Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

186. Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-835) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng

17/11/202013:44(Xem: 7727)
186. Thiền Sư Nam Tuyền Phổ Nguyện (748-835) Đời thứ 3 sau Lục Tổ Huệ Năng






Nam mô A Di Đà Phật

Kính bạch Sư Phụ

Bạch Sư Phụ, hôm nay chúng con được học bài thứ 186 về Thiền Sư Nam Truyền Phổ Nguyện ( 748-835 ). Ngài thuộc đời thứ ba sau Lục Tổ Huệ Năng. Ngài là một trong những Thiền Sư nổi tiếng của Thiền tông Trung Hoa với công án Nam Tuyền trảm miêu (Nam Tuyền chém mèo)

Ngài họ Vương, chào đời tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Hoa. Đời Đường niên hiệu Chí Đức thứ 2, Ngài xuất gia tu học với Thiền Sư Đại Huệ ở núi Đại Ngung. Năm 30 tuổi Ngài lên núi Cao Nhạc thọ giới Cụ Túc. Ngài làu thông Kinh, Luật, Luận. Sau đó Ngài đến học với ngài Mã Tổ, đắc được du hí tam muội (chánh định) đạt đến thần thông diệu dụng.

Một hôm, Sư bưng cháo cho chúng Tăng, Mã Tổ hỏi:
- Trong thùng thông là cái gì?
Sư thưa:- Lão già nên ngậm miệng, nói năng làm gì?
Mã Tổ bèn thôi.

Một hôm Ngài bưng cháo lên trai đường.  Sư phụ Mã Tổ hỏi "trong thùng là cái gì? "  Ngài trả lời rất mất lịch sự : " lão già nầy nên ngậm miệng, nói năng làm gì ". Sư phụ Mã Tổ im lặng vì biết Ngài nói đúng.

Sư Phụ giải thích, về sự là cháo bát bửu dưỡng sinh gồm 8 thứ: 1/gạo lức, 2/ hạt sen, 3/đậu xanh, 4/đậu đỏ, 5/ táo tỏ, 6/ kỷ tử, 7/ nấm tuyết, 8/nấm mộc nhĩ (tai mèo). Sư phụ có kể trên Chùa Văn Thù ở Ngũ Đài Sơn hiện vẫn còn lưu giữ 3 chảo lớn (đường kính 2 mét) mỗi năm nấu 18 chảo cháo này để ban phát cho mấy ngàn dân làng ăn trong ngày 4/4 vía Bồ Tát Văn Thù.


Nhưng về lý trong "thùng ngũ uẩn " dung chứa "thể tánh tịnh minh, chân tâm thường trú ", cái ấy không nói bằng lời được, nên phải "ngậm miệng" mà tự biết, tự hiểu và tự ngộ.


Sau đó Ngài tạ từ Sư Phụ Mã Tổ và đến núi Nam Tuyền cất am tu tập ở đó suốt 30 năm, nên người đời gọi Ngà là TS Nam Tuyền Phổ Nguyện.

30 năm đào luyện nội tâm chưa rời khỏi núi, nhưng danh tiếng của Ngài Nam Tuyền vang xa.

Sau đó, vị lãnh đạo của thành Tuyền Châu là Lục Công Tuyên thỉnh Ngài xuống núi giáo hoá. 

Một hôm Ngài đến thăm một trang chủ (nơi trồng lúa của chùa ngài). Vị trang chủ thiết trí trang hoàng đón tiếp, Ngài hỏi trang chủ sao biết Ngài đến mà chuẩn bị đón tiếp, vị trang chủ thưa là đêm qua có thổ địa báo tin. Ngài tự trách tâm Ngài thiếu tĩnh lặng, khởi niệm thì quỷ thần mới biết, Phật tánh thanh tịnh thì không ai biết.

Sư Phụ nhắc là khi tâm dấy khởi lên thì quỷ thần đều biết, nên cẩn trọng từ trong tâm thức, không dấy khởi vọng niệm.

Ngài đã để lại đời một công án nổi tiếng Nam Tuyền chém mèo. Trong thiền viện của ngài có một con mèo đẹp đến ở, Tăng chúng ở nhà đông và nhà Tây tranh giành sở hữu con mèo, Ngài yêu cầu phải nói một câu, nếu không Ngài chém con mèo.

Tăng chúng quá sợ làm thinh. Ngài liền chém con mèo.

