Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

186. Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-835) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng

17/11/202013:44(Xem: 6888)
186. Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-835) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 186 về Thiền Sư Nam Truyền Phổ Nguyện ( 748-835 ). Ngài thuộc đời thứ ba sau Lục Tổ Huệ Năng. Ngài là một trong những Thiền Sư nổi tiếng của Thiền tông Trung Hoa với công án Nam Tuyền trảm miêu (Nam Tuyền chém mèo)

Ngài họ Vương, chào đời tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Hoa. Đời Đường niên hiệu Chí Đức thứ 2, Ngài xuất gia tu học với Thiền Sư Đại Huệ ở núi Đại Ngung. Năm 30 tuổi Ngài lên núi Cao Nhạc thọ giới Cụ Túc. Ngài làu thông Kinh, Luật, Luận. Sau đó Ngài đến học với ngài Mã Tổ, đắc được du hí tam muội (chánh định) đạt đến thần thông diệu dụng.

Một hôm, Sư bưng cháo cho chúng Tăng, Mã Tổ hỏi:
- Trong thùng thông là cái gì?
Sư thưa:- Lão già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?
Mã Tổ bèn thôi.

Một hôm Ngài bưng cháo lên trai đường.  Sư phụ Mã Tổ hỏi "trong thùng là cái gì? "  Ngài trả lời rất mất lịch sự : " lão già nầy nên ngậm miệng, nói năng làm gì ". Sư phụ Mã Tổ im lặng vì biết Ngài nói đúng.

Sư Phụ giải thích, về sự là cháo bát bửu dưỡng sinh gồm 8 thứ: 1/gạo lức, 2/ hạt sen, 3/đậu xanh, 4/đậu đỏ, 5/ táo tỏ, 6/ kỷ tử, 7/ nấm tuyết, 8/nấm mộc nhĩ (tai mèo). Sư phụ có kể trên Chùa Văn Thù ở Ngũ Đài Sơn hiện vẫn còn lưu giữ 3 chảo lớn (đường kính 2 mét) mỗi năm nấu 18 chảo cháo này để ban phát cho mấy ngàn dân làng ăn trong ngày 4/4 vía Bồ Tát Văn Thù.


Nhưng về lý trong "thùng ngũ uẩn " dung chứa "thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú ", cái ấy không nói bằng lời được, nên phải "ngậm miệng" mà tự biết, tự hiểu và tự ngộ.


Sau đó Ngài tạ từ Sư Phụ Mã Tổ và đến núi Nam Tuyền cất am tu tập ở đó suốt 30 năm, nên người đời gọi Ngà là TS Nam Tuyền Phổ Nguyện.

30 năm đào luyện nội tâm chưa rời khỏi núi, nhưng danh tiếng của Ngài Nam Tuyền vang xa.

Sau đó, vị lãnh đạo của thành Tuyền Châu là Lục Công Tuyên thỉnh Ngài xuống núi giáo hoá. 

Một hôm Ngài đến thăm một trang chủ (nơi trồng lúa của chùa ngài). Vị trang chủ thiết trí trang hoàng đón tiếp, Ngài hỏi trang chủ sao biết Ngài đến mà chuẩn bị đón tiếp, vị trang chủ thưa là đêm qua có thổ địa báo tin. Ngài tự trách tâm Ngài thiếu tĩnh lặng, khởi niệm thì quỷ thần mới biết, Phật tánh thanh tịnh thì không ai biết.

Sư Phụ nhắc là khi tâm dấy khởi lên thì quỷ thần đều biết, nên cẩn trọng từ trong tâm thức, không dấy khởi vọng niệm.

Ngài đã để lại đời một công án nổi tiếng Nam Tuyền chém mèo. Trong thiền viện của ngài có một con mèo đẹp đến ở, Tăng chúng ở nhà đông và nhà Tây tranh giành sở hữu con mèo, Ngài yêu cầu phải nói một câu, nếu không Ngài chém con mèo.

Tăng chúng quá sợ làm thinh. Ngài liền chém con mèo.

