Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

148. Kinh Sáu Sáu

19/05/202011:38(Xem: 6993)
148. Kinh Sáu Sáu

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : honglacmai1@yahoo.com


148. Kinh SÁU SÁU

( Chachakka sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Vá-Na 

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dàng.

         (Cấp-Cô-Độc là hàng Trưởng-giả

          Rất thâm tín Giác Giả Phật Đà ).

              Thế Tôn cho gọi Tăng-Già

       Giảng đường vân tập, nói ra như vầy :

 

    – “ Chúng Tăng này ! Hãy nghe cho kỹ

          Và suy gẫm nghĩa lý pháp này ”. 

 

              Rồi đức Thế Tôn giảng ngay :

 

 – “ Này Tỷ Kheo Chúng ! Như Lai trình bày

          Một bài pháp tròn đầy (viên mãn)

          Các Tỷ Kheo ! Ta giảng giải ra

              Về Kinh ‘Sáu sáu’, tức là

       Sơ & trung & hậu-thiện – nghĩa và văn đây,

          Phạm hạnh này hoàn toàn viên mãn

          Hãy nghe. Ta sẽ giảng giải ra ”.

 

         – “ Thưa vâng, bạch đức Phật Đà ! ”. 

 

       Các Tỷ Kheo ấy vâng qua lời Ngài. 

 

(Tóm lược)

 

          Đức Thế Tôn nghiêm oai giảng giải :

 

    – “ Sáu Nội-xứ cần phải hiểu rành,

              Sáu Ngoại-xứ cần hiểu rành,

       Sáu Thức-thân cần hiểu rành chánh chân,

          Sáu Xúc-thân cần phải biết rõ,

          Sáu Thọ-thân cần rõ biết rành,

              Sáu Ái-thân cần biết rành,

 

(Liệt kê)

 

       Khi được nói đến ‘Cần nhanh biết liền

          Sáu nội-xứ’. Do duyên gì khiến

          Được nói đến như vậy ?  Đó là

              Nhãn & nhĩ & tỷ & thiệt-xứ, và

       Thân-xứ, ý-xứ. Khi ta nói rằng :

         ‘Sáu nội-xứ phải cần biết rõ’,

          Do duyên đó được nói như vầy,

              Là ‘Sáu sáu’ thứ nhất đây.

 

       Khi được nói đến điều đây, cho rằng :

         ‘Sáu ngoại-xứ phải cần biết rõ’,

          Duyên gì, nó được nói đến vầy ?

              Sắc & thinh & hương & vị-xứ này,

       Xúc-xứ, pháp-xứ đủ đầy ở đây,

          Do duyên này nói đến như thế,

          Đây được kể ‘Sáu sáu’ thứ hai.

 

              Khi được nói đến như vầy :

      ‘Các thức-thân cần biết ngay’. Duyên gì

          Được nói đến tức thì như vậy ?

          Do duyên mắt và lại do duyên

              Các sắc, nhãn-thức khởi lên.

       Do tai & các tiếng làm duyên khởi liền

          Nhĩ-thức. Rồi do duyên về mũi,

          Duyên các hương, tỷ-thức khởi lên.

              Do lưỡi & các vị khởi lên

       Thiệt-thức. Do thân và duyên làm nền

          Là các xúc, khởi lên thân-thức.

          Duyên ý lực & các pháp, khởi ra

              Ý-thức. Khi được nói là :

      ‘Sáu thức-thân cần biết qua’, chính là.

          Do duyên mà được nói như thế,

          Đây được kể ‘Sáu sáu’ thứ ba.

 

              Khi nào được nói đến là :

      ‘Sáu xúc-thân phải biết qua’, vậy thì

          Do duyên gì được nói như vậy ?

          Duyên mắt ấy & các sắc, khởi ngay

              Nhãn-thức. Rồi do duyên tai,

       Do duyên các tiếng – khởi ngay lên liền 

          Nhĩ-thức. Và do duyên mũi ấy

          Duyên hương dậy, tỷ thức khởi ra.

