Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Sơn Núi - vĩnh biệt đồi thông Phương Bối

23/06/202015:44(Xem: 7908)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Sơn Núi - vĩnh biệt đồi thông Phương Bối

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn - Sơn Núi - vĩnh biệt đồi thông Phương Bối


Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, biệt hiệu Sơn Núi, vừa trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 83 lúc 3h ngày 11-6, giã biệt đồi thông Phương Bối và núi rừng Bảo Lộc sau một thời gian dài nằm bệnh tại nhà riêng.



nguyen duc son 4
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn tại nhà ở rừng Phương Bối
Ảnh: HUỆ QUANG



Khi người ấy làm thơ, thì khi ấy, con người thơ, và cõi mộng của thơ, là ẩn ngữ huyền nhiệm. Tôi biết, và cũng có thể chỉ là biết một cách tưởng tượng, rất nhiều người, những người làm thơ, đọc thơ, và cả những người nguyền rủa thơ; có rất nhiều người nhìn anh với cái nhìn ngạc nhiên, tò mò, như đang nhìn một vật thể rất lạ, rất quái lạ. Tôi nhìn anh cũng thấy rất lạ. Nhưng không lạ hơn khi tôi nhìn chính khuôn mặt mình. Cho nên, tôi thấy mình quen biết anh nhiều hơn là quen biết chính mình. Người ta hỏi tôi, Sơn là ai? Làm sao tôi trả lời được. Tôi vẫn chưa biết mình là ai.

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ - một tâm hồn thơ ít nhiều đồng điệu - cũng từng dành cho Sơn Núi những lời đầy cảm xúc

Sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, Nguyễn Đức Sơn nổi lên như một nhà thơ đầy cá tính tại Sài Gòn với tập thơ Bọt Nước in năm 1965. Sau đó, tên tuổi ông vang khắp miền Nam như một cây bút kỳ tài không chỉ ở ý tứ cả thơ và truyện, mà cung cách chơi đùa với ngôn ngữ tiếng Việt, ý thức dùng diễn ngôn dâm tục để chuyển tải triết lý nhân sinh, cảm thán về thời cuộc và cả thái độ trước tình người, tình đời...

Ông có bút hiệu là Sao Trên Rừng, nhưng đồng nghiệp, bằng hữu và người hâm mộ vẫn biết đến ông nhiều hơn ở biệt hiệu Sơn Núi, và biết nhiều hơn nữa ở các tác phẩm thơ của ông như một trường hợp kỳ lạ hiếm hoi xuất hiện trên thi đàn tiếng Việt không biết bao giờ mới gặp lại.

Tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn xuất bản hầu hết trước năm 1975, về thơ có: Bọt nước (1965), Hoa cô độc (1965), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Vọng (1972), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), Tịnh khẩu (1973), Du sĩ ca (1973); và ba tập truyện: Cát bụi mệt mỏi (1968), Cái chuồng khỉ (1969), Xóm chuồng ngựa (1971).

Theo thông tin lúc Nguyễn Đức Sơn xuất bản tập truyện ngắn Xóm chuồng ngựa năm 1971, ông còn một số bản thảo chưa in gồm: Tạp văn, các bản thảo thơ đã đặt tên: Độc thoại, Đám cưới trên hư không, Tâm tư, Tạ từ, Ngọn suối đời; bản thảo truyện đã đặt tên có Ngồi đợi ngoài hành lang (truyện ngắn), Chỗ nằm của Thạch (truyện dài); và tập Mười lăm năm thi ca Miền Nam (Phóng bút).

Mới đây, trong lúc nhà thơ Nguyễn Đức Sơn nằm bệnh, người thân và giới mộ điệu, đặc biệt là Thư viện Huệ Quang ở TP.HCM đã thực hiện một tập thơ lấy tên Chút lời mênh mông (NXB Đà Nẵng), đây được xem là ấn phẩm cuối cùng của Nguyễn Đức Sơn.


nguyen duc son 2
nguyen duc son 5
Chùm thơ của Nguyễn Đức Sơn vừa được giới thiệu trên báo Tuổi Trẻ ngày 5-5-2020 - Ảnh: L.Đ.

Người ta đa phần có ý ngần ngại khi đọc thơ Nguyễn Đức Sơn vì thấy sự dâm tục quá nhiều, riêng tôi cũng thấy ngần ngại, nhưng không phải vì sự dâm tục trong thơ ông, mà ngần ngại vì mình không đủ thanh khiết để đọc. Mặc dù là một tu sĩ, tôi thấy mình cần phải thanh lọc tâm hồn mình thêm nữa để có thể bước vào thế giới thi ca của ông... Nhưng đọc những vần thơ tục của Nguyễn Đức Sơn chỉ thấy tục, không thấy cái gì khác thì đó là điều bất hạnh đối với người đọc!

Trong lần xuất bản tập thơ Chút lời mênh mông, thầy Không Hạnh ở thư viện Huệ Quang có nhận định về nét dâm tục trong thơ Nguyễn Đức Sơn bằng một ý quan trọng

Nhận định về tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn, văn đàn miền Nam từng dành cho nhiều giấy mực, tựu trung vẫn là những ghi nhận về nhiều điểm độc đáo trong sáng tác của ông.

