Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Miềng Dớ Mạ Miềng Miềng Khóc

22/06/202118:58(Xem: 4889)
Miềng Dớ Mạ Miềng Miềng Khóc

MIỀNG DỚ MẠ MIỀNG

MIỀNG KHÓC

Tra rồi ! Dớ mạ con ngồi khóc,

Giống như khi con nít rứa thôi !

Cha miềng chết khi mạ còn xuân sắc

Ở rứa thôi !  Nuôi con cho khỏe, cho rồi !

 

Tui giỏ giứt, mới vừa bốn tuổi

à eng tui mười bốn, mười hai…

Đi họoc, đi chơi … có biết chi giúp mạ

Một chắc mạ đòn triêng sương nặng trẹo hai vai…

 

Mạ nòi chốông con dà  phẩm hạnh

Mặt mụi  dòm thua kém chi ai

Biết mấy eng ngó dòm mạ tréng

Giữ phận mìềng ở quá nuôi con

Ba đứa dỏ lớn lên dờ mạ

Biết mấy tháng năm bươn bã bán buôn

Có thiếu chi mô… dư con dà khá giả

Cơm ăn áo mược tết dứt đẹp đẽ luôn luôn…

 

Khi mạ sốông tụi con cực khổ

Chừ khá hơn thì mạ đã chết rồi.

Thương mạ quá ! Mần răng nói ra cho rõ

Giống dư xua ! Con ngồi khóóc đó thôi !!!!

 

HẠNH PHƯƠNG

15.6.2021

 

 

 

 

 

         Mấy hôm nay ngồi đọc BÚT KÝ của nhà thơ đồng hương lão thành XUÂN BẢO, trên FACEBOOK viết rất nhiều chuyện, nhiều vùng miền quê hương Quảng Trị . Cụ Xuân Bảo ở Đại Hào- Triệu Đại, tôi ở Gia Độ - Triệu Độ. Cách nhau chỉ cây Cầu SÃI …

        Đọc bút ký của Cụ Xuân Bảo tự nhiên tôi nhớ, tôi thèm nói cái tiếng nói nhà quê của mình… Thèm lắm lắm…

       Tôi nhớ khi học Năm thứ Hai ở Phân Khoa Khoa học Nhân Văn Viện Đại Học VẠN HẠNH… Tôi được học Thầy LÊ MẠNH THÁT, Thầy người làng Cù Hoan- Quảng Trị… Mười năm du học ở Mỹ, mang về 5, 6 cái bằng Tiến Sĩ, lại từng nghe; Khi mới học lớp Đệ Tứ, ở chùa Từ Đàm, thầy đã đọc và nhớ toàn bộ Đại Tạng Kinh chữ Hán, nay: khi dạy chúng tôi , thầy nói và viết thông thạo 15 thứ tiếng ( ngoại ngữ )…

       Thế mà, lúc ấy, khi bước vô Giảng Đường, chuẩn bị giảng Cổ Sử Ấn Độ tiền THÍCH CA cho sinh viên hoc, trên tay thầy không có lấy  một miếng giấy, một quyển sách gì trên tay như các vị giáo sư khác… Trên bàn  Giáo sư duy nhất  chỉ có một hộp phấn trắng, do Giáo sư dạy giờ trước để lại… Có lẽ, trên bàn còn vương bụi phấn, thế nên Thầy THÁC mới nói : “ Có cái chủi mô đó khôông,eng mô cầm lên xuốc cái bàn cho thầy một chút hè ?!! “

       Nghe tiếng Thầy nói, toàn là thổ âm Quảng Trị, tôi rợn cả người… Tiếng nói quê hương chúng tôi  thường bị thiên hạ chê là tiếng nhà quê không sang như tiếng Huế…,Trong khi đó thầy mình du học ở Mỹ mười năm trở về, làm một Giáo sư Đại học,Thầy đã không quên tiếng nói nhà quê của mình, thầy nói rặc ri tiếng Quảng Trị , y như dân nhà quê Quảng Trị mới vô chân ướt chân ráo giữa Sài gòn … Lạ thiệt .

      Thú thật, ngay từ thuở nhỏ tôi đã yêu cái tiếng nói quê mùa của mình lắm lắm…Tôi cũng từng nuôi dự tính viết một cuốn SỔ TAY thổ âm Quảng Trị, vì thấy ngay hiện tại nhiều tiếng thổ âm, thổ ngữ nay gọi là phương ngữ đã không còn ai dùng nữa. Ngay lớp trẻ đi học bây giờ cũng không thầy cô nào dạy cho biết…. Nhiều tiếng đã thành tử ngữ rồi : ít thí dụ như : CÔI ĐƯỚI, ĐAO RẠ, TRỌT CƯƠI … Thao thức ấy, nay luống tuổi rồi vẫn chưa làm được …Đúng như Nhạc sĩ PHẠM DUY hát : Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời….Tôi muốn xin phép Phù thủy ngôn ngữ cho tôi sửa chữ NƯỚC TÔI thành quê tôi, làng tôi.. cho nó nhỏ lại tí xíu, cho nó đúng cái tham vọng cỏn con của mình ….

