VĨNH GIA CHỨNG ĐẠO CA Đời Đường, Thận Thủy Sa MônHuyền Giác Soạn Thánh Tri Dịch Nghĩa Việt và Viết Bài Học Giải (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol.48, No.2014)
Lời Tựa
Lớn lao thay Bài Ca Chứng Đạo! Ngài Huyền Giác đã nói lên được những gì ngài thật tu thật chứng trong bài ca này. Nói là bài ca là vì mỗi lời mỗi chữ đều là Trí Tuệ Bát Nhãxuất phát từ Chân Tâm của ngài, nên thông suốtvô ngại và an vui tự tại. Vui trong cảnh giải thoát, vui trong cảnh Niết Bàn, hân hoan mà thốt lên những lời này, không biết gọi nó là gì, nên tạm gọi nó là Bài Ca Chứng Đạo vậy!
Ngài Huyền Giác đã bài trừ tất cả sự chấp có, không, cũng có cũng không, không có không không (tứ cú), để nêu ra cái Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm. Người giác ngộ được Bản ThểChân Tâm này là người “tuyệt học, vô vi, an nhàn vô sự”. Xưa nay nó vốn không một vật mà lại thường đầy đủ muôn pháp khôngthiếu sót. Khi chưa giác ngộ thì thấy biết bằng vọng thức nên mới có muôn ngàn sai biệt. Khi giác ngộ được Bản Tâm thì thấy biết bằng trí tuệ Bát Nhã nên tất cả là Bất Nhị, Như Thị, và Không.
Chư Phật trong ba đờimười phương đều cùng một Bản ThểChân Tâm này. Vì vậy ngoài [chân] Tâm không Phật, ngoài Phật không Tâm, bởi Tâm tức là Phật và Phật tức là Tâm. Thấy Phật tức là thấy Tâm. Thành Phật tức là ngộ được Tâm này. Ngoài Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm ra thì trọn chẳng có gì khác. Trong Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm thì không có chân vọng, nên chẳng cần trừ vọng chứng chân, bởi chân và vọng là tương đối thuộc tình thức. Chính tình thức này nó khiến cho ta lạc mất Bản Tâm, theo cái tâm thứchư vọng mà lưu chuyểnsinh tử từ vô thủyđến nay. Do vậy ở trong tình thức thì mới thấy có sinh tử, có lưu chuyển trong sáu đường. Nhưng một khi giác ngộ được Bản Tâm rồi thì mới hay xưa nay rỗng lặng không một vật, tất cả trong ngoài đều thông suốtvô ngại; hết thảy là chân, nên muốn tìm chân vọng ở trong ấy trọn không thể được. Cho nên ngài Huyền Giác nói: “mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên.” (Trong mộng thì rõ ràng có sáu loài chúng sanh; Giác rồi thì rỗng lặng không có ba ngàn đại thiên thế giới!)
Muốn trở vềBản ThểChân Tâm ngay nơi mình thì cần phải cất hết mọi sở niệm thuộc vọng thức bằng phương pháptham thiềnđốn ngộ. Một khi mọi sở niệm đã không còn thì năng niệm cũng chẳng còn chỗ bám chấp, và cuối cùng cũng bị quét sạch. Năng sở song vong thì cánh cửa Đại Thừa được mở rộng, Chân Tánhhiển bày một cách tròn sáng trọn vẹn. Do vậy ngài Huyền Giác nói ở câu 38 rằng:
“Tâm thị căn, pháp thị trần Lưỡng chủng do như kính thượng ngân
Ngân cấu tận trừ quang thủy hiện Tâm Pháp song vong Tánh tức Chân”
(Tâm là căn, pháp là trần Cả hai thứ đều như vết dính trên mặt gương Nếu vết dơ sạch hết thì ánh sáng mới hiện ra Nếu Tâm và Pháp cùng quên thì Tánh tức Chơn vậy!)
Ngoài việc đề cao pháp viên đốnTham Thiền và cửa Thật Tướng ra, Ngài Huyền Giác còn đặc biệt kể về sự ẩn dậttu hành, an vui trong núi rừng sau khi được ấn chứng bởi Lục Tổ Huệ Năng. Đồng thời khuyến tấn người đi trên đường Đạo cần phải tránh hai cái hố đoạn kiến và thường kiến, cũng như cần phải có sự quyết tâm và sức nhẫn nhục để vượt qua mọi gian lao trở ngại. Phải khéo léo và cẩn thậnđề phòng tâm, ý, thức, bởi đi sai một ly thì xa ngàn dậm. Nếu lạc trong rừng tri giải thì cứ lanh quanh làm khách phong trần, làm người đếm bạc cho kẻ khác, ăn bánh vẽ đâu thể no lòng. Như thế thì chẳng những không được về nhà, mà còn có thể gieo chủng tánh tà do tri kiếnsai lầm thì khó mà tin hiểu được pháp viên đốn, vào được cửa Thật Tướng, chứng phápVô Sanh, và thể nhập biển Tri Kiến của Phật. Do vậy phải khéo! Phải khéo!
Bản Dịch Nghĩa và Học Giải này cốt là làm sao cho bài văn được dễ hiểu và gần gũi phần nào cho người Sơ Phát Tâmhọc hỏinghiên cứu để thấy được chỗ vào, nắm ngay nơi cái gốc mà tu chứ đừng uổng công chọn nơi cành lá. Một khi đã biết chỗ vào thì hãy buông xuống những ngôn từnghĩa giải từ bài dịch nghĩa và học giải này luôn mà chẳng có một chút nào hối tiếcdo dự, thì đó mới thật là người biết chỗ vào, là người chân tham thiềntu đạo vậy! Ngay nơi tâm mà trực thẳng, ngay nơi tâm mà tu, ngay nơi tâm mà buông xuống, ngay nơi tâm mà lãnh hội, trực nhậpBản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm. Mong thay!
Dẫu có muốn làm cho bài văn được dễ hiểu và gần ngũi nhưng thức phàm còn bám chấp và có giới hạng, đâu dám mong suy lường Thánh Trí và cũng không thể làm sáng thêm cho lời ngài Huyền Giác, bậc đã Triệt NgộBản Tâm được. Bởi chẳng ai có thể làm cho Tự Tánh mờ thêm đi hay sáng thêm ra được, vì nó vượt ngoài vòng tương đối của vọng thức. Vì vậy, không sao tránh khỏi những điều sai sót. Vậy ngưỡng mong các bậc Thầy, các vị Thiện Tri Thức gần xa thương tình chỉ giáo thêm cho chúng con được thắm nhuần diệu chỉ.
Kính cảm niệm ơn sâu dầy của đức PhậtThích Ca, chư liệt vịTổ Sư, ngài Huyền Giác, các bậc Thánh Hiềnxưa nay, cũng như Tôn Sưđáng kính của chúng con đã xả thân vì đạo Pháp, tốn bao xương máu, gian lao khó nhọc để ban bố và lưu truyềnpháp bảovô giá này cho đến tận ngày nay. Một lời một câu cũng là âu sâu tái tạo. Do vậy ngài Huyền Giác dạy:
“Phấn cốt toái thân vị túc thù. Nhất cúliễu nhiên siêu bá ức.”
(Dẫu có thịt nát xương tan cũng chưa thể đền ân hết được. Một câu nếu thấu suốt thì vượt ngoài số lượng)
Chúng con không biết nói gì hơn là xin nguyện y giáo phụng hành, và tiếp tụclưu truyềnpháp bảovô giá này cho thế hệ sau để đền đám thâm ân của Phật, Tổ, và Thầy.
Nguyện cho người thấy người nghe đồng kết pháp duyên, đồng tỏ bản Tâm, đồng thành Phật đạo. Cũng nguyện hồi hướngphước báo này đến tất cả kẻ oán người thân, ông bà cha mẹ hiện đời và trong nhiều đời đồng được an vui giải thoát, để những dây nợ ân oán trong nhiều đời nhiều kiếp cùng một lúc nhất thời đồng báo trả hết.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Thánh Tri Kính Viết
Rằm Tháng Giêng năm Đinh Dậu (2017)
VĨNH GIA CHỨNG ĐẠO CA Đời Đường, Thận Thủy Sa MônHuyền Giác Soạn Thánh Tri Dịch Nghĩa Việt và Viết Bài Học Giải (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol.48, No.2014)
1
Anh có thấy CHĂNG!!?
Người đắc Đạo thì Tuyệt Học, Vô Vi, An Nhàn Vô Sự
Họ chẳng cần trừ vọng tưởng cũng chẳng cầu chân
Bởi họ thấy đúng như thực rằng Tánh thật của Vô Minh là Phật Tánh
Và cái thân huyễn hóakhông thật thể này là Pháp Thân
2
Pháp Thân ngộ rồi thì mới rõ là không một vật
Nguồn gốc của Tự Tánh vốn là Thiên Chân Phật
Năm Ấm đến đi như mây trời tan tụ
Ba Độckhông thật như bọt nước nổi chìm
3
Chứng được Thật Tướng thì tuyệt chẳng còn Nhân và Pháp
Trong khoảng sát-na dứt sạch nghiệp A-Tỳ
Nếu tôi đem lời vọng ngữ mà dối chúng sanh
Thì nguyện tự chuốc lấy tội rút lưỡi trong số kiếp nhiều như cát bụi!
4
Nếu đốn ngộ được Bản Tâm thì Như Lai Thiền thảy đều thông suốt
Mới hay Lục Độ Vạn Hạnh vốn tròn đầy trong Thể Tánh
Trong mộng thì rõ ràng có sáu loài chúng sanh
Giác rồi thì rỗng lặng không có ba ngàn đại thiên thế giới!
5
Không tội phước, cũng không thêm bớt
Trong Thể Tánhvắng lặng chớ có hỏi tìm
Bấy lâu gương bụi chưa từng lau sạch
Hôm nay cần phảibiện giải cho rõ ràng
6
Ai vô niệm? Ai vô sanh?
Nếu thật là vô sanh thì phải vượt ngoài ‘sanh’ và ‘bất sanh’
Còn không thì hãy gọi người gỗ mà hỏi rằng
Ra công cầu Phật bao giờ thành?
7
Hãy buông cái thân tứ đại xuống, đừng nắm bắt nó
Ở trong Tánh Tịch Diệt hãy thuận theo sự thông dong tự tại
Mọi việc đều vô thường, tất cả là không
Đó là Như LaiĐại Viên Giác
8
Quyết định nói để tỏ rõ Chân Tăng (Chân Thừa)
Nếu có ai không đồng ý thì cứ việc đem ra cùng thảo luận
Nhưng phải thẳng suốt tới đầu nguồn mà Phật đã ấn định
Còn bàn việc quanh co bỏ gốc theo ngọn thì ta chẳng thể làm được vậy!
9
Ngọc Ma Ni, người chẳng biết
Như Lai Tạng trong mình gòm trọn hết
Sáu loại thần dụng không chẳng không
Một hạt tròn sáng sắc chẳng sắc
10
Tịnh năm căn thì được năm lực
Chỉ khi chứng mới biết, khó mà lường cho được
Cũng như trong gương thấy hình thì không khó
Còn trong nước mò trăng thì làm sao mà bắc được?!
11
Thường tự mình hành, thường tự mình đi
Người thông đạt thì cùng dạo chơi trên con đườngNiết Bàn
Họ có dáng điệu quê mùa nhưng thần thái thanh cao
Xương cứng thân gầy không ai để ý tới
12
Người xuất gia đều xưng mình là ông tăng nghèo
Thật đúng là thân nghèo mà Đạo chẳng nghèo
Nói về cái nghèo thì thân thường khoác áo phai màu cũ rách
Còn nói về Đạo thì trong Tâm chứa đầy của báuvô giá
Của báuvô giá thì dùng không tận hết
Tùy cơgiáo hóalợi ích hết thảy chúng sanh không hối tiếc
Ba Thân, bốn Trí đều ở trong Thể Tánh tròn sáng
Tám Giải Thoát, sáu Thông đều ở trong Đất Tâm
13
Bậc Thượng căn một khi quyết tâm thì tất cả đều xong việc
Còn người Trung Hạ thì càng nghe càng không tin
Nếu tự mình cởi bỏ cái áo bẩn trong lòng
Thì còn ai hướng ra ngoài mà khoe khoan sự tinh tấn được?!
14
Mặc cho người ta nói xấu, mặc cho thiên hạchê cười
Đem lửa đốt trời thì chỉ tự uổng công mệt xác mà thôi!
Ta nghe như vừa được uống nước cam lồ vậy
Tức khắc tan hết vào trong, thật chẳng thể nghĩ bàn!
15
Quán xét những lời ác đó là công đức
Do vậy những người đó là Thiện Tri Thức của ta
Chớ vì sự chê bai nói xấu mà khởi tâm yêu ghét
Vậy sao có thể biểu hiện được pháp Vô Sanh, sức Từ Bi và Nhẫn Nhục được?!
16
Tông cũng thông mà Giáo cũng thông
Định Huệ tròn sáng, chẳng kẹt nơi Không
Không chỉ riêng ta thông suốt được Bản Thể ấy
Mà chư Phật nhiều như cát sông Hằng cũng đều cùng một Bản Thể ấy
17
Sư Tử rống, nói pháp vô úy
Trăm thú nghe qua như bị vỡ óc
Loài voi to lớn cũng chạy dài hết oai phong
Trời rồng lặng lẽ lắng nghe đều sanh tâm hoan hỷ
18
Lội qua sông biển, băng qua núi rừng
Tìm thầy hỏi đạo mà tham thiền
Từ khi nhận được con đườngTào Khêđến nay
Thì đã biết việc sanh tử chẳng còn liên quangì nữa
Bởi đi cũng thiền, ngồi cũng thiền
Dù nói dù nín dù động tĩnh thì Thể Tánh vẫn an nhiênbất động
Dù cho dao nhọn có kề vào thân cũng thường thản nhiêntự tại
Nếu uống nhằm thuốc độc thì cũng nhàn nhã thong dong
19
Thầy ta được thấy Phật Nhiên Đăng
Bao kiếp từng làm Tiên nhẫn nhục
Mấy lần sinh? Mấy lần tử?
Sanh tửliên miên không ngừng nghỉ!
20
Từ khi đốn ngộ, rõ pháp Vô Sanhđến nay
Đối với các thứ vinh nhục, đâu có gì mà buồn với vui?
Vào rừng sâu, ở nơi A Lan Nhã
Trên núi đồi sâu kín, dưới rừng thông già
Làm ông tăng quê mùa ung dungtĩnh tọa
Lặng lẽ ở chốn yên bình thật là thanh cao thoát tục!
21
Hễ giác ngộ là xong việc ngay, chẳng cần ra công sức
Đối với tất cả pháp Hữu Vi đều chẳng đồng
Bởi chấp tướng mà bố thí thì được phước báo của trời người
Giống như ngẩng đầu lên trời, lấy tên mà bắn hư không
Sức lực hết rồi thì cây tên lại rớt xuống đất
Chuốc lấy đời sau không được như ý
Vậy sao bằng tu phápVô Vi vào cửa Thật Tướng?!
Bởi chỉ nhảy một bước là vào thẳng đất Như Lai ngay!
22
Chỉ cần được gốc, chớ nên lo ngọn
Như lưu lytrong suốt thu hết ánh trăng quý
Đã có thể hiểu rõ được viên châuNhư Ý kia
Thì sẽ mang lại sự lợi ích cho mình cho người không bao giờ hết được
23
Trăng soi sáng dòng sông, gió thổi lay cây tùng
Đêm trường thanh vắng đâu có việc gì để làm?
Phật Tánhgiới châu in đất Tâm
Khoác trên thân chiếc y bằng sương mù, mây ráng
Có cái bát cơm thâu rồng, có cái gậy giải cợp
Hai cái khoen vàng kêu lảnh lót
Chẳng phải chấp vào hình tướng việc hư giả
Mà đó là cây Gậy báo của Như Lai đã truyền trao!
24
Không cầu chơn, cũng chẳng đoạn vọng
Mới hay hai pháp (chơn, vọng) đều không và vô tướng
Vô ‘tướng’, Vô ‘không’, Vô ‘bất không’
Đó mới tức là tướng Chân Thực của Như Lai!
25
Cái gương Tâm sáng soi chẳng ngại
Rộng sáng thông suốt khắp pháp giới
Mọi sự vật hiện tượng đều ảnh hiện bên trong
Một điểm tròn sáng không trong ngoài
26
Nếu đắm ngoan không, phá nhân quả
Thì mênh mong bao la chiêu tai họa
Bỏ “có” lại chấp “không” thì bệnh vẫn y nguyên như cũ
Có khác nào muốn tránh nước mà lại nhảy vào lửa đâu?!
27
Nếu bỏ vọng tâm mà giữ lấy chân lý
Thì còn tâm thủ xả, nên thành ra là gian dối
Người học đạo không biết dụng công tu hành
Nên chân thành nhận giặc làm con
28
Tổn hạipháp tài, mất công đức
Tất cả đều do tâm, ý, thức
Cho nên cửa Thiền dạy phải quét sạchtâm ý thức
Mới có thể chống chứng phápVô Sanh vào Biển Tri Kiến của Phật
29
Bậc Đại Trượng Phu cầm gươm Trí Tuệ
Gươm Bát Nhã sắc bén, lóe ánh lửaKim Cang
Không những chỉ phá tan cái tâm si mê của những người ngoại đạo
Mà thiên ma cũng sớm khiếp vía lui đi
30
Nổi tiếng sấm Pháp, đánh trống Pháp
Ban bố mây Từ, rưới nước Cam Lồ
Các hàng Long Tượng gặp mưa pháp được thấm nhuầnlợi lạc
Hàng Tam Thừa cùng Ngũ Tánhchúng sanh đều tỉnh ngộ
31
Cỏ Tuyết Sơn mầu mỡ lại không tạp
Chỉ thuần tiết ra chất sửa Đề Hồ mà ta thường dùng
Một tánh tròn suốt tất cả tánh
Một pháp bao hàm tất cả pháp
Một trăng hiện khắp tất cả sông
Tất cả ao hồ một trăng đều soi hết
Các Pháp Thân Phật vào Tánh ta
Tánh ta cùng hợp với Như Lai
32
Một cõi gồm đủ tất cả cõi
Nó chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, cũng chẳng phải nghiệp tạo tác
Chỉ trong thời gian một búng tay, đã thành tựu cả tám vạn pháp môn
Chỉ trong khoảng một sát-na, có thể vượt khỏi ba đại A Tăng Kỳ kiếp
Hết thảy câu số ngôn từ, cũng như không câu số ngôn từ
Cùng cái Linh Giác của ta nào có liên quan gì đâu?!
33
Chẳng thể chê, cũng chẳng thể khen
Bản Thể như Hư Không không bờ mé
Chẳng lìa chỗ này mà thường trong sángvắng lặng
Muốn tìm thì phải biết rằng anh không thể thấy
Lấy chẳng được, bỏ cũng chẳng được
Trong cái bất khả đắc ấy, thì đắc được cái gì?!
Lúc lặng im là nói, lúc nói là lặng im
Cửa Đại Thí mở không hề bế tắc
34
Có người hỏi ta theo tông nào?
Đáp rằng đó là lực Ma Ha Bát Nhã!
Hoặc đúng hoặc sai người chẳng biết được
Làm ngược làm xuôi trời chẳng thể lường được
35
Ta sớm từng trãi qua bao kiếp tu hành
Chẳng phải như những kẻ nhàn rỗi mê dối nhau
Dựng Pháp Tràng, lập Tông Chỉ
Rõ ràng Phật dạy Tào Khê ấy!
36
Đầu tiên tổCa Diếp được truyền đèn Tâm của Phật
Hai mươi tám đời Tổ Sư lớn Tây Thiên
Pháp được truyền sang phương Đông vào đất này
Bồ Đề Đạt Ma làm Sơ Tổ
Sáu đời truyền y bát, thiên hạ đều nghe biết
Người đời sau được đắc Đạo nhiều vô số kể
37
Chân chẳng lập, vọng vốn không
‘Có’ và ‘Không’ đều trừ và cái ‘bất không’ cũng không
Hai mươi cửa Không trọn chẳng chấp
Một Tánh Như Lai, Thể vốn đồng nhau
38
Tâm là căn, pháp là trần
Cả hai thứ đều như vết dính trên mặt gương
Nếu vết dơ sạch hết thì ánh sáng mới hiện ra
Nếu Tâm và Pháp cùng quên thì Tánh tức Chơn vậy!
39
Ôi mạt pháp, thời ác thế!
Chúng sanh phước mỏng khó điều phụcgiáo hóa
Cách các bậc Thánh đã xa nên tà kiến đã sâu dầy
Ma mạnh pháp yếu nhiều điều tai họađáng sợ
Nghe Như Lai nói pháp mônĐốn Giáo
Họ hận chẳng nghiền tan chánh pháp như ngói bể
40
Tại tâm làm, tại thân chịu
Đừng có kêu oan, với trách người!
Nếu muốn được khỏi vương nghiệp vô gián
Thì chớ có phỉ báng Chánh Pháp của Như Lai!
41
Trong rừng Chiên Đàn không có loại cây nào khác
Là chỗ sâu kín um tùm, sư tử ở
Cảnh vắng rừng yên, một mình dạo chơi
Thú chạy chim bay đều lánh đi xa hết!
