Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

71. Kinh Dạy Vacchagotta Về Tam Minh

19/05/202010:32(Xem: 14070)
71. Kinh Dạy Vacchagotta Về Tam Minh

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



71. Kinh Dạy VACCHAGOTTA về TAM MINH
( Tevijjavacchagotta sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, Đức Thế Tôn Điều Ngự
          Đến an trú tại Vê-Sa-Li (1)
            ( Cũng là Thành Tỳ-Xá-Ly )
       Rừng Đại Lâm (2), với các vì Săng-Ga  (3)
          Tại Ku-Tá-Gá-Ra-Sa-Lá  (4)
        ( Gọi thanh nhã : Trùng Các giảng đường ).
 
              Lúc ấy, ngoại đạo du phương 
Vách-Cha-Gốt-Tá, ngụ thường không xa
          Vườn Ê-Ká-Pun-Đa-Ri-Ká  (5)
Nhiều du-sĩ ở cả vườn này.
 
              Thế Tôn vào buổi ban mai 
Đắp y mang bát, rồi Ngài ra đi
Vào thành Vê-Sa-Li khất thực.
    _____________________________
 
(1) : Vesali ( Tỳ-Xá-Ly ) là thủ phủ của vương quốc Licchavi , một
   trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa quan trọng thời Phật.
   Nơi đây còn là cái nôi của nền văn hóa triết thuyết Phật-giáo.Tại
   đây, đức Phật đã tuyên bố 3 tháng nữa Ngài nhập Niết-Bàn ;  và
   cũng tại đây, Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ 2 được tổ chức
   sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm .  
(2) : Đại Lâm  – Mahavana  , thuộc Vasali . 
(3) : Sangha : Tăng-Già , tức đoàn thể Tỷ Kheo Tăng .
(4) : Trùng Các giảng đường – Kutàgàrasàlà .
(5) : Vườn  Ekapundarika .
Trung Bộ (T.2) K.71 : VACCHAGOTTA về  3 MINH *MLH – 472
 
          Nhưng Thế Tôn bỗng trực nghĩ suy :
           “ Nay còn quá sớm để đi
       Khất thực ở Vê-Sa-Li thường kỳ
          Ta hãy đi đến vườn đây đã !
        ( Vườn Ê-Ká-Pun-Đá-Ri-Ka )
              Để gặp Vách-Chá-Gốt-Ta,
       Du sĩ ngoại đạo sống qua nơi này ”.
 
Nghĩ rồi Ngài liền đi đến đó.
          Du sĩ ngó thấy đấng Phật Đà
Đang đi đến từ đàng xa,
       Gặp Phật, Vách-Chá-Gốt-Ta thưa là :
 
    – “ Bạch Phật Đà ! Đón chào Ngài tới.
Bạch Thế Tôn ! Thuận lợi, lành thay !
              Đã lâu Ngài chẳng đến đây,
       Thỉnh Ngài ngồi chỗ soạn bày sẵn đây ”.
 
          Đức Thế Tôn ngồi ngay lên ghế
Đã soạn sẵn, được để nơi cao.
              Vách-Cha-Gốt-Tá liền mau
       Lấy một ghế thấp ngồi vào cạnh bên,
          Rồi thưa lên Thế Tôn Giác Giả :
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Con đã nghe qua
              Rẳng : “ Sa-môn Gô-Ta-Ma
       Bậc ‘nhất thiết trí’, thật là suốt thông.
          Cũng thuộc trong bậc ‘nhất thiết kiến’,
          Tự cho có tri kiến hoàn toàn :
 ‘Khi Ta ngủ, thức – hay đang
Nằm, ngồi, đi, đứng… mọi đàng oai nghi, 
          Luôn luôn tri kiến ta tồn tại,      
          Liên tục mãi có ở trong Ta ’.
              Thì những người đã nói ra
Trung Bộ (T.2) K.71 : VACCHAGOTTA về  3 MINH *MLH – 473
 
       Về Ngài như thế, đúng là điều đây ?
          Những người này không vu khống  thế
          Với Thiện Thệ bằng những điều sai ?
              Nhưng đã giải thích về Ngài
Đúng pháp, tùy pháp. Không ai trong hàng
          Đồng-pháp-hành nói năng đúng pháp
          Có duyên cớ thích hạp quở la ? ”.
 
        – “ Này ông Vách-Chá-Gốt-Ta !
       Những ai nói vậy, thật là điêu ngoa !
Khi nói Ta ‘đứng, đi, thức, ngủ,
Tri kiến cứ liên tục, còn hoài’.   
              Đấy là nói về Như Lai
       Không đúng sự thật, nói sai mọi điều,
          Vu khống Ta, nói điêu không thực,
          Điều hư ngụy, quá mức tào lao ! ”.
 
        – “ Bạch Ngài ! Giải thích thế nào   
       Mới là đúng đắn nói vào Ngài đây ?
          Và điều này là không vu khống,
          Không hư vọng giải thích về Ngài
              Đúng pháp và tùy pháp đây ?
       Mà đồng-pháp-hành vốn ngay thẳng nào
          Cũng không thể dựa vào, lấy cớ
          Để trách quở hay để rầy la ? ”.
 
