Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

66. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy

19/05/202010:31(Xem: 12469)
66. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



66. Kinh VÍ DỤ CON CHIM CÁY
( Latukikopama sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
Một thời, đức Thế Tôn Giác Giả
          An trú Ăng-Gút-Tá-Ra-Pa   (1)
           ( Tức Bắc Phương Thủy Ương-Già )
Tại thị trấn A-Pa-Na nơi này.
 
          Buổi sớm mai, Thế Tôn Đại Giác
          Thân đắp y, mang bát an hòa
              Khất thực tại A-Pa-Na  (1)
       Sau khi thọ thực, Phật Đà về qua
          Đến một khu rừng già để nghỉ
Dưới gốc cây ngồi chỉ tịnh ngay.
 
              Ưu-Đa-Di Tôn-giả này
Đắp y mang bát buổi mai, cũng là
          Đi vào A-Pa-Na khất thực
          Sau ngọ thực, Tôn giả đến ngay
              Khu rừng, để trú ban ngày
       Độc cư thiền tịnh vị đây thực hành.
          Sự suy tư bỗng nhanh khởi phát :
 ‘Đấng Đại Giác thật sự chính là
              Mang nhiều lạc pháp cho ta,
       Diệt bất thiện pháp cho ta rõ ràng, 
    ____________________________
 
(1) : Địa phương tên Anuttarapa – Ương-già Bắc Phương Thủy .
       Apana là một thị tứ của Anguttarapa .
(2) : Tôn-giả Udayi – Ưu-Đà-Di .
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 408
 
          Thật sự mang cho ta thiện pháp,
        ( Thường giải đáp nghi hoặc chúng ta ).
 
              Sau khi thiền tịnh trải qua  
       Tôn-giả đứng dậy, đi ra khỏi ngàn  (1)
          Đến hương thất tịnh an cũa Phật
          Đảnh lễ Phật, ngồi xuống một bên,
              Trình bày những điều kể trên,
       Rồi Tôn-giả lại thưa thêm như vầy :
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Trước đây tệ nạn
          Chúng con thường ăn sáng, ăn chiều,
              Ban ngày, phi thời ăn nhiều,
       Trong khi Ngài đã dạy điều giới răn :
 
 ‘Các Tỷ Kheo ! Hãy năng từ bỏ
Ăn phi thời, đừng có ăn chiều !’. 
              Do vậy, con thất vọng nhiều    
       Cảm thấy sầu muộn với điều giới răn.
          Suy nghĩ : ‘Những món ăn, tín thí
          Cúng dường loại thượng vị, cứng mềm.
              Cúng dường cả sáng, chiều, đêm,
Nay phải từ bỏ ăn đêm, ăn chiều.
          Do Thế Tôn dạy điều giới đó
          Thật làm khó việc ăn chúng ta ”.
 
              Nhưng với chân chánh Tăng-Già 
       Có lòng ái mộ Phật Đà vô biên,
Có tàm, quý, thì liền từ bỏ
Ăn phi thời, từ bỏ ăn chiều.
 
              Bạch Thế Tôn ! Cũng có điều  
   ____________________________ 
 
( ) :  Ngàn : rừng  ( như : … chem. tre đẵn gỗ trên ngàn … )
 
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 409
 
       Một số Phích-Khú ăn chiều, ăn đêm,
          Được cúng dường có thêm vật thực
Bèn nói : ‘Hãy dành thức ăn này
              Đêm cùng nhau ăn đồ này’.
 
       Nhưng ai ái mộ Như Lai Phật Đà      
          Lòng tôn kính thiết tha vốn có,
Luôn tàm, quý ; liền bỏ ăn đêm.     
 
              Thuở trước, khất thực trong đêm    
       Các vị Phích-Khú bị thêm nạn này :
          Đêm tối đen, bước ngay vào vũng
          Nước dơ nhớp, hoặc đụng rào gai,
              Gặp các đạo tặc chẳng ngay
       Đã hành sự trộm cướp hay chưa hành,
          Đi lầm vào chỗ dành bò cái,
Hoặc gặp gái mời mọc bất lương.
 
              Bạch Phật ! Thuở trước con thường  
       Ban đêm khất thực, chẳng lường họa tai.
          Đêm tối đen, một vài phụ nữ
          Đang rửa chén sau cử ăn chiều,
              Bỗng trời chớp nhoáng, bóng xiêu,
       Chị ta hoảng sợ, hét liều lên ngay :
 ‘Kinh khủng thay ! Có con quỷ dữ
Đi theo để trừ khử tôi đây !’.
              Nghe nói vậy, con bảo ngay :
 
 – “ Này chị ! Chớ sợ. Tôi đây cơ mà !
          Là Tỷ Kheo trải qua khất thực ”.
 
