Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình (thơ)

27/12/202006:06(Xem: 7406)
Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình (thơ)



ngoi thien

Chẳng Trụ Vào Đâu Để Sanh Tâm Mình


Đối với các bậc đạo sư thì ngồi trong cung vàng điện ngọc,

Hay ở lều cỏ cũng giống như nhau.

Hãy lên Núi Yên Tử để xem am nhỏ,

Của ông vua từ bỏ ngai vàng.

Đối với bậc đạo sư thì ngồi trên ghế nạm vàng,

Hay ngồi trên tảng đá cũng đều như vậy.

Đối với các bậc đạo sư thì mặc chiếc áo vài ngàn đô-la của Luân Đôn, Ba Lê, Nữu Ước,

Hay mặc chiếc áo vá của các A La Hán thời xưa thì cũng chẳng khác gì.

Đối với các bậc đạo sư thì thuyết pháp cho ba, bốn người nghe,

Thì cũng giống như thuyết pháp cho ngàn vạn.

Tại sao thế?

Bởi vì các bậc đạo sư không chấp vào nhiều-ít để sanh tâm.

Đức Phật khởi đầu chỉ thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như.

Sao giáo pháp của Ngài lưu truyền mãi mãi?

Nếu ngàn vạn người nghe,

Chỉ nghe cho sướng mà không tu, giống như giải trí,

Thì cũng chẳng bằng ba bốn người nghe mà quyết chí tu hành.

 

* * *

Đối với các bậc đạo sư thì nghe tiếng chuông, tiếng mõ,

Tiếng sóng vỗ, tiếng chim kêu, tiếng gà, tiếng gió,

Thì cũng giống như những người say mê nghe nhạc Rock, nhạc Rap, nhạc Bolero, nhạc Pop.

Đối với các bậc đạo sư,

Tiếng khen thì cũng chẳng khác tiếng chê.

Đối với người đạt đạo thì tiếng nỉ non, tiếng du dương, tiếng thỏ thẻ,

Thì cũng giống như tiếng chửi, tiếng la của những người thô lỗ.

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào âm thanh để sanh tâm mình.

                      * * *

Đối với những người đạt đạo thì màu sắc nào cũng là màu sắc.

Da đỏ, da trắng, da nâu, da vàng, da đen, đâu nào có khác?

Quỷ Dạ Xoa và cô hoa khôi, người mẫu,

Người đẹp người xấu cũng giống như nhau.

Vì sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào sắc để sanh tâm mình.

Trong các pháp hội có rất nhiều thiên vương, quỷ dữ.

Mà Phật chẳng hề khen chê xấu đẹp bao giờ.

                                  * * *

Đối với các bậc đạo sư thì miếng tương, miếng chao hay miếng cà, hạt muối,

Thì cũng giống như các món sơn hải hải vị của những nhà giàu.

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào vị giác để sanh tâm mình.

                             * * *

Đối với bậc đạo sư thì tể tướng, quốc vương,

Công chúa hay gái quê lam lũ,

Người gánh phân hay ăn mày, quét rác,

Cũng đều một thể như nhau,

Tại sao thế?

Bởi vì các đạo sư không chấp vào chức vị để sanh tâm mình.

* * *

Các bậc đạo sư không trụ vào cảm xúc để sanh tâm mình.

Không trụ vào vui để sanh tâm mình,

Mà cũng chẳng trụ vào buồn để sanh tâm mình.

Các đạo sư không vui khi đám cưới.

Mà cũng chẳng buồn chỉ vì đám đưa ma.

Nếu có phân ưu chỉ vì độ sinh mà nói.

Có một người Bà La Môn hỏi Đức Phật ngài có vui không?

Phật đáp: Như Lai có được gì đâu mà vui?

Thế Ngài có buồn không?

Phật đáp: Như Lai có mất gì đâu mà buồn?

Vậy Ngài không vui, không buồn sao?

Đúng vậy, Như Lai không buồn mà cũng chẳng vui.

Như Lai lúc nào cũng như vậy.

Đó là đại định.

Tâm đại định không xôn xao vì cảnh - chính là tâm Phật.

***

Đối với các bậc đạo sư,

Sự tiếp xúc thân thể là điều tối kỵ.

Thiền ôm, cầm tay nhau ca hát sẽ nảy sinh ham muốn.

Liếc mắt đưa tình, lả lơi lời nói,

Là con đường nguy hiểm.

Cho nên các bậc đạo sư rất sợ hãi đụng chạm xác thân và phô bày cảm xúc,

Như Đức Phật đã dạy trong Kinh Kim Cang:

Không chấp vào Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp để sanh tâm mình.

***

Xin nhớ cho,

Tu sĩ vẫn chỉ là con người:

“Priests Are Human Beings”.

Với tất cả đam mê dục vọng và thỏa mãn xác thân,

Đã hiện hữu cách đây cả triệu năm.

Ngày nay do văn minh,

Con người có quá nhiều phương tiện để hả hê dục vọng.

Mà muốn thỏa mãn dục vọng thì phải:

Thỏa mãn, con mắt, lỗ tai, cái lưỡi, cái mũi của xác thân này.