Nhà văn, dịch giả Bửu Ý nhìn thấy ở Nguyễn Đức Sơn hình ảnh của một con tê giác, "từ tính tình đến cách ăn nói, dáng đi, húc bừa về phía trước không kể thiệt hơn, không tính hậu quả. Thêm thù và bớt bạn. Đơn độc quắc queo. Dã man nghiệt ngã. Chỉ thong dong ở chốn không người: rừng và biển …".

Họa sĩ Đinh Cường - một người bạn thân của Sơn Núi - sinh thời vẫn ám ảnh với quyết định đem vợ con lên ở hẳn trên rừng Phương Bối của Nguyễn Đức Sơn. "Không ai đánh đổi cả đời mình với rừng như Sơn Núi. Sơn vẫn ở riết trên Phương Bối Am từ sau 1975 đến nay" - Đinh Cường viết.

Nay Nguyễn Đức Sơn đã vĩnh biệt đồi thông Phương Bối, vĩnh biệt núi rừng Bảo Lộc từng gắn bó mấy chục năm với ông. Giới hâm mộ hẳn sẽ còn quan tâm những di thảo của ông chưa xuất bản liệu có còn cơ hội để ra mắt bạn đọc trong một dịp nào đó?

nguyen duc son 3
Chút lời mênh mông - tập thơ cuối cùng của Nguyễn Đức Sơn, vừa ấn hành đầu năm 2020 - Ảnh: L.ĐI


Hiện linh cữu nhà thơ Nguyễn Đức Sơn quàn tại nhà riêng (tổ 9, thôn 2, xã Lộc Châu, Bảo Lộc, Lâm Đồng). Thông tin từ gia đình cho biết lễ nhập quan vào lúc 13h30 hôm nay 11-6; lễ di quan đi hỏa táng lúc 6h ngày 13-6.


Lam Điền
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2016(Xem: 10431)
Ngày Đại Hội năm thứ Mười sáu, phát động chiến dịch hổ trợ cách mạng Việt Nam, giải quyết vấn đề môi trường Formosa, giải thể bạo quyền hèn hạ, bán giang san, núi rừng biển đảo, dân tộc khổ triền miên, lãnh đạo gục mặt, bán nước cho Trung cộng xâm lăng, làm ô nhục quốc thể. Toàn dân lớn bé trẻ già, nữ Nam bất khuất, khí thế quật cường đứng dậy diệt bọn cộng bạo tàn. Toàn dân tham gia cuộc tranh đấu bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam
23/10/2016(Xem: 8567)
Đường đạo mãi còn thênh thang rộng mở Tâm niệm lành nhớ nghĩ đến đường tu Phước duyên này là cả bước công phu Mang an lạc về ngay trong cuộc sống .
21/10/2016(Xem: 18825)
Ngẫm về khúc ruột Miền Trung Vùng đất kỳ lạ của cùng quê hương Dân tình sống thật dễ thương Tài ba cũng lắm, tai ương cũng nhiều Địa linh nhân kiệt tuyệt siêu Anh hùng liệt nữ mực điều viết son Gương cao vắt đỉnh Trường Sơn Thâm sâu in bóng rợn hồn Biển Đông Nhưng sao nghiệt ngã chất chồng Dân sinh thống khổ gánh gồng nhiễu nhương
21/10/2016(Xem: 8525)
Dân đã khổ lũ lụt càng thêm khổ Miền Trung ơi ! sao lại lắm đau thương Kẻ mất nhà người mất mạng thê lương Dân tôi khổ lòng tôi càng ray rứt .
20/10/2016(Xem: 8843)
Sống chuyên tu Phật Giàu có như ai Hạnh phúc không cần Nghĩ đến ngày mai .
19/10/2016(Xem: 16218)
Tại phiên bế mạc Đại hội Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) lần thứ 26 tại Istanbul - Thổ Nhĩ Kỳ vừa diễn ra, em Nguyễn Thị Thu Trang học sinh lớp 9B trường THCS Nguyễn Trãi, huyện Nam Sách, Hải Dương (năm học 2015-2016) đã đọc bức thư hay nhất thế giới do em viết trước đại diện 190 quốc gia.
18/10/2016(Xem: 8729)
Có tâm hỷ là vui mừng không khổ - Hỷ ở đây tức vui với mọi người- Thấy điều lành nghe việc thiện vui tươi- Người thành tựu như chính mình làm được
18/10/2016(Xem: 7942)
Khi tâm xả là không còn chấp thủ Xả bỏ đi chuyện tốt xấu khen chê Buông bỏ điều từng đắm nhiễm đam mê Gây trở ngại đem đến nhiều phiền phức
18/10/2016(Xem: 8571)
Đêm khuya bước ra cửa Nhìn trăng sáng trời cao Ta chắp tay đứng lặng Lòng cảm xúc dâng trào .
16/10/2016(Xem: 8182)
Bi là giúp chúng sanh lìa đau khổ- Được ấm no bớt những cảnh cơ hàn- Hết khó khăn không còn phải gian nan- Sống vững chãi giữa cuộc đời xao động
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]