Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Việt Nam Quốc Tự

06/06/202018:55(Xem: 5434)
Việt Nam Quốc Tự

Không nên xem việc kiến thiết xây dựng chùa VIỆT NAM QUỐC TỰ là trường hợp bình thường



Vì đây là trường hợp đặc biệt, mang tính lịch sử được đặt vào tay các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam hiện nay, về sứ mạng kiến trúc ngôi quốc tự. Sau này, làm sao mà có được sứ mạng xây dựng quốc tự nữa? Nên chú ý điểm này và hết sức thận trọng! Một lần xây dựng là một lần khó khăn, đặc biệt đối với Việt Nam Quốc Tự, Phật giáo Việt Nam chúng ta chỉ còn một cơ hội này thôi!

Tiếp tục câu chuyện về việc xây dựng Việt Nam Quốc Tự, trong bài phỏng vấn này, thượng tọa Thích Chơn Không, trong cương vị một tăng sĩ yêu quý Việt Nam Quốc Tự, vì đã từng tu học tại đây, sẽ nói về tính chất đặc biệt trong việc trùng tu Việt Nam Quốc Tự.

 

Cư sĩ Minh Thạnh (CS MT)Bạch TT, trong bài phỏng vấn trước, TT đã lưu ý đến tính chất đặc biệt của việc xây dựng Việt Nam Quốc Tự. Vậy, do đâu mà có sự khác biệt đó?

 

Thượng tọa Thích Chơn Không (TT TCK): Việt Nam Quốc Tự là một ngôi chùa rất đặc biệt, đương nhiên, cũng sẽ là một trường hợp xây dựng rất đặc biệt. Điều đó do nhiều nguyên nhân như sau:

 

1.  Trong phát biểu khai mạc Lễ khởi công xây dựng VNQT, ngày 12.10.2014  của HT Thích Trí Quảng – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN/TPHCM, Trưởng ban Kiến thiết Việt Nam Quốc Tự: “Trong nỗ lực nhằm xây dựng lại ngôi chùa tiêu biểu của cuộc vận động đấu tranh Phật giáo năm 1963 trở thành trung tâm văn hóa, hành chánh, tâm linh mới của Phật giáo TP.HCM” (Báo Giác Ngộ số 766, ngày 17.10.2014).

 

2.  Về lịch sử: Việt Nam Quốc Tự là kết quả xương máu của cuộc giải trừ Pháp nạn 1963. Nếu không có xương máu của Tăng Ni Phật tử đổ ra vào năm 1963, Phật giáo Việt Nam sẽ không có Việt Nam Quốc Tự. Việt Nam Quốc Tự là biểu tượng thực thể cho sự thay đổi vị trí Phật giáo Việt Nam trong cách nhìn nhận của chính quyền và xã hội miền Nam Việt Nam đối với Phật giáo lúc bấy giờ.

 

3.  Phật giáo Việt Nam đã có hai ngàn năm lịch sử đồng hành cùng dân tộc lại bị coi là một tôn giáo thiểu số (về thực lực), bên lề của sự phát triển, là đối tượng cải đạo, là tôn giáo mê tín, hủ hóa, lạc hậu trong thời Pháp thuộc và chính quyền Ngô Đình Diệm, đã chuyển mình thành một tôn giáo của số đông quần chúng, của sức mạnh đập vỡ bạo quyền độc tài, kỳ thị tôn giáo, gia đình trị nhà Ngô, tôn giáo của tinh thần dân tộc độc lập, tôn giáo của những giá trị nhân văn ưu việt.

 

4.  Việt Nam Quốc Tự gắn liền với sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn mới. Nếu không có phong trào Chấn hưng Phật giáo do Tổ Khánh Hòa khởi xướng năm 1920, sẽ không có Phật giáo Việt Nam năm 1963, và như thế cũng không có Việt Nam Quốc Tự.

 

5.  Chúng ta chú ý tên gọi Việt Nam Quốc Tự. Việt Nam Quốc Tự là “ngôi chùa của nước Việt Nam”. Trong tên chùa có tên nước và đây là ngôi chùa được toàn Phật giáo miền Nam lúc bấy giờ xác định là “quốc tự”, không phải là chùa bình thường. Và đã được Chủ tịch nước Lê Đức Anh chấp nhận, chỉ đạo dựng lại bảng hiệu Việt Nam Quốc Tự, khi UBND Thành phố giao đất đợt I vào ngày 28-02-1993 là 3.712 m2, đã có công văn xin ý kiến của Chủ tịch nước về hiệu chùa.