Sư Phụ giải thích hình ảnh chém con mèo là chém đứt cái vô minh, vô minh đứt thì sẽ không còn tranh chấp nữa. SP có nhắc đến Thiền Sư Tuyên Hoá thiết lập Vạn Phật Thánh Thành ở Mỹ, Ngài đưa ra 6 đại tông chỉ để giáo hóa đồ chúng: 1/Không tranh, 2/không tham, 3/không mong cầu, 4/không ích kỷ, 5/không tự lợi, 6/không nói dối. Tông chỉ đầu tiên của TS Tuyên Hoá là Vô Tranh, rất quan trọng, mong mọi đệ tử ghi nhớ tông chỉ nà để áp dụng. SP cũng báo tin vui là khi hết dịch cúm Vũ Hán, Sp sẽ hướng dẫn đoàn hành hương đến Vạn Phật Thành dự khoá thiền ba tuần ( bạch SP, con rất vui khi biết tin này, con xin ghi tên nếu con còn sức khỏe, con biết ở đó, người trên 70 tuổi được đặc biệt cho tham dự với điều kiện dễ hơn ).

Lúc Ngài Nam Tuyền sắp viên tịch, Ngài Tùng Thẩm hỏi Ngài sẽ đi về đâu. Ngài trả lời "sẽ làm con trâu dưới núi".
Sư Phụ giải thích rất hay về hình ảnh "tái sinh làm trâu" này của TS Nam Tuyền, tức là bản nguyện của Ngài là "Biến Nhập Trần Lao Phật Sự", ngài sẽ trở lại cõi giới này để tiếp tục thực thi Bồ tát hạnh, cứu khổ độ sanh:

"Tùy cơ ứng biến cõi trần

Phân thân vô số độ dần chúng sinh.

Nước Từ rưới khắp nhân thiên

Mênh mông biển Hạnh lời nguyền độ tha.
Khắp hòa thế giới gần xa

Diễn dương diệu pháp, trước là độ sinh.

Những nơi khổ thú trầm luân

Hào quang chiếu diệu hiện thân tốt lành.
Chỉ cần thấy dạng nghe danh,

Muôn loài thoát khỏi ngục hình đớn đau".

Đến Niên hiệu Thái Hòa thứ tám (834 T.L.) ngày rằm tháng hai, Ngài có chút bệnh, ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 87 tuổi.


Bạch Sư Phụ, chúng con kính tri ơn SP đã ban pháp mầu trong thời gian cách ly đại dịch này, đến nay là bài giảng thứ 186 về chư vị Thiền Sư và hành trình tu chứng quý ngài, mỗi vị mỗi khác nhưng nét chung rất kỳ đặc và rất vi diệu,  186 con đường đạt đạo kỳ thú như truyện cổ tích, lung linh tuyệt đẹp, thần thông diệu dụng mà quý Ngài đã thực chứng, đã thị hiện để mang niềm tin lạc quan cho lộ trình tu tập, giác ngộ và giải thoát ngay hiện đời này.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)





186_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Pho Nguyen (1)



Chẳng phải  Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật ! 

Kính dâng Thầy lời thơ tóm tắt yếu nghĩa
của bài pháp thoại hôm nay . Kính đã tạ Thầy . HH



"Nam Tuyền trảm miêu" công án Bích Nham Lục ! 

Trí thế gian, ngôn ngữ khó lạm bàn 

Chém ngay vọng niệm, hiểu thông rõ ràng

Tùng Thẩm Triệu Châu mượn giày giải đoán.

Phải quấy, lợi danh, không tranh,  không bám,

Bình đẳng, bất nhị, nào sạch nào dơ 

Trú trước  giả danh ...tìm cầu chỉ ngu ngơ 

Tâm  tướng khởi, sanh các pháp  chẳng thật! 

Chẳng phải Tâm , chẳng  phải Phật,  chẳng phải Vật ,

Hạnh nguyện độ sanh, nương chút biện tài 

Sở tri ngu vi tế ....dù  hội tánh bản lai

Thể nghiệm giác ngộ Thiền ....VÔ TÂM DIỆU DỤNG ! 


Xứng danh đệ tử Mã Tổ , giáo hoá hùng dũng ! 

Kính đa tạ Giảng Sư  ... Tổ Sư Thiền truyền tụng 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 

