TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO
TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH
( Majhima Nikàya )
Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli
Chuyển thể Thơ :
Giới Lạc MAI LẠC HỒNG tự TUỆ NGHIÊM
( Huynh Trưởng Cấp Tấn - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )
Email : honglacmai1@yahoo.com
150. Kinh NÓI CHO DÂN NAGARAVINDA
( Nagaravindeyya sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Du hành Kô-Sa-Lá, tức là
Vương quốc tên Kiều-Tất-La (1)
Vua Ba-Tư-Nặc (1) trải qua trị vì.
Đấng Toàn Tri cùng chư Phích-Khú
Đến trú ngụ làng Bàn-môn là
Làng Na-Ga-Rá-Vinh-Đa.
Các vị Gia Chủ cùng là Bàn-môn
Được nghe qua : “Sa-Môn Thích-tử
Gô-Ta-Ma, danh tự Sắc-Da (2)
(Tức là dòng họ Thích Ca )
Xuất thân vương-tộc thật là hùng anh
Từ bỏ cả gia đình, vương vị,
Lìa hoàng cung, quyết chí xuất gia…
Đang đến tại Kô-Sa-La
Cùng với Đại-chúng tịnh hòa Sa-môn
Trú tại làng Bàn-môn thôn dả
Na-Ga-Ra-Vinh-Đá đầu thôn.
Đã được lan đi tiếng đồn :
‘Đó là một vị Sa-môn hiệu là
Gô-Ta-Ma Thích Ca Tôn-giả
___________________________
(1) : Vương-quốc Kosala ( Kiều-Tất-La ) dưới sự trị vì của vua
Ba-Tư-Nặc ( Pasenadi ). (2) : Sakya ( Thích Ca ).
Đang ở đây với cả Tăng Đoàn
Khoảng năm trăm vị nghiêm trang
Trú tại làng Na-Ga-Ra-Vinh-Đà
Những tiếng đồn lan xa từ đó :
Sát-Đế-Lỵ giòng họ Thích Ca
Xuất thân vương tộc, xuất gia
Thành đạt đạo quả cao xa nhiệm mầu.
Mười tôn hiệu cao sâu diệu ngữ
Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu,
Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư,
Chánh Đẳng Chánh Giác đại từ uy linh
Vô Thượng Sĩ hay Minh Hạnh Túc,
Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng, Như Lai.
Do sự chứng ngộ tự Ngài
So với Thiên giới, Ma loài, Phạm Thiên,
Với các chúng chư Thiên, Nhân loại,
Bà-la-môn với lại Sa-môn,
Hiển thị mọi loài, tuyên ngôn
Rồi lại tuyên thuyết Pháp môn nhiệm mầu
Thuyết Sơ Thiện, rồi sau Trung Thiện
Thuyết Hậu Thiện, văn nghĩa đủ đầy
Trình bày Phạm hạnh từ đây
Pháp thân thanh tịnh, bậc Thầy Nhân Thiên
Thật đáng quý nếu tìm yết kiến
Đại La-Hán thị hiện cõi đời.
Rồi thì Gia-chủ các nơi
Bàn-môn (1) các vị đồng thời hợp nhau
Họ lũ lượt đi mau đến cả
_______________________________
(1) : Bàn-môn hay Phạm Chí tức là Bà-la-môn.
Na-Ga-Ra-Vinh-Đá làng này
Mong được yết kiến tại đây
Thích Ca Tôn Giả trí tài tuyệt luân.
Khi tất cả đã cùng đi đến,
Nói những lời thân mến xã giao
Thân thiện chúc tụng, đón chào
Rồi các vị ấy ngồi vào một bên
Bà-la-môn, tuổi tên Gia chủ
Có người thì khể thủ Sa-Môn
Có người chúc tụng nói dồn
Có người chỉ vái Sa-Môn rồi ngồi
Cũng có kẻ nói trôi tên họ
Cũng có kẻ chỉ ngó, lặng yên.
Phật nói với các vị trên :
– “ Các Gia Chủ ! Ta nói lên điều là
Nếu các nhà Du sĩ ngoại đạo
Đến các ông và bảo như sau :
‘Gia Chủ ! Hạng Sa-môn nào
Hay Phạm-chí (Bàn-môn) nào tỏ ra
Không xứng đáng để ta cung kính,
Tôn trọng, đính lễ hoặc cúng dàng ?’.
