Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn qua đời tại Lâm Đồng

23/06/202015:32(Xem: 7404)
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn qua đời tại Lâm Đồng

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn qua đời tại Lâm Đồng

Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn, bút hiệu Sao Trên Rừng, qua đời tại nhà sáng 11/6/2020, thọ 83 tuổi.

Linh cữu cố nhà thơ quàn tại nhà riêng ở xã Lộc Châu, Bảo Lộc. Lễ di quan và hỏa táng diễn ra lúc 6h ngày 13/6. Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn trích thơ Nguyễn Đức Sơn để chia buồn: "Vậy là khép lại một hành trình gian nan và nhọc nhằn 'không biết từ đâu ta đến đây/ mang mang trời thẳm đất xanh dày/ lớn lên mang nghiệp làm thi sĩ/ sống điêu linh rồi chết đọa đày' ".

nguyen duc son
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn (1937-2020) qua nét vẽ Trần Thế Vĩnh.




Đầu năm nay, khi Nguyễn Đức Sơn nằm bệnh, người thân và giới mộ điệu, Thư viện Huệ Quang ở TP HCM thực hiện tập thơ lấy tên Chút lời mênh mông (Nhà xuất bản Đà Nẵng) - ấn phẩm cuối cùng của thi sĩ. 

Nguyễn Đức Sơn được xếp vào tứ trụ thi ca miền Nam trước đây, bên Bùi Giáng, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên. Ông sinh năm 1937 tại Ninh Thuận, quê gốc ở Thừa Thiên Huế. 

Từ năm 20 tuổi, Nguyễn Đức Sơn xuất hiện như một hiện tượng kỳ lạ trong làng thơ Sài Gòn. Các tác phẩm của ông ca ngợi tinh thần tự do, yêu đất nước, như Bọt nước (1965), Lời ru (1966), Đêm nguyệt động (1967), Vọng (1972), Mộng du trên đỉnh mùa xuân (1972), Tịnh khẩu (1973)... và ba tập truyện: Cát bụi mệt mỏi (1968), Cái chuồng khỉ (1969), Xóm chuồng ngựa (1971). 

Về tác phẩm của Nguyễn Đức Sơn, nhà văn Bửu Ý từng viết: "Nguyễn Đức Sơn như một con tê giác cứ húc bừa húc bãi về phía trước như có một ngọn lửa đốt thâm tâm. Ông lao về những đích đến nhiều khi không định hướng bởi sự thôi thúc nào đó. Với người, ông cáu kỉnh gây sự, không lý gì đến bạn mà cũng chẳng ngại ngùng gì với thù, nói và viết theo ý riêng mình kiểu của một kẻ quen sống đơn độc trong cách ăn nói cư xử có sự nghiệt ngã phê phán quá đáng. Nhưng với thiên nhiên thì mở lòng ra, thoải mái rất thong dong ở những vùng biển vùng núi của những quá khứ của cuộc sống đã qua của những mơ ước đã có, đã hằng hiện hữu...".

Năm 1979, Nguyễn Đức Sơn đưa gia đình lên ngọn núi Phương Bối, Lâm Đồng để sống một cuộc sống thanh tịnh. Ông nổi tiếng là lão thi sĩ vạn thông vì trồng tới hàng nghìn cây thông trên ngọn đồi Phương Bối.

Tâm Giao
https://vnexpress.net/nha-tho-nguyen-duc-son-qua-doi-4114044.html


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2016(Xem: 20139)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11619)
Chuông chùa vang tiếng gọi Thức tỉnh khách đường xa Bao tháng ngày say đắm Chẳng nhớ lại lòng ta
21/09/2016(Xem: 8202)
Linh Sơn câu hội nhớ Ân sư Từ thuở khai sơn nơi cõi hư Tự viện dựng xây trên thế giới Thi văn xuất bản khắp hoàn cầu Giới thân tiếp độ nguồn Bát-nhã
21/09/2016(Xem: 7862)
Bây giờ con mớ Bây giờ con mới hiểu ra Tu hành trước nhất thoát qua mê lầm Tụng kinh, gỏ mõ, thỉnh chuông Pháp thực tập để tâm buông niệm tà Thứ hai là phải vượt qua Cái thân bạc nhược trẻ già buông trôi Lòng từ tinh tấn trau dồi Đi về chân vẫn thảnh thơi bước thiền Thứ ba tỉnh thức qua đêm Tìm nguồn sáng để soi miền chân tâm Bớt gian dối, bớt si sân Thêm bi, trí, dũng cho gần thiện nhân Đến chùa là việc rất cần Nguyện quy Tam bảo, Tứ ân đáp đền Học thầy, học bạn chớ quên Chuyển hóa tâm tánh trở nên hiền hòa Tiền tài, danh vọng, xa hoa Tu hành cần phải tránh xa nảo phiền Sống theo “Bát chánh” làm quen Chánh niệm sẽ giúp ta thêm sáng lòng Bây giờ con mới hiểu thông Bôn ba cho lắm cũng vòng trầm luân Tự mình thắp sáng đèn tâm Soi đường đuốc tuệ theo chân Phật đà Cũng nhờ con đã hiểu ra Muốn tu hành phải bước qua luân hồi Từ bi, trí tuệ sáng soi Vào trong bể khổ cứu người lầm than Những điều quan trọng cần làm Phải luôn theo dõi thời gian “tâ
21/09/2016(Xem: 11627)
Lần cuối cùng, đến tiễn ông đi Bút cạn, thơ đâu biết nói gì Nhớ mãi nụ cười anh nhi ấy Bàn tay phe phẩy lúc phân ly
20/09/2016(Xem: 14873)
Người ơi! mở cánh cửa lòng Để cho trời đất mênh mông hiện vào Mỗi bình minh đến ngọt ngào An lành trên mỗi tế bào thân, tâm.
20/09/2016(Xem: 8633)
Nhớ Thầy - HT Thích Đức Niệm
20/09/2016(Xem: 8519)
Múa may nghĩ cũng quay cuồng Sáu mươi năm trọn vở tuồng trong ta Anh Nhi (Hạnh) từ lúc sanh ra Hồn nhiên trong trắng thi ca với đời
17/09/2016(Xem: 8687)
Hồi xưa trong cánh rừng bên - Họa mi làm tổ ở trên cây đào- Hàng ngày chim hót ngọt ngào - Véo von ca tụng trăng sao đất trời
16/09/2016(Xem: 8263)
Kính dâng Thầy Nguyên Tạng trên đường hoằng pháp HK Vượt trùng dương Thầy hoằng dương Mỹ Quốc Mang pháp lành truyền bá chúng hữu duyên Mình một mình đi suốt cuộc hành trình Không quản ngại dù xa xăm vạn lý.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]