17/11/2020 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/04/2021(Xem: 7496)
Nghe tiếng chim Cu phương trời viễn xứ Chạnh lòng ta miền cố xứ xa xôi ! Áo vai mỏng, gót mòn đời lữ thứ, Nẽo mây ngàn còn đọng bóng chiều trôi.
04/04/2021(Xem: 6829)
Theo Kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ Tát Phổ Hiền là Thái tử Năng Đà Nô, con thứ tư của Vua Vô Tránh Niệm. Nghe lời phụ vương, Thái tử phát tâm cúng dường Đức Phật Bảo Tạng cùng chư Tăng trong ba tháng An cư kiết Hạ. Quan đại thần là Bảo Hải mới khuyên Thái tử hồi hướng công đức về đạo Vô Thượng Bồ Đề, cầu thành Phật hơn là phước báu hữu lậu nhân thiên. Thái tử nghe lời và trước Đức Phật Bảo Tạng, đã phát nguyện hồi hướng Đạo Vô Thượng Chánh Giác, phát Bồ Đề tâm, tu tập vô lượng hạnh nguyện Bồ Tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, cầu chứng ngôi Phật đạo và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanh đều y như thế giới của Phổ Hiền Như Lai.
04/04/2021(Xem: 4473)
Sống giữa dương trần tựa chốn tiên, Thênh thang chẳng vướng dạ an ghiền. Sáng lên Đường luật vui bằng hữu, Chiều xuống bồ đoàn tĩnh chút duyên. Được thế cơ may đừng để cạn, Hờn chi phận mỏng phải mang phiền. Xuân qua hạ đến thời thay đổi, Hiểu rõ từng ngày giảm thụy miên. (*)
03/04/2021(Xem: 7379)
Quán Thế Âm Bồ Tát Chánh Pháp Minh Như Lai Phụ tá Di Đà Phật Cõi Cực Lạc phương Tây
02/04/2021(Xem: 4729)
Dòng thời gian! Kính bạch Thầy , tháng tư lại về (nhất là ngày 2/4 năm nào ) được đi hành hương Japan, Korea, Taiwan 16 ngày chung với các bạn của đạo tràng Quảng Đức lần đầu tiên . Kỷ niệm khó quên ....nhưng năm nay chuyện tương lai khó đoán ...nên con có bài thơ này kính dâng Thầy như gọi là tri ân cho sự thuận duyên của Pháp và Kính tặng tất cả những bạn đã đồng hành chung ... Bốn ngày lễ kéo dài mùa Phục Sinh lại đến ! Dòng thời gian lặng lẽ cứ trôi nhanh Hơn một năm ...kinh tế thế giới đóng khoanh Vì hậu quả đại dịch ...phong tỏa mở rồi bế!
01/04/2021(Xem: 9772)
Bài chúc Tết của NS Hoài Linh gây xôn xao MXH: Tự làm thơ hơn 7000 chữ, nhắc đủ 63 tỉnh thành với kiến thức sử địa quá uyên thâm! Trong dịp đầu năm mới, đông đảo các nghệ sĩ trong showbiz Việt đã gửi những lời chúc bình an, sức khoẻ đến với người hâm mộ. Thế nhưng ấn tượng và được netizen chia sẻ nhiều nhất chính là bài thơ chúc Tết được đầu tư và vô cùng sáng tạo của NS Hoài Linh. Ngoài tài làm thơ, NS Hoài Linh còn chứng minh có kiến thức lịch sử và địa lý uyên thâm khi chúc Tết theo đặc trưng từng tỉnh thành ở Việt Nam. Từ những thành phố lớn, đến vùng núi xa xôi, loạt danh lam thắng cảnh, lịch sử thành lập hay đặc nét riêng vùng miền đều được NS Hoài Linh đưa vào bài thơ mang tên Chúc Xuân một cách tài tình. Ngay lập tức, màn chúc Tết có tâm nhất Vbiz của NS Hoài Linh được người hâm mộ "thả tim" và chia sẻ rầm rộ trên MXH. Sau hơn 1 giờ đăng tải, bài thơ chúc Tết hơn 7000 chữ và gần 500 câu của NS Hoài Linh đã nhận được 86 nghìn lượt yêu thích, hàng chục nghìn bình lu
30/03/2021(Xem: 4565)
Lá rụng bao mùa vẫn thấy thê! Mẹ ơi! Sao lặng mãi chưa về! Ra đi biền biệt lời không để, Ở lại u buồn cảnh cũng lê.
30/03/2021(Xem: 5363)
Thêm một đêm mất ngủ Giấc ngủ bay đi xa Đêm kia: tình mẫu tử Đêm bây giờ: tình Cha!
23/03/2021(Xem: 5188)
Phong lan dìu dịu cổng Hồ điệp lặng lẽ thơm Bên thềm ai ngơ ngẩn Đọng sầu đón hoàng hôn
22/03/2021(Xem: 9336)
Tiếng vó ngựa vang trong đêm thanh vắng Ngày Tám Tháng Hai thế kỷ Hăm Lăm Ánh trăng thượng tuần chiếu soi vằng vặc Một bóng Người lập đại nguyện phát tâm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]