Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. Phẩm Ngu

14/03/202115:55(Xem: 5254)
05. Phẩm Ngu

Kinh Pháp Cú

____________
Dhammapada
____________

 

Chuyển vần lục bát : Nhuận Tâm Nguyễn Kim Cương

 Bản gốc :
Hoà Thượng Thích Thiện Siêu dịch từ bản chữ Hán

Hoà Thượng Thích Minh Châu  từ bản chữ Pali

5. Phẩm Ngu (BALAVAGGO)
---o0o—

60. Thức khuya sẽ thấy đêm dài
Đi đường mệt mỏi, đường dài làm sao
Người Ngu không tỏ Pháp cao
Luân hồi bất tận, ngày nào biết xong

61. Chưa tìm được bạn tâm đồng
Hơn mình hay cũng phải không thua mình
Quyết rằng sẽ sống một mình
Không bao giờ kết thân tình người Ngu

62. ‘Của ta’, là ý kẻ Ngu
Con ta với của, sanh lo khổ sầu
Chính ta còn chẳng có đâu
Huống gì con, của, mua sầu mãi ư

63. Người Ngu nếu biết mình ngu
Lại là có trí và ngu hết liền
Người Ngu tưởng trí, ngu thêm
Chí ngu mới thực là tên gọi rồi

64. Người Ngu dẫu sống trọn đời
Ở bên người trí, Pháp thời u mê
Như thìa múc thuốc, canh kia
Làm sao biết vị đắng tê, ngọt bùi

65. Trí nhân, chỉ một khắc thôi
Ở bên người trí, Pháp thời hiểu ngay
Cũng như thể cái lưỡi này
Đắng, bùi, mùi vị biết ngay tức thì


66. Kẻ kia thiếu trí, ngu si
Chung đường với kẻ thù thì hại thân
Ai gieo ác nghiệp, tích lần
Phải theo nghiệp ác, thập phần đắng cay

67. Nghiệp mình làm chẳng chánh ngay
Dẫu ăn năn cũng muộn thay, ích gì
Dù cho nhuốm lệ sầu bi
Tương lai quả đắng khó bề thoát thân

68. Nghiệp mình làm, chánh, thiện, chân
Chẳng ăn năn, vẫn thảnh thơi ý, lòng
Mừng vui, hoan hỷ vô song
Tương lai quả ngọt chẳng mong cũng về

69. Người Ngu tưởng ác ngọt ghê
Ác chưa trổ quả, lầm mê mật rồi
Đến khi quả ác chín muồi
Người Ngu chịu khổ, cam mùi đắng cay

70. Người Ngu ròng rã ăn chay
Chỉ dùng ngọn cỏ qua ngày, tháng, năm
Một phần mười sáu chẳng bằng
Người kia Tứ Đế (1) rõ ràng tỏ thông

(1) Tứ đế: Tứ Diệu Đế hay Tứ Thánh Đế là 4 chân lý của Giáo Pháp Phật gồm Khổ Đế, Tập Khổ Đế, Diệt Khổ Đế và Đạo Đế


71. Một ngày sữa chẳng thể đông
Gây ra ác nghiệp, quả không thấy liền
Lửa hồng ngún dưới tro đen
Tới ngày bùng phát, nhãn tiền báo ngay

72. Tham danh hư ảo, tiếc thay
Kẻ Ngu vọng động, đêm ngày khổ cam
Tổn thương hạnh phúc vô vàn
Làm cho trí tuệ tiêu tan tháng ngày

73. Tham danh mà chẳng xứng tày
Muốn ngồi trước Tỷ Kheo ngay lễ đường
Muốn uy quyền kẻ chủ trương
Muốn người người đến cúng dường cho ta

74. Muốn Tăng cùng tục nghĩ là
Việc dù lớn nhỏ, chính ta đã làm
Phải theo mệnh lệnh ta ban
Người Ngu nghĩ vậy, mạn tràn, tham tăng

75. Một đường tục lụy thế gian
Một đường đưa tới Niết Bàn chẳng xa
Tỷ Kheo đệ tử Phật Đà
Chớ tham thế lợi, phải mà thắng mê
Hãy tu hạnh, hãy viễn ly
Con đường giải thoát tức thì thấy ra
---o0o---

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2012(Xem: 11011)
Có lẽ Ngài chỉ mượn cảnh mùa xuân để diễn đạt sự chứng ngộ của Ngài. Mà sự chứng ngộ của riêng Ngài thì làm sao kẻ phàm phu tục tử như chúng ta có thể thấu triệt được.
23/01/2012(Xem: 17505)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9269)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8600)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10286)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10031)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12100)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 14651)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8595)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 13856)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]