Sư Phụ giải thích hình ảnh chém con mèo là chém đứt cái vô minh, vô minh đứt thì sẽ không còn tranh chấp nữa. SP có nhắc đến Thiền Sư Tuyên Hoá thiết lập Vạn Phật Thánh Thành ở Mỹ, Ngài đưa ra 6 đại tông chỉ để giáo hóa đồ chúng: 1/Không tranh, 2/không tham, 3/không mong cầu, 4/không ích kỷ, 5/không tự lợi, 6/không nói dối. Tông chỉ đầu tiên của TS Tuyên Hoá là Vô Tranh, rất quan trọng, mong mọi đệ tử ghi nhớ tông chỉ nà để áp dụng. SP cũng báo tin vui là khi hết dịch cúm Vũ Hán, Sp sẽ hướng dẫn đoàn hành hương đến Vạn Phật Thành dự khoá thiền ba tuần ( bạch SP, con rất vui khi biết tin này, con xin ghi tên nếu con còn sức khỏe, con biết ở đó, người trên 70 tuổi được đặc biệt cho tham dự với điều kiện dễ hơn ).

Lúc Ngài Nam Tuyền sắp viên tịch, Ngài Tùng Thẩm hỏi Ngài sẽ đi về đâu. Ngài trả lời "sẽ làm con trâu dưới núi".
Sư Phụ giải thích rất hay về hình ảnh "tái sinh làm trâu" này của TS Nam Tuyền, tức là bản nguyện của Ngài là "Biến Nhập Trần Lao Phật Sự", ngài sẽ trở lại cõi giới này để tiếp tục thực thi Bồ tát hạnh, cứu khổ độ sanh:

"Tùy cơ ứng biến cõi trần

Phân thân vô số độ dần chúng sinh.

Nước Từ rưới khắp nhân thiên

Mênh mông biển Hạnh lời nguyền độ tha.
Khắp hòa thế giới gần xa

Diễn dương diệu pháp, trước là độ sinh.

Những nơi khổ thú trầm luân

Hào quang chiếu diệu hiện thân tốt lành.
Chỉ cần thấy dạng nghe danh,

Muôn loài thoát khỏi ngục hình đớn đau".

Đến Niên hiệu Thái Hòa thứ tám (834 T.L.) ngày rằm tháng hai, Ngài có chút bệnh, ngồi kiết già an nhiên thị tịch, thọ thế 87 tuổi.


Bạch Sư Phụ, chúng con kính tri ơn SP đã ban pháp mầu trong thời gian cách ly đại dịch này, đến nay là bài giảng thứ 186 về chư vị Thiền Sư và hành trình tu chứng quý ngài, mỗi vị mỗi khác nhưng nét chung rất kỳ đặc và rất vi diệu,  186 con đường đạt đạo kỳ thú như truyện cổ tích, lung linh tuyệt đẹp, thần thông diệu dụng mà quý Ngài đã thực chứng, đã thị hiện để mang niềm tin lạc quan cho lộ trình tu tập, giác ngộ và giải thoát ngay hiện đời này.

Cung kính,
Đệ tử Quảng Tịnh Tâm
(Montreal, Canada)





186_TT Thich Nguyen Tang_Thien Su Pho Nguyen (1)



Chẳng phải  Tâm, chẳng phải Phật, chẳng phải Vật ! 

Kính dâng Thầy lời thơ tóm tắt yếu nghĩa
của bài pháp thoại hôm nay . Kính đã tạ Thầy . HH



"Nam Tuyền trảm miêu" công án Bích Nham Lục ! 

Trí thế gian, ngôn ngữ khó lạm bàn 

Chém ngay vọng niệm, hiểu thông rõ ràng

Tùng Thẩm Triệu Châu mượn giày giải đoán.

Phải quấy, lợi danh, không tranh,  không bám,

Bình đẳng, bất nhị, nào sạch nào dơ 

Trú trước  giả danh ...tìm cầu chỉ ngu ngơ 

Tâm  tướng khởi, sanh các pháp  chẳng thật! 

Chẳng phải Tâm , chẳng  phải Phật,  chẳng phải Vật ,

Hạnh nguyện độ sanh, nương chút biện tài 

Sở tri ngu vi tế ....dù  hội tánh bản lai

Thể nghiệm giác ngộ Thiền ....VÔ TÂM DIỆU DỤNG ! 


Xứng danh đệ tử Mã Tổ , giáo hoá hùng dũng ! 

