Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

20. Phẩm Đạo

14/03/202116:50(Xem: 5003)
20. Phẩm Đạo

Kinh Pháp Cú

____________
Dhammapada
____________

 

Chuyển vần lục bát : Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương

 Bản gốc :
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán

Hoà Thượng Thích Minh Châu  từ bản chữ Pali

20. Phẩm Đạo (MAGGAVAGGO)
---o0o---

273. Đạo nào hơn Bát Chánh đây
Lý nào bằng Tứ Đế tày lý chân
Dục ly, không pháp nào hơn
Phật Đà năm mắt (1), bậc trên Thánh Hiền

274. Duy đường Chánh Đạo (2) đương nhiên
Làm cho tri kiến một niềm tịnh thanh
Nếu theo đường ấy trì hành
Ma quân mê loạn, đoạn nhanh não phiền

275. Tu theo Chánh Đạo tự nhiên
Khổ đau đoạn tận, chướng duyên còn gì
Con đường Ta chỉ, gắng đi
Trí tâm rộng mở, sân, si diệt tàn

276. Hãy mau giác ngộ mọi đàng
Như Lai đã chỉ rõ ràng đường đi
Siêng năng thiền định, hành trì
Ác Ma sẽ chẳng trói ghì được đâu

277. Tuệ kia soi sáng thâm sâu
Lẽ vô thường thấy đâu đâu cũng là
Khổ đau do đó lià xa
Con đường thanh tịnh cứu ta thoát nàn
(1) Năm mắt: nhục nhãn, thiên nhãn, huệ nhãn, Phật nhãn và nhất thế chí nhãn
(2) Chánh đạo gồm Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, Niết Bàn


278. Tuệ kia soi sáng ngút ngàn
Thấy đau khổ đã lan tràn khắp nơi
Khổ đau nhàm chán quá rồi
Con đường thanh tịnh đón mời người tu

279. Tuệ kia soi sáng thâm u
Thấy rằng các pháp đều vô ngã rồi
Khổ đau cũng phải lìa thôi
Con đường thanh tịnh đón mời người tu

280. Khi cần chẳng nỗ lực ư
Lúc còn cường tráng lại nhu nhược, lười
Để cho ý chí ngủ vùi
Làm sao ngộ đạo cho đời tiến thăng

281. Giữ gìn khẩu nghiệp, nói năng
Giữ thân, chớ để ác tâm xúi làm
Giữ tâm tư, khéo hộ phòng
Giữ ba nghiệp tịnh, đạo dòng Thánh nhân

282. Tu thiền thời trí tuệ tăng
Bỏ thiền, trí tuệ cầm bằng tiêu tan
Hiểu tường hai lẽ mất, còn
Dốc lòng tu tập, viên tròn huệ năng

283. Đốn rừng dục, giữ cây ngay
Dục kia sinh sợ hãi này chứ đâu
Đốn rừng ái dục sạch lầu
Tỷ Kheo tịch tịnh, dứt sầu, sạch tâm


284. Dây tình trai gái còn vương
Vẫn chưa dứt được ý, tâm buộc ràng
Dây tình tâm, ý buộc ràng
Bò con, vú mẹ, khôn đàng cách ly

285. Tự mình dứt ái dục đi
Như tay bẻ nhánh sen thì vào thu
Đạo mầu tịch tịnh gắng tu
Niết Bàn ngay đó, đúng như Phật truyền

286. Mùa mưa đã sống bình yên
Qua thời đông hạ vẫn nguyên chỗ này
Người ngu cứ nghĩ như vầy
Mà quên tự giác, chết nay rất gần

287. Ai còn mê đắm tâm thần
Cháu con, gia súc, là phần của ta
Tử thần lôi bắt chẳng tha
Như mưa lũ cuốn làng kia ngủ vùi

288. Đến khi thần chết đến rồi
Có ai che chở, có ai đỡ đần
Cháu con, cha mẹ, họ hàng
Làm sao cứu hộ, cứu nàn được đây

289. Trí nhân biết rõ lý này
Lo toan trì giới, siêng năng chuyên cần
Mau làm thanh tịnh thân tâm
Thênh thang hạnh lộ, quang lâm Niết Bàn
---o0o---



***

facebook-1


***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2014(Xem: 11420)
Tri niệm Sư Phụ bấy lâu Cho Trang giới thiệu sắc màu Quảng An Đóng góp thấm thoát nhịp nhàng ( 2012 - 2014 ) Diễn ngâm diễn đọc miên man chủ đề
28/02/2014(Xem: 15037)
Người về qua ngõ tàn phai Mang hồn du tử trần ai chập chùng.. Đất trời sương phủ mông lung Nghiêng vai trút sạch tận cùng đảo điên. - Một đời qua, nặng ưu phiền Tháng năm đầu đội bao niềm âu lo.. Từ đâu, ai đã buộc cho Khư khư rồi lại .. bo bo nghiệp trần?
28/02/2014(Xem: 11872)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay
28/02/2014(Xem: 10807)
Sen thơm ngát giữa bùn lầy nước đọng Sống trong đầm không vẩn đục hôi tanh Sen của em sao chẳng có màu xanh Còn chi nữa mà Lam, Vàng, Đỏ, Trắng
18/02/2014(Xem: 12089)
Chiều cuối năm ta phi con ngựa sắt Chạy ruổi rong xuống biển lên đồi Khắp nẻo giang hồ chánh tà lẫn lộn Vô chiêu rồi nên nhẹ nhõm em ơi !
06/02/2014(Xem: 17858)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
01/02/2014(Xem: 16647)
Thương ta thường lấy khổ làm vui, Tham, dục, sân, si, hết nửa đời! Manh áo cần lao cay đắng mắt, Bát cơm vinh nhục xót xa người! Vì danh có lúc khôn thành dại, Hám lợi đôi khi khóc dỡ cười! Ngã Phật từ bi luôn cứu độ, Sen vàng muôn cánh sắc vàng tươi.
30/01/2014(Xem: 15232)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
30/01/2014(Xem: 15701)
Xuân về đất khách đẹp bao la Toàn thể bà con người Việt ta Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca Thân mong tự tại dù sương phủ
28/01/2014(Xem: 15669)
Nắng vàng rơi đầu ngõ, Vang ngân lời chuông gió, Vi vu suốt buổi trưa, Trầm hương thơm giờ ngọ. Trời tĩnh mặc cao xanh, Chim líu lo chuyền cành, Bỏ sau lưng quãng nắng, Tình khúc trưa dỗ dành. Lọn gió rung theo chuông, Niệm kinh thơ - cội nguồn,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]