              Do lưỡi & các vị – khởi ra

       Thiệt-thức. Sự gặp gỡ ba pháp này

          Gọi là xúc.  Thân đây & các xúc

          Thì thân-thức tiếp tục khởi ra.

              Duyên ý & các pháp – khởi ra

       Ý-thức. Sự gặp gỡ ba pháp này

          Là xúc đây.  Khi được nói ví :

         ‘Do duyên ý & các pháp – khởi lên

              Ý-thức. Sự gặp gỡ trên

       Ba pháp là xúc. Nói lên : ‘Phải cần

          Hiểu biết sáu xúc-thân cho rõ’,

          Do duyên đó, được nói như vầy,

             ‘Sáu sáu’ thứ tư là đây.

 

       Cũng vậy, sáu thọ-thân đây phải tường

          Do sáu căn này tương duyên tới

          Duyên sáu trần, liền khởi lên ngay

              Nhãn-thức, nhĩ & tỷ-thức này,

       Thiệt & thân & ý-thức đêm ngày xảy ra.

          Sự gặp gỡ của ba pháp ấy

          Là xúc đấy ! Do xúc, thọ ngay.

              Khi được nói đến như vầy :

      ‘Sáu thọ-thân phải biết ngay’, chính là

          Vì do duyên này mà nói thế,

          Đây được kể ‘Sáu sáu’ thứ năm.

 

              Tiếp tục khi được nói rằng :  

      ‘Cần phải biết sáu ái-thân’ nhắm vào,

          Do duyên nào nói đến như thế ?

          Do sáu căn liên hệ sáu trần

              Khởi lên sáu thức các phần,

       Sự gặp gỡ ba thành phần kể trên

          Là xúc. Và do duyên xúc đó

          Thì có thọ. Do thọ, ái sanh.

              Chính do duyên này nên danh,

      ‘Sáu sáu’ thứ sáu được thành hình ra.

 

(Giảng về vô ngã)

 

          Nếu ai nói : ‘Mắt là tự ngã’, 

          Như vậy đã chẳng hợp lý gì.

              Sự sanh và sự diệt đi

       Của mắt đã được thấy. Vì sự sanh

          Và sự diệt sẵn dành của mắt

          Đã được thấy, nên chắc chắn là

              Đưa đến kết luận rõ ra :

      ‘Nơi tôi, tự ngã sanh và diệt qua,

          Nên nếu nói ‘Mắt là tự ngã’

          Như vậy đã chẳng hợp lý rồi !

              Con mắt là vô ngã thôi !’.          

       Cũng vậy, tai, mũi, đồng thời lưỡi, thân,

          Cùng ý. Những thành phần như thế

          Nếu ai nói đại để như là :

             ‘Sáu căn là tự ngã’ mà !

       Là không hợp lý nói ra như vầy.

          Phải hiểu : Sáu căn này vô ngã.

          Nếu như ai diễn tả điều này :

             ‘Sáu trần là tự ngã’ đây !

       Cũng không hợp lý. Như vầy hiểu ra :

          Sự sanh và sự diệt, đoạn tục

          Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp này

             (Tức là lục trần ở đây)

       Do được thấy, nên đưa ngay đến phần

          Kết luận rằng : ‘Tự ngã sanh & diệt

          Ở nơi tôi’. Do biết như vầy

              Nếu ai nói : ‘Sáu trần này

       Là tự ngã’ – Phải hiểu ngay nói vầy 

          Không hợp lý. Sắc này vô ngã,

          Cũng vô ngã : vị, xúc, thinh, hương,

              Pháp cũng vô ngã, vô thường,

       Nhãn-thức, nhãn-xúc cũng dường ‘thọ’ đây.

 

          Nếu như ai nói là ‘tự ngã’

          Hay ‘Ái là tự ngã’ nói vầy

              Đều là không hợp lý ngay.

      ‘Các pháp là tự ngã’ đây cũng là

          Không hợp lý. Sanh và sự diệt

          Của các pháp được biết, thấy qua

              Nên đưa đến kết luận là :

      ‘Tự ngã sanh & diệt chính là nơi tôi’. 

