Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

74. Kinh Trường Trảo

19/05/202010:33(Xem: 9958)
74. Kinh Trường Trảo

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



74. Kinh TRƯỜNG TRẢO
( Dìghanakha sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, Đức Thế Tôn Giác Giả
          Trú Vương Xá – Rá-Chá-Ga-Ha  (1)
              Trên núi Ghít-Chá-Kú-Ta  (2)
     ( Linh Sơn – Linh Thứu cũng là núi đây,
          Kỳ-Xà-Quật tên này thường tả )
          Trong hang Sú-Ká-Rá-Khá-Ta  (3)
 
              Du sĩ Đi-Gá-Ná-Kha  (4)
     ( Cũng tên : Trường Trảo, dịch ra như vầy )
          Đi đến ngay chỗ Phật an trú
          Gặp Điều Ngự, nói những lời chào
              Một cách thân hữu, xã giao
       Rồi du sĩ ấy đứng vào một bên
          Rồi nói lên với Ngài về chuyện :
 
    – “ Thưa Tôn Giả ! Tri kiến của tôi
              Hay lý thuyết tôi có, thời :
   ____________________________
 
(1) : Ràjagaha ( Vương-Xá ) là thủ phủ của vương quốc Magadha 
    – Ma-Kiệt-Đà của vua Tần-Bà-Sa-La và sau là vua A-Xà-Thế .
     Nơi đây cũng đã tổ chức  Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần đầu
     tiên sau khi Phật Niết-Bàn 3  tháng tại độngSattapanni, dưới
    sự chủ tọa của Ngài Mahà Kassapa (Ma-Ha Ca-Diếp).Tôn-giả
    Upali trùng  tuyên về Luật Tạng và Tôn-giả Ananda trùng tuyên
    về Kinh Tạng ; do vua A-Xà-Thế ngoại hộ .
(2) : Núi Gijjhakuta  – Kỳ-Xà-Quật hay Linh Sơn hoặc Linh Thứu
    (vì có một mõm đá nhô ra giống hình con chim Thứu) .
(3) : Hang đá Sukarakhata . (4) : Dìghanakha - Trường Trảo .
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 74 :  TRƯỜNG TRẢO      * MLH –  504
 
      ‘Tất cả đều chẳng làm tôi vui lòng,
          Không thích thú ở trong mọi thứ ”.
    – “ Này Du sĩ ! Về sự việc này
             Có phải ông nói như vầy :  
      ‘Tất cả không khiến tôi đây vui lòng’.
          Tri kiến ấy ông không thích thú ? ”.
 
    – “ Nếu nó làm thích thú tôi ngay
              Thời đây cũng giống như vầy,
       Thời đây cũng giống như vầy, còn chi ? ”.
 
    – “ Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Vậy
          Nếu đông người sống tại đời này
              Đã thốt những lời sau đây :
      ‘Thời đây cũng giống như vầy’, nói xong
          Thời họ không bỏ tri kiến ấy,
Chấp thủ lấy tri kiến khác ngay.
 
              Ất-Ghi-Vết-Sa-Na này !    
       Nếu thiểu số kẻ đời nay nói vầy :
        ‘Thời đây cũng giống tày như vậy’
        ‘Thời đây cũng như vậy giống’ nhau
              Họ bỏ tri kiến này mau,
       Không chấp thủ tri kiến nào khác hơn.
 
          Có trường hợp Sa-môn, Phạm-chí
          Một số vị lý thuyết rêu rao
              Hay có tri kiến như sau :            
      ‘Tất cả làm thích thú vào tôi đây’
          Hoặc có ngay Sa-môn, Phạm-chí
          Một số vị tri kiến họ thì :
 ‘Tất cả tôi không thích gì’,
 
       Hoặc : ‘Một phần thích, phần thì chẳng ưa’.     
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 74 :  TRƯỜNG TRẢO      * MLH –  505
 
      *  Với những người luôn ưa, thích thú’,
          Tri kiến bị vây phủ liên miên
              Gần với tham dục, nhiễi phiền,
       Gần với hoan lạc, gần triền phược  đây,
          Gần đắm trước, gần ngay chấp thủ.
 