        – “ Vách-Cha ! Phải giải thích ra :
     ‘ Ngài Kiều Đàm ấy có ba minh là
        ( Túc-mạng-minh cùng là Thiên-nhãn
          Lậu-tận-minh – viên mãn thiền-na )
              Thì này Vách-Chá-Gốt-Ta !
Mới thật đúng nói về Ta như vầy.
          Không vu khống Như Lai sai lạc                
Trung Bộ (T.2) K.71 : VACCHAGOTTA về  3 MINH *MLH – 474
 
          Mới giải thích đúng pháp và tùy
              Đồng-pháp-hành không cớ chi
Để mà quở trách bất kỳ việc đây. 
          Vách-Cha này ! Khi Ta muốn nhớ,
          Ta sẽ nhớ quá khứ nhiều đời
              Một, hai, ba, bốn, năm đời   
Năm chục, ba bốn trăm đời đã qua
          Một ngàn đời hay là hơn nữa
          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa
             Hoại kiếp, thành kiếp trải qua
Ta đã nhớ lại như là mới đây.
Tại nơi ấy, tên này ta có
          Thuộc giai cấp, giòng họ thế này
Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày
       Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao
Ta tái sinh, nhằm vào làng đó
          Có tên tuổi, giòng họ thế nào
Cứ thế, nhớ lại biết bao
Tiền kiếp, tái kiếp không sao đo lường,
          Đời quá khứ đại cương, chi tiết,
          Với Thiên Nhãn, Ta biết rõ rành.
 
              Xét về sinh tử chúng sanh
       Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền
          Ta đã biết mối giềng Nghiệp quả
Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.
 
          Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý
          Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền
             Người này thân hoại, tận duyên     
Trung Bộ (T.2) K.71 : VACCHAGOTTA về  3 MINH *MLH – 475
 
Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,
Các cõi dữ, như sinh địa ngục
Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.
 
* Còn bậc hiền giả, những ai
Làm những thiện hạnh  ý và lời, thân
          Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển
          Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng
             Sau khi thân hoại mạng chung 
       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời
Do thiên nhãn, biết đời sống chết
Người hạ liệt hay kẻ giàu sang
Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn
       Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may
          Do hạnh nghiệp kẻ này hành động
Có kết quả chẳng giống nhau này.
             Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay
       Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp này,
          Lậu-tận-minh, Ta đây chứng đắc,
Các lậu-hoặc đoạn diệt. Như vầy
              Ta ngay trong hiện tại này
       Với thượng trí, chứng ngộ ngay hiện thì,
          Rồi an trú sau khi chứng vậy,
          Vô-lậu-tâm & tuệ-giải-thoát liền ”.
 
              Nghe Phật chỉ rõ căn nguyên  
       Vách-Cha-Gốt-Tá thưa lên Phật Đà :
 
     – “ Tôn Giả Gô-Ta-Ma ! Đại để 
          Người tại gia có thể trải qua          
              Không diệt kiết sử tại gia
       Mà khi thân hoại, mạng đà dứt mau
          Lại có thể khổ đau đoạn tận ? ”.
Trung Bộ (T.2) K.71 : VACCHAGOTTA về  3 MINH *MLH – 476
 
    – “ Này Vách-Cha ! Thật chẳng loại trừ,
              Tại gia kiết sử không trừ
       Mạng chung, không thể đoạn trừ khổ đau ! ”.
 
    – “ Có thể nào tại gia, được biết
          Không đoạn diệt kiết sử tại gia
              Mà khi mạng tận xảy ra
       Có thể Thiên-giới sinh qua cõi này ? ”.
 
    – “ Vách-Cha này ! Không phải chỉ vốn
          Một, hai, ba hay bốn, năm trăm
              Nhưng mà hơn vậy nhiều lần
       Những tại gia không diệt phần trói trăn
        ( Những kiết sử ), sau khi mạng tận
          Ta thấy, biết họ vẫn sinh Thiên ”.  
 
        – “ Bạch Tôn Giả ! Còn nói riêng
       Tà mạng ngoại đạo hạng chuyên như vầy
          Những người này sau khi thân hoại 
          Có thể diệt tận mọi khổ đau ? ”.
 
        – “ Không tà mạng ngoại đạo nào
       Mạng chung, có thể khổ đau diệt trừ ! ”.
 
    – “ Bạch Tôn Giả ! Còn như có hạng
          Là tà mạng ngoại đạo bung lung
              Sau khi thân hoại mạng chung
       Có thể họ được Thiên cung sinh về ? ”.
 
    – “ Này Vách-Chá ! Vấn đề nêu đó
          Dầu Ta có nhớ đến lâu xa
              Chín mươi mốt kiếp trải qua
       Cũng không thấy được xảy ra tơ hào
          Một người nào ngoại đạo tà mạng
          Khi quá vãng, đã được sinh Thiên,
Trung Bộ (T.2) K.71 : VACCHAGOTTA về  3 MINH *MLH – 477
 
Trừ một vị, đã thuyết liền
       Về nghiệp &Về tác dụng riêng nghiệp này ”.
 