Tôi lại nhớ khi học lớp ĐỆ TỨ ở trường Trung học BỒ ĐỀ QUẢNG NGÃI ( Bây giờ gọi là lớp 9 ) Tôi được học Tiếng Pháp với Thầy Định… Thời Pháp thuộc Thầy là Trưởng Ty Giáo Dục tỉnh Quảng Ngãi. Nên người ta thường gọi Thầy là Ông Đốc ĐỊNH…Thầy là thầy dạy tiếng Pháp nhưng lại vô cùng yêu tiếng nước mình : TIẾNG VIỆT.

Thầy có viết một tập TỪ ĐIỂN CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT. Bản thảo Thầy viết trong một cuốn sổ tay nho nhỏ, hồi ấy người ta thường gọi là carnet ,khổ giấy hình như 9cm x12 cm.. Thời ấy sổ sách hiếm lắm…chứ không như bây giờ. Chữ Thầy viết bằng bút máy, bơm mực… rất nhỏ… Nhỏ li ti nhưng rất rõ ràng… Thầy trao cho tôi xem. Tôi cứ ngỡ Thầy cho mình xem là để cho biết việc Thầy làm , đó là lo cho tiếng Việt, giúp thế hệ học trò của Thầy nói và viết cho đúng tiếng Việt… Tôi thật không ngờ khi nghe Thầy nói : “Thầy biết con là người Quảng Trị, Quảng Trị, Quảng Bình là hai địa phương phát âm đúng nhất, chuẩn nhất những tiếng có phụ âm T và C ; N và NG ở cuối… Thầy nhờ con kiểm tra phần ấy cho Thầy…”

Giờ đã ở độ tuổi trên 70, nhìn lại các bậc Thầy của mình họ cẩn trọng đến thế … Họ yêu tiếng Việt đến thế…

Mấy hôm nay đọc bút ký Cụ Xuân Bảo tôi lại thèm nói, thèm nghe tiếng nói nhà quê mộc mạc của mình…Bài thơ nầy hình thành là do nguyên nhân ấy … Nhưng đã hơn 60 năm mình chưa được nói, được nghe… chắc gì mình đã ký âm, phiên tả đúng cái tiếng nói nhà quê của mình…

Lại còn trắc trở yếu tố ký âm : NHỚ trong thương nhớ là DỚ, hay GIỚ ; NHÀ trong ngôi nhà là DÀ hay GIÀ ,,,,

Viết bài thơ xong, tôi phải in ra trên giấy , xem lại, rồi mới phiên tả ra tiếng phổ thông, sao cho người đọc, không nói tiếng Quảng Trị, Quảng Bình hiểu được nội dung mình muốn nói.

Bài thơ phiên tả ra tiếng phổ thông sẽ như sau ( chắc chắn là không hợp bằng trắc, niêm luật, âm vận của thơ… Xin người đọc hoan hỷ dung thứ.

MÌNH NHỚ MẸ MÌNH MÌNH KHÓC
Già rồi ! Nhớ mẹ mình…ngồi khóc
Giống như khi còn thơ ấu, thế thôi
Cha mình mất khi mẹ mình còn xuân sắc
Ở vậy thôi ! Nuôi con cho khỏe cho rồi.
Tôi nhỏ nhất, mời vừa bốn tuổi
Chị, anh tôi mười bốn, mười hai…
Đi học, đi chơi… có biết gì giúp mẹ
Mẹ một mình đòn gánh trĩu hai vai …
Mẹ nòi giống con nhà phẩm hạnh
Mặt mũi nhìn thua kém chi ai
Biết mấy anh… thòm thèm mẹ tránh …
Thủ phận mình ở góa nuôi con.
Ba đứa nhỏ lớn lên nhờ mẹ
Biết mấy tháng năm bươn bã bán buôn
Có thiếu chi nào… khác chi đâu những
đứa con những nhà khá dã.
Cơm ăn, áo mặc, tết nhất về vẫn đẹp đẽ luôn luôn.
Khi mẹ sống tụi con cực khổ
Chừ khá hơn thì mẹ đã mất rồi .
Thương nhớ mẹ nhiều lắm,
biết làm sao nói ra cho rõ.
Giống hệt như xưa ! Con ngồi khóc đó thôi ..
HẠNH PHƯƠNG
Đã phiên tả ra tiếng phổ thông, không biết có chuẩn chưa, xin quý thức giả, nhất là thức giả đồng hương Quảng Trị góp ý, bổ túc, bổ sung và chỉ giáo… Người cầm Chuột máy tính vô vàn trân trọng tri ân…
Mô Phật.
Hướng về Vu Lan con lại thương cha nhớ mẹ nhiều hơn…
HẠNH PHƯƠNG
Mùa VU LAN TÂN SỮU – PL . 2546