Do đó chư Tổ nói rằng phải lo sáu căn điều phục.

Mà phương thức điểu phục ở đây chính là Giới Luật.

Sáu căn giúp ta thành Phật mà cũng đưa ta vào Địa Ngục.


Thiện Quả Đào Văn Bình

(California ngày 26/12/2020)

 


***
 











 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2016(Xem: 7982)
Xưa kia ở chốn núi rừng Có đàn khỉ nọ khoảng chừng năm trăm Họp bầy nô rỡn quanh năm, Một hôm khỉ rủ nhau thăm bìa rừng Có cây cổ thụ nhiều tầng Mọc bên bờ giếng sáng ngần ánh trăng. Giếng sâu. Dưới đáy nước trong Trăng tròn in bóng bềnh bồng nổi trôi Khỉ kêu: "Thôi chết! Nguy rồi! Mặt trăng rơi xuống giếng khơi đây này
07/01/2016(Xem: 8790)
Lập Tịnh Xá: Khai truyền mối đạo Cho chúng sanh nương náu tu hành Dắt người đến chỗ thiện lành Trau tâm dồi trí để thành hiền nhân. Lập Tịnh Xá: Xây nền đạo đức Cho chúng sanh tiến bước lên đường Về miền Cực Lạc Tây Phương Là nơi cảnh Phật Niết Bàn an vui.
05/01/2016(Xem: 11359)
Dòng tộc Họ Hồ tại Việt Nam Được khai sinh từ một người duy nhất Đã hơn một ngàn năm Xuất phát tại Hương Bào Đột Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, Nghệ An Vào thời đại Nhà Ngô - Nhà Đinh Đại Cồ Việt Ngài chính là Đức Nguyên Tổ Hồ Hưng Dật Ngài mang họ Hồ, một tộc họ Bách Việt Văn võ tuyệt siêu, học vị trạng nguyên
02/01/2016(Xem: 27772)
Trần Nhân Tông (chữ Hán: 陳仁宗; 7 tháng 12 năm 1258 – 16 tháng 12 năm 1308,) là vị vua thứ 3 của nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì 15 năm (1278 – 1293) và làm Thái Thượng hoàng 15 năm. Trần Nhân Tông được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông có vai trò lãnh đạo quan trọng trong Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 và lần 3. Trần Nhân Tông cũng là người đã thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, lấy pháp hiệu là Đầu ĐàHoàng Giác Điều Ngự. (Tham khảo từ trang Web. Vikipedia.org VN.)
30/12/2015(Xem: 9446)
Phụng Phật chăm lo phổ hoá truyền Trì hành Kinh Pháp lẽ đương nhiên Tam ngôi vô thượng không gì sánh Bảo giữ chơn thường trọn phúc duyên Phổ cập nhân sinh trong Tứ chúng Biến cơ mầu nhiệm trải nhân thiên Trang Nhà phương tiện tuỳ tâm hưởng Quảng Đức sáng soi Chánh Pháp truyền.
27/12/2015(Xem: 9315)
Lặng im dõi mắt nhìn thôi Thấy người hạnh phúc đứng ngồi bên nhau Nguyện người chung thủy trước sau Gia đình êm ấm đừng bao giờ buồn Tình người đẹp mãi luôn luôn
27/12/2015(Xem: 11786)
Có chàng lãng tử lưu lạc giang hồ từ thuở thiếu thời, bỗng một hôm nghe hung tin người cha già rời bỏ trần gian, lòng bồi hồi nhớ đến lời dặn dò năm xưa của cha, lời rằng, “Dù vui, buồn giữ mãi cái tâm trong.” Chàng lãng tử đó là nhà thơ Nguyễn Hoàng Lãng Du, một trong mười nhà thơ -- gồm Bạch Xuân Phẻ, Hàn Long Ẩn, Huyền, Nguyên Lương, Nguyễn Hoàng Lãng Du, Nguyễn Phúc Sông Hương, Nguyễn Thanh Huy, Phan Thanh Cương, Trần Kiêm Đoàn, và Tuệ Lạc -- có mặt trong tuyển tập thơ Tâm Trong vừa mới được nhà sách lớn nhất thế giới Amazon phát hành vào trung tuần tháng 12 năm 2015.
27/12/2015(Xem: 9154)
Mến Đức hiền nhu, bậc Sĩ tài Tặng Người Trưởng tử Đức Như Lai Hoà trong Tứ chúng, Đời ghi nhớ Thượng cảm muôn nơi, Đạo cảm hoài Thích tử vo tròn nguyền phụng Phật Tâm hành Chánh Pháp rạng tương lai Phương châm cứu khổ, Quan Âm hiện Quảng Đức thơm danh chí nguyện Ngài.
26/12/2015(Xem: 8065)
Một làn gió làm biết bao lá rụng Xa cành rồi chiếc lá có buồn không? Nhìn lá bay nghe lạnh ở trong lòng Lá nhẹ quá nên bay theo chiều gió
23/12/2015(Xem: 7636)
Dừng lại nơi góc lặng yên Bụi đường thăm hỏi cái nhìn trần ai Thinh thinh bóng Phật một vài Im im bút cọ mệt nhoài nghỉ ngơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]