42
Tuy là sư tử con, nhưng các thú đều theo sau
Ba năm liền có thể gầm rống ra tiếng lớn
Giả như là chó rừng theo Pháp Vương
Dù trãi trăm năm cũng chỉ là loài yêu quái mở miệng hư ngụy
43
Pháp Viên Đốn xin đừng nói tới nhân tình
Nếu có điều nghi chưa giải quyết, thì cần phảithẳng thắn mà biện giải
Chẳng phải Sơn Tăng có ý tranh hơn thua với ai
Nhưng chỉ sợ các ông tu hành lọt hai cái hố Đoạn Kiến và Thường Kiến
44
Đúng chẳng đúng, sai chẳng sai
Chỉ đi lệch một mảy may thì đã lạc xa ngàn dậm!
Đúng thì như Long Nữ tức khắc thành Phật
Sai thì như Thiện Tinh sống mà đọa địa ngục
45
Ta sớm bao năm chuyên cầnhọc hỏi
Cũng từng nghiên cứukinh luận, giải thích các bài văn
Phân biệtdanh tướng không biết ngừng nghỉ
Vào biển đếm cát thì chỉ uổng công nhọc sức
Quả là đáng bị Như Laiquở trách
Đi đếm của báu cho người có ích gì đâu?
Từ trước tới nay đi quanh co mãi, mới hay là việc làmvô ích
Bao năm thật uổng làm khách phong trần!
46
Gieo chủng tánh tà, cũng bởi vì có cái hiểu biếtsai lầm
Cho nên không được pháp Viên Đốn của Như Lai
Hàng Nhị Thừatinh tấn nhưng lại lạc đường Tâm
Còn người ngoại đạothông minh mà chẳng có Trí Huệ
Như kẻ ngu si, như trẻ dại khờ
Thấy nắm tay không chỉ lên trời lầm cho là thiệt
Chấp ngón tay là mặt trăng, thì uổng dụng công tu hành
Cũng như chấp bóng ma không thật do Căn Cảnh sanh ra
47
Không thấy một pháp tức Như Lai
Nên được gọi là Quán Tự Tại
Ngộ rồi thì nghiệp chướngxưa nay vốn là không
Chưa ngộ thì nợ xưa đành phải trả!
48
Kẻ đói khi gặp thức ăn của Vua ban thì không dám ăn
Người bệnh tránh gặp bậc Y Vương thì sao khỏi bệnh được?!
Ở trong cõi Dục mà hành Thiền, mới thật là có sức định của Tri Kiến Phật
Ví nhưhoa sen sinh trong lò lửa, trọn chẳng bị hư hoại
Ngài Dũng Thíphạm trọng tội nhưng rồi cũng ngộ pháp Vô Sanh
Sớm đã thành Phật ở nơi đây!
49
Sư Tử rống tiếng, nói pháp vô úy
Thương thay những kẻ hồ đồ cố chấp dầy như da thú!
Chỉ biết phạm những trọng tội làm chướng ngại đạo Bồ Đề
Mà chẳng thấy Như Lai đã mở bày pháp sâu kính!
50
Có hai Tỳ-Kheo phạm giới dâm và giới sát
Tôn giả Ưu-Ba-Ly sắc vàng buộc thêm tội
Đại sĩDuy Ma liền trừ căn nghi trong phút chốc
Giống như mặt trời hực chiếu, làm cho sương tuyết thảy đều tan
51
Lực giải thoát thật chẳng thể nghĩ bàn!
Diệu dụngvô cùng như số cát sông Hằng
Bốn sự cúng dường dầu có lao khổ cũng không từ
Muôn lượng vàng ròng dầu có dâng cúng hết
Dẫu có thịt nát xương tan cũng chưa thể đền ân hết được
Một câu nếu thấu suốt thì vượt ngoài số lượng
52
Pháp này là vua trong các pháp, thật là thù thắng tối cao!
Các đấng Như Lai nhiều như cát sông Hằng đều cùng chungchứng pháp này
Ta nay giải bày cái pháp Như Ý Châu này
Nếu có người nào tin theo và thực hành thì cũng đồng chứng được như thế
53
Khi thấu suốt rồi thì thấy không một vật
Mới hay cũng không có Nhân, mà cũng không có Phật
Các thế giới trong cõi Đại Thiên cũng chỉ là những bọt nước nổi trên mặt biển
Cho đến hết thảy Thánh Hiền đều như điện chóp!
54
Giả sử vòng lửa sắc có quay trên đầu
Định Huệ tròn sáng trọn không hề mất
Dẫu trời có thể lạnh, trăng có thể nóng
Chúng ma cũng chẳng thể phá hoại được lời nói chân thật!
Như xe voi vững bước lên dốc cao
Ai thấy bọ ngựa ngăn được xe voi tiến bước bao giờ?!
55
Voi lớn đâu thèm đi lối thỏ
Ngộ lớn đâu cần câu nệ vào những việc li ti
Đừng đem kiến thức hẹp hòi mà phỉ báng trời xanh
Chưa rõ nên nay tôi vì anh mà giải quyết!
______________ hết _________________
永嘉證道歌
Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca
唐 慎水沙門玄覺撰
Đường, Thận Thủy Sa MônHuyền Giác Soạn
大正新脩大藏經, 第48冊 No.2014
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, Vol.48, No.2014
1. 君不見。
絕學無為閒道人。
不除妄想不求真。
無明實性即佛性。
幻化空身即法身。
Quân bất kiến,
Tuyệt họcvô vinhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân 2 法身覺了無一物。
本源自性天真佛。
五陰浮雲空去來。
三毒水泡虛出沒。
Pháp thângiác liễuvô nhất vật
Bổn nguyên tự tánhthiên chân Phật
Ngũ ấmphù vân không khứ lai
Tam độcthủy bào hư xuất một 3. 證實相無人法。
剎那滅却阿鼻業。
若將妄語誑眾生。
自招拔舌塵沙劫。
Chứng thật tướng vô nhân pháp
Sát-na diệt khước A Tỳ nghiệp
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp 4. 頓覺了如來禪。
六度萬行體中圓。
夢裏明明有六趣。
覺後空空無大千。
Đốn giác liễu Như Lai thiền,
Lục độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên 5 無罪福無損益。
寂滅性中莫問覓。
比來塵鏡未曾磨。
今日分明須剖析。
Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỷ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẫu tích 6 誰無念誰無生。
若實無生無不生。
喚取機關木人問。
求佛施功早晚成。
Thùy vô niệm, thùy vô sinh
Nhược thực vô sinh, vô bất sinh
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu Phật thi công tảo vãn thành 7 放四大莫把捉。
寂滅性中隨飲啄。
諸行無常一切空。
即是如來大圓覺。
Phóng tứ đại, mạc bả tróc
Tịch diệt tính trung tùy ẩm trác
Chư hành vô thườngnhất thiết không
Tức thị Như LaiĐại Viên Giác 8 決定說表真僧。
有人不肯任情徵。
直徹1根源佛所印。
摘葉尋枝我不能。
Quyết định thuyết, biểu Chân Tăng
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng
Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn
Trích diệp tầm chi ngã bất năng 9 摩尼珠人不識。
如來藏裏親收得。
六般神用空不空。
一顆圓光色非色。
Ma-ni châu, nhân bất thức
Như Lai Tàng lý thân thâu đắc
Lục ban thần dụng không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc 10 淨五眼得五力。
唯證乃知難可測。
鏡裏看形見不難。
水中捉月爭拈得。
Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực
Duy chứng nãi tri nan khả trắc
Kính lý khán hình kiến bất nan
Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc 11 常獨行常獨步。
達者同遊涅槃路。
調古神清風自高。
貌顇骨剛人不顧。
Thường độc hành, thường độc bộ
Đạt giả đồng du Niết Bàn lộ
Điều cổ thần thanh phong tự cao
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố 12 窮釋子口稱貧。
實是身貧道不貧。
貧則身常披縷褐。
道則心藏無價珍。
無價珍用無盡。
利物應機終不吝。
三身四智體中圓。
八解六通心地印。
Cùng Thích Tử, khẩu xưng bần
Thực thị thân bần đạo bất bần
Bần tắc thân thường phi lũ hạt
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân
Vô giá trân, dụng vô tận
Lợi vật ứng cơ chung bất lận
Tam thântứ trí thể trung viên
Bát giải lục thôngtâm địa ấn 13 上士一決一切了。
中下多聞多不信。
但自懷中解垢衣。
誰能向外誇精進。
Thượng sĩnhất quyếtnhất thiết liễu
Trung hạ đa văn đa bất tín
Đản tự hoài trung giải cấu y
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tấn 14 從他謗任他非。
把火燒天徒自疲。
我聞恰似飲甘露。
銷融頓入不思議。
Tòng tha báng, nhiệm tha phi
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bị
Ngã văn cáp tự ẩm cam lồ
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghị 15 觀惡言是功德。
此即成吾善知識。
不因訕謗起冤親。
何表無生慈忍力。
Quán ác ngôn, thị công đức
Thử tắc thành ngô thiện tri thức
Bất nhân san báng khởi oán thân
Hà biểu vô sanhtừ nhẫn lực
16 宗亦通說亦通。
定慧圓明不滯空。
非但我今獨達了。
恒沙諸佛體皆同。
Tông diệc thông, thuyết diệc thông
Định huệviên minh bất trệ không
Phi đản ngã kim độc đạt liễu
Hằng sa chư Phật thể giai đồng
17 師子吼無畏說。
百獸聞之皆腦裂。
香象奔波失却威。
天龍寂聽生欣悅。
Sư tử hống, vô úy thuyết
Bách thú văn chi giai não liệt
Hương tượng bôn ba thất khước uy
Thiên long tịch thính sinh hân duyệt
18 遊江海涉山川。
尋師訪道為參禪。
自從認得曹谿路。
了知生死不相關。
行亦禪坐亦禪。
語默動靜體安然。
縱遇鋒刀常坦坦。
假饒毒藥也閒閒。
Du giang hải, thiệp sơn xuyên
Tầm sư phỏng đạo vịtham thiền
Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ
Liễu trisinh tử bất tương quan
Hành diệc thiền, tọa diệc thiền
Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên
Túng ngộ phong đao thường thản thản
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn
19. 我師得見然燈佛。
多劫曾為忍辱仙。
幾迴生幾迴死。
生死悠悠無定止。
Ngã sư đắc kiến Nhiên Đăng Phật
Đa kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên
Kỷ hồi sinh, kỷ hồi tử
Sinh tử du du vô định chỉ
20. 自從頓悟了無生。
於諸榮辱何憂喜。
入深山住蘭若。
岑崗2幽邃長松下。
優游靜坐野僧家。
闃3寂安居實蕭灑。
Tự tòng đốn ngộ liễu vô sinh
Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ
Nhập thâm sơn, trú Lan Nhã
Sầm cương u thúy trường tùng hạ
Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia
Khuých tịch an cư thực tiêu sái
21. 覺即了不施功。
一切有為法不同。
住相布施生天福。
猶如仰箭射虛空。
勢力盡箭還墜。
招得來生不如意。
爭似無為實相門。
一超直入如來地。
Giác tức liễu, bất thi công
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng
Trú tướng bố thísanh thiên phước
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không
Thế lực tận, tiễn hoàn đọa
Chiêu đắc lai sanhbất như ý
Tranh tự vô vithực tướng môn
Nhất siêu trực nhập Như Lai địa
22. 但得本莫愁末
如淨瑠璃含寶月。
既能解此如意珠。
自利利他終不竭。
Đản đắc bổn, mạc sầu mạt
Như tịnh lưu-ly hàm bảo nguyệt
Ký năng giải thử như ý châu
Tự lợi lợi tha chung bất kiệt
23. 江月照松風吹。
永夜清宵何所為。
佛性戒珠心地印。
霧露雲霞體上衣。
降龍鉢解虎錫。
兩鈷金環鳴歷歷。
不是標形虛事持。
如來寶杖親蹤跡。
Giang nguyệt chiếu, tùng phong xuy
Vĩnh dạ thanh tiêu hà sở vi
Phật tánhgiới châutâm địa ấn
Vụ lộ vân hà thể thương y
Hàng long bát, giải hổ tích
Lưỡng cổ kim hoàn minh lịch lịch
Bất thị tiêu hình hư sự trì
Như Lai bảo trượng thân tung tích
24. 不求真不斷妄。
了知二法空無相。
無相無空無不空。
即是如來真實相。
Bất cầu chân, bất đoạn vọng
Liễu trinhị pháp không, vô tướng
Vô tướng, vô không, vô bất không
Tức thị Như LaiChân Thật Tướng
25. 心鏡明鑒無礙。
廓然瑩徹周沙界。
萬象森羅影現中。
一顆圓光非內外。
Tâm kính minh, giám vô ngại
Khuếch nhiên oánh triệt châu sa giới
Vạn tượng sâm laảnh hiện trung
Nhất lỏa viên quang phi nội ngoại
26. 豁達空撥因果。
莽莽蕩蕩招殃禍。
棄有著空病亦然。
還如避溺而投火。
Khoát đạt không, bát nhân quả
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên
Hoàn như tị nịch nhi đầu hỏa
27. 捨妄心取真理。
取捨之心成巧偽。
學人不了用修行。
深成認賊將為子。
Xả vọng tâm, thủ chân lý
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy
Học nhânbất liễu dụng tu hành
Chân thành nhận tặc tương vi tử
28. 損法財滅功德。
莫不由斯心意識。
是以禪門了却心。
頓入無生知見力。
Tổn pháp tài, diệt công đức
Mạc bất do tư tâmý thức
Thị dữ thiền môn liễu khước tâm
Đốn nhập Vô SanhTri Kiến lực
29. 大丈夫秉慧劍。
般若鋒兮金剛焰。
非但空摧外道心。
早曾落却天魔膽。
Đại trượng phu, bỉnh huệ kiếm
Bát-nhã phong hề kim cang diệm
Phi đản không thôi ngoại đạo tâm
Tảo hội lạc khước thiên ma đởm
30. 震法靁擊法鼓。
布慈雲兮灑甘露。
龍象蹴踏潤無邊。
三乘五性皆醒悟。
Chấn pháp lôi, kích pháp cổ
Bố từ vân hề sái cam lồ
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên
Tam thừangũ Tánh giai tỉnh ngộ
31. 雪山肥膩更無雜。
純出醍醐我常納。
一性圓通一切性。
一法遍含一切法。
一月普現一切水。
一切水月一月攝。
諸佛法身入我性。
我性同共如來合。
Tuyết sơn phì nhị cánh vô tạp
Thuần xuất Đề Hồ ngã thường nạp
Nhất tánh viên thôngnhất thiết tánh
Nhất pháp biến hàm nhất thiết pháp
Nhất nguyệt phổ hiệnnhất thiết thủy
Nhất thiếtthủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp
Chư Phật Pháp Thân nhập ngã tánh
Ngã tánh đồng cộng Như Lai hiệp
32. 一地具足一切地。
非色非心非行業。
彈指圓成八萬門。
剎那滅却三祇劫。
一切數句非數句。
與吾靈覺何交涉。
Nhất địacụ túcnhất thiết địa
Phi sắc phi tâmphi hành nghiệp
Đàn chỉviên thànhbát vạn môn
Sát-na diệt khước tam kỳ kiếp
Nhất thiết số cú phi số cú
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp
33. 不可毀不可讚。
體若虛空勿涯岸。
不離當處常湛然。
覓即知君不可見。
取不得捨不得。
不可得中只麼得。
默時說說時默。
大施門開無壅塞。
Bất khả hủy, bất khả tán
Thể nhược hư không vật nhai ngạn
Bất ly đương xứ thường trạm nhiên
Mịch tức tri quân bất khả kiến
Thủ bất đắc, xả bất đắc
Bất khả đắc trung chỉ ma đắc
Mặc thời thuyết, thuyết thời mặc
Đại thí môn khai vô ủng tắc
34. 有人問我解何宗。
報道摩訶般若力。
或是或非人不識。
逆行順行天莫測。
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông?
Báo đạo Ma Ha Bát Nhã lực
Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc
35. 早曾經多劫修。
不是等閒相誑惑。
建法幢立宗旨。
明明佛勅曹溪是。
Ngô tảo tằng kinh đa kiếp tu
Bất thị đẳng nhàn tương cuống hoặc
Kiến pháp tràng, lập tông chỉ
Minh minh Phật sắc Tào Khê thị
36. 第一迦葉首傳燈。
二十八代西天記。
法東流入此土。
菩提達磨為初祖。
六代傳衣天下聞。
後人得道何窮數。
Đệ nhất Ca-diếp thủ truyền đăng
Nhị thập bát đại Tây thiên ky
Pháp đông lưu, nhập thử độ
Bồ Đề Đạt Ma vi Sơ tổ
Lục đạitruyền ythiên hạ văn
Hậu nhân đắc đạo hà cùng số
37. 真不立妄本空。
有無俱遣不空空。
二十空門元不著。
一性如來體自同。
Chân bất lập, vọng bổn không
Hữu vô câu khiển bất không không
Nhị thập không môn nguyên bất trước
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng
38. 心是根法是塵。
兩種猶如鏡上痕。
痕垢盡除光始現。
心法雙忘性即真。
Tâm thị căn, pháp thị trần
Lưỡng chủng do như kính thượng ngân
Ngân cấu tận trừ quang thủy hiện
Tâm Pháp song vong Tánh tức Chân
39. 嗟末法惡時世。
眾生福薄難調制。
去聖遠兮邪見深。
魔強法弱多恐害。
聞說如來頓教門。
恨不滅除令瓦碎。
Ta mạt pháp, ác thời thế
Chúng sanh phước bạc nan điều chế
Khứ thánh viễn hề tà kiến thâm
Ma cường pháp nhược đa oán hại
Văn thuyết Như Laiđốn giáo môn
Hận bất diệt trừ lệnh ngõa toái
40. 作在心殃在身。
不須冤訴更尤人。
欲得不招無間業。
莫謗如來正法輪。
Tác tại tâm, ương tại thân
Bất tu oán tố cánh vô nhân
Dục đắc bất chiêu vô gián nghiệp
Mạc báng Như Laichánh pháp luân
41. 旃檀林無雜樹。
欝密森沈師子住。
境靜林間獨自遊。
走獸飛禽皆遠去。
Chiên đàn lâm, vô tạp thụ
Uất mật sâm trầm sư tử trú
Cảnh tĩnh lâm gian độc tự du
Tẩu thú phi cầm giai viễn khứ
42. 師子兒眾隨後。
三歲便能大哮吼。
若是野干逐法王。
百年妖怪虛開口。
Sư tử nhi, chúng tùy hậu
Tam tuế tiện năng đại hao hống
Nhược thị dã can trục pháp vương
Bách niên yêu quái hư khai khẩu
43. 圓頓教勿人情。
有疑不決直須爭。
不是山僧逞人我。
修行恐落斷常坑。
Viên đốn giáo, một nhân tình
Hữu nghi bất quyết trực tu tranh
Bất thị sơn tăng sính nhân ngã
Tu hành khủng lạc đoạn trường khanh
44. 非不非是不是。
差之毫釐失千里。
是則龍女頓成佛。
非則善星生陷墜。
Phi bất phi, thị bất thị
Sai chi hào ly thất thiên lý
Thị tắc Long Nữ đốn thành Phật
Phi tắc Thiện Tinh sanh hãm trụy
45. 吾早年來積學問。
亦曾討疏尋經論。
分別名相不知休。
入海算沙徒自困。
却被如來苦訶責。
數他珍寶有何益。
從來蹭蹬覺虛行。
多年枉作風塵客。
Ngô tảo niên lai tích học vấn
Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận
Phân biệtdanh tướng bất tri hưu
Nhập hải toán sa đồ tụ khốn
Khước bị Như Lai khổ kha trách
Sổ tha trân bảo hữu hà ích
Tòng lai thặng đặng giác hư hành
Đa niên uổng tác phong trần khách
46. 種性邪錯知解。
不達如來圓頓制。
二乘精進勿道心。
外道聰明無智慧。
亦愚癡亦小騃。
空拳指上生實解。
執指為月枉施功。
根境法中虛揑怪。
Chủng tánh tà, thố tri giải
Bất đạt Như Laiviên đốn chế
Nhị thừatinh tấn một đạo tâm
Ngoại đạothông minhvô trí huệ
Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi
Không quyền chỉ thượng sanh thực giải
Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công
Căn cảnhpháp trung hư niết quái
47. 不見一法即如來。
方得名為觀自在。
了即業障本來空。
未了應須還夙債。
Bất kiến nhất pháp tức Như Lai
Phương đắc danh viQuán Tự Tại
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái
48. 饑逢王饍不能飡。
病遇醫王爭得瘥。
在欲行禪知見力。
火中生蓮終不壞。
勇施犯重悟無生。
早時成佛于今在。
Cơ phùng vương thiện bất năng san
Bệnh ngộ y vương tranh đắc sái
Tại dục hành thiền tri kiến lực
Hỏa trung sanh liên chung bất hoại
Dũng thi phạm trọng ngộ vô sanh
Tảo thời thành Phật vu kim tại
49. 師子吼無畏說。
深嗟懵懂頑皮靼。
秖知犯重障菩提。
不見如來開祕訣。
Sư tử hống, vô úy thuyết
Thâm ta mộng đổng ngoan bì đát
Chỉ tri phạm trọng chướng Bồ-đề
Bất kiến Như Lai khai bí quyết
50. 有二比丘犯婬殺。
波離螢光增罪結。
維摩大士頓除疑。
猶如赫日銷霜雪。
Hữu nhị Tỳ-kheo phạm dâm sát
Ba-ly huỳnh quang tăng tội kết
Duy-ma đại sĩ đốn trừ nghi
Do như xích nhật tiêu sương tuyết
51. 不思議解脫力。
妙用恒沙也無極。
四事供養敢辭勞。
萬兩黃金亦銷得。
粉骨碎身未足酬。
一句了然超百億。
Bất tư nghì, giải thoát lực
Diệu dụngHằng sa dã vô cực
Tứ sự cung dưỡng cảm từ lao
Vạn lưỡng hoàng kim diệc tiêu đắc
Phấn cốt toái thân vị túc thù
Nhất cúliễu nhiên siêu bá ức
52. 法中王最高勝。
恒沙如來同共證。
我今解此如意珠。
信受之者皆相應。
Pháp trung vương, tối cao thắng
Hằng saNhư Lai đồng cộng chứng
Ngã kim giải thử như ý châu
Tín thọ chi giả giai tương ứng
53. 了了見無一物。
亦無人亦無佛。
大千沙界海中漚。
一切聖賢如電拂。
Liễu liễu kiến, vô nhất vật
Diệc vô nhân, diệc vô Phật
Đại thiênsa giới hải trung âu
Nhất thiếtthánh hiền như điển phất
54. 假使鐵輪頂上旋。
定慧圓明終不失。
日可冷月可熱。
眾魔不能壞真說。
象駕崢嶸謾進途。
誰見螗蜋能拒轍。
Giả sửthiết luân đỉnh thượng toàn
Định huệviên minh chung bất thất
Nhật khả lãnh, nguyệt khả nhiệt
Chúng ma bất năng hoại chân thuyết
Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ
Thùy kiến đường lang năng cự triệt
55. 大象不遊於兔徑。
大悟不拘於小節。
莫將管見謗蒼蒼。
未了吾今為君訣。
Đại tượng bất du ư thỏ kính
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết
Mạc tương quản kiến báng thương thương
Vị liễu ngô kim vi quân quyết
__________Chung___________
Vĩnh Gia Chứng Đạo Ca Học Giải
Thánh Tri
1
Quân bất kiến,
Tuyệt họcvô vinhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thực tánh tức Phật tánh
Ảo hóa không thân tức pháp thân
Anh có thấy Chăng?!
