Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không Vướng Mắc (thơ)

24/09/202017:51(Xem: 4201)
Không Vướng Mắc (thơ)

buddha-459
KHÔNG VƯỚNG MẮC

 

Trong ngôi thiền viện thuở xưa

Đứng đầu là một thiền sư lâu đời

Lìa trần tuổi chín mươi hai

Danh ngài viện chủ khó ai sánh cùng,

Ngài gìn giữ để không vương

Không hề mắc chuyện tầm thường thế nhân.

*

Thuở xa xưa đã có lần

Đóng vai khất sĩ lê chân đường đời

Lúc ngài mới tuổi hai mươi

Bất ngờ gặp gỡ một người không quen

Người này hút thuốc liên miên

Lúc cùng xuống núi dừng bên mé rừng

Nghỉ chân dưới một gốc tùng

Người kia mời thuốc, ngài ưng thuận liền

"Hút khi đói thật thần tiên

Thuốc đưa người hút vào miền mộng mơ

Thật là thích thú vô bờ!"

Ngài đưa nhận xét khi vừa hút xong.

Thấy ngài hoan hỉ trong lòng

Khách kia tặng lại điếu, cùng thuốc dư

Nhận rồi đến lúc giã từ,

Ra đi ngài chợt suy tư ngại ngùng:

"Khói này quyến rũ vô cùng

Nhưng ta phải quyết chí ngừng lại thôi

Trước khi quá muộn mất rồi

Vì gây trở ngại cho ai tu thiền!"

Để về sau khỏi muộn phiền

Thuốc và ống điếu ngài liền vứt ngay.

*

Hai mươi ba tuổi! Giỏi thay!

Ngài chuyên nghiên cứu mê say hàng giờ

Vũ trụ quan rất sâu xa

Đó là Kinh Dịch thật là cao thâm.

Mùa Đông tới, lạnh vô ngần

Ngài cần áo ấm, không chần chờ chi

Viết thư nhờ khách mang đi

Gửi cho thầy cũ ở quê xa vời

Quê xưa ngăn cách trùng khơi

Xin thầy giúp đỡ qua thời lạnh căm.

Ngài nôn nóng, ngài băn khoăn

Mùa Đông sắp hết, biệt tăm tin thầy,

Áo đâu không thấy về đây

Khiến ngài trông ngóng bao ngày uổng công.

Xem thư mình có lạc không

Nhờ vào Kinh Dịch ngài mong tỏ tường

Quẻ gieo kết quả rõ ràng:

"Khách quên trao bức thư mang theo rồi!"

Thời gian sau chợt có người

Mang thư thầy gửi tới nơi thăm ngài

Thư thầy chỉ hỏi thăm thôi

Còn như áo ấm thầy thời không hay

Thầy đâu biết đến chuyện này

Quẻ gieo Kinh Dịch trước đây đúng rồi!

Lần này ngài nghĩ: "Chao ơi!

Nếu mà mọi việc trên đời xảy ra

Ta dùng Kinh Dịch đoán ra

Tu thiền ta sẽ lơ là mất thôi

Thật là tai hại quá trời!"

Nghĩ xong ngài quyết buông trôi môn này

Dù cho Kinh Dịch rất hay

Ngài không dùng nữa! Dứt ngay! Chẳng màng!

*

Tuổi hai mươi tám vừa sang

Ngài chuyên tâm học vững vàng thơ, văn

Thêm môn thư họa tuyệt luân

Nhìn xa phượng múa, nhìn gần rồng bay

Tay tiên điêu luyện lắm thay

Khiến cho thầy dạy môn này ngợi ca.

Lần này ngài nghĩ: "Thân ta

Văn thơ vương luỵ tuy là nổi danh

Nhưng nên ngưng lại cho nhanh

Kẻo thành thi sỹ, không thành thiền sư!"

Thế là ngài bỏ làm thơ

Quyết không vướng mắc vẩn vơ chuyện đời.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(thi hóa, phỏng theo Non-Attachment trong tập truyện

101 ZEN STORIES của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

Non-Attachment

     Kitano Gempo, abbot of Eihei temple, was ninety-two years old when he passed away in the year 1933. He endeavored his whole life not to be attached to anything. As a wandering mendicant when he was twenty he happened to meet a traveler who smoked tobacco. As they walked together down a mountain road, they stopped under a tree to rest. The traveler offered Kitano a smoke, which he accepted, as he was very hungry at the time.

     "How pleasant this smoking is," he commented. The other gave him an extra pipe and tobacco and they parted.

     Kitano felt: "Such pleasant things may disturb meditation. Before this goes too far, I will stop now." So he threw the smoking outfit away.

     When he was twenty-three years old he studied I-King, the profoundest doctrine of the universe. It was winter at the time and he needed some heavy clothes. He wrote his teacher, who lived a hundred miles away, telling him of his need, and gave the letter to a traveler to deliver. Almost the whole winter passed and neither answer nor clothes arrived. So Kitano resorted to the prescience of I-King, which also teaches the art of divination, to determine whether or not his letter had miscarried. He found that this had been the case. A letter afterwards from his teacher made no mention of clothes.

     "If I perform such accurate determinative work with I-King, I may neglect my meditation," felt Kitano. So he gave up this marvelous teaching and never resorted to its powers again.