Được hỏi vậy, hãy đàng hoàng
Trả lời : ‘Đối với các hàng Sa-môn,
Bà-la-môn nào đối với sắc
Do từ mắt nhận thức, nhưng phần
Không ly tham, không ly sân,
Si không từ bỏ, nội tâm hoành hành
Không tịch tịnh, sở hành thân nghiệp,
Ngữ nghiệp và ý nghiệp lông bông
Khi thăng bằng, khi thì không
Những người như vậy thì không đáng gần
Không đáng phần tôn trọng, cung kính,
Không đáng đính lễ hoặc cúng dường.
Sao vậy ? Chúng tôi vẫn thường
Đối với các sắc, mắt thường nhận chân
Không ly tham, ly sân, mắc dính
Nội tâm không tịch tịnh, sở hành
Thân, khẩu, ý-nghiệp thì hằng
Khi thăng bằng, khi chẳng thăng bằng gì.
Các vị chẳng hơn gì so với
Khi nói tới thăng bằng chúng tôi’.
Nên các Sa-môn, đồng thời
Các vị Phạm-chí này thời đáng chê,
Không đáng được mọi bề cung kính,
Tôn trọng, đính lễ hoặc cúng dường.
Những vị sa-môn tầm thường
Hay các Phạm-chí tầm thường ở đây
Với các tiếng do tai nhận thức,
Hương do mũi nhận thức, cùng là
Vị do lưỡi nhận thức ra,
Xúc do thân nhận thức và tiếp ngay
Các pháp này do ý nhận thức.
Không tích cực ly tham, sân, si
Nội tâm không tịch tịnh gì
Sở hành thân & khẩu-nghiệp thì chông chênh
Ý-nghiệp cũng bồng bềnh như vậy.
Do đó các vị ấy : Sa-môn
Hay là các Bà-la-môn
Không đáng cung kính và tôn trọng gì
Không nể vì, cúng dường, đảnh lễ
Vì sao thế ? Vì các vị này
So với chúng tôi ở đây
Chẳng hơn gì chúng tôi đây tác thành
Với sở hành thăng bằng tôi có
Do vậy, các vị đó tầm thường
Không đáng dảnh lễ, cúng dường
Không đáng cung kính, tán dương tôn sùng.
Các Gia Chủ ! Nói chung sự thể
Khi được hỏi như thế điều này
Các ông cần trả lời ngay
Các Du sĩ ngoại đạo đây như vầy.
Nhưng các Gia Chủ này ! Nếu có
Du sĩ ngoại đạo nọ hỏi là :
‘Này các Gia Chủ ! Sao là
Sa-môn, Phạm-chí nào mà tỏ ra
Đáng tôn trọng, đáng mà cung kính
Đáng cúng dường và đính lễ đây ?’.
Khi các ông được hỏi vầy
Cần trả lời họ đủ đầy như sau :
‘Sa-môn, Phạm-chí nào hiểu thật
Sắc do mắt nhận thức, ly tham,
Ly sân, ly si, hiền lành
Nội tâm tịch tịnh, sở hành cả ba
Thân & khẩu & ý-nghiệp mà giữ vững
Luôn thăng bằng. Với những vị này
Đáng được tôn trọng, tỏ bày
Cung kính, đảnh lễ, thường hay cúng dường.
Sao vậy ? Chúng tôi thường hiểu thật
Sắc do mắt nhận thức, nhưng vì
Không ly được tham, sân, si
Nội tâm không tịch tịnh chi. Sở hành
Thân & khẩu & ý-nghiệp lành thiếu vắng
Khi thăng bằng, khi chẳng thăng bằng.
Chúng tôi suy nghĩ thấy rằng :
Các vị ấy đã thăng bằng hơn ta
Về sở hành. Chính là như vậy.
Do đó các vị ấy : Sa-môn
Hay Bà-là-môn đáng tôn
Đáng được dảnh lễ, kính tôn, cúng dường’.
Sa-môn, Phạm-chí thường đối với
Các tiếng nhận thức bởi do tai,
Các hương do mũi nhận ngay,
Các vị do lưỡi. Xúc này do thân,
Các pháp hằng do ý nhận thức…
Thì lập tức ly tham, sân, si
Nội tâm tịch tịnh mọi thì
Sở hành thân, khẩu, ý gì nghiệp nhân
Được thăng bằng. Đó là các vị
Sa-môn hay Phạm-chí thanh lương
Đáng được tôn trọng, cúng dường
Cung kính, lễ bái, tán dương mọi thời.
Vì sao vậy ? Chúng tôi đối với
Lục trần bởi lục căn nhận ra
Không ly tham, sân, si – và
Nội tâm không tịch tịnh, mà phan duyên
Sở hành riêng thân & khẩu & ý-nghiệp
Khi thăng bằng rồi tiếp bập bềnh.
