Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ô Sào thiền sư & quan Thị lang Bạch Cư Dị

11/07/202010:30(Xem: 10033)
Ô Sào thiền sư & quan Thị lang Bạch Cư Dị

o sao


Ô Sào thiền sư
& quan Thị lang Bạch Cư Dị


1

Ở đời Đường, Trung Quốc
Có thiền sư Ô Sào.
Ô sào là tổ quạ,
Tít trên ngọn cây cao.

Người ta gọi ông thế
Vì bà mẹ sinh ông,
Thấy dị dạng, xấu xí,
Không muốn bế vào lòng.

Mà đặt vào tổ quạ
Trên cây đại thụ già
Ngay trước ngôi chùa cổ
Có cây cối xùm xòa.

Ông lớn lên ở đấy.
Đêm, nó là giường nằm.
Và ông thấy thoải mái
Sống thế suốt nhiều năm.

Sau đi tu, đắc đạo,
Ông lại leo trên cây,
Kê chiếc ván đủ rộng
Ngồi định thiền suốt ngày.   

Có một ông quan lớn,
Cũng là một thi hào,
Đó là Bạch Cư Dị,
Đi ngang nhà Ô Sào.

Vốn không thích những kẻ
Yếm thế, trốn cuộc đời,
Thị lang Bạch Cư Dị
Nói, ngửa mặt lên trời:

“Phải chăng đất thiếu chỗ,
Mà phải leo lên cây?
Vừa nguy hiểm vừa chối.
Khéo không ngã có ngày.”

Ô Sào thiền sư đáp:
“Bẩm quan, chỗ của tôi
An toàn và chắc chắn
Hơn chỗ quan đang ngồi.”

“Kiệu tôi rộng, thoải mái, -
Bạch Cư Dị hỏi ông. -
Tôi thấy nó chắc chắn.
Sao ông bảo là không?”

“Bẩm quan, là quan lớn,
Quan chỉ dưới mấy người
Nhưng trên cả trăm họ   
Như quan biết, thói đời

Trên yêu thì dưới ghét,
Được vua thì mất dân.
Thành ra quan ở giữa
Khó lòng mà yên thân.

Chỗ của quan là thế -
Kê trên lưỡi người đời.
Hỏi làm sao chắc chắn
Bằng cây này của tôi?”

Bạch Cư Dị im lặng,
Ngồi cúi đầu nghĩ suy.
“Xin thầy cho tôi biết
Lời Phật dạy là gì?”

“Phật dạy: Không làm ác.
Chỉ được làm điều lành
Và thường xuyên thanh lọc
Ý nghĩa và lòng mình.”

“Điều ấy thì con trẻ
Lên ba đã thuộc lòng.”
“Thưa, hỏi ngài, người lớn,
Có luôn làm được không?”   

2
Ông quan nhà thơ ấy,
Giàu có và thanh cao,
Nghe nói sau dâng lễ
Làm đệ tử Ô Sào.   


Hà Nội, 28. 4. 2012
THÁI BÁ TÂN






 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2015(Xem: 11903)
Kính Thầy, tôi không hiểu câu: "Tự do là ung dung trong ràng buộc'' là thế nào? Hai chữ " ràng buộc " ở đây có phải là Nghiệp duyên hay nói theo cách khác là Định mệnh đã an bài cho mỗi một con người? Nhưng ở trong tư thế " ràng buộc " thì làm sao có được sự " tự do " và bằng cách nào để chúng sinh "thoát" ra khỏi sự "ràng buộc" này?!
22/01/2015(Xem: 9920)
Có niềm tin khi thực hành Chánh Ngữ Nói chân thành thu nhiếp được người nghe Mang yêu thương qua câu hát lời vè Dùng lời nói nghiệp thiện lành gieo tạo
22/01/2015(Xem: 11320)
Niềm an lạc mọi người đang sẳn có NGŨ DỤC mê làm khổ lụy suốt đời Do tham TÀI phải kiệt sức tàn hơi Tạo của cải bất kể điều thất đức
22/01/2015(Xem: 9204)
Đời hạnh phúc khi không còn phân biệt Với lục căn không đắm nhiễm lục trần (1) Sống buông thư an lạc mãi trào dâng Không dính mắc là cuộc đời giải thoát
22/01/2015(Xem: 10405)
Trắng đục ngàn sương ngọn gió bồng Xa trông chiều quạnh buổi tàn đông. Tiết thời thoáng đã đùa mây bạc Ngày tháng chừng đang kết nụ hồng. Đã biết cành trơ chờ nẩy lộc Mới hay mai lạnh để thơm bông. Bên trời lãng đãng tình hoa cỏ Thì đấy, hương xuân giữa vạn lòng !
20/01/2015(Xem: 12078)
Nhiều lắm Phù Du sống một ngày Đời mình cũng rứa, có ai hay, Diễm mộng đêm qua thành triệu phú Thức giấc, bật cười.. vẫn trắng tay!
20/01/2015(Xem: 9943)
Ta là Tiên Nữ trên trời Mê Thơ nên xuống dạo chơi Dương trần Gặp toàn Tài tử Thi nhân Lời Thơ thanh kiết bội phần ru êm
19/01/2015(Xem: 11202)
Trong giao tế hàng ngày, hàng bữa Gặp bạn bè thù tạc nọ kia Qui kết lỗi người, thị phi vô bổ Tổn thương nhau đào hố rẽ chia
18/01/2015(Xem: 11381)
Về qua cõi tạm nhân gian. Thấy bao nhiêu chuyện kinh hoàng xiết bao ! Lặng im chẳng nói câu nào. Để hơi thở nhẹ tiêu dao vô cùng.
18/01/2015(Xem: 15742)
Bát Chánh Đạo tám hành trình hạnh phúc Đưa con người đến giải thoát an vui Trên đường tu nếu không tiến ắt lùi Hãy tinh tấn định tâm trong kiên cố Khi chánh định trí tuệ liền hiển lộ Chánh kiến soi chiếu sáng cả thế gian Chánh tư duy miên mật đến niết bàn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]