Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quê nhà ơi ! Nguyện cầu vượt thoát Covid !

28/07/202111:01(Xem: 4135)
Quê nhà ơi ! Nguyện cầu vượt thoát Covid !

quan am bo tat 3

Quê nhà ơi !
Nguyện cầu vượt thoát Covid !


Kính bạch Thầy nhân ngày vía Quan Âm , kính xin cúng dường
và đang lời cầu nguyện đến bịnh nhân tại quê nhà . Kính chúc sức khỏe Thầy, HH



Xem tìn tức quê nhà ...tim xé buốt !
Vắc xin chủng ngừa chưa được một phần trăm
Đô thị cách ly ...số bịnh nhân vẫn cứ tăng
Delta biến thể mức lây lan kinh khủng quá !


Gọi ‘hiện tương thoáng qua ‘mơ hồ, xa lạ !
Tổ tiên ngày xưa nào biết đến bao giờ
Ô nhiễm quyện vào môi trường mức độ không ngờ
Chỉ nguyện cầu nhiều nước bạn tiếp tay thuốc chủng ! .


Chuyên viên y tế ban ngành ...Bồ Tát hiện đời hữu dụng !
Thêm tình người .. Hải ngoại trong nước gần xa
Kính xin đừng phổ biến tin nhảm tin ma
Làm căng thẳng tinh thần người dân yếu đuối !
Cùng nhau khuyến khích, sẻ chia và an ủi !
Sẽ có một ngày ... Đại dịch Covid bị đẩy lui !!!!


Huệ Hương
Melbourne 28/7/2021






Covid-safe


CHỈ MỘT TÍC TẮC THÔI ... SÀI GÒN ƠI !

Bs Hải BVTD gửi lời nhắn cho mọi người...

Một tháng qua, tôi được tăng cường hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta ở Ấn Độ, rồi 2 tuần nay được điều trở lại Tokyo để điều trị cho những người bị nhiễm chủng virus này. Delta là biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn tới 90% so với virus gốc, và chiếm tới gần 70% tổng số ca nhiễm mới ở Nhật Bản vào thời điểm chuẩn bị khai mạc Olympic Tokyo.

Các bạn ở đồng nghiệp ở VN hỏi tôi vì sao các nhà khoa học gọi nguy cơ lây nhiễm biến thể Delta là “sự liên hệ thoáng qua”. Tôi giải thích như thế này: Virus Delta có thể tích rất nhẹ nên nó chậm rơi xuống bề mặt, nó lơ lửng trong không gian nhiều giờ liền nên rất dễ lây lan. Vì thế khi hai người đứng gần nhau (chỉ đứng gần chứ chưa nói chuyện, cũng chẳng bắt tay) trong đó có một người nhiễm biến thể Delta thì chỉ cần vài giây đồng hồ thôi, người đứng gần đã bị nhiễm. Tôi nói đứng gần là đứng trong phạm vi từ 1 đến 2 mét, còn gần hơn thì tốc độ virus xâm nhập càng nhanh hơn, nó tính bằng tích tắc chứ không phải là 5 hay 10 giây. Đó chính là “sự liên hệ thoáng qua”.

Nghe tin quê nhà, nhất là Sài Gòn (nơi tôi được đào tạo thành Bác sĩ) đang chống chọi với dịch bệnh, tôi nhắn cho các bạn đồng nghiệp và người thân ở Việt Nam cần chú ý phòng chống vì biến thể Delta lây lan rất nhanh trong môi trường đông người, nơi ở chật chội, những nơi công cộng… Ngoài lây truyền do hít phải các giọt bắn, nó còn thâm nhập khi ta chạm tay vào hành lang, cầu thang, nút bấm thang máy, cửa xe, thậm chí cả áo mặc ngoài hoặc tiền bạc qua giao dịch. Có lần tôi nhắn các bạn khẩu trang là vật bất ly thân và nước sát khuẩn tay là vật bất ly nhân. Khẩu trang đeo khi ra đường và sát khuẩn tay mọi lúc, mọi nơi là biện pháp hiệu quả cho dù các bạn đã tiêm hay chưa tiêm ngừa. Xin nhấn mạnh rằng virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta lây truyền qua các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín, vì vậy dù ở xa hơn 2m bạn vẫn có thể nhiễm. Với chủng cũ, một người mắc bệnh có thể lây cho vài ba người, nhưng một người nhiễm chủng Delta sẽ lây cho mười, thậm chí hai, ba chục người.Người bị nhiễm virus Delta có thể không có triệu chứng sốt, ho, khó thở nên họ không biết mình bị nhiễm. Vì không biết nên họ vẫn đi làm, đi dạo phố, tiếp xúc với nhiều người. Đó là một trong nhiều nguyên nhân khiến dịch lây lan nhanh và khó lường.