       * Còn với chủ trương họ thực thi :  
             ‘Tất cả tôi không thích gì’,
       Tri kiến vậy được các vì kể trong
          Là gần với sự không tham dục,
          Không thằng thúc, chấp thủ, lạc hoan ”.
 
              Được nghe Phật nói rõ ràng
       Đi-Gá-Ná-Khá hướng sang Phật Đà
          Thưa rằng : “ Gô-Ta-Ma Tôn Giả !
          Chính Ngài đã nói lời tán dương,
              Tôn Giả hết sức tán dương
       Về quan điểm của tôi thường nêu ra ”.
 
     – “Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Phải hiểu
          Như tiêu biểu các vị Sa-môn
              Hay là các Bà-la-môn  
       Lý thuyết, tri kiến bảo tồn không thôi :
         ‘Một phần làm cho tôi thích thú,            
          Làm tôi không thích thú một phần’.
 
              Làm họ thích thú, là gần
       Tham dục, triền phược và gần lạc hoan,
          Gần chấp thủ, gần đàng đắm-trước.
 
          Cái gì thuộc tri kiến thực thi
             ‘Khiến họ không thích thú gì’ :
       Gần không tham dục, không chi nhiễu phiền,
          Không hoan lạc, không triền phược cả,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 74 :  TRƯỜNG TRẢO      * MLH –  506
 
Không chấp thủ ròng rã trải qua.
 
              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !
       Với những Phạm-chí hay là Sa-môn,
          Có lý thuyết hay còn tri kiến :
         ‘Tất cả, khiến thích thú cho tôi’.
              Thì người trí nghĩ tức thời :
      ‘Nếu nói tri kiến của tôi như vầy
          Nếu ta đây tri kiến cố chấp :
         ‘Đây là thật, ngoài nó là sai ?
              Như vậy đối nghịch cả hai : 
 
       Một là các vị vẫn hay chấp điều :
        ‘Tất cả đều khiến tôi không thích’.
          Hai, đối nghịch tri kiến đã đưa :
             ‘Một phần làm tôi thích ưa,      
       Một phần tôi chẳng thích ưa’ chút nào.
 
          Khi đối nghịch, đưa vào tranh luận,
          Có tranh luận thời có chống kình,
     Chống đối thời có bực mình.
       Vì thấy đối nghịch thật tình chẳng hay,
          Nên vị này bỏ tri kiến ấy
          Không chấp lấy tri kiến khác nào,
              Như vậy là đoạn trừ mau
  Và hủy bỏ tri kiến đầu nêu ra.
 
          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Mặt khác
          Nếu có các Phạm-chí, Sa-môn
              Lý thuyết, tri kiến bảo tồn :
      ‘Tất cả đều khiến tôi không thích gì’.
          Hoặc các vì Sa-môn, Phạm-chí
          Có tri kiến và lý thuyết rằng :
             ‘Làm tôi thích thú một phần,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 74 :  TRƯỜNG TRẢO      * MLH –  507
 
       Tôi không thích thú một phần’, nêu ra.
          Người có trí sâu xa suy nghĩ :
       “ Nếu ta chỉ cố chấp ý ta
              Khăng khăng kiên chấp, nói là :
      ‘Đây là sự thật, ngoài ra sai lầm’,
          Như vậy thầm đối nghịch, bài bác
 Hai tri kiến vốn khác nói trên.
              Khi nào đối nghịch có nên
       Có sự tranh luận, nổi lên chống kình,
          Có chống đối, bực mình liền có ”.
 
          Vị ấy bỏ tri kiến này mau 
              Không giữ tri kiến khác nào
       Như vậy là đoạn trừ vào tự tri,
    Là hủy bỏ những tri kiến ấy.
 
