Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thanh trang lan nhã - ngôi chùa có một vườn thơ

01/02/202117:22(Xem: 9778)
Thanh trang lan nhã - ngôi chùa có một vườn thơ


Ngôi chùa nhỏ với không gian yên tĩnh nằm bên dòng suối Đó giáp ranh giữa xã Tân Phước và phường Tân An, thị xã La Gi có cái tên rất thanh vắng, tịch mịch “Thanh trang lan nhã” .

Chùa do một vị Đại đức tuổi trung niên làm trụ trì, nhà sư Thích Tấn Tuệ. Sư Tấn Tuệ tên thật là Đinh Văn Thành (SN 1960), quê ở làng Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Ông quy y từ lúc còn nhỏ được đào tạo học hành chu đáo, đi lại nhiều nơi nên kiến thức sâu rộng.

Không chỉ nhà sư đắc đạo, ông còn nổi tiếng cả trên lĩnh vực thơ văn, với bút danh Đinh Hồi Tưởng, ông có nhiều tác phẩm được đăng tải trên các báo, tạp chí trung ương và địa phương, đã xuất bản hàng chục đầu sách. Năm 2013 ông được kết nạp vào Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận. Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Chùa Một Cột/ Một thoáng bâng khuâng (thơ, 1992), Cánh nhạn đường mây (thơ, 1994), Gió từ tay Mẹ (thơ, 1997), Lời trong hoa (thơ), Ẩn hiện (thơ, 2000), Hương lòng (thơ, 2000)…và mới đây nhất “Gió chùa Đây”.

Vốn là người rất đam mê thơ văn, cảnh vật thiên nhiên, mê sưu tầm cổ vật. Qua nhiều năm kiên trì với ý tưởng của mình, nhà sư đã từng bước đưa vào cảnh chùa một không gian văn hóa Việt đậm chất thi ca.

Dưới những tàn cây rợp bóng, người vãn cảnh chùa tha hồ thả hồn vào những vần thơ của nhiều tác giả trên cả nước được nhà sư trịnh trọng khắc vào bia đá đặt trong khuôn viên chùa. Trên những thân cây cổ thụ rải rác là những câu ca dao có nội dung giáo dục làm người được nhà sư chép chân phương trên từng thanh gỗ. Bước vào vườn chùa là bước vào không gian của một vườn thơ, thơ “mọc” quanh hồ sen, thơ lẫn trong vườn cây, thơ dọc theo lối đi.

Với niềm đam mê sưu tầm cổ vật, sư Tấn Tuệ đến nhiều vùng miền trên cả nước sưu tập những cổ vật. Cặp chó đá gần nghìn năm tuổi được nhà sư sưu tầm từ đất Bắc, cùng với bức tượng gỗ Phật hoàng Trần Nhân Tông là những cổ vật vô cùng quý hiếm đang được gìn giữ tại chùa.

Hàng chục chiếc cối xay bột bằng đá, rồi những lu vại, những bình gốm… được nhà sư tập hợp thành bộ sưu tập rất độc đáo.

Ngoài những cổ vật như đã nói, nhằm lưu giữ lại những di chỉ văn hóa có từ xa xưa, sư Tấn Tuệ đã ra tận Ninh Bình tìm thợ điêu khắc bộ rồng bằng đá với đầy đủ các họa tiết tinh tế thể hiện qua bốn triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần. Chiếc khánh đá và giếng nước bằng đá cũng được các nghệ nhận khắc chạm hoa văn thời Trần vô cùng tinh xảo.

“Suối Đó - chùa Đây”, một ngôi chùa còn khiêm tốn, nhưng cảnh vật quanh chùa với không gian văn hóa rất Việt Nam, cộng với tấm lòng hiếu khách của chủ nhân “suối Đó - chùa Đây” luôn là điểm ghé thăm của nhiều vãn khách.



NGÔ VĂN TUẤN
http://www.baobinhthuan.com.vn/vi-vn/print.aspx?id=94857




***





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2016(Xem: 7929)
Vạn Pháp giai không Trong không có có, trong Pháp không không Pháp thật có, không thật không Không không có có, có có không không Tánh chơn không thật thể vốn đồng Như Thị, như như thị
13/04/2016(Xem: 8764)
Toả ngát hương thơm khắp cảnh thiền Viện Tu Quảng Đức chốn như nhiên Tiếng chuông Tịnh Độ vang trần thế Nhịp mõ trần gian lắng cõi tiên Sớm sớm kinh thông ngời Phật Pháp Chiều chiều tĩnh ngộ dứt chư duyên Quy Y Tam Bảo bừng tâm thức Viên mãn niềm tin toại ước nguyền.
13/04/2016(Xem: 8301)
Quảng Đức Viện Tu chính cửa Thiền Uy nghi tráng lệ cõi non tiên Cảnh chùa khuya sớm sương mờ phủ Danh thắng ngày trưa nắng diệu hiền Phật Pháp không lầm theo nhân quả Chúng sanh tỏ ngộ trút ưu phiền Chuông ngân sớm tối thêm thanh tịnh Đuốc tỏa từ bi sáng mọi miền.
09/04/2016(Xem: 8914)
Con trăng bỏ chợ lên non Con cá vẫy lội Con đời vẫn trôi Đêm cuộn mình theo cánh gió Hoà trong tiếng thở không gian Ngày viễn chinh Đêm viễn chinh Trần gian xôn xao gió bụi
08/04/2016(Xem: 18936)
Nguyệt San Chánh Pháp, bộ mới, số 53, tháng 04 năm 2016, Những ngọn gió cuối mùa (hay đầu mùa?) đi ngang vườn cây vừa đơm lá mới. Những cánh hoa rơi còn vương vãi nơi này nơi kia, dưới những gốc cây lớn, nhỏ. Thỉnh thoảng, bụi và rác tung mù mịt theo gió. Gió qua rồi, rác nằm im, mà bụi hãy còn lơ lửng trong không. Bầu trời cuồn cuộn mây xám như thể chuẩn bị cho một cơn mưa lớn. Nhưng không. Chỉ có những hạt nước, nhỏ như bụi, lất phất rơi xuống thềm rêu xanh.
04/04/2016(Xem: 9889)
Mùa Phật Đản lại đến rồi - Thiệp Hồng thân gởi kính mời tham gia - Mọi người nô nức gần xa - Khắp nơi chào đón Phật Đà Đản Sanh
04/04/2016(Xem: 8008)
Đại Lễ Phật Đản mừng ngày - Ngài về thị hiện lành thay Ta Bà! - Chúng sanh quy kính thiết tha - Đấng Vô Thượng Giác Phật Đà Thế Tôn ( Phật Thích Ca )
28/03/2016(Xem: 7758)
Dâng dòng thơ Đạo an vui - -Nhiệm mầu pháp giới Mẹ cười mỉm chi - Câu kinh gửi gắm trang dài - Âm ba vi diệu một ngày Mẹ nghe
28/03/2016(Xem: 8996)
Tìm từ quá khứ cổ kinh - Tìm lên núi đỉnh thiêng linh chóp vàng - Tìm trên mấy cõi thiên đàng -Tìm qua cảnh giới Niết Bàn hành thâm
27/03/2016(Xem: 19864)
Mượn thân thái tử vào đời - tứ Đẩu Suất hiện làm người trần gian - mượn cung điện ngọc huy hoàng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]