Nhận thấy các vị nêu trên
Hơn chúng tôi hẳn dựa trên sở hành.
Do vậy, những tịnh thanh Phạm-chí
Hay Sa-môn là vị an tường
Đáng được tôn trọng, cúng dường
Cung kính, lễ bái, tán dương mọi thời’.
Hãy trả lời như vậy nếu họ
Du sĩ ngoại đạo đó hỏi ra.
Này các Gia Chủ ! Nếu mà
Du sĩ ngoại đạo hỏi qua vấn đề :
“ Do căn cứ gì về các vị
Sa-môn hay Phạm-chí kể qua
Do truyền thống gì, nói ra :
‘Chắc chắn các Tôn-giả là ly tham,
Trên đường điều phục tham, hoặc giả
Ly sân, si – đang, đã trên đường
Điều phục sân, si kiên cường ? ”.
Khi được hỏi vậy, tận tường đáp ra :
“ Các vị sống nơi xa vắng lặng
Các khu rừng im ắng, tịnh nhàn
Tại những chỗ ấy trú an
Không sắc do mắt sẵn sàng nhận ra
Để có thể thấy qua sắc ấy
Sau khi thấy, thích thú trong lòng.
Không có các tiếng, cũng không
Có hương, vị, xúc do trong lục trần
Nhận thức phần thấy, nghe, ngửi, nếm,
Xúc do thân… nhận thức trải qua
Sau khi đã nhận thức ra
Có lòng thích thú, nhưng mà nguyên nhân
Chỗ ấy thì lục trần không có
Để cho lục căn đó duyên ngay.
Chư Hiền ! Do căn cứ này,
Do những truyền thống như vầy, chúng tôi
Đã có lời nói về các vị
Sa-môn hay Phạm-chí tịnh hiền :
‘Thật vậy, chư Tôn-giả trên
Ly tham hay đã đi trên con đàng
Nhiếp phục tham, hay ly sân bực,
Đang trên đường nhiếp phục sân ni.
Ly si hay là đang đi
Trên con đường nhiếp phục si đêm ngày’.
Khi được hỏi điều này, Gia Chủ !
Hãy trả lời đầy đủ như vầy ”.
Khi nghe Thế Tôn trình bày
Các vị Gia Chủ nơi đây, cùng là
Bàn-môn Na-Ga-Ra-Vinh-Đá
Thưa với đấng Giác Giả Phật Đà :
– “ Thưa Tôn Giả Gô-Ta-Ma !
Thật là hy hữu ! Thật là diệu vi !
Nghe Ngài giảng, cực kỳ hoan hỷ
Cả Đại Chúng tâm trí hân hoan
Vi diệu thay những lời vàng !
Như người dựng đứng vật đang ngã nằm
Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
Đem đèn sáng vào tối như bưng
Để ai có mắt mở bừng
Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
Được Thế Tôn giải đáp, trình bày
Chúng con quy ngưỡng từ nay
Quy y Đại Giác, nương ngay Pháp mầu,
Quy y Tăng thanh cao đức cả
Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
Mong Thế Tôn nhận chúng con
Được làm đệ tử, vun trồng thiện duyên
Xin phát nguyện vẹn tuyền ngưỡng phục
Kể từ nay đến lúc mạng chung
Tín thành nương đấng Đại Hùng
Thực hành Giáo Pháp muôn trùng cao thâm ./-
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật ( 3 L )
* * *
( Chấm dứt Kinh số 150 : NÓI CHO DÂN NAGARAVINDA – NAGARAVINDEYYA Sutta )
___________________________________
“ Ye dhammà hetuppabhavà
Tesam hetum Tathàgato
Àha tesan ca yo nirodho
Evam vàdì Mahà Samano ”.
“ Vạn pháp tùng duyên sinh
Diệc tùng nhân duyên diệt
Ngã Phật Đại Sa Môn
Thường tác như thị thuyết ”.
‘Vạn pháp theo nhân duyên sinh’,
‘Theo nhân duyên diệt’ – đinh ninh điều này.
Bậc Đại Sa Môn Như Lai
Thường dạy như vậy ; chính Thầy của tôi.
* Chú thích xuất xứ về bài kệ này :
Bài kệ do Tôn-giả Thánh Tăng A-La-Hán ASAJI (A-Xà-
Chí ), vị trẻ tuổi nhất trong năm vị nhóm Kiều-Trần-Như ,
bạn đồng tu và cũng là năm Đệ tử đầu tiên của Đức Phật
đọc lên cho Ngài Xá-Lợi-Phất khi được hỏi trong lúc Tôn-
giả đang thường lệ khất thực tại Thành Vương Xá .