 

6.  “Quốc tự” là ngôi chùa của quốc gia, là diện mạo của Phật giáo Việt Nam, là diện mạo của một tôn giáo đồng hành cùng dân tộc suốt hai ngàn năm lịch sử.

 

7.  Hiện nay, Phật giáo chúng ta không còn là quốc giáo, nhưng vẫn là niềm tự hào có được Việt Nam Quốc Tự, là biểu tượng của niềm lạc quan về sự phát triển Phật giáo nước nhà, là sự khôi phục các giá trị văn hóa đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam.

 

8.  Về vị trí, Việt Nam Quốc Tự là ngôi chùa có vị trí tốt nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, vì Quận 10 là một trong những trung tâm: dân cư, hành chính, giáo dục, thương mại dịch vụ và du lịch của thành phố. Đường Ba Tháng Hai là đại lộ nối trung tâm Thành phố với miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Nếu được khai thác đúng mức, phù hợp, Việt Nam Quốc Tự là một cơ hội rất nhiều mặt không riêng là Thành phố mà cho cả Phật giáo Việt Nam.

 

CS MTBạch TT, vậy tính chất đặc biệt của việc xây dựng Việt Nam Quốc Tự thể hiện ở những mặt nào?

 

TT TCK: Trước hết, tính chất đặc biệt của việc xây dựng Việt Nam Quốc Tự thể hiện đó là một cơ hội, không chỉ đối với Phật giáo Việt Nam hiện tại mà trong quá khứ và tương lai của Phật giáo Việt Nam. Vì trong gần hai thế kỷ qua chùa chiền Phật giáo không thể có mặt ở khu trung tâm Thành phố với diện tích lớn như vậy, những chùa rộng nhất chỉ vài ngàn mét vuông, và chỉ có một số rất ít, trên đầu ngón tay. Còn lại là chùa ở những quận ven, chùa trong hẻm hóc, vùng sình lầy kênh rạch, xóm lao động, nhà ổ chuột,…

 

Ý tưởng của những vị tôn đức điều hành Việt Nam Quốc Tự trước đây đã được thể hiện: ngoài ngôi chánh điện, Khu hành chánh Viện Hóa Đạo, còn có Phật học viện Quảng Đức, Viện đại học Phương Nam (phía sau rạp hát Hòa Bình hiện nay), cô nhi viện Quách Thị Trang (là Khu du lịch Kỳ Hòa hiện nay, phía sau VNQT), trung tâm võ thuật (Thiếu Lâm, Thái cực đạo, Nhu đạo), trung tâm dạy nghề (dạy may, đào tạo y tá), sân chùa nơi tập trung đông đảo Phật tử để thính pháp, xem chiếu phim và ca nhạc Phật giáo trong các sự kiện lễ hội.

 

Từ đây về sau, Phật giáo Việt Nam dường như không còn cơ hội có được khu đất vàng rộng lớn ở trung tâm Thành phố như thế. Vì vậy, Việt Nam Quốc Tự cần xây dựng thành một ngôi quốc tự đúng nghĩa, là nơi tổ chức các Phật sự trọng đại của Phật giáo Thành phố như: Đại lễ Phật đản, đại giới đàn, đại trai đàn; đại hội, hội thảo, hội nghị, là nơi triển khai các hoạt động Phật sự, tiếp nhận xử lý các công văn; cũng là nơi phục vụ các nhu cầu sinh hoạt tu học, tín ngưỡng của Tăng Ni Phật tử; là nơi giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo gắn liền với cuộc sống của đồng bào Thành phố.

 

Bốn mươi năm đã qua, dân số TPHCM tăng nhiều lần, thì bây giờ, nếu khai thác cơ hội từ Việt Nam Quốc Tự, thì phải xây dựng với quy mô gấp 4-5 lần so với thời thập niên 1960.

 

CS MTBạch, TT đã đề nghị xây dựng một ngôi chùa cao đến 10 tầng, với nhiều tầng hầm. Với quy mô như vậy, theo TT khả năng thực hiện có khả quan hay không?