Các bạn ơi, chỉ một tích tắc thôi, nếu không mang khẩu trang khi ra ngoài, khi đến chỗ đông người; chỉ một tích tắc thôi nếu mang khẩu trang dưới cổ để đối phó và chỉ một tích tắc thôi nếu bạn không rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc bằng dung dịch sát khuẩn thì nguy cơ lây nhiễm sẽ rất cao, rất cao.

Vì quá bận rộn và căng thẳng trong điều trị cứu người bệnh nên hôm nay mới tranh thủ gõ vài dòng này. Dù hơi dài nhưng mong rằng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về biến thể Delta để tự bảo vệ mình và nhắc nhiều người quan tâm phòng chống. Sài gòn ơi, cho tôi dành tất cả yêu thương. Bạn bè ơi xin cho tôi gửi lời chúc.


Một người trong nhóm của Huệ Hương


'stayhomecovid19

Cuộc chiến Covid-19 trong gia đình 5 người F0

TP HCMThùy Liên không nghĩ "cơn cuồng phong Covid-19" ập đến gia đình mình nhanh như vậy. Chỉ vài ngày, cả 5 người trong nhà cô trở thành F0, phải nằm ở 4 bệnh viện khác nhau.

"Thời điểm đó, dù ngoài mặt tỏ ra bình tĩnh nhưng lòng tôi quặn đau. Ý nghĩ duy nhất là tôi phải lạc quan và chiến đấu để còn lo cho gia đình", Thùy Liên, 27 tuổi, ở phường 13, quận 10, nhớ lại ngày định mệnh.

Cả nhà Bích Liên chờ kết quả test nhanh Covid-19 ngày 5/7. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Cả nhà Bích Liên chờ kết quả test nhanh Covid-19 ngày 5/7. Ảnh: Nhân vật cung cấp.

Tối 5/7, Liên bắt đầu sốt nhẹ và đau nhức toàn thân. Cô gái lờ mờ đoán bản thân bị nhiễm nCoV bởi người chú ruột sống cùng nhà được xác định dương tính và đã đi cách ly. Ngày hôm sau, đến lượt mẹ và ông nội cô cũng xuất hiện triệu chứng tương tự. Liên gọi điện đến trạm y tế phường thông báo. Kết quả test nhanh cho thấy ngoài người bố âm tính, ba người còn lại đều dương tính. Do có nhiều bệnh nhân, lại chưa có kết quả xét nghiệm PCR nên cả gia đình được yêu cầu tự cách ly tại nhà.

Đối với một gia đình, người khỏe mạnh và người nhiễm bệnh phải sống cùng nhau, tự cách ly là việc rất khó khăn. Một bên là ông nội mắt kém cần được chăm sóc, một bên là người bố chưa nhiễm bệnh nhưng chân có tật nên rất khó đi lại. "Làm thế nào để bảo vệ được bố khỏi nguy cơ lây nhiễm?" - ý nghĩ đó quẩn quanh trong đầu cô con gái, cũng là trụ cột chính của gia đình.

Sau khi bàn bạc với mẹ, Liên quyết định sử dụng phòng khách làm "vùng đệm" để cách ly gia đình, cô và mẹ ở phía cuối nhà còn bố và ông ở hai phòng đầu nhà. Mọi người giảo tiếp với nhau hoàn toàn qua điện thoại. Những ngày đầu, mẹ còn khỏe, cơm nước bà nấu được đặt ở điểm cố định trong nhà, bố tự đến lấy.