Người đắc Đạo thì Tuyệt Học, Vô Vi, An Nhàn Vô Sự
Họ chẳng cần trừ vọng tưởng cũng chẳng cầu chân
Bởi họ thấy đúng như thực rằng Tánh thật của Vô Minh là Phật Tánh
Và cái thân huyễn hóakhông thật thể này là Pháp Thân
Học Giải:
Người đời không lãnh hội được Phật Tánh ngay nơi mình; nên ngài Huyền Giác đã từ bi muốn chỉ rõ cái Tánh Phật ấy nơi mỗi người mà phải thốt lên rằng: “Anh có thấy Chăng!!?” Anh có thấy được những gì tôi thấy hay chăng?
Người đã trở về sống với Bản Tánh Phật nơi mình thì hằng được Trí Tuệ Bát Nhãsoi sáng nên chẳng cần phải học thêm cái gì nữa (Tuyệt Học) và cũng chẳng cần làm thêm cái gì nữa (Nhàn – Vô Sự). Vì sao thế? Vì Bản Tánh Phật vốn tự đầy đủ vậy. Nên đoạn 4 nói: “Đốn giác liễuNhư Lai Thiền, Lục Độ Vạn Hạnh Thể trung viên”. Thể Tánh Phật nơi mình đã đầy đủ Lục Độ Vạn Hạnh thì còn tìm học và làm thêm cái gì nữa? Trong Thể Tánh vốn vô sự mà làm cho có sự; đó là việc làm của người chưa lãnh hội được Tánh Phật nơi mình. Chứ người đã giác ngộ rồi thì họ sống thuận theoBản TánhPhật tự do tự tại (Vô Vi) của họ. Nên đoạn 7 nói: “Phóng tứ đại, mạc bả tróc, Tịch Diệt Tính trung tùy ẩm trác.”
Nếu đã là người Tuyệt Học, Vô Vi, Vô Sự thì còn trừ vọng, cầu chân để làm gì? Hơn nữa đoạn 38 cũng nói: “Chân bất lập, vọng vốn không.” Vọng vốn không, chỉ vì có vọng mà mới tạm nói có chân, nhưng vọng đã vốn không thì chân làm sao mà lập? Nếu thật là chân thì chân ấy chẳng có chân, cũng chẳng có vọng, vì chân ấy siêu vượt tình chấp nhị biên, cho nên đoạn 26 mới nói: “Bất cầu chân, bất đoạn vọng. Liễu trinhị pháp không, vô tướng. Vô tướng, vô không, vô bất không. Tức thị Như LaiChân Thật Tướng.” Nếu thật vượt ngoài mọi tình chấp (tứ cú: có, không, cũng có cũng không, chẳng có chẳng không) thì đó mới thật là Thật Tướng của Như Lai.
Vì vượt ngoài tương đối vào Bản ThểTuyệt Đối nên cái thấy của người giác ngộ là Bất Nhị, Như Thị và Không; bởi không còn qua lăng kính của vọng thức nữa mà là bằng Trí Tuệ Bát Nhã chiếu soi từ Chân Tánh. Do vậy mà họ thấy rằng Tánh Vô Minh và Tánh Giác là tương đồng chẳng khác. Nếu thấy có khác tức còn vọng thứcxen vào nên sanh phân biệt, mới thấy có Chân và Vọng, cũng như Vô Minh và Giác Ngộ là hai. Đó là cái thấy bằng vọng thức của người chưa giác ngộ.
Pháp Thân thì vọng thức chẳng thể biết được, chẳng thể suy lường được, vì siêu vượt số lượng và không ngằn mé nên đoạn 33 nói:
“Bất khả hủy, bất khả tán.
Thể nhược hư không vật nhai ngạn.
Bất ly đương xứ thường trạm nhiên.
Mịch tức tri quân bất khả kiến.”
(Chẳng thể chê, cũng chẳng thể khen
Bản Thể như Hư Không không bờ mé
Chẳng lìa chỗ này mà thường trong sángvắng lặng
Muốn tìm thì phải biết rằng anh không thể thấy)
Do vậy nếu ngộ được Pháp Thân thì mới hay nó thường vắng lặng ở khắp mọi nơi, và nó cũng chẳng lìa nơi thân huyễn hóa của mình; nhưng mà muốn tìm nó thì chẳng thể được. Vì sao vậy? Bởi thứ nhất Pháp Thân thì vô hình vô tướng, thứ hai cùng khắp mọi nơi, thứ ba lại nằm ngoài tình thức nên tình thức chẳng thể suy lường tới được, và thứ tư là bởi vì như người cỡi trâu mà đi tìm trâu thì tìm hoài cũng chẳng thể thấy trâu. Do vậy người giác ngộ đã dừng lại và thấy trâu nên họ mới thấy rõ rằng ngay nơi cái thân huyễn hóa này chính là Pháp Thân, chứ chẳng cần phảitìm kiếm đâu xa. Vả lại một khi đã lãnh hội được Pháp Thân thì nơi nơi đều là Pháp Thân, chốn chốn đều là Niết Bàn. Thật đúng với câu:
“Thanh thanh thúy trúc tổng thị Pháp Thân,
uất uất huỳnh hoa vô phi Bát Nhã!”
(Xanh xanh trúc biếc đều là Pháp Thân,
rực rỡ hoa vàng đâu chẳng là Bát Nhã!)
2
Pháp thângiác liễuvô nhất vật
Bổn nguyên tự tánhthiên chân Phật
Ngũ ấmphù vân không khứ lai
Tam độcthủy bào hư xuất một
Pháp Thân ngộ rồi thì mới rõ là không một vật
Nguồn gốc của Tự Tánh vốn là Thiên Chân Phật
Năm Ấm đến đi như mây trời tan tụ
Ba Độckhông thật như bọt nước nổi chìm
Học Giải:
Pháp Thânxưa nay không một vật bởi nó chẳng phải là chỗ mà nghiệp thức có thể tới được, nên nó chẳng bao giờ bị vọng thức làm ô nhiễm. Vì vậy nó còn được gọi là Thường Tịch QuangTịnh Độ. Muốn lãnh hội được Pháp Thân thì phải sạch vọng thức. Muốn được Tịnh Độ phải Tịnh Tâm mình (Kinh Duy Ma nói “nhược đắc Tịnh Độ đương tịnh kỳ tâm, tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh”). Chẳng tịnh tâm, chẳng lìa thức mà muốn được Tịnh Độ, Pháp Thân thì trọn chẳng thể được. Bởi Tịnh Độ là Tâm Thanh Tịnh nên chẳng thể mang nghiệp thức đến Tâm Thanh Tịnh được. Đã vốn xưa nay không một vật thì sao còn có thể mang nghiệp thức vào được? Hóa ra vốn đã sạch bây giờ lại làm cho dơ. Vốn vô sự mà làm cho có sự! Đó thật là việc làm của người mê! Nói thế để mà hiểu rằng không thể mang nghiệp vào Chân TâmThanh Tịnh được, chứ kỳ thật đã vốn không một vật thì làm sao có dơ sạch! Chẳng ai có thể làm cho Tự Tánh dơ thêm hay sạch thêm được, vì nó vượt ngoài vòng tương đối của vọng thức. Do vậy Lục Tổ nói “Bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai?” (Xưa nay không một vật, chỗ nào bụi dính đây?) Nếu còn có một vật nào thì đó tức là tình thức vô minh vậy, bởi còn trước trưởng.
Do vậy phải như Thiền SưHương Hải nói:
“Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm”
(Nhạn bay qua trời cao,
Bóng chìm dưới hồ nước lạnh,
Nhạn không có ý để lại dấu tích,
Nước cũng không có tâm lưu giữ bóng hình.)
Chính do xưa nay không một vật mới thấy Năm Ấm và Ba Độc là những thứ hư vọng thuộc tình thức có thật trong lúc còn mê. Nhưng khi giác ngộ rồi thì xưa nayrõ ràng không một vật. Do vậy đoạn 4 nói: “Mộng lý minh minh hữu lục thú; giác hậu không không vô đại thiên.”
Năm Ấm (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) là cái hư vọng thuộc vòng tương đối đủ duyên thì hợp lại thành một chúng sanh hữu tình, hết duyên thì tan đi, bảy đại trả về cho bảy đại cũng giống như mây trời tan tụ vậy. Còn Ba Độc (Tham, Sân, Si) lăng xăng nổi lên rồi lặng xuống từng sát-na trong vọng tâm cũng như bọt nước nổi chìm vậy.
Tự Tánh vốn là ông Phật Thiên Chân nơi mình, nên chẳng cần phải tìm cầu một vị Phật nào khác ngoài Tự Tánh ấy. Bởi như đoạn 16 nói: “Phi đản ngã kim độc đạt liễu, hằng sa chư Phật thể giai đồng.”(Không chỉ riêng ta thông suốt được Bản Thể ấy mà chư Phật nhiều như cát sông Hằng cũng đều cùng một Bản Thể ấy) và đoạn 31 nói: “Chư Phật Pháp Thân nhập ngã tánh, ngã tánh đồng cộng Như Lai hiệp.”(Các Pháp Thân Phật vào Tánh ta. Tánh ta cùng hợp với Như Lai) Tất cả chư Phật đều đồng một Thể Tánh. Nên ngoài Tự Tánh ấy ra chẳng có Phật nào khác. Do vậy mình phải lãnh hội được Tánh Phật ngay nơi mình đó mới thật sự là việc đáng làm và nên làm. Còn tìm Phật ở đâu đâu thì biết bao giờ mới gặp! Chỉ uổng công nhọc sức mà thôi! Như đoạn 45 nói: “Tòng lai thặng đặng giác hư hành, đa niên uổng tác phong trần khách.”(Từ trước tới nay đi quanh co mãi, mới hay là việc làmvô ích, Bao năm thật uổng làm khách phong trần!)
3.
Chứng thật tướng vô nhân pháp
Sát-na diệt khước A Tỳ nghiệp
Nhược tương vọng ngữ cuống chúng sanh
Tự chiêu bạt thiệt trần sa kiếp
Chứng được Thật Tướng thì tuyệt chẳng còn Nhân và Pháp
Trong khoảng sát-na dứt sạch nghiệp A-Tỳ
Nếu tôi đem lời vọng ngữ mà dối chúng sanh
Thì nguyện tự chuốc lấy tội rút lưỡi trong số kiếp nhiều như cát bụi!
Học Giải:
Phần trước đã nói:“Pháp Thân giác liễuvô nhất vật” (Pháp Thân ngộ rồi thì mới rõ là không một vật). Đã như xưa nay không một vật thì làm sao mà còn có Nhân và Pháp được? Trong Bản ThểTuyệt Đối thì chẳng có những cập phạm trù thuộc tương đối như Nhân và Pháp. Cho nên người nào chứng được Thật Tướng thì thấy vạn pháp là Bất Nhị, Như Thị và Không, đã siêu vượt ngoài vòng tương đối của vọng thức, nên tự dotự tại.
Khi mê thì hết thảy là vọng. Khi giác thì hết thảy là chân. Hết thảy đã là chân thì chân ấy không có mê ngộ, chân vọng. Nên Kinh Lăng Nghiêm nói: “Tánh chân thường trung, cầu ư khứ lai, mê ngộ, tử sanh, liễu vô sở đắc.”(Ở trong Tánh Chân Thường, cầu các thứ đến đi, mê ngộ, sanh tử, trọn không thể được.)Do vậy khi ngộ được Bản Tâm, chứng Thật Tướng rồi thì “trong sát-na dứt sạch nghiệp A-Tỳ.” Bởi tất cả nghiệp thiện ác đều do vọng tâm dựng lập tạo tác. Nay đã siêu vượt vọng tâm vào bản thểtuyệt đốiChân Tâm rồi thì tất cả nghiệp thiện ácxưa kia đều trọn không thể được. Bởi chúng thuộc pháp Hữu Vi, chẳng liên quan gì đến pháp Vô Vi cả. Mà pháp Hữu Vi thì như Kinh Kim Cang nói:
“Nhứt thiết hữu vi pháp
Như mộng huyễn bào ảnh
Như lộ diệc như điển
Ưng tác như thị quán”
(Tất cả pháp hữu vi
Như mộng huyễn bọt bóng
Như sương cũng như điện
Nên quán xét như thế)
Vì không còn cách nào giúp cho chúng sanh tin rằng họ đều có Tánh Giác nên ngài phải đành tạm phương tiện thề độc rằng dối thì bị rút lưỡi trong địa ngục. Nhưng thề là thề vậy chứ kỳ thực ngài đã giác ngộ rồi thì chẳng còn mê nữa nên không có các cảnh giới của lục thú, vì lục thú thuộc tình thức hư vọng vậy. Còn Chân Tâmxưa nay không một vật thì sao còn có các cảnh giớilục thú thuộc vọng tâm được? Do vậy nên ở đoạn sau ngài nói: “Mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên.”
4.
Đốn giác liễu Như Lai thiền
Lục độ vạn hạnh thể trung viên
Mộng lý minh minh hữu lục thú
Giác hậu không không vô đại thiên
Nếu đốn ngộ được Bản Tâm thì Như Lai Thiền thảy đều thông suốt
Mới hay Lục Độ Vạn Hạnh vốn tròn đầy trong Thể Tánh
Trong mộng thì rõ ràng có sáu loài chúng sanh
Giác rồi thì rỗng lặng không có ba ngàn đại thiên thế giới!
Học Giải:
Bản TâmTự Tánh tuy xưa nay không một vật mà tất cả đều đầy đủ không thiếu. Nên ngài Huyền Giác nói nếu ngộ Bản Tâm thì tất cả các pháp thuộc Như Lai Thiền như là Lục Độ Vạn Hạnh của Bồ Tát đều được thông suốt đầy đủ. Như Lai Thiền là thuộc về Giáo Môn. Còn Tổ Sư Thiền hay Tối Thượng Thừa Thiền là thuộc về Tông Môn hay Thiền TôngĐốn Ngộ. Ở đây nói rằng nếu đốn ngộBản Tâm thì tất cả cánh cửa phương tiện của Giáo Môn đều thông suốt hết. Bởi vì Thể Tánh là gốc, vốn tự đầy đủ không thiếu vậy! Do vậy đoạn 13 cũng nói thêm: “Tam thân tứ trí thể trung viên, bát giải lục thôngtâm địa ấn” (Ba Thân, bốn Trí đều ở trong Thể Tánh tròn sáng, Tám Giải Thoát, sáu Thông đều ở trong Đất Tâm). Cũng là bởi vì chúng sanh có đủ loại bệnh nhưng không ngoài bệnh mê chấp mà ra, nên đức PhậtThích Ca mới tạm thuyết giáo để mở bày những cách cửa phương tiệnmở trói cho người. Chứ nếu chúng sanh hết bệnh hoặc không có bệnh thì cũng chẳng cần thuyết giáo. Do vậy Tổ Huệ Năng nói:
“Phật thuyết nhất thiết pháp
Duy trị nhất thiết tâm
Nhược vô nhất thiết tâm
Hà dụng nhất thiết pháp?”
(Phật nói tất cả pháp
Để trị tất cả tâm
Nếu không tất cả tâm
Đâu cần tất cả pháp?)
5.
Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch
Tỷ lai trần kính vị tằng ma
Kim nhật phân minh tu phẫu tích
Không tội phước, cũng không thêm bớt
Trong Thể Tánhvắng lặng chớ có hỏi tìm
Bấy lâu gương bụi chưa từng lau sạch
Hôm nay cần phảibiện giải cho rõ ràng
Học Giải:
Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâmxưa nay vốn không một vật như những đoạn trên vừa nói, thì làm sao còn có thêm bớt, tội phước? Thêm bớt, tội phước là thuộc pháp hữu vinhân quảtrong vòngtương đối. Ở đây đang nói về Bản ThểTuyệt Đối tức pháp vô vi nằm ngoài phạm trùtương đối. Do vậy tình thức phân biệt về sự thêm bớt tội phước chẳng thể tới được hay vào được Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm. Và vì thế một khi đã trở về với Bản ThểTuyệt Đối ấy thì chớ có hỏi tìm những vọng thức tội phước, thêm bớt, bởi trong Tánh tuyệt đối trọn chẳng còn một mảy maytương đối nào. Nếu còn một mảy may nào vọng thức tức vẫn còn chưa giác ngộ được Thể Tánh ấy vậy! Do vậy ngài nói: “Sai chi hào ly thất thiên lý!” (Chỉ đi lệch một mảy may thì đã lạc xa ngàn dậm!)
Ngài Huyền Giác dùng gương dính bụi để ví dụ cho chúng sanh còn nhiều tâm chấp dính bởi tình thức nên không lãnh hội được Thể TánhTịch Diệt ngay nơi mình. Và vì thế mà thấy có tội phước thêm bớt. Chính vì thế ngài muốn chỉ bày cho chúng ta thấy rõ được Thể Tánh ấy nên mới nói: “Hôm nay cần phảibiện giải cho rõ ràng.”
Chứ kỳ thực Thể Tánh xưa nay không một vật nên không thể nói là bị bụi dính. Do vậy Lục Tổ nói:
“Bồ Đề bổn vô thọ.
Minh cảnh diệc phi đài.
Bổn lai vô nhất vật.
Hà xứ nhạ trần ai?”
(Bồ Đề vốn không cây
Gương sáng cũng không đài
Xưa nay không một vật
Chỗ nào dính bụi đây?)
6
Thùy vô niệm, thùy vô sinh
Nhược thực vô sinh, vô bất sinh
Hoán thủ cơ quan mộc nhân vấn
Cầu Phật thi công tảo vãn thành
Ai vô niệm? Ai vô sanh?
Nếu thật là vô sanh thì phải vượt ngoài ‘sanh’ và ‘bất sanh’
Còn không thì hãy gọi người gỗ mà hỏi rằng
Ra công cầu Phật bao giờ thành?
Học Giải:
Sợ nhiều người lọt vào đường tà chấp không đoạn diệt nên ngài mới chất vấn rằng: “Ai vô niệm? Ai vô sanh?”
Và nếu thật đã vượt ngoài ‘sanh’ và ‘bất sanh’ thì đó mới thật là người vô niệm, vô sanh. Còn nếu chấp vào nhị biên tức lọt đường tà. Nghe nói vô niệm liền chấp cho rằng mình vô niệm, mà chấp tức còn có niệm vậy, làm sao nói rằng vô niệm được? Lại nghe vô sanh liền chấp rằng mình vô sanh, mà chấp khởi niệm tức là đã có sanh vậy, làm sao nói rằng vô sanh được? Nếu cứ như vậy thì bao giờ mới giác ngộthành Phật được? Tu hànhđoạn diệt cũng như người gỗvô tri vô giác, thì bao giờ mới thành Phật?