 

TT TCK: Vì đây là trường hợp đặc biệt, mang tính lịch sử đặt vào tay các nhà lãnh đạo Phật giáo Việt Nam hiện nay, về sứ mạng kiến trúc ngôi quốc tự. Sau này, làm sao mà có được sứ mạng xây dựng quốc tự nữa? Nên chú ý điểm này và hết sức thận trọng! Một lần xây dựng là một lần khó khăn, đặc biệt đối với Việt Nam Quốc Tự, Phật giáo Việt Nam chúng ta chỉ còn một cơ hội này thôi!

 

Đã xây dựng rồi rất khó mà thay đổi nữa. Việt Nam Quốc Tự là bước nhảy vọt, là khúc quanh quan trọng trong việc xây dựng kiến trúc tự viện ở các đô thị Việt Nam. Chú ý đến điểm này thì không nên vội vã. Trước nhất, phải xây dựng nền móng vững chắc với dự kiến: 3 hầm, 1 trệt, 10 lầu hoặc nhiều tầng hơn nữa, nhiệm kỳ này xây chưa xong thì nhiệm kỳ sau tiếp tục. Tôi tin tưởng dưới sự lãnh đạo sáng suốt và uy tín lớn của Hòa thượng Thích Trí Quảng – Trưởng ban Kiến thiết chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chư Tôn đức Tăng Ni, đồng bào Phật tử trong và ngoài nước, việc xây dựng Việt Nam Quốc Tự sẽ trở thành hiện thực trong tương lai gần đây.

 

CS MTBạch TT, nhưng Việt Nam Quốc Tự Cũng cần một quãng trường, để tổ chức các sự kiện ngoài trời?

 

TT TCK: Đúng, Việt Nam Quốc Tự rất cần một quảng trường, vì vậy nên tập trung xây dựng một quảng trường rộng. Để giải quyết mâu thuẫn giữa quảng trường và diện tích xây dựng chính là giải pháp xây chùa cao tầng.

 

CS MTBạch TT, thế thì liệu chúng ta có đánh mất cơ hội kiến trúc tiêu biểu cho ngôi chùa Việt tại Thành phố, để bạn bè quốc tế tham quan, thăm viếng chăng?

 

TT TCK: Kiến trúc phần chánh điện Việt Nam Quốc Tự nên theo mẫu Điện Thái Hòa ở Huế. Chánh điện này đặt trên đỉnh cao tầng, có cả sân vườn, hoa kiểng, ao sen, non bộ,… tạo cảm giác cho người hiện diện tại khu chánh điện có cảm tưởng như đang đứng ở tầng trệt. Đây cũng là cảm giác của nhiều du khách khi đến viếng khu tư thất của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tại dinh Thống Nhất.

Riêng thầy, việc xây Việt Nam Quốc Tự nên có cách thức đặc biệt. Vì vị trí, tầm vóc, tính chất, ý nghĩa lịch sử của nó cần có nhiều phối cảnh, nhiều phương án, phải lấy ý kiến của Tăng Ni Phật tử, của công chúng truyền thông trong và ngoài nước, không nên vội xây chỉ với một phương án. Vì đây là “quốc tự”, là  NGÔI CHÙA CỦA NƯỚC VIỆT NAM.

 

CS MT: Xin thành kính cảm ơn Thượng tọa đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn.

 

Sau đây xin giới thiệu một số hình ảnh tư liệu của Thượng tọa Thích Chơn Không về việc Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo, bảo vệ đạo pháp và dân tộc vào năm 1963, hình ảnh Việt Nam Quốc tự trước năm 1975. Trong đó có những tấm ảnh quý chưa từng xuất hiện trên internet:

 

 Viet-Nam-Quoc-Tu-002

Chân dung Hòa thượng Thích Quảng Đức – Chánh điện chùa Quan Thế Âm, năm 1963.

 

Viet-Nam-Quoc-Tu-003

 

Chân dung Hòa thượng Thích Quảng Đức – mặt tiền chùa Quan Thế Âm, năm 1963.

 

Viet-Nam-Quoc-Tu-004

 

Chân dung Hòa thượng Thích Quảng Đức, năm 1963.