Nguyên thời bấy giờ , Ngài Xá-Lợi-Phất ( Sariputta )
cùng với người bạn thân Mục-Kiền-Liên ( Moggalanna )
là hai thanh niên Bà-La-Môn rất nổi tiếng đương thời vì
sức học uyên thâm, tinh thông Tam Vệ-Đà .Nhưng cả hai
vẫn chưa thỏa mãn với những gì Tam Vệ-Đà chuyển tải ,
nên ước hẹn với nhau: Ai tìm được vị Đạo Sư khả kính có
thể giải hết những nghi ngờ trong các học thuyết cổ kim ,
thì phải báo với người kia để cùng qui ngưỡng tu tập .
Khi lần đầu tiên thấy vị Sa-Môn nghiêm tịnh, thần thái
an nhiên tự tại đang thứ đệ khất thực tại Thành Vương-Xá
Ngài Xá-Lợi-Phất bỗng sinh lòng kính mộ, muốn thưa hỏi
về đường lối tu hành của Tôn-giả, nhưng tôn trọng vì Tôn
giả đang khất thực , nên Ngài cung kính đi theo sau . Khi
thấy vật thực đã đủ , Tôn-giả Asaji tìm một gốc cây, ngồi
xuống thọ thực. Sau khi dùng xong, Ngài Xá-Lợi-Phất đã
thi lễ và đặt câu hỏi với Tôn-giả : Ai là Thầy của Ngài,và
vị ấy đã dạy như thế nào ?
Tôn-giả Asaji đã đọc lên bài kệ cô đọng và hàm súc
ấy . Vừa nghe xong, Ngài Xá-Lợi-Phất vô cùng hoan hỷ
hoát nhiên đại ngộ . Ngài cáo từ sau khi hỏi nơi trụ xứ
của Đức Phật , rồi vội vàng đi tìm Ngài Mục Kiền Liên ,
đọc lại nguyên văn bài kệ ấy . Ngài Mục-Kiền-Liên khi
nghe xong, lập tức đắc Tu-đà-hoàn quả . Cả hai cùng đi
đến Trúc Lâm Tinh-Xá ( Veluvanavihàra ) đảnh lễ Phật
và cầu xin xuất gia trong Giáo Pháp của Đấng Thế Tôn.
Sau khi cả hai lần lượt đắc Thánh quả A-La-Hán , Đức
Phật tuyên bố hai Ngài là Hai Đại Đệ Tử của Phật :
Ngài Xá-Lợi-Phất là Đệ nhất Trí Tuệ và Ngài Mục-Kiền-
Liên là Đệ nhất Thần Thông .
151. Kinh KHẤT THỰC THANH TỊNH
( Pindapàtapàrisuddhi sutta )
Như vậy, tôi nghe :
Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
Trú Vương-Xá – Ra-Chá-Ga-Ha (1)
Tinh Xá Vê-Lu-Vá-Na (1)
(Trúc Lâm Tinh Xá cũng là nơi đây)
Gần nơi này, nuôi nhiều sóc lạ
(Ka-Lanh-Đá-Ka-Ní-Vá-Pa). (2)
Tôn-giả Sa-Ri-Pút-Ta (3)
(Hay Xá-Lợi-Phất cũng là ngài đây)
Buổi chiều, ngài sau khi Thiền định
Đứng dậy tính đi đến Thế Tôn,
Khi đến, đảnh lễ Thế Tôn
Một bên ngồi xuống. Thế Tôn hỏi là :
– “ Này Sa-Ri-Pút-Ta ! Ta thấy
Các căn ông hết thảy đều là
Rất sáng suốt, còn sắc da
Của ông thanh tịnh, thật là sáng trong.
Xá-Lợi-Phất ! Nay ông an trú
__________________________
(1) : Thành Vương-Xá – Rajagaha. Vị Vua trị vì Bimbisara (Tần-
Bà-Sa-La hay Bình Sa Vương) đã dâng cúng Đức Phật khu
vườn trúc ngự uyển để kiến tạo thành Veluvanavihàra – Trúc
Lâm Tinh Xá. (2) : Nơi nuôi sóc Kalandakanivapa.
(3) : Tôn-giả Sariputta – Xá-Lợi-Phất hay Xá-Lợi-Tử, vị Đại-đệ-
tử của Phật, thường được tôn xưng là vị “Tướng quân Chánh
(1) : Khái niệm Không – Suññatà bắt nguồn do từ Không – Suñña
(Pali). Còn Tánh Không – Sùnyatà (Sanskrit) được sử dụng
rộng rãi trong kinh điển Đại thừa Phật-giáo.