Nay mượn câu chuyện xưa giữ Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng và Mã Tổ Đạo Nhất trong Thiền Sư Trung Hoa của HT Thanh Từ dịch như sau:
“Tổ Nam Nhạc Hoài Nhượng ngày nọ gặp một Sa-môn ngày ngày ngồi thiền. Sư nhìn biết là thượng căn, đến hỏi: ‘Đại đức ngồi thiền làm gì?’
Vị này trả lời: ‘Để làm Phật.’
Sau đó, Sư lấy một viên gạch, đến trước am của vị này mài liên tục. Sa-môn thấy lạ hỏi Sư: ‘Thầy mài gạch để làm gì?’
Sư đáp: ‘Mài để làm gương.’
Vị này nói: ‘Mài gạch đâu có thể thành gương được?’
Sư bảo: ‘Ngồi thiền cũng không thể thành Phật được.’
Sa-môn hỏi: ‘Vậy làm thế nào mới phải?’
Sư hỏi vặn lại: ‘Như trâu kéo xe, nếu xe không đi, phải đánh trâu hay đánh xe?’
Vị Sa-môn lặng thinh.
Sư nói tiếp: ‘Ngươi học ngồi thiền hay học ngồi Phật? Nếu học ngồi thiền, thiền không phải ngồi nằm. Nếu học ngồi Phật, Phật không tướngnhất định, đối pháp không trụ, chẳng nên thủ xả. Ngươi nếu ngồi Phật tức là giết Phật, nếu chấp tướng ngồi chẳng đạt ý kia.’”
7
Phóng tứ đại, mạc bả tróc
Tịch diệt tính trung tùy ẩm trác
Chư hành vô thườngnhất thiết không
Tức thị Như LaiĐại Viên Giác
Hãy buông cái thân tứ đại xuống, đừng nắm bắt nó
Ở trong Tánh Tịch Diệt hãy thuận theo sự thông dong tự tại
Mọi việc đều vô thường, tất cả là không
Đó là Như LaiĐại Viên Giác
Học Giải:
Thân tứ đại (địa, thủy, hỏa, phong) vốn do nhân duyênhòa hợp mà tạm thành, và cũng do nhân duyênbiệt ly mà diệt. Nó vốn là vô thường giả tạm cho nên đừng nắm bắt nó. Ngoài Thể TánhTịch Diệt ấy ra, mọi việc đều vô thường chứ chẳng phải riêng gì thân tứ đại, hễ thuộc tình thức, pháp hữu vi đều là vô thường. Ở trong Thể TánhTịch Diệt thì hãy thuận theo sự tự dotự tại chính nó, như đói thì ăn, khác thì uống, không có một điều gì chấp dính thủ xả cả. Trong Thể TánhTịch Diệt tất cả đều không, tức thấy bằng thấy, nghe bằng nghe mà không đem tình thức lập trước vật. Xưa nay không một vật nên mới gọi là Tánh Tịch Diệt. Tánh Tịch Diệt ấy chính là Như LaiĐại Viên Giác đấy vậy!
8
Quyết định thuyết, biểu Chân Tăng
Hữu nhân bất khẳng nhiệm tình trưng
Trực triệt căn nguyên Phật sở ấn
Trích diệp tầm chi ngã bất năng
Quyết định nói để tỏ rõ Chân Tăng (Chân Thừa)
Nếu có ai không đồng ý thì cứ việc đem ra cùng thảo luận
Nhưng phải thẳng suốt tới đầu nguồn mà Phật đã ấn định
Còn bàn việc quanh co bỏ gốc theo ngọn thì ta chẳng thể làm được vậy!
Học Giải:
Ngài Huyền Giácquyết định nói để tỏ rõ cái pháp Viên Đốn, Chân Thừa (Chân Tăng) tức là Phật Thừa hay Tối Thượng Thừa. Ngài mời những ai không đồng cái thấy như ngài, hay có cái nhìn khác thì cứ việc đem ra mà cùng thảo luận. Nhưng khi thảo luận thì phải thẳng suốt tới tận nguồn gốc tức là thấu suốt nguồn tâm mà chư Phật đã ấn chứng. Đó mới thật là nêu rõ cái pháp Viên ĐốnTối Thượng Thừa. Còn bằng bàn việc quanh co bỏ gốc theo ngọn thì ngài không bàn tới và cũng không thể đáp ứng cho được, bởi đây là pháp Tối Thượng Thừa, vào thẳng Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm. Đây chẳng phải những pháp thuộc tương đối mà có thể vào, để bàn luận được, bởi đây là chỗ vọng thức chẳng thể nghĩ chẳng thể bàn, chẳng thể đến được vậy. Ngài Huyền Giác đã vào Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm, tức đã trở về cái cội nguồn Tâm Tánh nên không có việc quanh co vạch lá tìm cành như lúc chưa giác ngộ nữa. Đến đây thì Tâm cùng Tâm phải ấn hợp nhau, chứ chẳng thể đem tâm thứchiểu biết (tri giải) học được trong kinh sách mà đến được cái [chân] Tâm ấy, hay bàn luận suy lường cùng Chân Tâm mà mong khế hợp được.
9
Ma-ni châu, nhân bất thức
Như Lai Tàng lý thân thâu đắc
Lục ban thần dụng không bất không
Nhất lỏa viên quang sắc phi sắc
Ngọc Ma Ni, người chẳng biết
Như Lai Tạng trong mình gòm trọn hết
Sáu loại thần dụng không chẳng không
Một hạt tròn sáng sắc chẳng sắc
Học Giải:
Ngọc Ma Ni dụ cho Tánh Giác Tròn Sáng Thanh Tịnh Bản Nhiên nơi mình. Người mê thì không biết rằng ngay nơi mình có Tánh Giác ấy, nên cứ đi lang thang như gả cùng tử chịu phận nghèo khổ. Nếu nhận ra được bảo châuvô giá nơi mình thì hết nghèo, không còn thiếu sót cái gì nữa, được trở về nhà, kế thừa ngôi vị của vua cha. Bảo châuvô giá hay khó báu nhà mình cũng tức là Như Lai Tạng Tâm vốn tròn đầy không thiếu. Như thấy bằng thấy, nghe bằng nghe v.v… chẳng có thức xen vào, mà thấy nghe trực thẳng bằng Tánh Giác Tròn Sáng Thanh Tịnh Bản Nhiên nơi mình, nên chẳng có chấp dính thủ xả một pháp nào. Tánh Giác Tròn Sáng ấy tuy thường vắng lặng mà chớ bảo rằng nó là vật vô tri vô giác, bởi tuy thường vắng lặng (Tịch) mà vẫn thường chiếu soi (Quang), nên cũng gọi là Thường Tịch QuangTịnh Độ. Do vậy có câu “Bát Nhã Vô TriVô Sở Bất Tri” (Trí Tuệ Bát Nhã tuy không có tình thức biết, nhưng không gì là không biết). Vì thế nên mới nói là “không bất không”. Người đã trở về được với Như Lai Tạng Tâm thì sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) thông suốttự dotự tạikhông chấp dính thủ xả cảnh trần nên gọi là sáu loại thần dụng. Nếu thấy mà kẹt nơi thấy và nghe mà kẹt nơi nghe thì chẳng thể gọi là cái thấy nghe chân thật, vì chẳng thông suốttự dotự tại nơi thấy nghe. Nếu thấy mà chẳng thấy, tức là thấy bằng Tánh Giác không lập tình thức trước vật (kiến phi kiến) thì mới thật là thấy Như Lai(Nhược kiến chư tướng phi kiến tức kiến Như Lai – Kinh Kim Cang). Do vậy ở đây nói thấy sắc mà phi sắc thì đó là cái thấy chân thật bằng Tự Tánh chiếu soi. Tự Tánh tuy là sáng mà chớ bảo rằng nó là vật gì sáng (sắc), bởi nó vô hình vô tướng, nó không có màu sắc, nó lìa mọi ngôn ngữvăn tự, nó chẳng phải tình thức, nó không tên gọi, nhưng mà chớ bảo rằng nó không có. Do vậy nên cũng nói “sắc phi sắc, không bất không.”
Trong Đại Thừa Khởi Tín Luận cũng dạy: “Tất cả các pháp, từ xưa đến nay, lìa tướng nói năng, lìa tướngdanh tự, lìa tướngtâm duyên, rốt ráobình đẳng, không có đổi khác, chẳng thể phá hoại, chỉ là một Tâm, nên gọi là Chân Như.” (nhất thiết chư Pháp, tùng bản dĩ lai, ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánhbình đẳng, vô hữu biến dị, bất khả phá hoại, duy thị nhất tâm, cố danh chân như)
10
Tịnh ngũ nhãn, đắc ngũ lực
Duy chứng nãi tri nan khả trắc
Kính lý khán hình kiến bất nan
Thủy trung tróc nguyệt tranh niêm đắc
Tịnh năm nhãn thì được năm lực
Chỉ khi chứng mới biết, khó mà lường cho được
Cũng như trong gương thấy hình thì không khó
Còn trong nước mò trăng thì làm sao mà bắc được?!
Học Giải:
Năm nhãn ở đây phải hiểu là năm căn tức tín, tấn, niệm, định, và huệ. Nếu cả năm căn tịnh thì được năm lực của tín, tấn, niệm, định, và huệ. Có Tin Tự Tâm mình là Phật thì mới Tinh Tấn mà xoay trở về nơi Tâm mình thường Niệmvô niệm (tinh tấn cất hết sở niệm nơi tâm). Khi niệm vô niệm miên mật không gián đoạn thì mới được Định và Huệ từ nơi Tự Tâm. Tự Tâm vốn thường Tịch (Định) thường Chiếu (Huệ), nên cũng gọi là Thường Tịch QuangTịnh Độ.
Việc này đòi hỏi phải thật tu và thật chứng, do vậy chỉ có người được như thế mới biết. Còn những người khác khó mà lường biết được. Ngài Huyền Giác ví việc này như người mò trăng đái nước, thật là việc không thể làm được. Tình thức không thể tới Chân Tâm, cũng không thể suy lường cảnh giới của Chân Tâm được, bởi suy lường thì đã xa ngàn dậm rồi, làm sao tới được!? Nên Tổ Tăng Xán nói “hào ly hữu sai, thiên địa huyền cách”(mảy may có sai lệch thì như đất trời xa cách nhau vậy). Người xưa cũng nói: “tình sanh trí cách, tưởng biến thể thù” (tình thức mà sanh thì trí huệ bị che lấp nên cách xa, tâm tưởng mà biến đổi thì thân thể cũng theo đó mà biến dạng). Do vậy phải thật tu thật ngộ mới lãnh hội được, còn không thật tu thật ngộ mà chỉ ở trên kinh sách ngôn từphân biệtchấp trước thì chỉ càng thêm vọng và càng xa cáchtrí huệ mà thôi!
11
Thường độc hành, thường độc bộ
Đạt giả đồng du Niết Bàn lộ
Điều cổ thần thanh phong tự cao
Mạo tụy cốt cương nhân bất cố
Thường tự mình hành, thường tự mình đi
Người thông đạt thì cùng dạo chơi trên con đườngNiết Bàn
Họ có dáng điệu quê mùa nhưng thần thái thanh cao
Xương cứng thân gầy không ai để ý tới
Học Giải:
Người tu phápviên đốn này thường tự mình thực hành, tự mình đi. Bởi đây là con đườngđạo học chứ không phải triết học. Người thật dụng côngtham thiền thì quá hiếm, còn người bàn suông thì quá nhiều. Cho nên người mê thì nhiều người ngộ thì ít. Do vậy người chân tu thì thường độc hành độc bộ. Tuy nhiên nếu được thông suốt nguồn chân thì đồng cùng chư Phật an vui trong Niết Bàn, tức đồng một Bản ThểChân Tâm. Những bậc thông đạt thì tuy có dáng điệu quê mùa nhưng tâm trísáng suốt thanh cao thoát tục. Người không sáng mắt thì chỉ thấy bề ngoài của các vị ấy là xương cứng thân gần nên không ai để ý tới. Chỉ có người sáng mắt mới rõ đây là bậc Tuyệt Học, Vô Vi, Nhàn Đạo Nhân! Mới hay các vị ấy tuy thân nghèo mà Đạo chẳng nghèo vậy!
12
Cùng Thích Tử, khẩu xưng bần
Thực thị thân bần đạo bất bần
Bần tắc thân thường phi lũ hạt
Đạo tắc tâm tàng vô giá trân
Vô giá trân, dụng vô tận
Lợi vật ứng cơ chung bất lận
Tam thântứ trí thể trung viên
Bát giải lục thôngtâm địa ấn
Người xuất gia đều xưng mình là ông tăng nghèo
Thật đúng là thân nghèo mà Đạo chẳng nghèo
Nói về cái nghèo thì thân thường khoác áo phai màu cũ rách
Còn nói về Đạo thì trong Tâm chứa đầy của báuvô giá
Của báuvô giá thì dùng không tận hết
Tùy cơgiáo hóalợi ích hết thảy chúng sanh không hối tiếc
Ba Thân, bốn Trí đều ở trong Thể Tánh tròn sáng
Tám Giải Thoát, sáu Thông đều ở trong Đất Tâm
Học Giải:
Bần Tăng là danh xưng xưa nay của người xuất gia, chứ không ai gọi mình là Phú Tăng, bởi mục đích của việc xuất gia là xuất nhà thế tục, xuất nhà phiền não, và xuất nhà tam giới, chứ chẳng phải xuất gia là vì cầu cơm áo gạo tiền. Vì thế ngài Quy Sơn có dạy: “Hậu học vị văn chỉ thú, ưng tu bác vấn tiên tri, tương vị xuất gia quí cầu y thực?”(Cho nên kẻ hậu học chưa nghe được ý chỉ huyền diệu của Phật Pháp phải học hỏisâu rộng với các bậc giác ngộđi trước, sao lại có thể nói rằng việc xuất gia quý ở nơi cầu cơm no áo ấm?)
Do vậy người xuất gia thường gọi mình là ông tăng nghèo rất đúng, bởi thân thường khoác áo phai màu cũ rách. Tuy nhiên người hướng về Đạo tức là người trở vềChân TâmBản Tánh, mà trong Thể Tánh ấy có đầy đủ ba thân, bốn trí, tám giải thoát và sáu thông, cho nên nói là Đạo chẳng nghèo, ngược lại còn chứa đầy của báuvô giá vậy. Tam thân tức là Pháp Thân, Báo Thân, và Hóa Thân đều không ngoài Tự TánhThanh Tịnh nơi mình, trở về được Bản Tánh tức là quy ytam thân Phật nơi mình. Đã trở về với bản Tâmtự Tánh thì nơi lục căn đều thông suốt, như mắt thấy sắc chẳng nhiễm, tai nghe tiếng chẳng nhiễm, mũi ngữi mùi chẳng nhiễm, lưỡi nếm vị chẳng nhiễm, thân súc chạm chẳng nhiễm, ý thì chẳng phân biệt các pháp trần. Như thế thì thấy bằng thấy, nghe bằng nghe, ngữi bằng ngữi, nếm bằng nếm, súc bằng súc, và rõ biết bằng Trí Tuệ Bát Nhã chiếu soi. Đó gọi là lục thông vậy.
Lại đã trở vềbản Tâmtự Tánh thì thức đã chuyển thành Trí, như A-lại-da thức chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, Mạt-na thức chuyển thành Bình Đẳng Tánh Trí, ý thức chuyển thành Diệu Quan Sát Trí, và tiền ngũ thức chuyển thành Thành Sở Tác Trí. Chính vì tám thức tâm vương đã chuyển thành Tứ Trí nên cũng gọi là Bát Giải Thoát. Giải thoát nơi A-Lại-Da thức, giải thoátMạt-na thức, giải thoátý thức, giải thoát mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thức. Tám giải thoát cũng còn có nghĩa là giải thoát các thứ như sau:
Hữu sắc tưởng, quán ngoại sắc giải thoát
Nội vô sắc tưởng, quán ngoại sắc giải thoát
Tịnh giải thoát
Không vô biên xứgiải thoát
Thức vô biên xứgiải thoát
Vô sở hữu xứgiải thoát
Phi tưởng phi phi tưởng xứgiải thoát
Diệt thọ tưởng giải thoát
Lục Tổ Huệ Năng cũng dạy:
“Đại viên cảnh trí: tánh thanh tịnh Bình đẳng tánh trí: tâm không bệnh Diệu quan sát trí: thấy chẳng công Thành sở tác trí: đồng viên cảnh Năm, tám, sáu, bảy quả nhân chuyển Chỉ dùng danh ngônkhông thật tánh Nếu nơi chỗ chuyển chẳng lưu tình Rộn ràng vẫn mãi Na-già định.”
13
Thượng sĩnhất quyếtnhất thiết liễu
Trung hạ đa văn đa bất tín
Đản tự hoài trung giải cấu y
Thùy năng hướng ngoại khoa tinh tấn
Bậc Thượng căn một khi quyết tâm thì tất cả đều xong việc
Còn người Trung Hạ thì càng nghe càng không tin
Nếu tự mình cởi bỏ cái áo bẩn trong lòng
Thì còn ai hướng ra ngoài mà khoe khoan sự tinh tấn được?!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói bậc Thượng căn thì một khi đã quyết tu giác ngộgiải thoát rồi, hay quay về Tánh Giác nơi chính họ thì họ sẽ làm được, bởi họ tin Tự Tâm và trực thẳng ngay nơi Tâm mà vào Đạo. Họ cũng là bậc “nhất văn thiên ngộ” (một nghe ngàn ngộ). Còn người Trung cănHạ căn thì càng nghe về Tự Tâm thì càng nghi ngờ chẳng tin nên chẳng thể quyết tâmđi thẳngcho đến tận đầu nguồn. Tâm chẳng quyết thì tâm còn lăng xănggiao động vậy. Hơn nữa bị tri giải làm cho rối ren, nên cũng lạc đường sai hướng, thì biết bao giờ mới trở về được với Tự TánhBản Tâm đây!? Ngược lại nếu có quyết tâm trực thẳng đường tâm mà quay về với Chân TâmTự Tánh thì như người thật tâm lo cởi bỏ cái bẩn trong lòng (xóa tan vọng thức), đâu còn tâm nào khác để lo hướng ra ngoài khoe khoan sự tu hành tinh tấn. Ở đây ý nói nếu trực thẳng ngay nơi tâm thì niệm niệmquay vềTự Tánh, chẳng còn niệm nào dong ruỗi theo trần cảnh nữa. Có miên mật công phu như thế thì mới là bậc “Thượng sĩ nhất quyếtnhất thiết liễu” vậy!
14
Tòng tha báng, nhiệm tha phi
Bả hỏa thiêu thiên đồ tự bị
Ngã văn cáp tự ẩm cam lồ
Tiêu dung đốn nhập bất tư nghị
Mặc cho người ta nói xấu, mặc cho thiên hạchê cười
Đem lửa đốt trời thì chỉ tự uổng công mệt xác mà thôi!
Ta nghe như vừa được uống nước cam lồ vậy
Tức khắc tan hết vào trong, thật chẳng thể nghĩ bàn!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác đã ngộ được Bản TâmTự Tánh nơi ngài nên có nghe những lời khen chê từ người khác thì cũng như là uống nước cam lồ vậy. Bởi lời chê khen là thuộc vọng thức đó là cảnh giớiphàm phumê muội. Còn ngài trở vềBản TâmThanh Tịnh đã vượt ngoài vòng tương đối thuộc vọng thức rồi cho nên vọng thức không tới được Chân Tâm, cũng không thể làm ô nhiễmChân Tâm. Do vậy mà ngài đem ví dụ lấy lửa đốt trời thì chỉ uổng công mệt xác mà thôi. Tiếng khen chê đối với người giác ngộ như ngài Huyền Giác là Bất Nhị. Thế cho nên ngài nói “tức khắc tan hết vào trong, thật chẳng thể nghĩ bàn”. Trong Thể TánhTuyệt Đối chẳng có những cập phạm trù thuộc tương đối như khen chê yêu ghét vậy!
15
Quán ác ngôn, thị công đức
Thử tắc thành ngô thiện tri thức
Bất nhân san báng khởi oán thân
Hà biểu vô sanhtừ nhẫn lực
Quán xét những lời ác đó là công đức
Do vậy những người đó là Thiện Tri Thức của ta
Chớ vì sự chê bai nói xấu mà khởi tâm yêu ghét
Vậy sao có thể biểu hiện được pháp Vô Sanh, sức Từ Bi và Nhẫn Nhục được?!
Học Giải:
Nếu quán xét cho kỹ thì những lời ác đó là công đức, những người nói lời ác đó đối với mình là bậc Thiện Tri Thức của mình. Vì sao vậy? Bởi vì họ giúp mình thể hiện được sức Từ Bi, Nhẫn Nhục, Trí Huệ và pháp Vô Sanh nơi mình. Còn nếu vì sự khen chê mà khởi tâm yêu ghét thì mình vẫn còn là phàm phumê muội, chứ đâu thật sự chứng phápVô Sanh, vào biển Trí Huệ của Phật được!? Đã thật vô sanh thì làm sao còn tâm yêu ghét? Đã vào biển Trí Huệ Bát Nhã của Phật rồi thì sao còn có khen chê? Người muốn vào Đạo thì như Tổ Đạt Ma nói: “Ngoài dứt các duyên, trong không nghĩ tưởng, tâm như tường vách, có thể vào đạo.”Vậy thì hãy tự xét lại tâm mình, nó có thường dứt các duyên chưa? Nó có dừng mọi nghĩ tưởng chưa? Và nó có từng như tường vách chưa? Nếu chưa thì cửa Đạo tuy ngay trước mặt mà mà chẳng thể thấy, chẳng thể vào, vẫn cách biệt muôn trùng!
