Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

19/05/202011:38(Xem: 11941)
147. Tiểu Kinh Giáo Giới La-Hầu-La

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập IV
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]


147. Tiểu Kinh GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA

( CùlaRahulovàda sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, Đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Sa-Vát-Thí – Xá-Vệ  – trú qua

              Tinh Xá Chê-Tá-Vá-Na 

       A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka cúng dường.

          Đấng Pháp Vương trong khi nhàn tịnh

          Thời tư niệm ý định khởi ra :

            “Thuần thục là những pháp mà

       Đưa đến giải thoát cho Ra-Hu-Là.

          Vậy thời phải cần qua huấn luyện

          La-Hầu-La được kiện toàn hơn,

              Đoạn tận lậu-hoặc nguồn cơn”. 

 

       Buổi sáng ngày kế, bậc Chơn Phật Đà

          Đắp y và mang theo bình bát

          Đi vào Thành Sa-Vát-Thí này

              Tuần tự khất thực tại đây,

       Sau khi ngọ thực, Ngài quay trở về.

          Phật bảo vị cận kề Thị-giả

          Gọi Tôn-giả La-Hầu-La ngay,

              Rồi Ngài bảo Tôn-giả này :

 

 – “ Này Ra-Hu-Lá ! Cầm ngay đồ ngồi

         (Tức tọa cụ) để rồi đến cả

          Rừng An-Đa-Va-Ná nghỉ trưa ”.

         – “ Xin vâng !” Tôn giả liền thưa,

       Rồi đi theo Phật dẫu chưa biết là

          Đức Phật Đà vì sao bảo vậy.

          Trong lúc ấy, hàng ngàn Chư Thiên

              Cũng đi theo Đức Phật liền

       Nghĩ : “Đấng Thầy cả Nhân Thiên bữa này

          Sẽ huấn luyện, chỉ bày chuyên chú

          Cho Tôn-giả Ra-Hú-Lá này

              Tiến xa trong sự diệt ngay

       Tất cả lậu-hoặc chứa đầy khổ đau”.

 

          Phật đi sâu vào rừng được tả

          Là khu rừng An-Đá-Vá-Na   (1) 

              Ngài ngồi trên chỗ soạn ra

       Còn Tôn-giả Ra-Hu-La (2) ngồi gần

          Sau khi đã nghiêm thân đảnh lễ.

          Đấng Thiện Thệ liền hỏi tỏ tưởng :

 

        – “ Mắt là thường hay vô thường ? ”.

 

 – “ Bạch Thế Tôn ! Là vô thường mắt ni ”.

 

    – “ Phàm cái gì vô thường là lạc  

          Hay nói khác là khổ ở đây ? ”. 

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Là khổ đầy ”. 

 

 – “ Cái vô thường, khổ và hay đổi dời

          Bị biến hoại, vậy thời khi nghĩ

          Có hợp lý tư tưởng như vầy :

             ‘Của tôi’, ‘là tôi cái này’,

      ‘Cái này là tự ngã rày của tôi’ ? ”.

    _______________________

 

(1) : Rừng Andhavana.    (2) : Tôn-giả Rahula ( La-Hầu-La ) là con 

      Thái-tử Siddhattha tức Đức Phật sau này. Ngài được xưng tụng

      là vị Mật Hạnh đệ nhất trong Thập Đại Đệ Tử Phật.

 

    – “ Điều này thời không phải như vậy ”.

 

    – “ La-Hầu-La ! Sắc ấy là thường

              Hay là vô thường sắc này ?

       Còn nhãn-thức là thường hay vô thường ?

          Là thường hay vô thường nhãn-xúc ?

          Và do duyên nhãn xúc ở đây

              Thọ, tưởng, hành, thức khởi ngay

       Thường & vô thường các pháp này khởi lên ? ”. 

 

    – “ Bạch Phật ! Các điều trên cả thảy

          Đều vô thường. Con thấy như vầy ”.

 

         – “ Cái gì vô thường ở đây

       Là khổ hay lạc, điều này xảy ra ? ”.

 

    – “ Bạch Phật Đà ! Chúng đều là khổ ”.

 

    – “ Cái gì vô thường, khổ, đổi thay

              Biến hoại chẳng ngừng như vầy,

       Có hợp lý khi nghĩ ngay : ‘Cái này

          Là của tôi’, ‘Cái này tôi đó’,

         ‘Cái này có tự ngã của tôi’ ? ”.

 

        – “ Bạch Phật ! Đều là không rồi ! ”.

 

 – “ Này Ra-Hu-Lá ! Vậy thời sao đây ?

          Tai, mũi, lưỡi, thân này và ý

          Là thường hay cũng chỉ vô thường ?

              Ý-thức, ý-xúc là thường

       Hay tất cả đều vô thường ở đây ?

          Do duyên ý-xúc này, được khởi

          Thọ, tưởng, hành, thức. Với pháp này

              Là thường hay vô thường vầy ? ”.

 

 – “ Bạch Phật ! Đều vô thường, đầy tai ương ”. 

 

   – “ Cái vô thường là lạc hay khổ ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Là khổ dẫy đầy ”. 

 

        – “ Cái vô thường, khổ, đổi thay 

       Hợp lý chăng khi một ai nghĩ là :

         ‘Cái này là của tôi’, ‘tôi đó’,

          Cái này có tự ngã của tôi’ ? ”.