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/08/2020(Xem: 8755)
Vịnh Cảnh Chùa Long Tuyền Long Tuyền chùa cổ thật trang nghiêm Các tháp cao ngời tỏa đạo huyền Vắng lặng vườn hoa cây nói pháp An bình cảnh trí suối khơi thiền Tiếng thanh chim hót vơi tham dục Lá biếc mai khoe lắng não phiền Thất Bảo, Quan Âm đều thắng cảnh Mỗi lần khách đến kết lành duyên.
24/08/2020(Xem: 5900)
Ngày ngày lễ Phật xong đến phần hồi hướng , Mẹ, Cha dù đang cảnh giới nơi nao ? Nguyện chút công đức này đền đáp công lao , Dưỡng dục nên người lại thêm biết Đạo ?
24/08/2020(Xem: 7100)
Tháng năm bước đời dong ruỗi Hay đâu mùa đã sang thu Trông về phương mây trắng nổi, Một chiều hoang tái tâm tư.
24/08/2020(Xem: 7657)
Rời quê cũ lênh đênh con sóng bạc Thầy ra đi theo tiếng vọng lên đường Sờn áo mỏng bao năm trên đảo nhỏ Giấc mơ nào cho mấy độ tha phương Đời tu sỹ trong gót hài muôn dặm Nhấc chân lên là siêu vượt bến bờ Thân giả tạm gá vào nơi cõi tạm Dạy bao người đến được chốn hương quê Rồi Quảng Đức bao năm trường giá lạnh TÂM ban đầu vẫn khắc khoải thời gian PHƯƠNG nào đến cho đoạn đường lây lất Vẫn chân tình trong tiếng vọng Lạc Bang Nguồn pháp nhũ là uyên NGUYÊN mấy độ Trãi bao thu gìn giữ TẠNG chơn thừa Gió vẫn lạnh nhưng lòng thầy không lạnh Để bao mùa ngồi gõ nhịp trong mưa Nam Mô A Di Đà Phật Melbourne cuối đông 2020 Đệ tử Đồng Thanh
24/08/2020(Xem: 6891)
Quảng Đức Già Lam Vịnh Kính tặng TT. Thích Tâm Phương, TT. Thích Nguyên Tạng Quảng Đức Già Lam rạng ánh quang Trang nghiêm thanh tịnh ngát sen vàng Tâm Phương viện chủ khai nguồn đạo Nguyên Tạng trú trì tiếp ánh đăng Phật tử năm châu đều ngưỡng mộ Tăng Ni bốn biển thảy ca dương Trang Nhà Quảng Đức thơm Hương Tích Tỏa rạng tình thân mọi nẻo đường...! California, 23-08-2020 Trúc Nguyên-Thích Chúc Hiền (cảm đề)
24/08/2020(Xem: 10950)
Tay nâng bát cúng Quá Đường Mùi cơm Hương Tích muôn phương ngạt ngào Phật Tổ ngự ở trên cao Mắt nhìn từ ái, hào quang sáng ngời. (thơ của Phật tử Thanh Phi)
23/08/2020(Xem: 6423)
Chùa Lầu, cổ tự ở Duy Xuyên Mái ngói rêu phong gió trải miền Rạng ánh trăng huyền soi lối đạo Ngời trang kinh ngọc hoá nhân duyên Chuông khuya thức tĩnh vơi sầu não Mõ sớm ngân vang lắng khổ phiền Lữ khách nơi nơi về hội ngộ Tăng nhân tĩnh tại đãi trà thiền. Trà thiền đối ẩm đạo hàn huyên
23/08/2020(Xem: 8699)
Mấy mùa sương khói mấy mùa tan Đời con phiêu bạt kiếp lầm than Rưng rưng ngấn lệ sầu viễn xứ Một tiếng chuông chùa vọng Vu Lan
21/08/2020(Xem: 5902)
Trông làng mây trắng phù hư, Lên non ngắm cảnh, trăng từ trăm năm. Gió đời nghiệp ảnh nhã tầm, Vinh hoà Phú quý, nhiên tâm sáng ngần.
19/08/2020(Xem: 7105)
Chuyến đò ngang sinh mệnh Kính bạch Thầy ,ba năm rồi vào tháng bẩy là đến giỗ mẹ , nhìn lại đời mình sao giống con đường mẹ đã đi qua Tất cả chỉ là ân nghĩa , tất cả đều đã an bày và mình chỉ phải vun bồi công Đức mới tạo thêm năng lượng trên hành trình này . Kính dâng Thầy bài thơ và kính chúc sức khỏe Thày, HH Tháng bảy đến, mưa đêm buồn xa vắng ! Lòng vương mang tang mẹ đã tròn 3 ( ba) , Phong tỏa , cô quạnh ...chỉ ta lại với ta , Dùng kinh kệ thành tâm nguyện hồi hướng .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]