16
Tông diệc thông, thuyết diệc thông
Định huệviên minh bất trệ không
Phi đản ngã kim độc đạt liễu
Hằng sa chư Phật thể giai đồng
Tông cũng thông mà Giáo cũng thông
Định Huệ tròn sáng, chẳng kẹt nơi Không
Không chỉ riêng ta thông suốt được Bản Thể ấy
Mà chư Phật nhiều như cát sông Hằng cũng đều cùng một Bản Thể ấy
Học Giải:
Tông đây là Thiền Tông đã được thông suốt. Thuyết đây là Giáo Môn cũng được thông suốt. Đó là chỉ cho những người đã ngộ Bản TâmTự Tánh của mình rồi thì Tông Giáo đều thông suốt hết. Tông Giáo là bất nhị vậy. Tự Tánh đầy đủ Định Huệ không thiếu sót. Chẳng những ngài Huyền Giácthông suốt được Thể Tánh này mà tất cả chư Phật nhiều như cát sông Hằng cũng đồng một Bản Thể đó vậy. Do vậy muốn thấy Phật thì phải quay vềBản Thể đó nơi mình, vì Bản Thể ấy chính là ông Phật Thiên Chân nơi mình, cũng tức là tất cả chư Phật Như Lai. Nếu muốn đi tìm cầu một vị Phật nào ngoài Bản ThểChân Tâm này thì trọn chẳng thể thấy được Phật vậy. Do vậy Kinh Kim Cang nói:
“Nhược dĩ sắc kiến ngã
Dĩ âm thanh cầu ngã
Thị nhân hành tà đạo
Bất năng kiến Lhư Lai”
(Nếu dùng sắc thấy ta
Dùng âm thanh cầu ta
Người đó đi sai đường
Chẳng thể thấy Như Lai)
17
Sư tử hống, vô úy thuyết
Bách thú văn chi giai não liệt
Hương tượng bôn ba thất khước uy
Thiên long tịch thính sinh hân duyệt
Sư Tử rống, nói pháp vô úy
Trăm thú nghe qua như bị vỡ óc
Loài voi to lớn cũng chạy dài hết oai phong
Trời rồng lặng lẽ lắng nghe đều sanh tâm hoan hỷ
Học Giải:
Sư Tử rống là biểu trưng cho sự nói Pháp hùng mạnh của Phật, của Tổ. Các ngài thường luôn ban pháp vô úy (không sợ) cho chúng sanh. Tuy nhiênchúng sanh căn cơ thấp nghe qua chẳng thể lãnh hội được, chẳng thể chịu được cho nên ví dụ là trăm thú nghe qua đều bị vỡ óc kinh hồn, loài voi lớn cũng chạy dài hết oai phong. Chỉ có những hàng Thượng căn, hoặc những người đủ căn tánhĐại Thừa thì mới có thể nghe và lãnh hội được. Do vậy ví những bậc Thượng Căn và chủng TánhĐại Thừa ấy như trời rồng lặng lẽ lắng nghe đều sanh tâm hoan hỷ. Nói pháp phải tùy căn cơ và nhân duyên của từng người, không thể miễn cưỡng được. Đây gọi là tùy bệnh cho thuốc vậy.
18
Du giang hải, thiệp sơn xuyên
Tầm sư phỏng đạo vịtham thiền
Tự tòng nhận đắc Tào Khê lộ
Liễu trisinh tử bất tương quan
Hành diệc thiền, tọa diệc thiền
Ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên
Túng ngộ phong đao thường thản thản
Giả nhiêu độc dược dã nhàn nhàn
Lội qua sông biển, băng qua núi rừng
Tìm thầy hỏi đạo mà tham thiền
Từ khi nhận được con đườngTào Khêđến nay
Thì đã biết việc sanh tử chẳng còn liên quangì nữa
Bởi đi cũng thiền, ngồi cũng thiền
Dù nói dù nín dù động tĩnh thì Thể Tánh vẫn an nhiênbất động
Dù cho dao nhọn có kề vào thân cũng thường thản nhiêntự tại
Nếu uống nhằm thuốc độc thì cũng nhàn nhã thong dong
Học Giải:
Ngài Huyền Giác cũng từng băng rừng lội suối để tìm thầy học đạotham thiền. Từ khi đến Tào Khê được Lục Tổấn chứngcho đến nay thì ngài đã biết việc sanh tử chẳng còn liên quangì nữa đối với ngài vì rằng ngài đã trở về được Thể TánhVô Sanh rồi. Do vậy mà lúc đi cũng thiền (ở trong bản Tâmthanh tịnhsáng suốt), lúc ngồi cũng thiền, nói nín động tĩnh gì cũng đều ở trong Thể Tánhan nhiênbất động. Hễ trở vềThể TánhVô Sanh tức là giải thoát cho nên dù thân bị dao kiếm dâm chem., hay uống thuốc độc thì ngài cũng thản nhiêntự tại.
19
Ngã sư đắc kiến Nhiên Đăng Phật
Đa kiếp tằng vi nhẫn nhục tiên
Kỷ hồi sinh, kỷ hồi tử
Sinh tử du du vô định chỉ
Thầy ta được thấy Phật Nhiên Đăng
Bao kiếp từng làm Tiên nhẫn nhục
Mấy lần sinh? Mấy lần tử?
Sanh tửliên miên không ngừng nghỉ!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói thầy của ngài là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cũng đã nhiều kiếp từng tu hạnh nhẫn nhục, nên đã được thấy Phật Nhiên Đăng tức là ý nói đức PhậtThích Ca cũng đã ngộ được Tự Tánh Phật nơi ngài. Hiện tạichúng ta cũng bị nghiệp thứcchi phối nên sanh tử không ngừng trong từng sát-na và trãi qua không biết bao nhiều đời nhiêu kiếp rồi vậy. Nên nói: “Mấy lần sinh? Mấy lần tử? Sanh tửliên miên không ngừng nghỉ.” Nếu bây giờ không một phen quyết tâm thẳng tới đầu nguồn, quay về với Chân TâmTự Tánh để giác ngộgiải thoát thì còn đợi đến bao giờ nữa!? Đời người thật ngắn ngủi, vô thường lại chống mau. Sanh được làm người đã là khó, được nghe Phật pháp là khó, trước hay sau gì thân tứ đại cũng trả về tứ đại, thì sao không nhân nơi lúc còn sống mà gắng tu giải thoát?
20
Tự tòng đốn ngộ liễu vô sinh
Ư chư vinh nhục hà ưu hỷ
Nhập thâm sơn, trú Lan Nhã
Sầm cương u thúy trường tùng hạ
Ưu du tĩnh tọa dã tăng gia
Khuých tịch an cư thực tiêu sái
Từ khi đốn ngộ, rõ pháp Vô Sanhđến nay
Đối với các thứ vinh nhục, đâu có gì mà buồn với vui?
Vào rừng sâu, ở nơi A Lan Nhã
Trên núi đồi sâu kín, dưới rừng thông già
Làm ông tăng quê mùa ung dungtĩnh tọa
Lặng lẽ ở chốn yên bình thật là thanh cao thoát tục!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói từ khi được đốn ngộ và rõ pháp Vô Sanhđến nay thì các thứ vinh nhục đâu còn làm cho ngài giao độngvui buồn nữa. Bởi vinh nhụcvui buồn thuộc tình thức trong vòngtương đối. Nay đã vượt ngoài tình thức vào Bản ThểTuyệt ĐốiVô Sanh thì trong ấy vốn vô nhất vật. Làm sao còn có tình thức phân biệtvui buồnvinh nhục được nữa? Khi ngộ Vô Sanh rồi ngài vào rừng sâu ở nơi thanh tịnh (A Lan Nhã). Núi đồi bao phủ, dưới rừng thông ngài lập thảo am, ung dungtĩnh tọa. Thật là giải thoát an vui biết bao, không còn màng danh lợi nơi chốn phù hoa thị thành nữa. Người muốn tu đạogiác ngộgiải thoát cũng phải ở nơi A Lan Nhã mà tu. Nếu không thì khó lòng mà nhiếp tâm được.
21
Giác tức liễu, bất thi công
Nhất thiết hữu vi pháp bất đồng
Trú tướng bố thísanh thiên phước
Do như ngưỡng tiễn xạ hư không
Thế lực tận, tiễn hoàn đọa
Chiêu đắc lai sanhbất như ý
Tranh tự vô vithực tướng môn
Nhất siêu trực nhập Như Lai địa
Hễ giác ngộ là xong việc ngay, chẳng cần ra công sức
Đối với tất cả pháp Hữu Vi đều chẳng đồng
Bởi chấp tướng mà bố thí thì được phước báo của trời người
Giống như ngẩng đầu lên trời, lấy tên mà bắn hư không
Sức lực hết rồi thì cây tên lại rớt xuống đất
Chuốc lấy đời sau không được như ý
Vậy sao bằng tu phápVô Vi vào cửa Thật Tướng?!
Bởi chỉ nhảy một bước là vào thẳng đất Như Lai ngay!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy hễ giác ngộ được Bản Tâm hay Tự Tánh Phật nơi mình thì tức là xong việc, chẳng cần ra công sức bởi Tánh Giác vốn sẵn có nơi mình, chẳng qua mình chỉ là trở về với Tánh Phật ấy mà thôi. Như ngọc vốn sẵn trong đá, chẳng cần làm gì khác mà ngọc vẫn ở đấy; chẳng qua muốn thấy ngọc thì phải đập đá bao quanh ra mới thấy mà thôi. Lại như chất vàng đã sẵn trong quặng rồi, chứ đâu phải lọc quặng thì mới có chất vàng; chẳng qua muốn thấy vàng thì phải lọc quặng ra thôi. Cũng thế, Tự Tánh Phật vốn sẵn có nơi mình, chẳng do tu chứng mới có Tự Tánh Phật. Nhưng do khối mê vọng thức che mờ nên phải đánh tan khối mê ấy thì mới nhận thấyTự Tánh Phật nơi mình vốn là một thể tròn sáng.
Đây là pháp Vô Vi nên đối với tất cả pháp Hữu Vi đều chẳng đồng, bởi vì các pháp Hữu Vi đều là vô thường giả tạm. Ngài Huyền Giác cho ví dụ như chấp tướng mà bố thí, tức là tu pháphữu vi, thì được phước báo của trời người. Rất tốt trong vòngtương đối. Song, khi hưởng hết phước báo rồi thì cũng bị sa đọa trở lại, như tên bắn lên trời hết lực phải rơi xuống đất. Thế thì rốt cuộcpháp Hữu Vi cũng đâu thể sánh bằngpháp Vô Vi được, vì chẳng thể giác ngộgiải thoát. Còn tu phápVô Vi vào cửa Thật Tướng này thì có thể tới giác ngộgiải thoát một cách thẳng tắc, cũng như chỉ nhảy một bước là vào thẳng đất Như Lai ngay, vì đây là pháp Viên Đốn, trực thẳng ngay nơi Tâm, quay về gốc chứ không phải theo ngọn vậy.
22
Đản đắc bổn, mạc sầu mạt
Như tịnh lưu-ly hàm bảo nguyệt
Ký năng giải thử như ý châu
Tự lợi lợi tha chung bất kiệt
Chỉ cần được gốc, chớ nên lo ngọn
Như lưu lytrong suốt thu hết ánh trăng quý
Đã có thể hiểu rõ được viên châuNhư Ý kia
Thì sẽ mang lại sự lợi ích cho mình cho người không bao giờ hết được
Học Giải:
Như trên đã nói, điều cần yếu là quay về với cái gốc tức là Bản TâmTự Tánh Phật nơi mình, tu phápVô Vi vào cửa Thật Tướng. Chứ không cần phải lo chạy theo ngọn mà đánh mất cái gốc. Nếu quay về được với cội nguồn Tâm Tánh tức là giác ngộgiải thoát khỏi ngục tù ấm giới, tức là như được bảo châuvô giá, chẳng còn lo nghèo đói nữa. Ngược lại đầy đủ sung túc có thể ban bố cho tất cả chúng sanh (hoằng pháplợi sanh, cở trói buộc cho chúng sanh) không bao giờ hết. Do vậy nếu tự mình giác ngộ thì tự nhiên có đủ phương tiện để độ người, cởi trói cho người. Mình còn trói buộc chưa thông suốt thì chẳng có cách nào mở trói cho người được cả. Do vậy phải tự giác rồi mới giác tha, tự lợi rồi mới lợi tha. Ngài Duy Ma cũng dạy: “Chỗ sanh chẳng bị trói buộc mới có thể thuyết phápmở trói cho chúng sanh. Như lời Phật thuyết: Nếu tự mình bị trói mà mở trói được cho người thì chẳng có chỗ đúng. Nếu tự mình chẳng bị trói, thì mới có thể mở trói cho người. Vì thế Bồ Tát chẳng nên có sự trói buộc.”
23
Giang nguyệt chiếu, tùng phong xuy
Vĩnh dạ thanh tiêu hà sở vi
Phật tánhgiới châutâm địa ấn
Vụ lộ vân hà thể thương y
Hàng long bát, giải hổ tích
Lưỡng cổ kim hoàn minh lịch lịch
Bất thị tiêu hình hư sự trì
Như Lai bảo trượng thân tung tích
Trăng soi sáng dòng sông, gió thổi lay cây tùng
Đêm trường thanh vắng đâu có việc gì để làm?
Phật Tánhgiới châu in đất Tâm
Khoác trên thân chiếc y bằng sương mù, mây ráng
Có cái bát cơm thâu rồng, có cái gậy giải cợp
Hai cái khoen vàng kêu lảnh lót
Chẳng phải chấp vào hình tướng việc hư giả
Mà đó là cây Gậy báo của Như Lai đã truyền trao!
Học Giải:
Đoạn này ngài Huyền Giácdiễn tả cái thấy của người đã trở về với Chân TâmTự Tánh. Trăng dụ cho Chân Tâm luôn soi sáng. Đêm trường thanh vắng dụ cho vọng tâm đã sạch, nên toản thể là chân tâmthanh tịnh sáng soi, mới rõ xưa nay không một vật, là người Tuyệt Học, Vô Vi, Nhàn Đạo Nhân, chẳng có việc gì để làm. Diễn tả những hình tướng như y bằng sương mù mây ráng, bát cơm thâu rồng, gậy giải cợp, hai khoen vàng kêu lảnh lot v.v… những cái thấy như vậy là cái thấy trực thẳng bằng Chân Tâm chiếu soi, không có tình thức phân biệt lập trước các vật ấy (kiến phi kiến). Cho nên nó chẳng phải là việc chấp trước vào hình tướnghư giả của vọng tâm, mà là cái thấy cái nhìn chân thật sáng chiếu từ Chân Tâm mà chư Phật đã ấn truyền.
24
Bất cầu chân, bất đoạn vọng
Liễu trinhị pháp không, vô tướng
Vô tướng, vô không, vô bất không
Tức thị Như LaiChân Thật Tướng
Không cầu chơn, cũng chẳng đoạn vọng
Mới hay hai pháp (chơn, vọng) đều không và vô tướng
Vô ‘tướng’, Vô ‘không’, Vô ‘bất không’
Đó mới tức là tướng Chân Thực của Như Lai!
Học Giải:
Tự Tánh vốn xưa nay không một vật, và đã trong Bản ThểTuyệt Đối thì không có các tướng tương đối như chân và vọng để lấy bỏ được. Do vậy, người ngộ Bản ThểTuyệt Đối ấy rồi thì chẳng cầu chân mà cũng chẳng đoạn vọng. Khi ấy mới hay rằng hai pháp chân và vọng đều Không và Vô Tướng. Khi mà quét sạch các tướng, cũng như quét sạch không và bất không hai cập phạm trùtương đối thì Tánh Giác mới hiển bày. Và khi ấy thấy vạn pháp như chúng đang là mà không lập tình thức trước vật nữa như lúc còn mê; cái thấy Như Thật hay Như Thị đó là Tướng Chân Thật của Như Lai vậy. Như Kinh Kim Cang nói: “Phàm hữu sở tướng giai thị hư vọng, nhược kiến chư tướng phi tướng tức kiến Như Lai.”(phàm những tướng sở hữu của vọng tâm đều là hư vọng, nếu thấy các tướng không tướng tức thấy Như Lai).
25
Tâm kính minh, giám vô ngại
Khuếch nhiên oánh triệt châu sa giới
Vạn tượng sâm laảnh hiện trung
Nhất lỏa viên quang phi nội ngoại
Cái gương Tâm sáng soi chẳng ngại
Rộng sáng thông suốt khắp pháp giới
Mọi sự vật hiện tượng đều ảnh hiện bên trong
Một điểm tròn sáng không trong ngoài
Học Giải:
Gương Tâm dụ cho Tự Tánh. Sáng soi chẳng ngại là ý nói Trí Tuệ Bát Nhã nơi Tự Tánh chiếu soi không ngại. Ngược lại nó còn rộng sáng và thông suốt khắp pháp giới. Mọi sự vật hiện tượng khi đến Gương Tâm thì tự hiện hình, tức ý nói thấy bằng thấy, nghe bằng nghe, không qua lăng kính của vọng thức nữa mà bằng Tự Tánh chiếu soi. Trí Tuệ Bát Nhã tròn sáng không trong ngoài tức không dính mắt và phân biệtchấp trước như vọng thức tình phàm. Trong ngoài là tương đối. Trí Tuệ Bát Nhã thì thuộc Bản ThểTuyệt Đối. Nếu với Trí Tuệ Bát Nhã thì không có trong ngoài và tất cả những cập phạm trùtương đối vậy.
26
Khoát đạt không, bát nhân quả
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên
Hoàn như tị nịch nhi đầu hỏa
Nếu đắm ngoan không, phá nhân quả
Thì mênh mong bao la chiêu tai họa
Bỏ “có” lại chấp “không” thì bệnh vẫn y nguyên như cũ
Có khác nào muốn tránh nước mà lại nhảy vào lửa đâu?!
Học Giải:
Ở đây ngài Huyền Giác bát việc chấp không. Bởi chấp không thì phá nhân quả. Nghe người giác ngộ nói Bản Tánh không có nhân cũng không có quả, không có tội cũng không có phước thì chấp thật cho rằng không có nhân quả tội phước. Mà nếu nghĩ như thế thì không ác nào mà không dám làm, nên gieo nghiệp xấu ác thì phải chiêu cảmnghiệp quả khổ đau về sau. Bởi mình chưa ngộ được Bản Tánh ấy, còn sống bằng vọng thức thì vẫn bị Nhân Quảtrong vòngtương đốichi phối. Bởi vậy ở phần trên ngài Huyền Giác dạy: “mộng lý minh minh hữu lục thú; giác hậu không không vô đại thiên” (Trong mộng thì rõ ràng có sáu loài chúng sanh; giác rồi thì rỗng lặng không có ba ngàn đại thiên thế giới!) Và ở đoạn 47 ngài cũng dạy rõ ràng: “Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không; vị liễu ưng tu hoàn túc trá” (Ngộ rồi thì nghiệp chướngxưa nay vốn là không; Chưa ngộ thì nợ xưa đành phải trả!)
Bỏ ‘có’ lại chấp ‘không’ thì bệnh chấp vẫn còn nguyên, bởi vì vẫn lòng vòng trong tương đối, đâu thể thoát được. Như vậy thì khác nào muốn tránh nước mà lại nhảy vào lửa! Chuyển hết cực đoan này tới cực đoan khác thuộc vọng tâm, không cách nào thoát được. Nếu cất hết sở niệm, thì năng niệm cũng mất. Năng sở đều vong thì mới có thể vào biển Trí Huệ của Phật vậy! Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cuồn tâm ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức Bồ Đề.” Năng niệm sở niệm, chấp có chấp không còn lừng lẫy thì sao đến được Bồ Đề?
27
Xả vọng tâm, thủ chân lý
Thủ xả chi tâm thành xảo ngụy
Học nhânbất liễu dụng tu hành
Chân thành nhận tặc tương vi tử
Nếu bỏ vọng tâm mà giữ lấy chân lý
Thì còn tâm thủ xả, nên thành ra là gian dối
Người học đạo không biết dụng công tu hành
Nên chân thành nhận giặc làm con
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói nếu bỏ vọng tâm mà giữ lấy chân lý thì tức là còn tâm thủ xả. Như vậy đó không phải là sự lừa gạt chính mình hay sao? Bởi nói xả mà lại thủ vậy. Thế cho nên người học đạo thường không biết dụng công tu hành nên nhận giặc làm con, tức là nhận vọng thức làm đứa con thương yêu. Nó bảo gì thì làm đó chẳng dám không nghe, đến nỏi phải lưu chuyểnsanh tử, vào ra trong ba cõi, lên xuống trong sáu đường cũng vì nó. Và rồi cũng không thể buông nó xuống được để trở về với Tánh Phật nơi mình. Do vậy người tu thiền phải chánh niệmtỉnh giácđề phòngtâm ý thức trộm cấp này, bằng cách miên mật công phu, niệm niệm cất hết sở niệm (niệm vô niệm), và niệm niệm xoay về với Tự Tánh Giác nơi mình. Một mảy maychạy theotâm ý thức thì lạc đường tà, tức cuồn tâm chưa ngưng nghỉ. Cuồn tâm chưa ngưng nghỉ thì đạo Bồ Đề khó mà tới được!