 

          Ý tự ngã, pháp thời tự ngã,

         ‘Ý thức là tự ngã’ nói vầy

              Thời cũng không hợp lý ngay.

       Ý thức, ý xúc ở đây cũng tày.

          Thọ & Ái này nói là tự ngã  

          Không hợp lý về cả hai đây.

 

              Tóm lại, vô ngã dẫy đầy 

       Ý, các pháp, ý thức hay các điều

          Ý xúc, thọ, ái đều vô ngã.

 

(Nguồn gốc và đoạn diệt thân kiến)

 

          Các Tỷ Kheo ! Tất cả phải tường

              Nhưng đây chính là con đường

       Đưa đến sự tập khởi thường xảy ra

          Của thân kiến : Quán ra mắt ấy,

          Ai quán thấy nhãn thức, cùng là

              Nhãn xúc, thọ, ái – kể ra

       Quán tai, mũi, lưỡi, thân và ý đây,

          Các pháp này, ý thức, ý xúc,

          Và quán Ái – các mục vừa rồi :

             ‘Cái này chính là của tôi’,

      ‘Là tôi’, ‘tự ngã của tôi’ – chấp vào.

 

          Các Tỷ Kheo ! Mặc dầu như thế

          Có con đường này để đưa ngay  

              Đến đoạn diệt thân kiến này.

       Những ai quán sáu căn hay sáu trần :

         ‘Không phải rằng của tôi’, ‘tôi đó !’,

         ‘Không phải có tự ngã của tôi’.

              Quán sáu thức, sáu xúc, rồi

       Quán thọ, quán ái đồng thời hiểu thông :

         ‘Cái này không của tôi’, ‘tôi đó’,

         ‘Không phải nó tự ngã của tôi’.  

 

(Ba độc tùy miên)

 

              Các Tỷ Kheo ! Do duyên nơi

       Mắt và các sắc, tức thời khởi ra

          Nhãn thức. Và gặp gỡ ba pháp

          Tức là xúc. Do xúc khởi ra

              Lạc thọ, khổ thọ hay là

       Bất khổ bất lạc thọ mà có ra

          Do cảm xúc có qua lạc thọ

          Mà hoan hỷ và có tán dương

              Trú ở ái-trước một phương,

       Tham-tùy-miên vị ấy thường tùy tăng.

          Do cảm xúc khổ, hằng sầu muộn,

          Than van, luống đập ngực khóc than,

              Rơi vào bất tỉnh mê man

       Sân-tùy-miên vị ấy càng tùy tăng.

 

          Bất khổ & lạc thọ hằng cảm xúc

          Không như-thực tập khởi biết qua

              Cũng không biết đoạn diệt, và

       Sự gì nguy hiểm cùng là xuất ly

          Khỏi cảm thọ, tức thì vị ấy

          Vô-minh-tùy-miên đấy tùy tăng.

 

              Này các Tỷ Kheo ! Do rằng

       Vị ấy không đoạn tận phần tùy miên

          Là tham & sân-tùy-miên đối với 

          Khổ thọ, bởi không nhổ lên ngay

              Vô minh tùy miên như vầy.

       Với bất khổ & lạc thọ ngay hành trình

          Không đoạn tận vô minh u tối,

          Không làm cho ‘minh’ khởi lên ngay

              Có thể trong hiện tại nay,

       Là người dứt khổ – Điều này khó mong !

 

          Các Tỷ Kheo ! Do trong duyên mắt,

          Duyên các sắc,nhãn-thức khởi ngay,

              Sự gặp gỡ ba pháp đây

       Là xúc. Do duyên xúc này khởi ra

          Lạc thọ, khổ thọ và cũng có

          Bất khổ bất lạc thọ như vầy.

 

              Các Tỷ Kheo ! Do duyên tai,

       Duyên các tiếng, nhĩ-thức này khởi ra.