Đồ đạc trong nhà cũng được phân chia rất rõ ràng. Trước khi sử dụng, mọi thứ phải được rửa kỹ bằng nước sôi, điện thoại di động cũng được khử trùng bằng cồn. Dù ở trong nhà 24/24h, tất cả đều phải đeo khẩu trang, trừ lúc ăn uống và tắm giặt. Liên thường xuyên nói chuyện với mọi người để xác nhận trạng thái thể chất và tinh thần của họ bởi cô biết, khi mắc bệnh, nỗi sợ hãi và bất an sẽ tăng lên, khiến tác động tâm lý của virus đối với sức khỏe còn lớn hơn chính căn bệnh.

"Nên bình tĩnh, mọi việc rồi sẽ ổn" là câu Liên hay nói nhất thời điểm này.

Những ngày chờ kết quả xét nghiệm PCR với cô dài như cả thế kỷ. Ngoài sốt, đau đầu, Liên còn mất vị giác, khứu giác, kèm theo mất ngủ liên miên. Với sự hướng dẫn của bác sĩ trạm y tế phường, cô vẫn cố ăn để tăng đề kháng, uống nhiều nước và không lạm dụng thuốc hạ sốt. "Mỗi khi mệt quá, tôi lại nghĩ sẽ làm gì nếu bị căn bệnh đánh gục. Rồi giả sử gia đình bị tách mỗi người một nơi, chúng tôi xoay xở thế nào?", Liên kể. "Tuyệt vọng là thứ đáng sợ nhất, đặc biệt trước bệnh tật. Nếu mệt mỏi, hãy cứ giận dữ nhưng đừng để tuyệt vọng bắt mất lý trí. Bình tĩnh là chìa khóa để thoát khỏi bi kịch của số phận", cô viết trong nhật ký.

Nỗi lo sợ của Liên không phải không có căn cứ, hôm 9/7, khi mang nước cho con gái, mẹ cô ngất xỉu, ngã lăn xuống nền nhà. "Đó là khoảnh khắc sợ hãi nhất tôi từng trải qua. Tôi cứ tưởng mình sẽ mất mẹ ngay lúc ấy", cô gái nhớ lại. Khi nhân viên y tế phường xuống cấp cứu, cô vẫn không ngừng khóc. Liên chỉ kịp trấn tĩnh khi xe sắp lăn bánh đến bệnh viện: "Mẹ ơi, tin tưởng vào bác sĩ, y tá nha mẹ. Vài bữa là được về thôi", cô chạy theo, nói với.

Hai ngày tiếp theo là quãng thời gian khó khăn nhất với Liên. Cô liên tục buồn nôn, cổ họng lúc nào cũng như có ngàn chiếc kim chặn lại, ăn hay uống đều đau nhói. Sợ không thể tiếp tế được cho mẹ và ông trong viện, ngày 11/7, cô lên trang cá nhân để lại số điện thoại của người thân cho bạn bè, dặn dò những việc nhờ họ làm, phòng trường hợp sức khỏe diễn tiến xấu.

Nửa đêm hôm đó, Liên được đưa đến bệnh viện dã chiến thu dung tại Hóc Môn cùng một số F0 trong khu phố. Sau khi khám phân loại, Liên được ở lại bệnh viện dã chiến do thuộc F0 thể nhẹ.

"Đêm đầu tiên ở bệnh viện dã chiến là đêm dài nhất tôi từng trải qua, nhưng phải động viên mình không thể gục ngã", cô kể. Dù đang bị Covid-19 hành hạ nhưng cô lo cho ông nội và mẹ ở Bệnh viện Gò Vấp đang phải thở oxy và lo cho bố chân yếu, lại ở nhà một mình. Điều an ủi duy nhất thời điểm đó là các triệu chứng bệnh của cô dần thuyên giảm. Ngoài vẫn mất khứu giác, sức khỏe của Liên dần trở lại bình thường. "Dường như thời gian khó khăn nhất của tôi đã qua", cô nói.