28
Tổn pháp tài, diệt công đức
Mạc bất do tư tâmý thức
Thị dữ thiền môn liễu khước tâm
Đốn nhập Vô SanhTri Kiến lực
Tổn hạipháp tài, mất công đức
Tất cả đều do tâm, ý, thức
Cho nên cửa Thiền dạy phải quét sạchtâm ý thức
Mới có thể chống chứng phápVô Sanh vào Biển Tri Kiến của Phật
Học Giải:
Ở trên đã nói chúng ta bị vọng thứcđánh lừa nên nhận chúng làm con quý. Chính tâm, ý, và thức (nói ba mà thật là một) làm tổn pháp tài diệt công đức khiến cho mình không thể giác ngộgiải thoát được. Thức thì phân biệtchấp trước, tạo bao nghiệp thiện ác mà lưu chuyểnsanh tử để thọ nhận những cái quả khổ vui do nhân thiện ác đã làm trong quá khứ. Chính chúng giam ta trong cõi vô thường, chính chúng đưa đến khổ đau sanh tử. Do vậy cửa Thiền dạy mình phải quét sạchtâm ý thức thì mới có thể chống chứng phápVô Sanh vào biển Tri Kiến của Phật. Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói: Cho nên Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cuồn tâm ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức Bồ Đề.” Lại nói: “Ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” (dứt đường ngôn ngữ, tuyệt chỗ tâm hành) là vậy.
29
Đại trượng phu, bỉnh huệ kiếm
Bát-nhã phong hề kim cang diệm
Phi đản không thôi ngoại đạo tâm
Tảo hội lạc khước thiên ma đởm
Bậc Đại Trượng Phu cầm gươm Trí Tuệ
Gươm Bát Nhã sắc bén, lóe ánh lửaKim Cang
Không những chỉ phá tan cái tâm si mê của những người ngoại đạo
Mà thiên ma cũng sớm khiếp vía lui đi
Học Giải:
Bậc Đại Trượng Phu là người Thượng Sĩgiác ngộBản Tâm nên có đầy đủ trí tuệ để phá tan cái tâm si mê của ngoại đạo. Chấp hai đầu cực đoan là ngoại đạo, nên ngoại đạo ở đây cũng có nghĩa là cái vọng tâmsi mê chấp hai đầu cực đoan nơi mình. Cái tâm ấy như ở trong nhà tối vậy. Còn bậc Đại Trượng Phu người giác ngộ thì đem ánh sáng Trí Tuệ để soi sáng cái nhà u tối ấy. Một khi trí tuệ sáng soi thì bóng tối tự lui đi dù nhà tối ấy có tối đến bao lâu đi nữa mà một khi có ánh sáng từ bóng tối chẳng còn. Ma ở đây dụ cho vọng tâm. Một khi có Trí Tuệ Bát Nhã chiếu soi thì vọng tâm chẳng còn, đều lui đi hết vậy.
30
Chấn pháp lôi, kích pháp cổ
Bố từ vân hề sái cam lồ
Long tượng xúc đạp nhuận vô biên
Tam thừangũ Tánh giai tỉnh ngộ
Nổi tiếng sấm Pháp, đánh trống Pháp
Ban bố mây Từ, rưới nước Cam Lồ
Các hàng Long Tượng gặp mưa pháp được thấm nhuầnlợi lạc
Hàng Tam Thừa cùng Ngũ Tánhchúng sanh đều tỉnh ngộ
Học Giải:
Các bậc Đại Trượng Phu người giác ngộ đều có thể giảng nói pháp vi diệu cao thượng khiến cho hàng Long Tượng (Thượng Căn) đều được giác ngộgiải thoát. Không những thế mà hàng Tam Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát) và Ngũ Tánhchúng sanh (tức chủng tánhphàm phu, chủng tánhbất định, chủng tánhngoại đạo, chủng tánhthanh văn, và chúng tánh đại thừa) đều nhờ đó mà được tỉnh ngộ. Như một đám mưa, tùy theo sự hấp thụ lượng nước, cây to thì hấp thụ nhiều, cấy nhỏ thì hấp thụ ít, nhưng mạnh cây nào cây nấy đều được lợi íchchân thật không thể nghĩ bàn từ mưa pháp. Tất cả chúng sanh đủ loại chúng tánh cũng lại như thế. Phật tùy duyên và căn tánh mà ban bố mưa pháp để cởi trói cho chúng sanh, giúp tất cả chúng sanh đều được lợi ích an vui. Do vậy gọi Phật là bậc Trí TuệTừ Bi vì có thể ban vui cứu khổ cho chúng sanh bằng trí tuệ sáng suốt.
31
Tuyết sơn phì nhị cánh vô tạp
Thuần xuất Đề Hồ ngã thường nạp
Nhất tánh viên thôngnhất thiết tánh
Nhất pháp biến hàm nhất thiết pháp
Nhất nguyệt phổ hiệnnhất thiết thủy
Nhất thiếtthủy nguyệt nhất nguyệt nhiếp
Chư Phật Pháp Thân nhập ngã tánh
Ngã tánh đồng cộng Như Lai hiệp
Cỏ Tuyết Sơn mầu mỡ lại không tạp
Chỉ thuần tiết ra chất sửa Đề Hồ mà ta thường dùng
Một tánh tròn suốt tất cả tánh
Một pháp bao hàm tất cả pháp
Một trăng hiện khắp tất cả sông
Tất cả ao hồ một trăng đều soi hết
Các Pháp Thân Phật vào Tánh ta
Tánh ta cùng hợp với Như Lai
Học Giải:
Cỏ ở núi Tuyết dãi Hy Mã Lạp Sơn thì rất là mầu mỡ không có tạp những loại cỏ khác. Bò ở những nơi ấy ăn cỏ mầu mỡ này thì chỉ thuần tiết ra chất sửa Đề Hồ mà ngài Huyền Giácthường dùng. Ở đây ý ngài muốn nói rằng đức PhậtThích Ca thuở xưa truyền tâm ấn cho tổ Ca Diếp kéo dài tới thời Lục Tổ, và Lục Tổ lại ấn chứng cho ngài Huyền Giác cùng ngộ được một Thể Tánh Phật. Mà ngộ được Tánh Phật này thì như là được uống sửa Đề Hồ ngon bổ mỗi ngày vì nó an vui giải thoáttuyệt đối. Cỏ Tuyết Sơn mầu mỡ không tạp cũng là ví dụ cho Tự Tánh Phật nơi mình. Tự Tánh Giác ấy thuần phát ra Trí Tuệ Bát Nhã chẳng có xen một vọng thức nào trong ấy.
Ngộ được một Tánh Phật này thì suốt tất cả tánh, tất cả pháp. Như một trăng mình hiện khắp tất cả sông ngồi vậy. Ngộ được một Tánh Phật này thì cũng chư Phật đồng ở một nơi, bởi chư Như Lai cùng đồng một Thể Tánh này vậy. Do vậy nên cũng có câu: “nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất” (một là tất cả, tất cả là một).
32
Nhất địacụ túcnhất thiết địa
Phi sắc phi tâmphi hành nghiệp
Đàn chỉviên thànhbát vạn môn
Sát-na diệt khước tam kỳ kiếp
Nhất thiết số cú phi số cú
Dữ ngô linh giác hà giao thiệp
Một cõi gồm đủ tất cả cõi
Nó chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, cũng chẳng phải nghiệp tạo tác
Chỉ trong thời gian một búng tay, đã thành tựu cả tám vạn pháp môn
Chỉ trong khoảng một sát-na, có thể vượt khỏi ba đại A Tăng Kỳ kiếp
Hết thảy câu số ngôn từ, cũng như không câu số ngôn từ
Cùng cái Linh Giác của ta nào có liên quan gì đâu?!
Học Giải:
Thể Tánh tròn sáng đầy đủ muôn pháp, nhưng nó chẳng phải sắc, chẳng phải tâm, cũng chẳng phải nghiệp tạo tác. Vậy thì thử nói xem nó Là Cái Gì?
Nếu ngay nơi câu ấy mà thấu suốt thì trong khoảng sát-na có thể vượt khỏi ba đại A Tăng Kỳ kiếp (nghiệp thức từ vô thủy), tức là một câu đập chết mối đầu niệm, rời khỏi vọng thứctrói buộc bước, vào Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm.
Một khi đã ngộ Thể Tánh tròn sáng ấy thì thành tựu hết tất cả pháp môn. Vì sao vậy? Bởi vì thông một pháp thì muôn pháp đều thông. Cũng là vì Tự Tánh vốn đầy đủ không thiếu một pháp nào vậy. Tự Tánh vượt ngoài phạm trùtương đối nên ngôn từ và không ngôn từ cùng với Tự Tánh chẳng liên quan gì nhau, bởi tương đối thuộc vọng thức chẳng thể đến được với Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm vậy.
33
Bất khả hủy, bất khả tán
Thể nhược hư không vật nhai ngạn
Bất ly đương xứ thường trạm nhiên
Mịch tức tri quân bất khả kiến
Thủ bất đắc, xả bất đắc
Bất khả đắc trung chỉ ma đắc
Mặc thời thuyết, thuyết thời mặc
Đại thí môn khai vô ủng tắc
Chẳng thể chê, cũng chẳng thể khen
Bản Thể như Hư Không không bờ mé
Chẳng lìa chỗ này mà thường trong sángvắng lặng
Muốn tìm thì phải biết rằng anh không thể thấy
Lấy chẳng được, bỏ cũng chẳng được
Trong cái bất khả đắc ấy, thì đắc được cái gì?!
Lúc lặng im là nói, lúc nói là lặng im
Cửa Đại Thí mở không hề bế tắc
Học Giải:
Khen Chê là việc của vòng Tương Đối thuộc vọng thức nên chẳng dính dáng gì tới Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm vậy. Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm như hư không không bờ mé. Nó chẳng phải ở trong, ở ngoài, ở giữa hay ở bất cứ một nơi nào, bởi còn chỗ nào thì còn hạng cuộc, còn biên giới, tức thuộc tình thức suy lường, thì làm sao còn gọi là “không bờ mé” cho được!? Chính vì Bản Thể ấy không ở bất cứ nơi nào, không thuộc ranh giới của vọng thức nữa, nên nó mới thật là không bờ mé!
Không nơi nào không phải là Bản Thể ấy, bởi vì toàn thể tức chân. Cho nên Bản Thể ấy cũng chẳng lìa ngay nơi mình mà có; nó thường trong sángvắng lặng, chỉ tại mình không nhận ra được vì bị vọng thứcđánh lừa mà thôi. Khi còn tình thức thì dù chỉ một mảy may thì tất cả cũng là vọng. Nếu vượt ngoài tình thức thì dù chỉ một mảy may thôi thì tất cả cũng là chân.
Bản Thể ấy vốn ở ngay nơi mình vậy mà mình muốn tìm thì chẳng thể thấy nó. Bởi thứ nhứt nó chẳng phải là một vật gì mà mình có thể tìm có thể thấy, nó vô hình vô tướng, nó như hư khôngvô sở hữu. Thứ hai có tìm tức là còn tình thức, chưa nhận raBản Thể ấy, bởi như cởi trâu mà đi tìm trâu thì làm sao thấy trâu?
Tình thức thì chẳng thể đến được, chẳng thể vào được, chẳng thể suy lường được Bản ThểChân Tâm ấy. Nên lấy chẳng được mà bỏ cũng chẳng được, vì lấy bỏ thuộc tình thức tương đốiphân biệt vậy. Hơn nữa, Bản Thể ấy vốn là cái bất khả đắc, đã ở trong Bản Thểbất khả đắc thì còn muốn lấy bỏ được cái gì?
Lúc lăng im là nói, lúc nói là lúc lặng im, tức là chỉ Bản Thể ấy vừa tịch vừa chiếu. Nên Bản Thể ấy còn gọi là Thường Tịch QuangTịnh Độ. Lặng im tức là Bản Thể thường vắng lặngthanh tịnh, mà lại nói tức cũng vừa chiếu soi sáng suốt. Lại ngay trong lúc sáng suốt chiếu soi, những chớ bảo rằng nó là vọng động, kỳ thực nó hằng thanh tịnh vắng lặng vậy. Diệu dụng của tự tánhvô cùng, nên tùy duyên mà hóa độchúng sanh, cởi trói cho chúng sanh. Nói nín động tĩnh đều là đang thuyết phápđộ sanh. Dùng Trí Tuệ Bát Nhã mà cởi tróichúng sanh, soi sáng cho chúng sanh không ngăn ngại và không hề bế tắc.
34
Hữu nhân vấn ngã giải hà tông?
Báo đạo Ma Ha Bát Nhã lực
Hoặc thị hoặc phi nhân bất thức
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc
Có người hỏi ta theo tông nào?
Đáp rằng đó là lực Ma Ha Bát Nhã!
Hoặc đúng hoặc sai người chẳng biết được
Làm ngược làm xuôi trời chẳng thể lường được
Học Giải:
Có người hỏi ngài Huyền Giác là ngài tu theo Tông nào. Ngài đáp đó là lực của Ma Ha Bát Nhã, tức là sự chiếu soi không ngăn ngại của Tự Tánh Phật nơi ngài chứ chẳng phải tông phái nào bên ngoài. Còn phân biệttông pháipháp môn tức là còn tình thức, sao gọi là ngộ đạo hay lãnh hội được Tự Tánh chiếu soi nơi mình được!? Vả lại còn tâm bệnh nên mới phương tiện dùng thuốc (pháp môn, tông phái), giờ đã hết bệnh thì thuyền bè nên bỏ lại chứ sao còn ôm giữ mà hỏi Tông nào? Do vậy Kinh Kim Cang nói: “Tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huốngphi pháp” (Biết ta thuyết pháp dụ như chiếc bè, chánh pháp còn phải xả, huống hồ là phi pháp).
Nhờ trở vềBản ThểChân Tâm nên toàn thể và khắp khắp đều là chân. Nói đúng nói sai, làm ngược làm xuôi thảy đều là chân hết vì không rời Bản Thể và Bản Thể là Bất Nhị. Người còn tình thức thì cứ suy lường mãi nên chẳng biết đâu là đúng đâu sai, đâu là chân vọng, đâu là ngược xuôi, chẳng thấy được chỗ Bất Nhị của vạn pháp, của Tự Tánh. Đây là chỗ vượt ngoài vọng thức tình phàm cho nên trời người cùng suy lường đến vạn kiếp cũng chẳng thể được. Vì thế Kinh Pháp Hoa nói :
“Giả sử khắp thế gian,
Đều như Xá Lợi Phất,
Tận sức cùng suy lường,
Chẳng thể thấu trí Phật”
35
Ngô tảo tằng kinh đa kiếp tu
Bất thị đẳng nhàn tương cuống hoặc
Kiến pháp tràng, lập tông chỉ
Minh minh Phật sắc Tào Khê thị
Ta sớm từng trãi qua bao kiếp tu hành
Chẳng phải như những kẻ nhàn rỗi mê dối nhau
Dựng Pháp Tràng, lập Tông Chỉ
Rõ ràng Phật dạy Tào Khê ấy!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác bày tỏ rằng ngài đã từng trãi qua bao kiếp tu hành nên đời nay mới được giác ngộ. Vậy thì nên biết rằng con đường tu giác ngộgiải thoát cũng cần phải có thời gian. Mỗi đời mỗi tiến chứ không được lùi, nếu quyết tâm thì ắt sẽ thành công đi tới tận đầu nguồn. Từ bậc Hạ căn mà cố gắng tiến lên tới Trung căn rồi Thượng căn cũng qua nhiều đời nhiều kiếp chứ không phải một bước mà đã tới bậc Thượng căn. Vậy thì có đi thì có ngày sẽ tới. Nếu dậm chân tại chỗ không chịu đi hoặc lại là lùi bước thì biết bao giờ mới tới đích được đây? Vậy thì không ngại mình là bậc Hạ căn, chỉ ngại là mình chẳng chịu tiến bước lên hàng Trung Thượng đó thôi. Ở đây ngài Huyền Giác cũng khẳn định là Phật Thích Catruyền Tâm ấn cho các vị tổ sư Ấn, Hoa cho tới thời Lục Tổ Huệ Năng, chứ đây chẳng phải là chuyện mê dối người.
36
Đệ nhất Ca-diếp thủ truyền đăng
Nhị thập bát đại Tây thiên ky
Pháp đông lưu, nhập thử độ
Bồ Đề Đạt Ma vi Sơ tổ
Lục đạitruyền ythiên hạ văn
Hậu nhân đắc đạo hà cùng số
Đầu tiên tổCa Diếp được truyền đèn Tâm của Phật
Hai mươi tám đời Tổ Sư lớn Tây Thiên
Pháp được truyền sang phương Đông vào đất này
Bồ Đề Đạt Ma làm Sơ Tổ
Sáu đời truyền y bát, thiên hạ đều nghe biết
Người đời sau được đắc Đạo nhiều vô số kể
Học Giải:
Ở đây ngài Huyền Giác kể về sự truyền thừa pháp đốn ngộ này từ đức PhậtThích Ca, tới Tổ Ca Diếp, rồi tới 28 đời Tổ ở Ấn Độ tới Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Sau đó Tổ Đạt Ma sang Đông Độ làm Sơ Tổ truyền cho Tổ Huệ Khả, cho đếnLục Tổ Huệ Năng. Trong sáu đời truyền y bát ở Đông Độ, người được giác ngộBản Tâm nhiều không kể xiết. Vì sao ngài Huyền Giác nói về việc truyền thừa này? Bởi vì muốn giúp mọi người sanh tín tâm với pháp đốn ngộ này vậy. Nếu thật vào tông này, tham thiềnđốn ngộ thì chắc chắn sẽ được giác ngộgiải thoát như các vị tổ sư, và những bậc giác ngộđi trước vậy.
37
Chân bất lập, vọng bổn không
Hữu vô câu khiển bất không không
Nhị thập không môn nguyên bất trước
Nhất tánh Như Lai thể tự đồng
Chân chẳng lập, vọng vốn không
‘Có’ và ‘Không’ đều trừ và cái ‘bất không’ cũng không
Hai mươi cửa Không trọn chẳng chấp
Một Tánh Như Lai, Thể vốn đồng nhau
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy do vọng mà tạm nói chân, mà thật sự thì vọng vốn không có gốc, do vậy chân làm sao mà lập được! Trong Thể TánhNhư Lai không có chân vọng, chỉ vì còn tình thức phân biệt mới sanh ra có chân vọng mà thôi. Bởi trong Thể Tánhxưa nay không một vật thì làm gì có chân vọng? Bởi đối với Thể Tánh chân và vọng là Bất Nhị, và bởi đối với Thể Tánh thì một khi đã chân thì toàn thể là chân vậy; và đã thật là chân thì làm sao còn có chân có vọng nào khác nữa? Do vậy có và không đều trừ, và chính cái bất không cũng không. Nếu 20 cái Không mà chẳng chấp thì đó chính là Thể TánhNhư Lai. Tất cả chúng sanh cùng chư Phật Như Lai đều đồng một Thể Tánh này không sai khác.
38
Tâm thị căn, pháp thị trần
Lưỡng chủng do như kính thượng ngân
Ngân cấu tận trừ quang thủy hiện
Tâm Pháp song vong Tánh tức Chân
Tâm là căn, pháp là trần
Cả hai thứ đều như vết dính trên mặt gương
Nếu vết dơ sạch hết thì ánh sáng mới hiện ra
Nếu Tâm và Pháp cùng quên thì Tánh tức Chơn vậy!
Học Giải:
Tâm là căn còn pháp là trần. Căn Trần và Tâm Pháp hay Năng Sở đều thuộc tình thức hư vọng, do vậy nó như vết dính trên mặt gương cho nên Trí Bát Nhã từ trong Tự Tánh chẳng thể chiếu soi hiển bày. Một ngày còn tình thức thì tức là còn năng sở, căn trần, tâm pháp. Một khi mình vượt khỏi tình thức tức năng sở đều quên thì lúc đó Chân Tánh mới hiển bày, lúc đó mới hay thức tánh tức là Chân Tánh vậy! Tổ Hoằng Bá cũng dạy: “Nếu muốn biết yếu quyết chỉ cần ở nơi tâm chớ dính mắc một vật.”Do vậy ở đây ngài Huyền Giác dạy muốn được giác ngộgiải thoát, phải dùng phương pháp cất hết mọi sở niệm. Khi mọi sở niệm đã không thì năng niệm chẳng còn chỗ bám nên năng niệm cũng được quét sạch. Năng sở song vong thì chân tánh mới hiển bày vậy, lúc này mới gọi là giác ngộgiải thoát vượt khỏi vọng thứcTa Bà mà vãng sanh tới Chân TâmCực Lạc ở Thường Tịch QuangTịnh Độ, hay chuyển thức thành Trí. Khi đã liễu pháp vô sanh thì chẳng còn sanh tử vì chẳng còn ở trong vòngtương đối của vọng thức nữa. Đây mới thật sự gọi là Cực Lạc, Cực Vui! Con nếu hướng ngoại tìm cầu Đông Tây Nam Bắc, chưa thoát được nghiệp thức thì vẫn còn trong vòngtương đối, ắt phải thấy có sanh diệt, khổ vui, đến đi, mê ngộ, chánh tà, chân vọng v.v… thì làm sao gọi là Cực Lạc, Cực Vui cho được!