          Nhưng này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !   
              Thân này có sắc, tạo ra
       Là do bốn đại, mẹ cha sinh thành,
          Nhờ có cháo, cơm, canh nuôi dưỡng,
          Do nhiều hướng biến hoại, vô thường,
              Phân tán, đoạn tuyệt đáng thương !
       Cần quán sát là vô thường, khổ nên
          Như cục bướu, mũi tên, bệnh hoạn,
          Điều bất hạnh vô hạn, hay là
              Kẻ địch, phá hoại trầm kha,
       Là không, vô ngã. Quán ra như vầy
          Thời thân này, thân dục, thân ái,
          Thân phục tùng được mãi diệt qua.
 
              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !              
       Ba Thọ : lạc & khổ thọ và tiếp theo
          Bất lạc bất khổ đều thọ cả. 
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh TRƯỜNG TRẢO                 MLH –  508
 
  Khi cảm giác lạc thọ tràn trề,
              Khi ấy không cảm giác về
       Khổ &Bất lạc khổ thọ kề bên ta.
          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Tương tợ
          Khi cảm giác khổ thọ, hay là
              Bất lạc bất khổ thọ đa,
       Thời không cảm giác trải qua đồng thời
          Hai thọ kia – tách rời như vậy,
    Chỉ cảm giác thọ ấy mà thôi.
 
              Phải hiểu lạc & khổ thọ rồi
       Bất lạc bất khổ thọ rơi vô thường,
          Hữu vi, nương duyên sanh, đoạn diệt,
Bị hủy hoại, tiêu diệt, suy tàn.
              Bậc Thánh đệ tử đa văn
       Yểm ly lạc & khổ thọ càng sớm đi.
      Và yểm ly bất khổ bất lạc.
          Yểm ly đạt, không có dục tham,
              Do nhờ không có dục tham
       Vị ấy giải thoát bao hàm tự thân.
          Bởi như vậy, khởi phần hiểu biết :
 
         ‘Ta đã thiệt giải thoát an lành
              Biết rằng Phạm hạnh đã thành
       Sự Sanh đã tận, thực hành đã xong,
          Sau đời này sẽ không tiếp nối
          Đời sống khác ở cõi trần này’.
 
              Với tâm giải thoát như vầy
       Ất-Ghi-Vết-Sa-Vá này ! Tỷ Kheo
          Không chiều theo một ai để nói               
          Không tranh luận với mọi người đời
          Chỉ dùng từ ngữ ở đời,
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 74 :  TRƯỜNG TRẢO      * MLH –  509
 
       Không hề chấp thủ vào nơi ngôn từ.
          Lúc ấy, vị Đại Sư Tôn-giả
          Đại Trí Xá-Lợi-Phất đứng sau
              Hướng về Thế Tôn, quạt hầu,
       Tôn-giả chợt suy nghĩ sâu như vầy :
 
       “ Thế Tôn nay thuyết cho đại chúng 
          Sự từ bỏ và cũng diệt ngay
              Các pháp (ấy) nhờ thắng trí này ”.
 
       Khi Tôn-giả suy nghĩ ngay như vầy
          Tâm của ngài giải thoát lậu-hoặc
          Không chấp chặt, chấp thủ mọi phần.
 
               Còn với Du-sĩ, tự thân
       Pháp nhãn vô cấu ly trần khởi lên
         ‘Phàm pháp gì khởi lên như vậy,
          Các pháp ấy được đoạn diệt ngay’.
              Rồi du-sĩ ngoại đạo này
     ( Đi-Ga-Ná-Khá ) pháp đây thấy liền,
          Chứng, ngộ pháp, hiện tiền thể nhập
          Vào pháp ấy và lập tức thì
              Tiêu trừ do dự, hoài nghi,
       Chứng được tự tín, không y cứ vào
          Một người nào, đối với giáo pháp
          Của Đại Giác, liền bạch như vầy :
 
        – “ Bạch Tôn Giả ! Vi diệu thay !           
       Như người dựng vật lăn quay ngã nằm
         Chỉ hướng kẻ sai lầm lạc lối
          Đem đèn sáng vào tối như bưng
              Để ai có mắt mở bừng
       Có thể thấy được sáng trưng sắc màu
          Cũng như thế, nhiệm mầu Chánh Pháp
Trung Bộ (Tập 2)  Kinh 74 :  TRƯỜNG TRẢO      * MLH –  510
 
          Được Thế Tôn giải đáp, trình bày     
              Con xin quy ngưỡng từ nay
       Quy y Đức Phật, nương ngay Pháp mầu,
          Quy y Tăng thanh cao đức cả
          Nối tiếp nhau hoằng hóa Pháp môn
              Mong Thế Tôn nhận cho con
       Được làm đệ tử, vun tròn thiện duyên
          Con xin nguyền từ nay ngưỡng phục
          Cho đến lúc thân hoại xảy ra ”.
 