 

        – “ Bạch Phật ! Đều là không rồi ! ”. 

 

 – “ Này Ra-Hu-Lá ! Do nơi thấy vầy

          Vị Thánh đệ tử này cẩn mật

          Yểm ly mắt, các sắc thấy qua

              Yểm ly nhãn thức, cùng là

       Yểm ly nhãn xúc, cũng là nhân duyên

          Để khởi lên thọ, tưởng, hành, thức,

          Và lập tức yểm ly pháp đây

              Đã được khởi lên như vầy.

 

       Yểm ly tai, các tiếng này yểm ly,

          Yểm ly mũi, yểm ly hương, với

          Yểm ly lưỡi, các vị yểm ly,

              Thân và các xúc yểm ly,

       Yểm ly các pháp, yểm ly ý này…

          Yểm ly ngay ý thức, ý xúc

          Rồi do duyên ý xúc ở đây

              Khởi thọ, tưởng, hành, thức ngay

       Yểm ly các pháp khởi đây tức thì.

 

          Do yểm ly, ly tham đã đạt  

          Do ly tham, giải thoát gần ngay.

              Trong sự giải thoát, vị này 

       Hiểu rằng : ‘Ta đã từ rày thoát ra,

          Được giải thoát’. Cũng là rõ biết :

         ‘Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành,

              Việc cần làm đã thực hành,      

       Không còn dính mắc tử sanh luân hồi’.

 

          Nghe những lời của bậc Giác Giả  

          Tôn-giả Ra-Hu-Lá hân hoan

              Tín thọ Thế Tôn lời vàng,

       Tôn-giả tức khắc vẹt màn vô minh

          Và tự mình thoát khỏi lậu hoặc,

          Không dính mắc chấp thủ mọi phần.

 

              Lúc ấy, hàng ngàn Thiên thần

       Pháp nhãn vô cấu, ly trần khởi lên :

         ‘Phàm cái gì khởi lên như vậy

          Mọi cái ấy đều bị diệt trừ’. 

 

              La-Hầu-La tâm an như

       Được giáo giới bởi Đạo Sư Phật Đà ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*  *

 

(  Chấm dứt Tiểu Kinh số 147 :  GIÁO GIỚI LA-HẦU-LA  –  CÙLARÀHUOVÀDA  Sutta  )  



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2013(Xem: 12327)
Xem trong lịch sử loài người, trong văn chương, ca dao tục ngữ, truyện cỗ nhân gian… cũng như trong đời sống hang ngày trong xả hội, chúng ta nhận thấy có rất nhiều tấm gương của những người con hiếu thảo nuôi dưỡng thương yêu tôn kính cha mẹ tận tình, được mọi người ngợi khen tán thưởng, xứng đáng làm gương tốt về đạo đức luân lý cho muôn đời noi theo. Báo đáp được công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ, làm cho gia đình yên vui, giòng họ hiển vinh…
03/08/2013(Xem: 11987)
Tháng năm ngày lễ Mẹ Tháng sáu ngày lễ Cha. Niềm yêu thương chan hòa Mẹ Cha, Ôi cao cả ! Đã cho con tất cả Từ sơ sinh đến già, Dòng sữa mẹ đậm đà Cha công lao vất vả,
03/08/2013(Xem: 14218)
Có khi mở tròn xoe mắt Mà trong Tâm tối mịt mùng. Có khi ngồi yên nhắm mắt Mà đèn tâm vụt sáng trưng.
01/08/2013(Xem: 17433)
Bồ đề chủng tử diệu tâm Ứng thân đồng ấu nẫy mầm thiên lương Đức Thầy bình dị chơn phương Phụng thờ Phật Tổ hạnh thường khiêm cung.
01/08/2013(Xem: 12464)
Nắng hồng rực rỡ trời mây Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng Hào quang chói lọi ánh vàng Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay Ngài đi khất thực trong ngày Tìm cơ giáo hóa ai đây lầm đường.
21/07/2013(Xem: 10033)
Chư Tăng lắm Bát nhiều Y Bởi vì phương tiện chuyển di theo thời Y che thân thể tốt tươi Bát dùng khất thực đặng rời Ngã ra
16/07/2013(Xem: 13696)
Cõi thơ của Thầy Tuệ Sỹ mênh mông bát ngát. Cao thì bay vút từng không. Sâu thì hun hút hố thẳm. Biết đâu mà dò để gọi là theo! Với người viết bài này, có lẽ là ngồi bệt xuống đất nhìn trừng trừng vào mấy dấu lặng trên “Những Điệp Khúc Cho Dương Cầm” của Thầy để mà nghe, có thể chỉ như là “vịt nghe sấm,” nhưng, may ra còn nghe được vài khoảng lặng vô thanh đâu đó, sau những cung bậc du dương siêu thoát.
01/07/2013(Xem: 6481)
Tuệ Trung Thượng Sỹ (1230-1291) có nhiều vai trò quan trọng tại Việt Nam thế ký thứ mười ba: là một thống đốc, ngài là một trong các vị tướng nổi tiếng những người chỉ huy cuộc kháng chiến chống ba cuộc xâm lăng của Mông Cổ; là một cư sĩ, ngài sống một cuộc đời hòa lẫn với thiền định, thi ca và hào quang vương giả
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]