39
Ta mạt pháp, ác thời thế
Chúng sanh phước bạc nan điều chế
Khứ thánh viễn hề tà kiến thâm
Ma cường pháp nhược đa oán hại
Văn thuyết Như Laiđốn giáo môn
Hận bất diệt trừ lệnh ngõa toái
Ôi mạt pháp, thời ác thế!
Chúng sanh phước mỏng khó điều phụcgiáo hóa
Cách các bậc Thánh đã xa nên tà kiến đã sâu dầy
Ma mạnh pháp yếu nhiều điều tai họađáng sợ
Nghe Như Lai nói pháp mônĐốn Giáo
Họ hận chẳng nghiền tan chánh pháp như ngói bể
Học Giải:
Ngài Huyền Giác than rằng đây là thời mạt pháp, thời mà thế gian đầy việc xấu ác. Do vậy cho nên chúng sanh phước mỏng nghiệp dầy, khó điều phụcgiáo hóa. Pháp lành thiệt tốt đẹp mà họ không thích nghe và làm, ngược lại chỉ thích nghe và làm những việc tà ác, không tốt đẹp. Vì sao lại như thế? Bởi vì cách Phật và chư Thánh đã xa nên tà kiến bao đời lưu truyềnnhân thế nó đã ăn sâu quá nhiều rồi, khó mà đánh tan những tà kiến ấy. Thời ngài Huyền Giác là thời Nhà Đường bên Trung Quốc cách đây cũng hơn ngàn năm mà ngài còn than là thời ác, huống chi thế kỷ 21 này đã cách Phật và chư Thánh còn xa hơn thì tà kiến sâu dầy cũng không thể nào kể xiết được, trừ bỏ được. Thật là càng đáng thương sót hơn!
Thời mạc pháp thì ma mạnh pháp yếu, cho nên việc ác thì nhiều điều lành thì ít. Do vậy màchúng sanh tự gieo cho mình nhiều điều tai họađáng sợ mà không hay biết. Bởi đã tạo nhiều nhân xấu ác thì phải chịu nhiều quả khổ đau. Tới lúc quả khổ đau tràng về thì than khóc không thôi, hối hận cũng đã muộn màng. Nhân Quảrõ ràng đâu thể trốn tránh đi đâu cho được. Người tu trên con đường của Bồ Tát Đạo thì chẳng dám nghĩ ác huống là nghĩ và tạo nhiều nhân xấu ác hay sao? Do vậy có câu: “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả.” Những người tà kiến sâu dầy khi nghe dạy bỏ ác làm lành họ còn không muốn nghe và làm, huống chi là pháp mônĐốn Giáo cao thượng của Phật, tức pháp mônđưa tớigiác ngộBản Tâm một cách thẳng tắc thì làm sao mà họ nghe cho được. Ngược lại họ hận chẳng hủy hoại chánh pháp của Phật cho tan nát hết chứ nói gì là dùng pháp này khuyên họ tu hànhgiác ngộgiải thoát. Ôi đáng thương thay!
40
Tác tại tâm, ương tại thân
Bất tu oán tố cánh vô nhân
Dục đắc bất chiêu vô gián nghiệp
Mạc báng Như Laichánh pháp luân
Tại tâm làm, tại thân chịu
Đừng có kêu oan, với trách người!
Nếu muốn được khỏi vương nghiệp vô gián
Thì chớ có phỉ báng Chánh Pháp của Như Lai!
Học Giải:
Ở đây tiếp ở phần trên rằng thời mạt phápchúng sanhtà kiến sâu dầy nên làm ác thì nhiều làm thiện thì ít. Mà làm ác nhiều tức phải chuốc lấy cái quả khổ đau nhiều. Lúc đó đừng có kêu oan rằng tôi có làm gì mà khổ thế này, sao ông trời không có mắt, không thương người, tại ông này bà nọ làm cho tôi khổ đau v.v… Ô hay! Họ nào biết rằng cái khổ đau mà mình có ngay hiện tại cũng là do quá khứ tâm mình khởi ác niệm, rồi thân làm việc ác, nên khi quả báo khổ đau tràng về thì thân tâm ngay hiện tại phải chịu lấy.
Ngài Huyền Giác còn khuyên, muốn tránh được khỏi cái nghiệp vô gián, thì đừng có phỉ báng Chánh Pháp của Như Lai, bởi đây là tội rất nặng. Không những nó làm cảng trở người khác thăng tiến trên con đườnggiác ngộgiải thoát, mà nó còn ngăn ngại mình nữa. Vậy thì mình cứ tiếp tục sống lẫn quẩn trong nghiệp thức của mình không có ngày thoát khỏi. Như vậy không phải là nghiệp vô gián thì là gì? Hết sanh ý niệm này đến ý niệm khác, xoay vần khổ đau như thế thì đó gọi là nghiệp vô gián vậy. Tội này rất nặng, vì nghiệp thức nó cứ mãi giam ta trong cõi vô thường.
41
Chiên đàn lâm, vô tạp thụ
Uất mật sâm trầm sư tử trú
Cảnh tĩnh lâm gian độc tự du
Tẩu thú phi cầm giai viễn khứ
Trong rừng Chiên Đàn không có loại cây nào khác
Là chỗ sâu kín um tùm, sư tử ở
Cảnh vắng rừng yên, một mình dạo chơi
Thú chạy chim bay đều lánh đi xa hết!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói về việc ở núi rừng của ngài mà cũng bao hàm huyền nghĩasâu xa. Trước tiên ngài diễn tả chỗ ở của ngài trong núi rừngyên tịnh, tự một mình ngài thông dong tự tại, mọi người không hiếu đạo chẳng ai biết đến mà cũng chẳng ai đến hỏi hang, mà có đến hỏi hang cũng không lãnh hội được Bản Tâm.
Rừng chiên đàn thì toàn là chiên đàn chứ không có cây nào khác nghĩa là trở vềBản TâmTự Tánh thì toàn thể là chân, không có chân vọng nào khác. Trong Chân Tâm trọn không có tạp niệm (vô tạp thụ), vì tạp niệm thuộc tình thức. Tự TâmBản Tánh là chỗ sâu kín chỉ có sư tử (Phật) ở. Nơi đó thường tịch mà thường chiếu nên còn gọi là Thường Tịch QuangTịnh Độ. Nếu trở về sống được với Tự TâmBản Tánh Phật ấy ngay nơi mình thì được sự tự dotự tạituyệt đối, nên gọi là Cực Lạc. Bản TâmTự Tánh chẳng phải là chỗ của tình thức phân biệt, nên nói thú chạy chim bay đều xa lánh hết. Chỉ toàn là một Bản Tâmthanh tịnh, tròn sáng, không một vật.
42
Sư tử nhi, chúng tùy hậu
Tam tuế tiện năng đại hao hống
Nhược thị dã can trục pháp vương
Bách niên yêu quái hư khai khẩu
Tuy là sư tử con, nhưng các thú đều theo sau
Ba năm liền có thể gầm rống ra tiếng lớn
Giả như là chó rừng theo Pháp Vương
Dù trãi trăm năm cũng chỉ là loài yêu quái mở miệng hư ngụy
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói tuy người tu phápĐốn Ngộ này chưa giác ngộ nhưng mà cũng là Phật Tửchân chính, và sẵn có Phật Tánh (mầm giống Phật) rồi thì nếu cố gắng ắt cũng có ngày giác ngộthành Phật. Như sư tử con tuy chưa hùng mạnh to lớn bằng sư tử mẹ, nhưng ba năm cũng có thể gầm rống ra tiếng lớn (ý nói nếu miên mật công phu thì cũng có ngày giác ngộ). Còn nếu tu hành không chân chính, miệng nói mà tâm chẳng hành thì dù có theo Phật nghe pháp trãi trăm ngàn năm cũng vẫn là kẻ phàm phumê muộiphân biệtchấp trước trên ngôn từchữ nghĩa mà thôi. Do vậy có câu: “Bánh vẽ không trị được bệnh đói.” Và ở đoạn sau ngài Huyền Giác cũng nói: “Khước bị Như Lai khổ kha trách
Sổ tha trân bảo hữu hà ích” (Quả là đáng bị Như Laiquở trách. Đi đếm của báu cho người có ích gì đâu?)
43
Viên đốn giáo, một nhân tình
Hữu nghi bất quyết trực tu tranh
Bất thị sơn tăng sính nhân ngã
Tu hành khủng lạc đoạn trường khanh
Pháp Viên Đốn xin đừng nói tới nhân tình
Nếu có điều nghi chưa giải quyết, thì cần phảithẳng thắn mà biện giải
Chẳng phải Sơn Tăng có ý tranh hơn thua với ai
Nhưng chỉ sợ các ông tu hành lọt hai cái hố Đoạn Kiến và Thường Kiến
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy khi nói đến pháp Viên Đốn thì đừng nói tới nhân tình, bởi nó không có theo cái tình thức thế gian, mà ngược lại còn vượt ngoài tình thức ấy. Ngài nói nếu ai còn có điều nghi chưa giải quyết thì phải thẳng thắn mà biện giải cho rõ ràng. Ở đây ngài Huyền Giác chẳng có ý tranh hơn thua với ai, mà chỉ sợ người tu đạo lọt vào hai cái hố chấp có chấp không hay đoạn kiến và thường kiến vậy. Ngài Huyền Giác muốn dẹp trừ cái chấp hai đầu nên mới tận tình bày giải. Khi vượt qua được thì mới có thể lãnh hội được hay trở về được Bản ThểTuyệt Đối vậy.
44
Phi bất phi, thị bất thị
Sai chi hào ly thất thiên lý
Thị tắc Long Nữ đốn thành Phật
Phi tắc Thiện Tinh sanh hãm trụy
Đúng chẳng đúng, sai chẳng sai
Chỉ đi lệch một mảy may thì đã lạc xa ngàn dậm!
Đúng thì như Long Nữ tức khắc thành Phật
Sai thì như Thiện Tinh sống mà đọa địa ngục
Học Giải:
Ngài Huyền Giác nói phi nhưng chấp phi cho nên chẳng phải thật phi. Thị nhưng chấp thị nên chẳng phải thật thị. Do vậy nếu còn một mảy may tình thức chấp dính thì cũng là nghìn trùng xa cách với Tánh Giác xưa nay rồi. Nếu thật là thị thì như Long Nữ tức khắc thành Phật, bởi ngài Long Nữ vượt khỏi tình thức không có chấp dính. Còn nếu phi thì như Thiện TinhTỳ Kheo vì còn tình thức chấp dính nơi Không hay Đoạn Kiến nên bát không tội phước nhân quả, vì thế ngay lúc còn sống mà lại đọa địa ngục khổ đau.
45
Ngô tảo niên lai tích học vấn
Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận
Phân biệtdanh tướng bất tri hưu
Nhập hải toán sa đồ tụ khốn
Khước bị Như Lai khổ kha trách
Sổ tha trân bảo hữu hà ích
Tòng lai thặng đặng giác hư hành
Đa niên uổng tác phong trần khách
Ta sớm bao năm chuyên cầnhọc hỏi
Cũng từng nghiên cứukinh luận, giải thích các bài văn
Phân biệtdanh tướng không biết ngừng nghỉ
Vào biển đếm cát thì chỉ uổng công nhọc sức
Quả là đáng bị Như Laiquở trách
Đi đếm của báu cho người có ích gì đâu?
Từ trước tới nay đi quanh co mãi, mới hay là việc làmvô ích
Bao năm thật uổng làm khách phong trần!
Học Giải:
Ở đây ngài Huyền Giác nói cho mình nghe ngài từng nhiều năm chuyên cầnhọc hỏi khắp nơi về Phật Pháp. Ngài cũng từng nghiên cứukinh luận, rồi viết chú giải các kinh sách. Chính chỗ nghiên cứu và viết chú giải là chỗ phân biệtdanh tướng không ngừng nghỉ vậy, tức là còn dùng thức hoài không ngưng nghỉ. Mà Kinh Lăng Nghiêm nói: “Cuồn tâm ngưng nghỉ, ngưng nghỉ tức Bồ Đề.” Thế thì cuồn tâm chẳng ngưng nghỉ thì Bồ Đề làm sao chứng nên? Tổ Hoằng Bá cũng dạy: “Môn này gọi là pháp mônvô vi, nếu muốn hiểu chỉ cần vô tâm, bỗng ngộ liền được. Nếu dùng tâm muốn học lấy thì lại càng xa cách.”Thế mới hay những việc đào bới kinh sách chỉ là nhọc sức thôi bởi vì tìm nghe trong kinh sách về Tánh Phật mà thật chưa thể nhập hay lãnh hội được Tánh Phật ấy. Do vậy dù có nghiên cứu khắp cả đại tạng, hiểu biếtthâm sâu hết tất cả kinh sách cũng vô ích mà thôi, như người vào biển đếm cát thì không biết bao giờ mới xong, bởi mênh mong bao la không bờ bến vậy! Tình thức phàm phu có giới hạng, cho nên học hoài học mãi, biết hoài biết mãi cũng không thể biết hết, vì bản chất nó luôn là giới hạng trong vòngtương đối, làm sao giải thoát khỏi để vào Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm hay biển Tri Kiến của Phật cho được!?
Do vậy ngài nói lúc xưa ngài tu học như thế thì đáng bị đức Như Laiquở trách là đi đếm của báu cho người chẳng có ích lợi gì cả. Kinh sách chỉ dạy nhiều phương pháptu hành tùy bệnh mà Phật dạy chúng sanh. Ta cứ quanh quẩn học pháp này tới tu pháp kia, quanh quẩn mãi rốt cuộc vẫn lẫn quẩn ngoài cửa đạo, vô ích. Vì thế ngài Huyền Giác mới nói “bao năm thật uổng làm khách phong trần”, tức hết bám chỗ này tới bám chỗ kia, không thể về nhà, tức trở vềBản ThểChân Tâm vậy.
46
Chủng tánh tà, thố tri giải
Bất đạt Như Laiviên đốn chế
Nhị thừatinh tấn một đạo tâm
Ngoại đạothông minhvô trí huệ
Diệc ngu si, diệc tiểu ngãi
Không quyền chỉ thượng sanh thực giải
Chấp chỉ vi nguyệt uổng thi công
Căn cảnhpháp trung hư niết quái
Gieo chủng tánh tà, cũng bởi vì có cái hiểu biếtsai lầm
Cho nên không được pháp Viên Đốn của Như Lai
Hàng Nhị Thừatinh tấn nhưng lại lạc đường Tâm
Còn người ngoại đạothông minh mà chẳng có Trí Huệ
Như kẻ ngu si, như trẻ dại khờ
Thấy nắm tay không chỉ lên trời lầm cho là thiệt
Chấp ngón tay là mặt trăng, thì uổng dụng công tu hành
Cũng như chấp bóng ma không thật do Căn Cảnh sanh ra
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy người gieo chủng tánh tà, cũng bởi vì có cái hiểu biếtsai lầm lúc ban đầu. Do vậy nên không lãnh hội được pháp Viên Đốn của Như Lai. Hàng Nhị Thừa tuy rằng tinh tấn nhưng lại lạc đường Tâm nên đi lệch hướng, chẳng đến được Tự TâmBản Tánh. Còn ngoại đạo thì thông minh mà chẳng có Trí Huệ nên cũng lầm lạc. Họ như trẻ dại khờ vậy vì chấp ngón tay cho là mặt trăng nên uổng côngtu hành. Cũng như chấp giữ và chạy theo những tình thức hư vọng do căn tiếp súc trần cảnh mà sanh ra những vọng thức (bóng ma) ấy. Hễ còn tình thức thì vẫn còn lẫn quẩn ở trong vòngtương đối, chẳng thể giác ngộgiải thoát được dù có dụng côngtinh tấntu hành đến đâu! Cho nên phải khéo! Phải khéo! Chớ có gieo tà kiếnsai lầm vậy!
47
Bất kiến nhất pháp tức Như Lai
Phương đắc danh viQuán Tự Tại
Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái
Không thấy một pháp tức Như Lai
Nên được gọi là Quán Tự Tại
Ngộ rồi thì nghiệp chướngxưa nay vốn là không
Chưa ngộ thì nợ xưa đành phải trả!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy nếu còn thấy có một pháp tức còn dính mắt, còn tình thức phân biệt, nên còn bị trói buộc chẳng được tự dotự tại. Ngược lại không thấy một pháp tức là Như Lai, do vậy mới gọi là Quán Tự Tại. Quán nghĩa là Tâm chiếu soi chứ không phải dùng mắt thịt để thấy. Song, dùng tâm không phải là dùng cái tâm để nghĩ ngợiphân biệtlung tung mà là để quán chiếu vào sâu trong lòng thực tại (hành thâm Bát Nhã). Nói một cách khác Quán đây là quán cái “không sở quán” hay đối tượng để quán. Đã không có sở quán thì năng quán cũng lần không. Vì vậymục đích Quán đây cũng là làm cho “năng” và “sở” đều không, trở về với Tự TánhBất Nhịxưa nay sẵn có. Nếu thông suốt thì năng sở đều không, chẳng chấp dính nơi có, cũng chẳng chấp dính nơi không. Vượt ngoài tình thức tương đối thì mới gọi là Quán Tự Tại.
Khi quán thông suốt và ngộ rồi thì mới hay là nghiệp chướngxưa nay là không, bởi Bản Thểxưa nay không một vật. Nghiệp chướng cũng là tình thức tương đối. Tuy xưa nay vốn không, mà nếu chưa ngộ thì vẫn còn lẫn quẩn ở tình thức, nghiệp chướng vẫn còn, nên Nhân nào thì Quả nấy đành phải trả vậy. Ở trong vòngtương đối thì thấy có nhân có quả, có chánh có tà, có chân có vọng v.v… là lẽ tất nhiên. Còn một khi đã trở vềBản ThểTuyệt Đối thì toàn thảy là bất nhị, là chân. Như ở phần trước ngài có nói: “Mộng lý minh minh hữu lục thú; Giác hậu không không vô đại thiên” là ý này. Ở đây cũng nên hiểu là nếu ngộ thì mới thấy nghiệp chướng là không. Chứ chưa ngộ mà chấp không có nghiệp chướng thì trở thànhđoạn kiến, rồi tự tung tự tác tạo ác nghiệp thì chắc chắn phải chịu quả báo khổ đau đọa lạc. Đó cũng là lời cảnh giác của ngài Huyền Giác cho người tu trong hiện tại và mai hậu vậy. Nên không thể bát không nhân quả được. Vì vậy đoạn trước ngài Huyền Giác có nói rõ ở câu 26 như sau: “Nếu đắm ngoan không, phá nhân quả thì mênh mong bao la chiêu tai họa. Bỏ ‘có’ lại chấp ‘không’ thì bệnh vẫn y nguyên như cũ. Có khác nào muốn tránh nước mà lại nhảy vào lửa đâu?!”
48
Cơ phùng vương thiện bất năng san
Bệnh ngộ y vương tranh đắc sái
Tại dục hành thiền tri kiến lực
Hỏa trung sanh liên chung bất hoại
Dũng thi phạm trọng ngộ vô sanh
Tảo thời thành Phật vu kim tại
Kẻ đói khi gặp thức ăn của Vua ban thì không dám ăn
Người bệnh tránh gặp bậc Y Vương thì sao khỏi bệnh được?!
Ở trong cõi Dục mà hành Thiền, mới thật là có sức định của Tri Kiến Phật
Ví nhưhoa sen sinh trong lò lửa, trọn chẳng bị hư hoại
Ngài Dũng Thíphạm trọng tội nhưng rồi cũng ngộ pháp Vô Sanh
Sớm đã thành Phật ở nơi đây!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy người đói mà không ăn, bệnh mà không trị, ngược lại còn trốn trách bậc Y Vương (Phật) thì làm sao mà hết đói, hết bệnh, tức giác ngộgiải thoát được? Còn người ở trong cõi dục mà vẫn tham thiền thì mới thật là người chân tu có Định lực và Huệ lực. Người đó cũng giống như là hoa sen sinh ra trong lò lửa chắc chắn sẽ không bị hư hoại, tức ý nói những người như thế dầu sanh ra trong cõi dầy lửa dục mà không bị thiêu đốt) . Còn người không có sức Định Huệ, tức không có công phu hàm dưỡng thì dễ bị dục lạclôi cuốn, thiêu đốt. Ngài Huyền Giác lại nêu ra câu chuyện làm ví dụ rằng xưa có vị Tỳ KheoDũng Thíphạm trọng tội, nhưng biết quay nơi Tâm để sám hối nên rồi cũng ngộ pháp Vô Sanh, giác ngộgiải thoát, sớm đã thành Phật ở ngay nơi này. Ngộ được Bản TâmTự Tánh tức là thành Phật. Phật ở ngay nơi mình chứ chẳng ở một nơi nào khác. Do vậy thành Phật cũng là thành ngay nơi Tâm mình, bởi Phật tức là Tâm, Tâm tức là Phật. Ngoài Tâm chẳng có Phật, ngoài Phật cũng chẳng có Tâm nào khác.