Thế nhưng khó khăn mới lại bắt đầu. Hai hôm sau gọi điện về, bố Liên liên tục kêu mệt. Gọi video call cho ông, hình ảnh đầu tiên cô thấy là khuôn mặt bố đỏ ửng, đôi mắt thất thần, tiếng thở rít lên từng chặp khiến nỗi sợ hãi trong Liên trỗi dậy. Thời điểm này, những ca Covid-19 trong thành phố liên tục tăng cao, phải mất một ngày y tế phường mới đến xét nghiệm cho người bố. Khi nhận kết quả dương tính của ông, cô gái 27 tuổi không còn đủ sức khóc.

Ngày hôm sau, bố Liên được chuyển đến Bệnh viện quận 10 nhưng hoàn toàn mất liên lạc. Ngày kế tiếp, khi hồi phục lại đôi chút, ông chủ động gọi cho con gái thông báo cơn sốt đã giảm. "Bóng tối bao trùm gia đình tôi được xua tan", Liên nói, "Chúng tôi thật may mắn, các triệu chứng không tồi tệ hơn. Không còn ai nguy hiểm đến tính mạng". Thời điểm này, mẹ và ông nội cô cũng không còn phải thở oxy nữa. Đến 26/7, bố cô cũng được chuyển đến khu dã chiến Bệnh viện Trưng Vương để điều trị.

Để cập nhật tình hình sức khỏe mọi người, hàng ngày 9h sáng, Liên lại nhấc điện thoại gọi cho bố mẹ vài phút, chủ yếu giữ liên lạc và động viên tinh thần. Ngày 23/7, mẹ và ông nội đều cho kết quả âm tính lần hai, chờ ngày ra viện, trong khi Liên và bố vẫn dương tính. "Sức khỏe tôi vẫn ổn, chỉ là vấn đề thời gian để có được kết quả âm tính", cô lạc quan.

Những ngày sống tại bệnh viện dã chiến, Liên không quên cảm ơn sự ủng hộ của người thân và bạn bè. Cô cho hay, mọi người liên tục gửi thức ăn, hoa quả cho năm bệnh nhân trong gia đình. Hàng xóm, thậm chí những người không quen biết đã động viên, cổ vũ tinh thần trong thời gian họ chiến đấu với virus. "Gia đình tôi có thể sống sót qua khủng hoảng là nhờ sự tin tưởng và hỗ trợ của nhiều người. Chúng tôi không cô đơn khi đối mặt với dịch bệnh", cô nói.

Liên còn gửi lời cảm ơn tới trạm y tế phường, trung tâm y tế quận, những y bác sĩ đã xét nghiệm, điều trị cho mình và người thân, những tình nguyện viên hậu cần ngày chỉ ngủ 2-3 tiếng để phục vụ những bệnh nhân Covid-19 như cô. "Tình cảm mọi người dành cho khiến tôi rất hạnh phúc. Sài Gòn luôn dễ thương như thế", Liên xúc động.

Dự định của cô gái sau khi ra viện là dành thời gian cho gia đình, quan tâm hơn đến sức khỏe người thân, trước đây vì lý do công việc mà cô không để tâm. Liên cũng muốn sau khi về nhà, cô sẽ giúp đỡ những người nhiễm bệnh như mình, như cách mà cô đã nhận được từ người khác.

Mới đây trên trang cá nhân, Liên chia sẻ biến cố Covid-19 khiến cô ngộ ra nhiều điều. "Cuộc sống thật mong manh. Những gì tôi theo đuổi trước đây giờ không còn quan trọng nữa. Mong muốn duy nhất bây giờ là sức khỏe của mọi người trong gia đình và cho chính mình", cô viết.

*Tên nhân vật đã thay đổi.