          Do mũi và các hương, tỷ-thức 

          Được khởi lên. Tiếp tục do duyên

              Lưỡi, các vị, thiệt-thức liền

       Khởi lên. Thân, các xúc tuyền do duyên

          Mà khởi lên thân-thức. Duyên ý

          Duyên các pháp, khởi ý-thức liền,

              Sự gặp gỡ ba pháp trên

       Là xúc. Do xúc khởi lên lạc này,

          Khổ thọ hay bất khổ & lạc thọ.

          Do cảm xúc lạc thọ, hân hoan

              Tán thán, ái-trước trú an,

       Tham-tùy-miên ấy tùy tăng theo liền.

           Do cảm xúc do duyên khổ thọ

           Mà sầu muộn, đau khổ, than van

               Đập ngực, thống khổ khóc than,

       Rơi vào bất tỉnh mê man tâm thần  

          Sân-tùy-miên tùy tăng lập tức.

          Do cảm xúc bất khổ & lạc này

              Mà không như thật biết ngay

       Sự tập khởi, đoạn diệt, đầy hiểm nguy,

          Vị ngọt, sự xuất ly cảm thọ…

          Vô-minh- tùy-miên đó tùy tăng.

 

               Này các Tỷ Kheo ! Do rằng

       Vị ấy không đoạn tận phần tùy miên

          Là tham & sân-tùy-miên đối với 

          Khổ thọ, bởi không nhổ lên ngay

              Vô minh tùy miên như vầy.

       Với bất khổ & lạc thọ ngay hành trình

          Không đoạn tận vô minh u tối,

          Không làm cho ‘minh’ khởi lên ngay

              Có thể trong hiện tại nay,

       Là người dứt khổ – Điều này khó mong !

 

(Đoạn tận ba độc)

 

 

          Các Tỷ Kheo ! Còn trong chi tiết

          Ngược lại với những việc trên đây

              Khi cảm xúc lạc thọ này

       Vị ấy không hoan hỷ hay khen vầy

          Không trú ái-trước đây, do vậy

          Tham-tùy-miên vị ấy không tăng.

              Khi cảm xúc khổ thọ phần

       Cũng không sầu muộn, không hằng khóc than

          Sân-tùy-miên liền đang giảm vợi.

          Cảm xúc với bất khổ & lạc này

              Mà như thật được biết ngay

       Sự tập khởi, đoạn diệt hay như là

          Vị ngọt và sự nguy hiểm đó,

          Xuất ly khỏi cảm thọ ở đây,

              Vô-minh-tùy-miên vị này

       Không tùy tăng. Do diệt ngay mối giềng

          Tham-tùy-miên với lạc thọ ấy,

          Sân-tùy-miên bị tẩy trừ đi.

              Đối với khổ thọ những gì

       Vô-minh-tùy-miên nhổ đi, do vầy

          Với thọ này bất khổ bất lạc

          Đoạn tận vô minh, đạt điều này :

              Làm cho ‘minh’ khởi lên ngay

       Ngay trong hiện tại. Vị này tiến mau

          Chấm dứt mọi khổ đau mãi mãi. 

          Sự kiện ấy là có xảy ra.

 

              Các Tỷ Kheo ! Do duyên là

       Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý đây

          Do duyên sắc, tiếng hay hương, vị,

          Xúc, pháp… bị phát khởi lên ngay

              Nhãn & nhĩ & tỷ & thiệt-thức đây

       Cùng với thân & ý-thức này khởi lên

          Sự gặp ba pháp trên là xúc,

          Do cảm xúc – lạc, khổ thọ và

              Bất khổ & lạc thọ trải qua. 

 

       Cảm xúc lạc thọ nhưng mà không khen

          Không hoan hỷ, không liền ái-trước

          Tham-tùy-miên chận được, không tăng.

              Khi cảm xúc khổ thọ, hằng

       Không sầu muộn, cũng không phần khóc than…

          Sân-tùy-miên liền đang giảm đó.

          Bất khổ bất lạc thọ gặp đây

              Vị ấy như thật biết ngay

       Tập khởi, vị ngọt, diệt rày, hiểm nguy,

          Sự xuất ly khỏi cảm thọ ấy

          Vô-minh-tùy-miên đấy không tăng. 

