

Chín như thị ấy  xảy ra liên tục trong xã hội và trong cái tổng thể là vũ trụ. Chúng liên hệ với nhau một cách phức tạp, khiến cho trong hầu hết trường hợp, con người không thể phân định được cái nào là nhân, cái nào là quả. Nhưng các như thị này không bao giờ không vận hành theo quy luật của chân lý phổ quát và không người nào, không sự vật nào và không chức năng nào thoát khỏi quy luậtnày. Mọi sự vật đều vận hành theo luật Thập Như thị, từ tướng cho đến báo, tức là từ đầu cho đến cuối. Đây là ý nghĩa của “như thị bổn mạt cứu cánh đẳng” (tổng thể cơ bản rốt ráo từ đầu đến cuối). 

(3)  Huệ Năng nhiều lần nhắc nhở đồ chúng và môn đồ của mình: “Tâm ta tự có Phật, Tự Phật là chơn Phật… Các ngươi tự tâm là Phật, chớ hồ nghi nữa.” Trong Phẩm Phó Chúc thứ mười, tr.89.



facebook-1
***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/11/2020(Xem: 6403)
Ngày xưa ở tại nước kia Có bà goá phụ Đề Vi rất giàu Chồng thời chết đã từ lâu Lại không con cái, u sầu mãi thôi Một thân goá bụa đơn côi Không người che chở, chẳng ai nương nhờ.
19/11/2020(Xem: 6889)
Tụng Ca Tri Ân Sư Phụ, Thầy (nhân ngày Thầy giáo 20/11/2020) Từ ngày học Đạo, kính tri ân Thầy Tổ, Danh sắc mẹ cha ban, Thầy tặng Tâm linh! Sách tấn chỉ bày khuyết điềm trọng, khinh Soi rọi chính mình... quyết theo gương Thầy mẫu mực!
17/11/2020(Xem: 6839)
186. Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-835) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng giảng từ 6.45am, Thứ Ba, 17/11/2020 (03/10/Canh Tý) 🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌺🍀💐🌼🌹🥀🌷🌸🏵️ Tung Nhạc đăng đàn học luật nghi Truyền nhân Mã Tổ thật ly kỳ Thần thông du hí luôn đùa bỡn Nói nín thật thà quả khó bì Vật chứa trong thùng bày đại dụng Quàng xiên cửa miệng lộ huyền vi Ba mươi năm chẵn chưa rời núi Thọ nhận chút duyên có sá gì. (Bài thơ tán thán công hạnh về Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện của TS Hư Vân, do HT Minh Cảnh dịch) 💐🌹🥀🌷🌸🏵️🌻🌼🌺🍀💐🌼 Múi giờ : pháp thoại của TT Trụ Trì Thích Nguyên Tạng (trong thời gian cách ly vì đại dịch Covid-19) về chư vị Tổ Sư Ấn Độ, Trung Hoa, Việt Nam…) - 06: 45am (giờ Melbourne, Australia) - 12:45pm (giờ Cali, USA) - 03:45pm (giờ Montreal, Canada) - 09:45pm (giờ Paris, France) - 02:45am (giờ Saigon, Vietnam) 💐🌹🥀🌷🍀💐🌼🌸🏵️🌻🌼💮🍂🍁🌾🌱🌿🍃 https://www.facebook.com/quangducwebsite
16/11/2020(Xem: 6920)
Xe hoa mừng rước Phật về đây Ngự giữa vườn xoài rợp bóng cây Phật tử thành tâm dâng lễ viếng Chư Tăng hoan hỷ chúc lành thay Miền xa Bắc Úc từng chào đón Châu Á di dân đến chốn này Lập nghiệp định cư nơi đất khách Vẫn luôn nhớ tưởng bốn ơn dày
14/11/2020(Xem: 5816)
Kính dâng Thầy và các bạn hữu trong ĐẠI GIA ĐÌNH QUẢNG ĐỨC niềm an vui có thật khi được nghe pháp thoại mỗi sáng trong mùa phong tỏa vì đại dịch, nhân nghe lại bài hát Niềm An Vui của nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản. Và trong không khí hồ bởi của các bạn được cấp giấy chứng nhân nghe pháp trực tuyến online. Mời bạn cùng vỗ tay và hát NIỀM AN VUI có thật... Giản đơn! Thực phẩm Tâm : dạt dào mưa pháp Đèn soi nẻo Giác... chẳng gì hơn!!!
13/11/2020(Xem: 6689)
Mưa gió đòi phen Dòng người hối hả Thương những cánh cò vội vã bay mau. Đời hôm sớm, đi-về không kịp sức, Sắc áo thời gian chốc đã phai màu.
10/11/2020(Xem: 10579)
Kính Mừng Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Ngày 30-09 Âm Lịch (Dược Sư Như Lai, Đại Y Vương Phật) Kính lạy Đức Phật Dược Sư Bi mẫn, Cả năm rồi, đại dịch xuất hiện thần kỳ Thế giới phong tỏa, thân quyến chia ly Nguyên nhân đến từ đâu hiện còn ẩn khuất?
10/11/2020(Xem: 7706)
Bên thềm nặng hạt mưa rơi Giọt rơi trên lá, giọt trôi vào lòng. Ngoài kia mưa vẫn mênh mông Phải đâu đất khách muôn trùng xa xôi.
09/11/2020(Xem: 5252)
Tổ tiên, ông bà ta rất kinh nghiệm để có Ca dao: “Cái vòng danh lợi cong cong Kẻ hòng ra khỏi người mong bước vào…” Biết rằng sẽ lắm lao đao Nhưng sao vẫn lắm người giàu còn ham ? (1) Đúng là năng lực lòng tham “Ngũ dục” (2) Phật dạy,người phàm vướng thôi ! Ngày đêm thấp thỏm bồi hồi Lo toan tính toán đứng ngồi không yên
08/11/2020(Xem: 13806)
Tôi đã có ý định từ vài tháng trước vào ngày Thầy giáo (20/11) sẽ viết một bài tri ân Sư Phụ tôi và các Giảng Sư đã gieo nhiều hạt giống tốt vào tâm thức tôi nhất là trong mùa đại dịch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]