Do vậy có câu:
“Tội tùng tâm khởi tương tâm sám Tâm nhược diệt thời tội diệc vong Tội vong tâm diệt lưỡng câu không Thị tắc danh vi chân sám hối”
(Tội từ tâm khởi đem tâm sám
Tâm được diệt rồi tội liền vong
Tội vong tâm diệt thảy đều không
Đó mới thật là Chân sám hối)
49
Sư tử hống, vô úy thuyết
Thâm ta mộng đổng ngoan bì đát
Chỉ tri phạm trọng chướng Bồ-đề
Bất kiến Như Lai khai bí quyết
Sư Tử rống tiếng, nói pháp vô úy
Thương thay những kẻ hồ đồ cố chấp dầy như da thú!
Chỉ biết phạm những trọng tội làm chướng ngại đạo Bồ Đề
Mà chẳng thấy Như Lai đã mở bày pháp sâu kính!
Học Giải:
Sư Tử rống là ẩn dụ cho Phật ban mưa Pháp lớn. Vô úy thuyết có hai nghĩa, một là không sợ mà nói thẳng, vì là lời nóichân thật từ Chân Tâm; hai là Pháp của Phật dạy có sức khiến người an vui không sợ hãi, cũng tức là ban vui cứu khổ cho người. Vậy mà cũng có chúng sanh phước mỏng nghiệp dầy, tà kiến đã sâu nên không được nghe, mà có nghe cũng không hiểu được lời Phật dạy, và cũng không chịu nghe. Do vậy mà ngài Huyền Giác bảo họ là “kẻ hồ đồ cố chấp dầy như da thú”. Những người như thế chỉ biết phạm những trọng tội làm chướng ngại đạo Bồ Đề, bởi làm ác thì chịu khổ đau đọa lạc, mà tâm xấu ác và tâm khổ đau tức là tình thức hư vọng. Khi bị ác tâm và khổ tâm khởi dậy thì che mờ và cách xa Bản TâmTự Tánh đó; do vậy mà ngài Huyền Giác bảo là làm chướng ngại Đạo Bồ Đề. Nên Tổ xưa nói: “Tình sanh Trí cách, tưởng biến thể thù” là vậy. Do vì bị che lấp và cách xa Bản Tâm nên chẳng thấy được đức Như Lai đã từ bi chỉ bày pháp sâu kính viên đốn. Ngược lại còn khinh chê phỉ báng để tiếp tục chướng đạo Bồ Đề. Thật đáng thương sót!
50
Hữu nhị Tỳ-kheo phạm dâm sát
Ba-ly huỳnh quang tăng tội kết
Duy-ma đại sĩ đốn trừ nghi
Do như xích nhật tiêu sương tuyết
Có hai Tỳ-Kheo phạm giới dâm và giới sát
Tôn giả Ưu-Ba-Ly sắc vàng buộc thêm tội
Đại sĩDuy Ma liền trừ căn nghi trong phút chốc
Giống như mặt trời hực chiếu, làm cho sương tuyết thảy đều tan
Học Giải:
Ngài Huyền Giác kể xưa có hai vị Tỳ Kheo, một vị phạm giới dâm, một vị phạm giới sát. Hai vị ấy không có cố ý phạm hai giới đó, thế nên sau khi phạm thì đến sám hối với Tôn GiảƯu Ba Ly là vị Giới Luật Đệ Nhất, nhưng vì theo tướng và tư tưởngnhị thừa mà xử nên ngài Ưu Ba Ly cho rằng hai vị ấy thật phạmtrọng tộiBa La Di. Hai vị Tỳ Kheo này lòng còn nghi rằng đã không cố ý thì sao lại phạm, bèn đến hỏi Đại SĩDuy Ma Cật. Ngài Duy Ma Cật vì đã giác ngộBản Tâm, theo tư tưởngĐại Thừa nên bảo nếu khôngcố ý tức không có tội (vô tâm vô tội), và hơn nữa trong Tự Tánh vốn không có tội phước, vậy chỉ cần lãnh hội được Tự Tánh ngay nơi mình thì hết tội. Ngài Duy Ma dạy thế thì tức khắc trừ nghi căn cho hai vị Tỳ Kheo đó. Người có Trí Tuệ thì trừ nghi cho chúng sanh rất mau chống giống như mặt trời ban trưa hực chiếu thì sương tuyết thảy đều tan hết.
Do vậy ngài Huyền Giác ở câu 5 có nói:
“Vô tội phước, vô tổn ích
Tịch diệt tánh trung mạc vấn mịch”
(Không tội phước, cũng không thêm bớt
Trong Thể Tánhvắng lặng chớ có hỏi tìm)
Lại như khi xưa, Tam Tổ Tăng Xán đến thỉnh đạo TổHuệ Khả cầu phương phápsám hối tiêu tội chướng. Tổ Huệ Khả bảo: “Đem tội nghiệp ra ta sám cho”.
Tổ Tăng Xán xoay lại vào trong tâm ngài để tìm nghiệp tội mà không thấy bèn nói: “Bạch Hòa Thượng, con tìm tội không được.”
Tổ Huệ Khả bảo: “Ta đã sám hối cho ngươi rồi.”
Ngay đây Tổ Tăng Xán có chỗ vào.
51
Bất tư nghì, giải thoát lực
Diệu dụngHằng sa dã vô cực
Tứ sự cung dưỡng cảm từ lao
Vạn lưỡng hoàng kim diệc tiêu đắc
Phấn cốt toái thân vị túc thù
Nhất cúliễu nhiên siêu bá ức
Lực giải thoát thật chẳng thể nghĩ bàn!
Diệu dụngvô cùng như số cát sông Hằng
Bốn sự cúng dường dầu có lao khổ cũng không từ
Muôn lượng vàng ròng dầu có dâng cúng hết
Dẫu có thịt nát xương tan cũng chưa thể đền ân hết được
Một câu nếu thấu suốt thì vượt ngoài số lượng
Học Giải:
Đoạn này ngài Huyền Giáctán thán lực giải thoát của Chân TâmTự Tánh chẳng thể nghĩ bàn. Ngộ được Bản TâmTự Tánh thì diệu dụngvô cùng nhiều không kể xiết, sanh tử đến đi qua lại thảy đều được tự dotự tại. Chính vì thế mà dầu có lao khổ cũng không từ chối dâng cúng bốn sự cúng dường, bao nhiêu vàng bạc cũng xin dâng cúng hết, để mà đổi lấy cái pháp tu trở về được với Bản TâmTự Tánh này. Và hơn thế nữa dầu có thịt nát xương tan cũng không thể đền đáp hết được cái ân to lớn của Phật, Tổ, Thầy dù đó chỉ là một lời, một phương pháp giúp cho mình quay về với Tánh Phật nơi mình mà giác ngộgiải thoát. Bởi chỉ cần một lời nữa câu thôi nếu thấu suốt thì sẽ vượt ngoài tình thức (số lượng), để thể nhập vào Bản ThểTuyệt ĐốiChân Tâm. Do vậy chỉ cần một câu chuyển ngữ ấy thôi thì dù thịt nát xương tan cũng không từ nan và cũng xứng đáng để làm, vì nó giúp cho mình liễu thoát sanh tử, được tự dotự tại ở trong Bản ThểTuyệt Đối vậy.
52
Pháp trung vương, tối cao thắng
Hằng saNhư Lai đồng cộng chứng
Ngã kim giải thử như ý châu
Tín thọ chi giả giai tương ứng
Pháp này là vua trong các pháp, thật là thù thắng tối cao!
Các đấng Như Lai nhiều như cát sông Hằng đều cùng chungchứng pháp này
Ta nay giải bày cái pháp Như Ý Châu này
Nếu có người nào tin theo và thực hành thì cũng đồng chứng được như thế
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy pháp đốn ngộ này là vua trong các pháp, vì nó trực thẳng ngay nơi Tâm chẳng có quanh co nhiều lối rẽ. Ngộ được Bản Tâm này thì cùng chư Phật đồng ở một nơi vì đồng một Bản Thể. Chỉ trong khoảng sát-na mà vượt khỏi ba đại A-Tăng-Kỳ kiếp. Chỉ trong sát-na mà được Pháp Thân. Nên ở đoạn trước ngài Huyền Giác có nói: “Đàn chỉ viên thànhbát vạn môn; Sát-na diệt khước tam kỳ kiếp” (Chỉ trong thời gian một búng tay, đã thành tựu cả tám vạn pháp môn. Chỉ trong khoảng một sát-na, có thể vượt khỏi ba đại A Tăng Kỳ kiếp). Lại nói: “Chứng thật tướngvô nhân pháp; Sát-na diệt khước A Tỳ nghiệp” (Chứng được Thật Tướng thì tuyệt chẳng còn Nhân và Pháp; Trong khoảng sát-na dứt sạch nghiệp A-Tỳ).
Chính vì vậy mà ngài Huyền Giác khen pháp này là vua các pháp và thật là thù thắngtối cao đệ nhất. Chư Phật Như Lai nhiều như cát sông hằng cũng đồng chứng pháp này. Hôm nay ngài giải bày pháp tối thượng hay Như Ý Châu (Bản Tâm) này, nếu có người nào tin theo và thực hành thì cũng đồng chứng được cũng như chư Phật và ngài vậy.
53
Liễu liễu kiến, vô nhất vật
Diệc vô nhân, diệc vô Phật
Đại thiênsa giới hải trung âu
Nhất thiếtthánh hiền như điển phất
Khi thấu suốt rồi thì thấy không một vật
Mới hay cũng không có Nhân, mà cũng không có Phật
Các thế giới trong cõi Đại Thiên cũng chỉ là những bọt nước nổi trên mặt biển
Cho đến hết thảy Thánh Hiền đều như điện chóp!
Học Giải:
Khi mà mình thấu suốt ngộ rồi thì thấy là Bản Thểxưa nay không một vật, và mới hay rằng xưa nay cũng không có Nhân mà cũng không có Phật, bởi những ngôn từ ấy thuộc tương đối. Trong Bản Thểvắng lặngsáng suốt chẳng có những cập phàm trù thuộc tương đối vậy. Vì thế mà khi giác ngộtrở vềBản Thể ấy rồi thì xem các thế giới trong cõi Tam ThiênĐại Thiên đều là như những bọt nước nổi chìm trên mặt biển vậy, cho đến tất cả Thánh Hiền đều như điện chóp. Tức ý nói rằng tất cả những gì thuộc tương đối chẳng liên quan gì đến Bản ThểTuyệt Đối cả. Chúng là những thứ thuộc tình thức hư vọng, mà trong Bản ThểTuyệt Đối trọn chẳng có những thứ hư vọng ấy. Xưa còn mê thì khen Thánh chê Phàm, bỏ Vọng cầu Chân v.v… nhưng chúng hoàn toàn thuộc tình thức đối đãi, là pháp hữu vi. Nay đã ngộ Bản Tâm thì tất cả thánh phàm, chân vọng, sanh tử, đến đi, mê ngộ, trọn bất khả đắc!
54
Giả sửthiết luân đỉnh thượng toàn
Định huệviên minh chung bất thất
Nhật khả lãnh, nguyệt khả nhiệt
Chúng ma bất năng hoại chân thuyết
Tượng giá tranh vanh mạn tiến đồ
Thùy kiến đường lang năng cự triệt
Giả sử vòng lửa sắc có quay trên đầu
Định Huệ tròn sáng trọn không hề mất
Dẫu trời có thể lạnh, trăng có thể nóng
Chúng ma cũng chẳng thể phá hoại được lời nói chân thật!
Như xe voi vững bước lên dốc cao
Ai thấy bọ ngựa ngăn được xe voi tiến bước bao giờ?!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác ví dụ một khi đã Ngộ Bản Tâm thì dù có bị vòng lửa sắc quay trên đầu thì Định Huệ nơi Bản Tâm ấy vẫn tròn sáng không hề mất và khiếp sợ. Hơn nữa dù trời vốn là nóng không bao giờ có thể lạnh được mà dẫu nó có thể lạnh, và trăng thì vốn không có nóng mà dẫu nó có thể nóng đi nữa thì chúng ma cũng chẳng thể phá hoại được lời nóichân thật từ Bản ThểChân Tâm. Bởi ma là vọng thức, còn lời thật là Trí Tuệ Bát Nhã từ Bản ThểChân Tâm. Nơi có ánh sáng Trí Tuệ Bát Nhã thì ma vọng thức chẳng có chỗ vào quấy phá. Bởi đã chuyển thức thành trí rồi thì chẳng trở lại thành thức nữa vậy.
Ngài Huyền giác lại ví dụ thêm, như xe voi vững bước lên dốc cao thì mấy con bọ ngựa chẳng thể ngăn được xe voi tiến bước. Thì cũng giống như người đã giác ngộBản Tâm, bởi đi nghịch dòng đời vào chốn vô sanh, đến tật đầu nguồn Tâm Tánh rồi nên dụ cho xe voi lên dốc cao, thì không có những ma vọng thức nào (bọ ngựa) có thể cảng trở được nữa. Bởi một khi đã ngộ rồi thì chẳng trở lại mê vậy!
55
Đại tượng bất du ư thỏ kính
Đại ngộ bất câu ư tiểu tiết
Mạc tương quản kiến báng thương thương
Vị liễu ngô kim vi quân quyết
Voi lớn đâu thèm đi lối thỏ
Ngộ lớn đâu cần câu nệ vào những việc li ti
Đừng đem kiến thức hẹp hòi mà phỉ báng trời xanh
Chưa rõ nên nay tôi vì anh mà giải quyết!
Học Giải:
Ngài Huyền Giác dạy voi lớn đâu thèm đi lối nhỏ của thỏ, cũng như ngộ lớn đâu cần câu nệ vào những việc li ti nhỏ nhoi. Do vậy đừng có đem kiến thức hẹp hòi mà phỉ báng trời xanh (biển Tri Kiến của Phật). Tình Thức còn bị hạng cuộc trong vòngtương đối, sao có thể so sánh với Bản ThểTuyệt Đối được! Thật là cách xa nhau một trời một vực! Chính vì sợ người chưa rõ nên ngài Huyền Giáctừ bi vì mọi người mà giải quyết những nghi căn và tà kiếnsai lầm cho tất cả đồng giác ngộgiải thoát.
________________ hết ________________________
Hãy nghe lại đoạn đối đáp của Lục Tổ và ngài Huyền Giác trong Kinh Pháp Bảo Đàn của HT Duy Lực dịch như sau:
“Khi đến gặp Lục Tổ, ngài Huyền Giác đi nhiễu ba vòng rồi đứng lại chống tích trượng.
Lục Tổ nói: ‘Bậc Sa môn phải đầy đủ ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, Đại Đức từ đâu đến mà sanh đại ngã mạn?!’
Ngài Huyền Giác đáp: ‘Sanh tử việc lớn, vô thường nhanh chóng.’
Lục Tổ nói: ‘Sao chẳng thể cứu (tham cứu) cái pháp vô sanh, liễu ngộ cái chẳng nhanh chóng ấy ư?’
Đáp: ‘Thể tức vô sanh, liễu vốn chẳng chóng.’
Lục Tổ bèn ấn chứng: ‘Đúng thế, đúng thế!’
Lúc bấy giờ Huyền Giác mới trang nghiêmlễ bái, giây lát sau liền từ giã.
Lục tổ nói: ‘Sao về chóng thế?’
Đáp: ‘Tự vốn chẳng động, há có chóng sao?’
Lục Tổ hỏi: ‘Ai biết chẳng động?’
Đáp: ‘Hoà Thượng tự sanh phân biệt.’
Lục Tổ nói: ‘Ngươi thật được ý vô sanh.’
Đáp: ‘Vô sanh há có ý sao?’
Lục Tổ hỏi: ‘Không ý ai biết phân biệt?’
Đáp: ‘Phân biệt cũng chẳng tác ý.’
Sư nói: ‘Lành thay! Hãy ở lại một đêm.’
Người thời ấy tôn Huyền Giác là Nhất Túc Giác. Về sau Giác soạn bài Chứng Đạo Cathịnh hành khắp thế gian. Sau được sắc phong là Vô TướngĐại Sư, người đời tôn là Chơn Giác.”
Ghi Chú 1/Trong sách ghi là chữ 截 (tiệt) có nghĩa là cắt đứt nhưng xem thấy chữ đó không phù hợp với câu văn mà phải dùng chữ 徹 (triệt) có nghĩa là thông suốt, dứt hết, và trừ bỏ. Chữ “Triệt” mới có ý nghĩa đúng hơn nên đã sửa lại cho phù hợp. 2/Trong sách ghi là chữ 崟 (cương) nhưng tra trong từ điển Hán Việt thì không có nghĩa. Tuy nhiên lại có chữ 崗 (cương) này thì có nghĩa là núi đồi phù hợp kinh văn, nên đã sửa lại cho đúng. 3/Trong sách ghi là chữ 閴 (khuých) nhưng tra trong từ điển Hán Việt thì không có nghĩa. Tuy nhiên lại có chữ 闃 (khuých) này thì có nghĩa là yên lặng, tĩnh mịch phù hợp kinh văn, nên đã sửa lại cho đúng.
Tài Liệu Tham Khảo
1/Bản chữ Hán được lấy và dịch từ Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh Vol.48, No.2014, Đời Đường, Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác soạn, ở trang Trung Hoa Điện Tử Phật Điển Hiệp Hội (CBETA). http://tripitaka.cbeta.org/T48n2014 2/Hán Việt Từ Điển: http://hanviet.org/ 3/Chứng Đạo Ca. Cư sĩ Trúc Thiên dịch, Saigon năm 1970. http://thuvienhoasen.org/p21a19133/phien-am-va-phien-dich 4/Chứng Đạo Ca. Cư sĩ Trúc Thiên dịch, Cư Sĩ Ngộ Tâm Hiệu Chính. 5/Pháp Bảo Đàn Kinh. HT Thích Duy Lực Việt dịch. 6/Truyền Tâm Pháp Yếu. HT Thích Duy Lực Việt dịch. 7/ Thiền Sư Trung Hoa. HT Thích Thanh Từ Việt dịch.
Vầng trăng trí tuệ ngời ngời
Mừng người đem đạo vào đời an nhiên
Ba ngàn cảnh giới an nhiên
Thấm nhuần đạo cả, nguồn thiền Như Lai
Thơm danh trưởng tử mừng người:
Hòa Thượng Thích Như Điển
Đạo đời viên dung
Trăng mêng mang, sáng tầng không
Đường về bến Giác, sen hồng dâng hương.
Tâm trí phàm phu luôn kích thích sự kiêu ngạo !
Vì củng cố bản ngã, tiếp tục tạo khổ đau
Không biết rằng người xung quanh ta,
được vũ trụ gửi đến, nhằm muốn gửi trao …
Tín hiệu phản ánh những góc khuất,
tiềm năng mình đang sở hữu!
Kính dâng Thầy bài thơ con cảm tác khi được đọc chi tiết bài kinh Trung bộ 3, phẩm thứ 110 “TIỂU KINH MÃN NGUYỆT được dịch là Đoản khúc đêm trăng rằm”:do HT Bhikkhu Bodhi chú giải, mới thấy mình đại Phước duyên có được 3 thứ trân báu trong đời ( 1- Người Thầy hiền trí , 2- Nhóm bạn Tốt, 3-Tam tạng kinh điển và sách quý ). Kính chúc sức khỏe Thầy và kính tri ân Thầy , HH
Mẹ tôi mất lúc tôi năm tuổi
Còn quá nhỏ để có hiểu biết
Mất mẹ là thiếu vắng vòng tay
Ôm ấp vỗ về dịu đắng cay.
Làm sao biết tình mẹ thương con
Bao la vĩ đại như thế nào?
Đời từ nay hụt hẫng trống trải
Ngậm ngùi nuốt lệ tiếc nhớ thương.
Vạn vật bao trùm tính nhị nguyên trong một hiện tượng!
Ý thức và vật chất hai thái cực khác nhau
Dù tương phản lại không tìm ra điểm bắt đầu
Vậy nên đừng tách biệt mà hãy nhìn về sự tương tức (1)
“Lo hoán cốt”. Lo nghĩa là chăm lo. Hoán nghĩa là làm thay đổi. Cốt là xương. Lo làm thay đổi xương cốt của mình. Xương cốt của mình là xương cốt của nghiệp. Bởi thân mình là thân nghiệp. Vì vậy tham dự khóa học, hằng ngày hằng giờ hằng phút hằng giây mình tu tập tụng kinh, ngồi thiền, niệm Phật, sám hối, nghe pháp, công phu công quả làm các việc lành là nhằm để chuyển hóa xương cốt của thân nghiệp của mình để cho thân của mình mỗi ngày mỗi nhẹ mỗi giờ mỗi nhẹ, mỗi phút mỗi nhẹ mỗi giây mỗi nhẹ.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.