Kính đa tạ Giảng Sư  ... Tổ Sư Thiền truyền tụng 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Huệ Hương 

17/11/2020 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/04/2022(Xem: 4891)
Bước chân viễn xứ trở về Chùa xưa Còn đọng câu thề lợi tha Chậu nằm vắng sắc lá hoa Khô khan bậc cấp thêm già phong sương Vườn sau sân trước lặng buồn Hợp tan Còn mất Bình thường nhân duyên Nắng còn kêu gió huyên thiên Chuông còn gọi mõ nhịp thiền vô âm
09/04/2022(Xem: 5193)
Suốt buổi tìm Xuân Xuân chẳng thấy Giày gai dẫm nát đỉnh mây trời Quay về chợt ngửi hương mai ngát Xuân ở đầu cành đã thắm tươi
09/04/2022(Xem: 4560)
Được tương phùng sau nhiều năm mất liên lạc ! Khác tiểu bang .... năm bạn cùng trường nay lại gặp nhau " Cuộc sống giờ đây muốn biết " quên cả lời chào Chợt giật mình "TƯỚNG TỰ TÂM SINH " ....lý ngộ
06/04/2022(Xem: 4918)
Ngày Sức khoẻ Thế giới hay là Ngày Y tế Thế giới, viết tắt là World Health Day là được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 hàng năm, dưới sự bảo trợ của Tổ chức Y tế Thế giới. Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Năm 1948, WHO lần đầu tiên tổ chức Hội nghị Y tế Thế giới. Hội nghị này đã quyết định bắt đầu từ năm 1950 lấy ngày 7 tháng 4 hàng năm làm ngày Sức khỏe Thế giới. Ngày Sức khỏe Thế giới ra đời để kỷ niệm việc thành lập WHO và được tổ chức này xem như một cơ hội để thu hút toàn thế giới hằng năm quan tâm đến sức khỏe toàn cầu, một chủ đề vô cùng quan trọng. Vào ngày này, WHO tổ chức các sự kiện quốc tế, khu vực và địa phương liên quan đến một chủ đề nhất định…..
05/04/2022(Xem: 4764)
Có lắm lúc trong Đời, Đạo muốn buông xuôi tất cả Dù bao lần theo Tổ nhớ chữ Như (1) Lại kinh nghiệm phấn đấu của kiếp sống huyễn hư Làm sao vượt số mệnh thoát chạy khỏi nghiệp quả !
01/04/2022(Xem: 9454)
Nếu có những khúc ngâm đoạn trường trong văn học thi ca làm cho người đọc qua nhiều thế hệ trải mấy nghìn năm vẫn còn cảm xúc đòi đoạn thì Chinh Phụ Ngâm và Cung Oán Ngâm Khúc là hai khúc ngâm tiêu biểu trong văn chương Việt Nam; cũng như Trường Hận Ca, Tam Lại Tam Biệt và Tần Phụ Ngâm được xem là “tam bi hùng ký” trong văn chương Trung Quốc thời Hậu Đường. Người Việt yêu thi ca thường ưa chuộng dư âm cùng ý vị lãng mạn và bi tráng giàu kịch tính hơn là vẻ bi phẫn và hùng tráng của hiện thực máu xương trong thi ca đượm mùi chinh chiến. Tâm lý nghệ sĩ nầy giúp lý giải một phần câu hỏi còn nằm trong góc khuất văn học là tại sao cho đến nay, hơn cả nghìn năm sau, tác phẩm Tần Phụ Ngâm vẫn chưa có người dịch ra tiếng Việt.
01/04/2022(Xem: 8068)
Ôm mối hận nhưng lòng còn son sắt Thương quê hương đòi đoạn tháng ngày qua Thương đời mình lỡ một thuở ngu ngơ Nên lao nhọc trong rừng sâu núi thẳm Cam đày đọa trong lao tù giam hãm Đề cho người quyến thế vẫn ăn chơi Khi âm thầm di tản biệt tăm hơi Nên nước mất, nhà tan, đời vong lữ.
01/04/2022(Xem: 3678)
Tháng Tư thường giấu nỗi buồn Lên non tìm những suối nguồn lãng quên Nhìn dòng nước chảy dịu êm Ưu tư cũng mất, ưu phiền cũng tan! Nhìn lên bát ngát non ngàn Bao nhiêu u uẩn bàng hoàng vụt bay…
01/04/2022(Xem: 9160)
Ngày rằm tháng hai vào lúc sáng sớm Đức Phật Thích Ca sắp nhập Niết Bàn Thành Câu Thi Na nơi Ta La rừng Muôn ngàn Tỳ kheo quây quần Song Thọ
30/03/2022(Xem: 5952)
(Ngày lễ Tết Thanh Minh không có ngày cố định thời gian bắt đầu từ ngày 4-5/4 (sau khi kết thúc tiết xuân phân) và kết thúc vào khoảng 20-21/4 dương lịch (khi bắt đầu Tiết Cốc Vũ). Năm 2022, tiết Thanh Minh rơi vào thứ ba ngày mùng 5/4/2022 (5/3 âm lịch).nhưng người dân sẽ đổ về các nghĩa trang vào thứ bảy 2/4/2022 và chủ nhật 3/4/2022 .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]