     – “ Bạch Tôn Giả ! Việc đây vô vọng ?
          Ngoại-đạo-giới trống rỗng vắng yên
             Cho đến vấn đề sinh Thiên ? ”.
 
 – “ Vách-Chá ! Đúng vậy, hiện tiền được trông
          Ngoại-đạo-giới trống không thế cả
          Đến vấn đề được hóa sinh Thiên ”.
 
              Thế Tôn thuyết giảng thâm uyên
       Vách-Chá hoan hỷ, vẹn tuyền lòng tin ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
 
 
*  
*   *
 
 
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 71  :  Kinh dạy  VACCHAGOTTA
về TAM MINH   –  TEVIJJAVACCHAGOTTA  Sutta )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/01/2022(Xem: 6642)
Thương làm sao ..đến thế gian này do nghiệp Tham, Sân, Si căn bản nguồn tội phát sinh Từ ngày học đạo …chỉ lo sửa chính mình Điều chỉnh hành vi, lời , ý …mong thành người Tốt
10/01/2022(Xem: 5116)
Thiền môn sớm tối vọng chuông đồng Chướng nghiệp tiêu trừ ánh đạo thông Bát nhã ngời soi tâm thức sáng Từ bi nhuần gội ý thân trong Chuyển mê khai ngộ truyền tâm ấn Mở oán trao ân tháo lao cung Gạn sạch sầu thương nương bến giác Để đời thanh thản tuệ soi đàng
08/01/2022(Xem: 4362)
Trên ngọn đồi cao của Taralga Bang New South Wales miền đông nước Úc Chỉ nghe gió thoảng líu lo chim hót Cảnh trí bao la bát ngát mây trời
07/01/2022(Xem: 4615)
Mười lăm năm -giấc ngủ trưa Bao nhiêu chìm nổi chẳng chừa nguồn vui Bao năm lưu lạc kiếp người " Cõi người ta " vẫn không nguôi tự tình Thăng trầm trong kiếp ba sinh Dấu hằn chấm hỏi -phận mình sao đang ? Sông lam lặng chiếc đò ngang
07/01/2022(Xem: 4006)
Tâm Linh Ánh Sáng Mười Phương, Nhân Duyên Kính Phật, Tâm Hương Di Đà. Pháp Âm Nối Gót Bảo Toà, Thênh Thang Mây Trắng, Hà Sa Chốn Tình.
07/01/2022(Xem: 4528)
Trông ra bốn biển năm châu Duyên thơ tao ngộ vàng thau tỏ tường Một người trăm vẻ thiện lương Bồ đề tâm nguyện tỏa hương tinh thần . Tiếng thơ ngọc chuốt vang ngân Tình thơ hồ điệp thiện chân nẻo về Rót tròn cung bậc tỉ tê Trường thiên BỤT CỦA BÉ – đưa về nẻo TÂM
07/01/2022(Xem: 4573)
Cuộc sống là một chuỗi dài giữa lý tưởng và hiện thực. Lý tưởng là điểm hẹn bình yên, trong khi hiện thực đầy dẫy rộn ràng và dạt dào yêu thương. Nhà thơ Hạnh Phương trên bước đường phụng sự lý tưởng đã có những bước đi nhẹ nhàng với nụ cười hiền thiện mà tâm hồn chan chứa yêu thương hy vọng trẻ trung. Nếu thơ là người, và người là nguồn cội của thơ thì Hạnh Phương là hiện thân của nguồn thơ mênh mông đa cảm, đa sắc màu. Thơ của anh chứa chan hy vọng, đầy ắp yêu thương, nhẹ nhàng như làn mây phiêu lãng, và thoang thoảng hương sen tinh khiết.
06/01/2022(Xem: 4361)
Chùa tôi nho nhỏ trong làng Dân chúng bao bọc với hàng cây xanh Trước chùa có cái sân banh Hè về trẻ nhỏ vây quanh nô đùa Chùa tôi hoa lá bốn mùa Xuân Về hoa nở gió đùa bướm bay
06/01/2022(Xem: 4286)
Mơ làn tiết mới quyện ngàn mơ, Chờ đến chùa thiêng khách ngóng chờ. Ánh đạo yên bình thêm tuệ ánh, Tơ lòng lắng dịu bớt tình tơ. Lý thông ứng biện mau hòa lý, Bờ giác nguyền trau sớm cập bờ. Cúi lạy cầu may thà chớ cúi, Ngờ kinh giáo pháp, khổ vì ngờ.
06/01/2022(Xem: 6904)
Trên đường dài có một bà Tay bồng đứa nhỏ đi xa mệt nhoài Cho nên bà muốn xả hơi Nghỉ chân dừng lại ngay nơi lề đường Rồi bà ngủ thiếp mơ màng Nào hay có kẻ lạ đương tới gần Tay cầm đường ngọt trắng ngần Đưa cho đứa nhỏ ham ăn vô cùng,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]