              Từ đó Đi-Gá-Ná-Kha
       Nương theo giáo pháp Phật Đà thậm thâm ./-
 
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )
 
 
 
*
*   *
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 74  :  TRƯỜNG TRẢO   –   DÌGHANAKHA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/09/2016(Xem: 9995)
Người về giữa chốn phù vân. Sông Hàn ngấn lệ khôn ngần tiếc thương. Người về chung cuộc vô thường. Không còn mưa nắng khói sương Bà Nà. Người về tiếng khóc vang xa. Là kinh động giữa ta bà khói mây.
29/09/2016(Xem: 8335)
Cuộc sống quanh ta khóc lẫn cười Khổ đau hạnh phúc bấy nhiêu người Cái vòng xoay chuyển không cùng tận Ngày nắng đêm mưa giữa cuộc đời.
29/09/2016(Xem: 10836)
Một niệm Di Đà không niệm khác Tấc lòng thành một Pháp không sai Chẳng nhọc một khảy móng tay Tây Phương liền tới trước ngay hiện tiền
29/09/2016(Xem: 7623)
Lắng lòng nghe mọi âm vang Nghe trong hơi thở nhịp đàn tiếng tim Bước chân mỗi bước niệm thầm Thiền hành bách bộ nghiệmtầm sắckhông.
28/09/2016(Xem: 7030)
Mái chùa che đở nắng mưa Cho người lỡ bước đường chưa muốn về Bây giờ đổ nát tứ bề Người ơi ! sao lại nặng nề xuống tay
28/09/2016(Xem: 7927)
Bao la độ lượng giữa đời nầy Chất chứa khoan dung bỏ dở hay. Rác thối phân dơ đều ngậm trọn, Thây ươn gỗ mục vẫn ôm đầy. Ngàn năm chôn chặt không xao xuyến, Vạn thuở vùi sâu chẳng giãi bày. Lá biếc hoa tươi nhờ chuyển hóa, Thế gian thắm nghĩa động tâm lay.
27/09/2016(Xem: 7601)
Nghiệp ác theo ta suốt cả đời Khổ đau cùng cực chẳng nào ngơi Do nhân bất thiện từ muôn kiếp Quả báo hiện tiền ập tới thôi Nước mắt cuộc đời tuôn chảy mãi Sông dài biển rộng ngập ngàn khơi Nay ta tìm đến bờ tuệ giác Vui đạo từ bi đẹp cuộc đời .
27/09/2016(Xem: 7527)
Quảng Đức trang nhà tận Úc Châu Nguyên Tạng Tỳ Kheo xướng khởi đầu Xiễn dương Phật Pháp qua mạng lưới Thời đại @ có khác đâu
27/09/2016(Xem: 9088)
GIỮ TRỌN NIỀM TIN Đời xuất sĩ hoà mình trong cuộc sống Đi vào đời mang hạt giống tuệ bi Dẫu biết rằng thế cuộc lắm thị phi Bao tâm huyết không bao giờ thay đổi . Áo đã cởi mà tâm ta chẳng mỏi Mặc kệ đời luôn cứ mãi đãi bôi Ta chỉ cần theo pháp Phật tu bồi Dưỡng đạo đức sống đời không chấp ngã . Khi ta chết xin đưa về biển cả Rãi tro tàn trên sóng nước đại dương Xin cảm ơn dù cuộc sống có vô thường Ta vẫn giữ trọn niềm tin nơi Chánh Pháp . Tánh Thiện 26-9-2016
22/09/2016(Xem: 19754)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]