Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con Nhện (thơ)

12/10/202018:46(Xem: 6121)
Con Nhện (thơ)

CON NHỆN

 spider_1

Ngày xưa có một ông sư

Ngồi thiền tinh tấn, rất ư chuyên cần

Nhiều năm tu tập qua dần

Một ngày trong lúc chú tâm ngồi thiền

Trong quạnh vắng, giữa im lìm

Chợt đâu trước mặt sư liền hiện ra

Một con nhện lớn giăng tơ

Thật là quái dị, thật là hung hăng

Xác thô kệch, thân kềnh càng

Bò dần về phía sư đang ngồi thiền.

Nhện càng ngày càng to thêm

Đến khi án ngữ khắp trên điện thờ

Khiến sư choáng ngợp tâm tư,

Tám chân con nhện từ từ dang ra

Như là vồ lấy người ta

Ăn tươi nuốt sống khó mà thoát thân,

Nhìn nhau bốn mắt trân trân

Sư thêm ghê sợ, thất thần, hoảng kinh

Sư bèn cố gắng hết mình

Tập trung thiền định tránh hình ảnh kia,

Nhưng bao cố gắng ích chi

Nhện càng hiện rõ, bò đi. Kinh hoàng!

Mở mắt ra, nhện rõ ràng

Khi sư nhắm lại, nhện càng rõ thêm!

Mồ hôi sư toát ra liền

Định thần, niệm Phật liên miên chẳng ngừng.

Nhưng con nhện vẫn lạnh lùng

Bò gần sư mãi, vô cùng hiểm nguy

Như đe dọa, như hăm he

Sư bèn niệm chú chẳng hề ích chi,

Xả thiền, sư đứng dậy đi

Chịu thua con quái vật kia cho rồi.

*

Kể từ ngày đó than ôi!

Nhện kia ám ảnh sư hoài chẳng tha

Sư suy nhược, sư thẫn thờ

Tới lui đờ đẫn, vào ra bồn chồn

Luôn khổ sở, mãi đau buồn

Sư bèn kể lể cội nguồn thương tâm

Cho thầy mình ở chùa gần

Rồi sư lên tiếng: "Con cần thẳng tay

Giết cho nhện nọ chết ngay

Mới tu hành được hàng ngày cho yên,

Phải tìm dao bén để bên

Nhện mà xuất hiện con liền đâm luôn!"

Gật gù thầy nói ôn tồn:

"Nếu mà tính toán như con được rồi

Chỉ cần thêm một việc thôi

Lưỡi dao định thọc ngay nơi chốn nào

Con dùng phấn trắng gạch vào

Một hình chữ thập đậm mầu, dễ coi

Vậy là tạm đủ lắm rồi,

Chờ hôm sau cố mà ngồi tĩnh tâm

Nhện kia nếu lại đến gần

Mới dùng dao đó để đâm! Muộn gì!"

*

Sư nghe có lý, ra về.

Hôm sau tìm phấn dấu đi, ngồi thiền

Bốn bề vắng lặng, im lìm

Nhện kia lại xuất hiện liền! Dữ thay!

Sư bèn lấy phấn nhanh tay

Nhắm trên bụng nhện gạch ngay làm bằng

Một hình chữ thập rõ ràng,

Mai theo dấu đó sẵn sàng mà đâm.

Xả thiền sư thấy an tâm

Ghé qua thăm viếng thầy lần thứ hai

Đồng thời trình báo cùng ngài

Rằng sư quyết chấm dứt đời nhện kia

Vào ngày mai, chẳng chờ chi.

Thầy bèn lên tiếng: "Mai thì được thôi,

Giờ đây thử vén áo coi!"

Sư nghe thầy nói lòng thời ngạc nhiên

Nhưng tuân lời, vén áo liền

Sững sờ nhìn thấy ngay trên bụng mình

Một hình chữ thập mới tinh

Vẽ bằng phấn trắng rành rành lộ ra

Chính tay mình gạch hôm qua.

Tâm sư bừng ngộ, thăng hoa tức thời!

*

Mới hay chướng ngại ở đời

Tưởng rằng phát xuất từ ngoài, từ xa

Nào ngờ lại chính trong ta,

Tâm ta náo động gây ra muộn phiền!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa, phỏng theo bản văn xuôi trong

TRUYỆN CỔ PHẬT GIÁO)

 

_______________________________________________

 




***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2014(Xem: 15092)
Người về qua ngõ tàn phai Mang hồn du tử trần ai chập chùng.. Đất trời sương phủ mông lung Nghiêng vai trút sạch tận cùng đảo điên. - Một đời qua, nặng ưu phiền Tháng năm đầu đội bao niềm âu lo.. Từ đâu, ai đã buộc cho Khư khư rồi lại .. bo bo nghiệp trần?
28/02/2014(Xem: 11928)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay
28/02/2014(Xem: 10879)
Sen thơm ngát giữa bùn lầy nước đọng Sống trong đầm không vẩn đục hôi tanh Sen của em sao chẳng có màu xanh Còn chi nữa mà Lam, Vàng, Đỏ, Trắng
18/02/2014(Xem: 12192)
Chiều cuối năm ta phi con ngựa sắt Chạy ruổi rong xuống biển lên đồi Khắp nẻo giang hồ chánh tà lẫn lộn Vô chiêu rồi nên nhẹ nhõm em ơi !
06/02/2014(Xem: 17983)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
01/02/2014(Xem: 16758)
Thương ta thường lấy khổ làm vui, Tham, dục, sân, si, hết nửa đời! Manh áo cần lao cay đắng mắt, Bát cơm vinh nhục xót xa người! Vì danh có lúc khôn thành dại, Hám lợi đôi khi khóc dỡ cười! Ngã Phật từ bi luôn cứu độ, Sen vàng muôn cánh sắc vàng tươi.
30/01/2014(Xem: 15332)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
30/01/2014(Xem: 15818)
Xuân về đất khách đẹp bao la Toàn thể bà con người Việt ta Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca Thân mong tự tại dù sương phủ
28/01/2014(Xem: 15756)
Nắng vàng rơi đầu ngõ, Vang ngân lời chuông gió, Vi vu suốt buổi trưa, Trầm hương thơm giờ ngọ. Trời tĩnh mặc cao xanh, Chim líu lo chuyền cành, Bỏ sau lưng quãng nắng, Tình khúc trưa dỗ dành. Lọn gió rung theo chuông, Niệm kinh thơ - cội nguồn,
27/01/2014(Xem: 13849)
Một tờ Giấy khai sinh Đời bắt đầu từ đó Khổ, vui.. rình lấp ló Theo gót ta vào đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]