Hải Hiền
https://vnexpress.net/cuoc-chien-covid-19-trong-gia-dinh-5-nguoi-f0-4331604.html




facebook-1


***
youtube

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 22442)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
24/04/2024(Xem: 492)
Xa quê ngẫu nhỉ! Gặp ngài, Một vị trưởng lão đất trời âu châu, Dáng phương phi, nguyệt thượng đầu; Đã không mệt mỏi bắt cầu tây đông Cốt cách vốn dĩ tượng long, Ẩn mình dưới bóng trượng tòng sa môn; Một đời phụng sự hết lòng Những hàng hậu học mênh mông ân ngài.
24/04/2024(Xem: 579)
Hôm nay nhìn Mẹ Quán Âm Lòng con xúc động vô ngần hỷ hoan Dáng Mẹ thanh thoát nhẹ nhàng Nét từ bi hiện rõ ràng tôn nhan Tâm ai dù có ngổn ngang Nhìn Mẹ cũng thấy ổn an đôi phần
23/04/2024(Xem: 515)
Năm 2024 là kỷ niệm 60 năm ngày xuất gia lần đầu, Mùng 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (21/3/1964), cũng là đánh dấu 20 năm (2004-2024) sống trên một tiểu bang và đất nước “đáng sống”, “hạnh phúc nhất nhì thế giới” đó là Nam Úc. Nghĩ lại mình: “Đệ tử phước cạn nghiệp sâu, Chướng dày huệ mỏng, Nhiễm tâm dễ khởi, Tịnh đức khó thành, Nay xin một lòng, Tin thành sám hối”. Chắc do nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp đã gieo tạo, nên khi sinh ra, lớn lên đều ở trong môi trường khiêm tốn về vật chất, còn tinh thần cũng nhiều bất hạnh với cuộc đời. Vừa bất hạnh, vừa nghèo, lại không tài giỏi, tưởng rằng sẽ phải chịu nhiều khốn khổ. Nhưng chắc nhờ ảnh hưởng bởi âm đức, có được bản tánh hiền lành, luôn hài hòa trong cuộc sống, sẵn sàng chịu thiệt thòi, cho mọi việc được hanh thông, tốt đẹp. Riêng với tự thân tin tưởng tuyệt đối vào luật nhân quả, thấm nhuần lời dạy của chư Tổ và hiểu được rằng: Phật Pháp rất nhiệm mầu. “Im lặng là vàng. Chịu thiệt là phúc. Nhẫn nhịn là bạc. Giúp người là đức”. Nên hằng
20/04/2024(Xem: 556)
Bồ Tát Quán Thế Âm Nghe tiếng kêu thống khổ Nhân loại đang lầm than Trong sầu đau phiền não. Thị hiện để cứu người Tùy căn duyên độ đời Không phân biệt phú quý Hay tay lấm chân bùn.
17/04/2024(Xem: 791)
Đường về núi cũ chùa xưa Phật thiêng trên cõi phù du vô thường Cỏ hồng hiu hắt quê hương Trên đồi Trại Thuỷ nở vườn kỳ hoa Chân trời cao rộng xuất gia Đi tìm vô hạn mây hoà với thơ Điêu linh mặt đất bến bờ Vòng tay cát bụi đợi chờ ôm mang
17/04/2024(Xem: 639)
Xứ Úc hiền hoà nay xảy ra quá nhiều xô xát ! Hành vi đâm chém (stabbing ) có thể do phẫn nộ ẩn giấu bên trong Học lại bài kinh “Ví dụ cái cưa “ mới cảm thông (1) Vì lòng từ bi, Đức thế Tôn đã giáo giới !
17/04/2024(Xem: 237)
Đời ta, chiếc lá Bồ Đề Thăng trầm muôn nỗi.. rồi về cội xưa Đời ta, là tiếng chuông chùa Ngân nga theo gió bốn mùa nhân gian Đời ta, là một nén nhang Tỏa làn hương .. nguyện bình an khắp cùng Thu tàn, Đống đến, sang Xuân.. Thì ta vẫn thế, sống trong hiện tiền.
13/04/2024(Xem: 186)
Các anh là chiến sĩ oai hùng Hiên ngang chiến đấu khắp mọi vùng Chí cả sáng ngời như Nhật Nguyệt Dâng hiến đời vì lợi ích chung. Các anh là chiến sĩ tài hoa Vạn tâm hồn là vạn tinh hoa Sống hiên ngang trong thời ly loạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567