     When he was twenty-eight he studied Chinese calligraphy and poetry. He grew so skillful in these arts that his teacher praised him. Kitano mused: "If I don't stop now, I'll be a poet, not a Zen teacher." So he never wrote another poem.

____________________________________

 


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/08/2010(Xem: 8407)
Nằm ngủ ôm vầng trăng Đồi Cù nghiêng nghiêng mộng Đà Lạt chảy trong thân Tôi như rừng thông im bóng. Em như sương trăng áo mộng Đêm thu xưa quyến hớp hồn tôi.
04/08/2010(Xem: 6874)
Để hướng về Mùa Hiếu Hạnh Thiêng Liêng Để tưởng nhớ công ơn Công Đức Sinh Thành Để cùng nhau nhắc nhở Con Hiền Cháu Thảo Để đền đáp trong muôn một công đức Cha Mẹ Và lễ tạ Thù Ân Bốn Ơn Trọng cưu mang. Chúng tôi xin viết, cảm ơn quý vị đón nhận và phổ biến. Trân trọng, TNT Mặc Giang macgiang@y7mail.com
04/08/2010(Xem: 6253)
Quê tôi còn đó dòng sông Nước đi nước đến chờ con nước về Quê tôi còn đó sơn khê Sắt son tô thắm ước thề không phai Ơn sâu nghĩa nặng tình dài Đường quê lối nhỏ hoa cài thơm hương Tin yêu hòa ái mến thương Chia mưa sẻ nắng gió sương không màng Quê tôi còn đó đò ngang Chờ người lữ thứ miên man chưa về
04/08/2010(Xem: 6965)
Quê Cha ngàn dặm mù khơi Đất Mẹ vạn lý một đời chia xa Thương non, ôm ấp mái nhà Nhớ núi, sầu mộng sơn hà chờ ai Thương sông, con nước chảy dài Nhớ biển, sóng vỗ miệt mài trùng dương Ra đi, vạn lý mù sương Rong rêu in bóng dặm đường phân ly Nhớ xưa, mấy thuở kinh kỳ Mà nay cũng lắm tư nghì hồn đau “Chiều chiều ra đứng ngõ sau Trông về quê Mẹ ruột đau chín chiều”
04/08/2010(Xem: 6692)
Rằng xưa, có Mục Kiền Liên Tu hành giác ngộ, chứng liền lục thông “Thiên nhãn”, “Thiên nhĩ” vô cùng “Tha tâm”, “Thần túc” thỉ chung rõ ràng “Túc mệnh”, “Lậu tận” vô can Đường xuôi lối ngược dọc ngang đi về Mục Liên bèn nhớ Mẫu hề
04/08/2010(Xem: 8976)
Bảy tình (thơ)
16/07/2010(Xem: 12503)
Vừa qua, được đọc mấy bài thơ chữ Hán của thầy Tuệ Sĩ đăng trên tờ Khánh Anh ở Paris (10.1996) với lời giới thiệu của Huỳnh kim Quang, lòng tôi rất xúc động. Nghĩ đến thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật học uyên bác đang bị đầy đọa một cách phi pháp trong cảnh lao tù kể từ ngày 25.3.1984, lòng tôi trào dậy nỗi bất bình đối với những kẻ đang tay vứt "viên ngọc quý" của nước nhà (xin phép mượn từ này trong lời nhận xét của học giả Đào duy Anh, sau khi ông đã tiếp xúc với thầy tại Nha trang hồi năm 1976: "Thầy là viên ngọc quý của Phật giáo và của Việt Nam ") để chà đạp xuống bùn đen... Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một tăng sĩ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vị và thiền vị cô đọng trong thơ của thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.
28/06/2010(Xem: 25233)
Ba môn vô lậu học Giới Định Tuệ là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn an lạc. Muốn đến Niết-bàn an lạc mà không theo con đường này thì chỉ loanh quanh trong vòng luân hồi ba cõi. Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ– ba môn học liên kết chặt chẽ vào nhau, nhờ vậy mới đủ sức diệt trừ tham ái, đẩy lùi vô minh, mở ra chân trời Giác ngộ. Nhưng Giới học mênh mông, Định học mêng mông, Tuệ học mênh mông; nếu không nắm được “Cương yếu” thì khó bề hiểu biết chu đáo, đúng đắn. Không hiểu biết đúng đắn thì không sinh tâm tịnh tín; không có tâm tịnh tín thì sẽ không có tịnh hạnh, như vậy, con đường giải thoát bị bế tắc. Như một người học hoài mà vẫn không hiểu, tu hoàí mà vẫn không cảm nhận được chút lợi ích an lạc nào.
19/05/2010(Xem: 7997)
Đừng tưởng cứ trọc là sư Cứ vâng là chịu, cứ ừ là ngoan Đừng tưởng có của đã sang Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây Đừng tưởng cứ uống là say Cứ chân là bước cứ tay là sờ Đừng tưởng cứ đợi là chờ Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần Đừng tưởng cứ mới là tân
16/05/2010(Xem: 6625)
Thầy từ phương xa đến đây, Chúng con hạnh ngộ xum vầy. Đêm nay chén trà thơm ngát, Nhấp cho tình Đạo dâng đầy. Mừng Thầy từ Úc tới thăm, Đêm nay trăng sáng ngày rằm. Thầy về từ tâm lan tỏa, Giữa mùa nắng đẹp tháng Năm
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567