Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thống Khổ Trần Gian

25/07/202009:32(Xem: 6601)
Thống Khổ Trần Gian

hoa sen-2

THỐNG KHỔ TRẦN GIAN


Vĩnh Hảo

 

 

Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi. Chính vì không ai có thể tránh khỏi, khổ đau trở nên bình thường trong cảm nhận chủ quan của mỗi người; và nó chỉ khởi hiện rõ rệt khi bị đẩy lên vượt mức. Đến lúc ấy, người ta mới gục đổ và chịu nhìn nhận sự thật.

Chúng ta vờ quên đi rằng có một sự khổ, nhỏ hay lớn, luôn chực sẵn để đến với mình, bất cứ lúc nào. Chúng ta ngoảnh mặt với khổ đau, cố bám lấy những niềm vui tạm bợ để vượt qua đời sống này; hoặc giả, chúng ta đã tập quen chấp nhận, chịu đựng khổ đau.

Ngoảnh mặt hay chịu đựng không phải là cách giải quyết khổ đau. Trên thực tế, khổ đau đã theo chúng ta suốt chặng đường từ khi sinh ra cho đến khi lìa đời. Các tôn giáo đã hướng dẫn chúng ta phương cách thoát khổ. Nhưng dù là bằng phương cách nào, trước tiên phải nhận chân được nguyên nhân gây nên khổ đau mới có thể tìm ra con đường trị liệu thích hợp.

Những thống khổ từ nghèo đói, bệnh hoạn, bất công xã hội, chiến tranh, thiên tai... chỉ là những hiện tượng mà ai cũng có thể thấy được, và có thể góp công sức hay tiền bạc để làm giảm thiểu hoặc xoa dịu. Nhưng nếu chiêm nghiệm sâu sắc hơn, sẽ thấy nguồn gốc khổ đau của con người là do tham và ái. Tham cầu những gì mình chưa có, hoặc có rồi mà không thấy đủ; yêu bản thân, yêu những gì thuộc về bản thân, yêu những gì bản thân muốn chiếm hữu hoặc đã chiếm hữu, yêu cả những gì đã được bản thân đồng hóa (như gia đình, nơi sinh ra, nơi sinh sống, dân tộc, màu da, tôn giáo, đảng phái, chủ thuyết, lý tưởng...). Nếu tham và ái luôn được đáp ứng thỏa đáng, và thành quả của chúng là thường hằng thì sẽ không có khổ đau, thống hận. Nhưng đó chỉ là thành quả (hay hạnh phúc, thỏa mãn) của chính cá nhân ấy, chưa kể là sẽ tác hại đến người khác như thế nào. Sự tham lam, chiếm hữu vô độ của một cá nhân chắc chắn sẽ gây thiệt thòi, tổn hại đến bao nhiêu người khác, trong gia đình, ngoài xã hội. Ngoài ra, kết quả của tham và ái này luôn bị tác động, chi phối bởi tính chất bất định, biến hoại của mọi sự mọi vật, và kể cả tâm lý. Do đó, hạnh phúc của cá nhân tham ái sẽ thay đổi, và thành quả vật chất mà cá nhân ấy thu đạt được cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi và luôn chuyển dịch của mọi hiện tượng tâm lý, vật lý trên thế gian này kết thành nỗi thống khổ chung, phổ cập toàn nhân loại và sinh chúng.

Đặc tính của biến hoại cũng chính là đặc tính của khổ đau con người.

Hành giả dấn thân vào đời, chỉ có mỗi tâm nguyện là trang trải lòng thương của mình đến tất cả, không phân biệt màu da, sắc tộc, giàu-nghèo, đẳng cấp... Máu và nước mắt của con người, dù ở quốc gia hay địa vực nào, cũng đỏ và mặn như nhau (*), và vẫn là kết tinh của nỗi khổ sinh-tử. Thống khổ của con người và chúng sinh là vô tận; cho nên chí nguyện ban vui cứu khổ cũng vô tận. Trải nghiệm niềm đau nỗi khổ của chính mình mà thương tưởng đến tất cả chúng sinh. Dùng cái tâm ban đầu và đôi mắt tràn ngập thương yêu để ứng xử với cuộc đời. Không đứng bên này, bên kia, mà đứng từ nơi vũng lầy thống khổ của thế gian để cất bước đi của những kẻ khiêm cung, siêu xuất.

 

California, ngày 23 tháng 7 năm 2020

Vĩnh Hảo

www.vinhhao.info

 

 

_________

 

(*) Hình ảnh và ý này mượn từ một châm ngôn Phật giáo.




Bao Chanh Phap_105

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2019(Xem: 5708)
Biết tha thứ là bước đầu tu học Tự thương mình không làm khổ tha nhân Sống hài hoà luôn trân quý tình thân Đức khiêm tốn chẳng có gì thua thiệt.
02/02/2019(Xem: 14974)
01. Sắc tướng vốn không, nương cảnh huyễn độ người mê muội; Tử sanh nào có, mượn thuyền từ vớt kẻ trầm luân. (Phụng điếu Đức Tăng Thống Thích Tịnh Khiết, chùa Tường Vân – Huế, 1972) 02. Một chút giận, hai chút tham, lận đận cả đời ri cũng khổ; Trăm điều lành, ngàn điều nhịn, thong dong tấc dạ rứa mà vui.
31/01/2019(Xem: 6443)
Kẻ mượn đạo tạo đời sao tránh khỏi Sống tham lam lợi dưỡng bán chùa đi Mượn y vàng giả dạng nét từ bi Không thể che được Long Thần và Hộ Pháp. Người đạo sĩ là con người phá ác Kẻ xuất trần thượng sĩ tiễn ma quân Mang niềm vui đạo hạnh đức bao dung Mong chia sẻ Pháp hành không cố chấp. Ngôi Già Lam nơi mọi người tu tập Cùng chung nhau hướng thiện sống thăng hoa Đừng mưu cầu mua bán trốn đi xa A Di Đà Phật tôi còn gì để nói.
27/01/2019(Xem: 6430)
Người ta kể chuyện ngày xưa Có người trông giống thầy tu vô cùng Cột đầu, bện tóc, hở lưng Mặc đồ rách rưới, sống vùng hoang vu
26/01/2019(Xem: 9267)
Ngày xưa ở tại nông thôn Có gia đình nọ sống luôn thuận hòa Nuôi hai bò trong trại nhà Lông màu hung đỏ, mượt mà, dịu êm
25/01/2019(Xem: 6706)
Chợ hoa bày bán khắp nơi Hoa Xuân đua nở gọi mời khách mua Mai Vàng rực rở đúng Mùa ( Xuân ) Hồng, Đào, Cúc đoá cũng đua khoe mình
23/01/2019(Xem: 6954)
Vòng quay xe đạp Luân hồi Lưng khom Chân mỏi Giữa đời gian nan
23/01/2019(Xem: 6377)
Dòng thác lũ cuộc đời trôi trôi mãi Kiếp con người sống chết chẳng hề ngưng Bao vô minh ngã chấp vẫn chưa ngừng Thêm đại nạn dập dồn không kể xiết.
22/01/2019(Xem: 7085)
Tình thương là điểm khởi đầu Kết duyên nối lại nhịp cầu bên nhau Cùng chung tay bắt mặt chào Niềm tin sống dậy đẹp màu trăng sao
17/01/2019(Xem: 8791)
Màn nhung đã khép lại rồi Ta về thầm lặng yên ngồi soi tâm Trả y áo mũ trên sân Vui buồn bỏ lại tinh thần thảnh thơi
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]