 

              Này các Tỷ Kheo ! Do rằng

       Sự diệt tham-tùy-miên phần vị đây

          Đối với lạc thọ này như vậy.

          Do trừ tẩy cả sân-tùy-miên

              Đối với khổ thọ trược phiền

       Nhổ bật vô-minh-tùy-miên với phần

          Bất khổ & lạc thọ cần đoạn tận

          Vô minh hẳn, khiến ‘minh’ khởi ngay

              Có thể ngay hiện tại này,

       Là người chấm dứt, đoạn rày khổ ngay,

          Sự kiện này nhất định có vậy.

 

(Giải thoát)

 

          Thánh đệ tử vị ấy đa văn

              Yểm ly sáu căn, sáu trần

       Sáu thức, sáu xúc cũng cần yểm ly.

          Do yểm ly – ly tham, giải thoát,

          Trong giải thoát, hiểu biết tức thời :

             “Ta đã được giải thoát rồi !”

       Tuệ tri : “Sanh đã tận, thôi không còn,

          Phạm hạnh đã thành toàn đúng mực

          Việc cần làm đã thực hiện rồi,

              Không còn trở lại cõi đời,

      (Luân hồi chấm dứt, dứt rồi tử sanh)”.   

 

          Đức Thế Tôn an lành thuyết giảng

          Kinh “Sáu sáu” viên mãn, minh quang

              Các Tỷ Kheo trong đạo tràng

       Hoan hỷ tín thọ lời vàng Thế Tôn ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*  *  *

 

(  Chấm dứt Kinh số 148 :  Kinh  SÁU SÁU  – 

CHACHAKKA  Sutta  )  

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2013(Xem: 9910)
Từ thuở ra đi vắng bóng chùa. Đường đời đã nhọc chuyện hơn thua. Trong tôi bừng dậy niềm chua xót. Xao xuyến mơ về lại cảnh xưa ...
05/06/2013(Xem: 6406)
Đá mòn phơi nẻo tà dương Nằm nghe nước lũ khóc chừng cuộc chơi Ngàn năm vang một nỗi đời Gió đưa cuộc lữ lên lời viễn phương Đan sa rã mộng phi thường Đào tiên trụi lá bên đường tử sinh Đồng hoang mục tử chung tình Đăm chiêu dư ảnh nóc đình hạc khô.
05/06/2013(Xem: 9425)
Nhất tâm nguyện vâng lời Phật dạy Nhất tâm hành Phật Tổ tuyên ngôn Tâm hòa bình thế giới bình Tâm nhiễm loạn thế giới loạn
24/05/2013(Xem: 11210)
Tạo hóa gây chi cuộc hí trường, Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương, Dấu xưa xe ngựa hồn thu thảo, Nền cũ lâu đài bóng tịch dương... Bà Huyện Thanh Quan
23/05/2013(Xem: 7966)
Nhớ lại 50 năm trước: Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở Ngày Phật Đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện bày: Nào ngờ đâu thường kỳ vía Phật, lệnh chánh quyền triệt hạ Phật Giáo kỳ Xôn xao bừng dậy thấu đất trời, nổi lòng đau khôn tả cùng non nước.
22/05/2013(Xem: 8001)
Xin nguyện giữ tấm lòng luôn trong trắng, Để cầu xin hồi hướng khắp mười phương... Trần Đan Hà
16/05/2013(Xem: 8453)
Nghiêng mình đảnh lễ Đấng Đạo Sư! Đã thương trao giọt nước cam lồ, Làm đời con không còn nắng hạn, Đưa chúng sanh về tận cửa Chân như…
10/05/2013(Xem: 8437)
Bà kia bồng đứa con thơ, Dừng chân hóng mát bên bờ hồ sen, Thấy tay con trẻ lấm lem, Mẹ bèn múc nước hồ đem rửa liền... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
01/05/2013(Xem: 11641)
Lửa, lửa cháy ngất tòa sen, Tám chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ, quỳ cả xuống... Vũ Hoàng Chương
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567