 

 Viet-Nam-Quoc-Tu-005

Hòa thượng Thích Quảng Đức trích máu viết thư kính gởi chư Tăng Ni Phật tử và Tổng thống Ngô Đình Diệm, năm 1963.

 

Viet-Nam-Quoc-Tu-006

 

Bồ tát Thích Quảng Đức chuẩn bị tự thiêu, ngày 11-6-1963.
 Viet-Nam-Quoc-Tu-007
Bồ tát Thích Quảng Đức tọa thiền trong ngọn lửa thiêng hơn 15 phút,  ngày 11-6-1963.
Viet-Nam-Quoc-Tu-008
Bồ tát Thích Quảng Đức an nhiên ngồi trong ngọn lửa, ngày 11-6-1963.
 Viet-Nam-Quoc-Tu-009
Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu đòi bình đẳng tôn giáo.
 

Ngài ngã xuống để Phật giáo được trường tồn. Ngài tự thiêu lúc 10 giờngày 11-6-1963 (nhằm 20-4 nhuần- Quý Mão). Có người cho rằng Ngài tự thiêu lúc 7 giờ sáng, nhưng khi phân tích tấm ảnh thứ sáu, tôi thấy rằng Ngài tự thiêu khoảng 10 giờ thì hợp lý hơn (7 giờ sáng lúc đó bằng 6 giờ sáng hiện nay).

 Viet-Nam-Quoc-Tu-010

 

Quả tim bất diệt của Bồ tát Thích Quảng Đức, năm 1963.
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-011
 
Mô hình kiến trúc Việt Nam Quốc Tự năm 1964 do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế – ảnh chụp từ hướng Tây Nam – bên hông mô hình Việt Nam Quốc Tự.
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-012
 
Mô hình kiến trúc Việt Nam Quốc Tự năm 1964 do Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế – ảnh chụp từ phía Tây mô hình Việt Nam Quốc Tự
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-013
 
Quang cảnh “Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên” xây Việt Nam Quốc Tự ngày 26 – 4 – 1964
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-014
 
 “Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên” xây cất Việt Nam Quốc Tự ngày 26 – 4 – 1964 Hòa thượng Thiện Luật, Hòa Thượng Tâm Châu, Hòa thượng Pháp Trí, Hòa thượng Lâm Em – hàng thứ nhất từ trái sang phải. Vị chức sắc Cao Đài, Hòa thượng Từ Nhơn – hàng thứ hai.
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-015
 
“Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên” xây Việt Nam Quốc Tự ngày 26 – 4 – 1964 – Chủ tọa: Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Đại tướng Dương Văn Minh, Quốc trưởng kiêm Thủ tướng Nguyễn Khánh và đông đão chư Tôn giáo phẩm Đaị đức Tăng Ni và đồng bào Phật tử.
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-016
Đức Tăng thống GHPGVNTN Hòa thượng Thích Tịnh Khiết
 
Viet-Nam-Quoc-Tu-017
Mặt tiền chánh điện Việt Nam Quốc Tự 15 – 02 – Canh Tuất (1970)
Viet-Nam-Quoc-Tu-018
Một công trình dang dở tại Viện Hóa Đạo, Việt Nam Quốc Tự ngày 15 – 02 – Canh Tuất (1970).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/12/2010(Xem: 10079)
đời người chốc thoáng tà huy tử sinh mù mịt cuộc đi cuộc về
11/12/2010(Xem: 10072)
Phật từ đất mẹ bước ra cảo thơm vô lượng châu sa rạng ngời
11/12/2010(Xem: 11424)
mừng vui ngày báo hiếu hoa cài trái tim xuân
10/12/2010(Xem: 9430)
Bước vào hoa sen (thơ)
10/12/2010(Xem: 10354)
Qua Chùa Hải Đức (thơ)
10/12/2010(Xem: 9828)
Tinh thần đạo vị (thơ)
10/12/2010(Xem: 12745)
Sắc Vàng Giờ Ngọ (thơ)
10/12/2010(Xem: 10236)
Thượng Tọa Chơn Đế (thơ)
09/12/2010(Xem: 10732)
Hoa Sứ sân Chùa (thơ)
09/12/2010(Xem: 11201)
Vết xe Lục Tự (thơ)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]