          Con lập tức bị chửi tức thì :
 
        – “ Cha Tỷ Kheo hãy chết đi !
       Mẹ Tỷ Kheo hãy chết đi cho rồi !
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 410
 
          Này Tỷ Kheo ! Theo tôi nghĩ tới
          Thật tốt hơn đối với ông đây
              Hãy lấy dao bén hằng ngày
Của người đồ tể, cắt ngay bụng mình. 
          Còn hơn vì bụng mình, khất thực
          Trong ban đêm rất mực tối tăm”.
 
              Khi nhớ như vậy, tự tâm
       Con đã nghĩ đến ân thâm Cha Lành.
          Sự suy nghĩ bỗng nhanh khởi phát :
 ‘Đấng Đại Giác thật sự chính là
              Mang nhiều lạc pháp cho ta,
       Diệt bất thiện pháp cho ta rõ ràng, 
Thật sự mang cho ta thiện pháp ”.
 
    – “ Tuy vậy, vẫn phức tạp thị phi
              Ở đây, này Ưu-Đà-Di !
       Có một số kẻ ngu si độn đần
Nghe Ta nói : ‘Phải cần từ bỏ
Ăn phi thời, đừng có ăn chiều’.
              Họ liền phản đối, nói liều :
 
 – “ Sá gì việc nhỏ xíu xiu như vầy
          Sa-môn này cấm đoán đoạn giảm
          Quá nặng nề, kiềm hãm người ta ”.
 
              Họ không từ bỏ, lìa xa
       Những điều cấm giới mà Ta ban hành.
          Họ bất mãn rồi thành chống đối,
          Chống Ta và chống với những ai
Muốn thực hành học giới này.
 
       Này U-Đa-Dí ! Việc đây chẳng lành !
Đối với họ, trở thành trói buộc
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH –411
 
          Thật mạnh mẽ, trói buộc kiên cường,
              Trói buộc vững chắc phi thường,
Nó không mục nát, nó dường gỗ to.
          Ta ví dụ để cho rõ vậy :
          Có con chim cáy mái ốm teo
              Bị tấm lưới bằng dây leo
       Trói chặt lấy nó dính đeo lưới này. 
Có thể bị chết hay bắt nhốt.
 
          Nếu có ai đó thốt như vầy : 
            ‘Tuy con chim cáy mái này
       Bị tấm lưới trói chặt ngay tức thì.
          Bị lâm nguy, có khi mất mạng,
          Nhưng với chim, chẳng đáng lo chi !
              Lưới yếu ớt, chẳng chắc gì,
       Lưới không cứng chắc, lại vì mục hư’.    
 
          U-Đa-Dí ! Nếu như người đó     
          Nói vậy, có chân chánh hay không ? ”.
 
        – “ Thưa không, bạch đức Thế Tôn ! 
       Sự việc như thế tuyệt không thể vầy.
          Chim cáy mái nhỏ gầy ắt hẳn
          Bị tấm lưới chắc chắn phủ vây
              Không thể nào thoát lưới này,
Bảo lưới yếu, mục… như vầy nói ngoa ”.
 
    – “ Cũng như vậy, điểm qua sự kiện
          Một số người ngụy biện, ngu si     
              Nghe Ta nói : ‘Hãy dứt đi !
       Ăn chiều, ăn tối, ăn phi thời này’.
          Liền nói ngay : ‘Sá gì chuyện đó
          Việc tiểu tiết, chuyện nhỏ mọn này.
              Vị Sa-môn (Kiều-Đàm) đây 
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 412
 
       Cấm đoán đoạn giảm gắt gay, nặng nề  !’.
Không từ bỏ, hành về cấm giới,
          Họ chống đối Ta và những ai
Muốn thực hành học giới này.
Nhưng với họ, sẽ có đầy sầu lo.
 
          Ưu-Đà-Di ! Cũng do điều đó
          Những người có hiểu biết, nhu hòa
              Một số Nam tử Thiện gia
Phát biểu : ‘Việc nhỏ mọn mà, sá chi !
          Khiến đấng Chánh Biến Tri quan ngại
Dạy là phải từ bỏ, đoạn trừ’.
 
              Thế rồi họ đã đoạn trừ,
Không hề bất mãn, cũng như họ đều
          Không chống Ta & Tỷ Kheo các vị,
Muốn thực hành hoan hỷ giới đây.
              Sau khi từ bỏ như vầy,
       Họ sống lắng dịu, ít bày lăng xăng,
          Tùy thuộc vào tín-nhân bố thí,
Sống với tâm được ví thú rừng.
              Như vậy, với người đã từng
       Tuân theo giới luật, không ngừng thực thi,
          Sự trói buộc ấy thì không chắc,
          Mục nát, rất yếu ớt, đáng chi !
 
              Ví như, này Ưu-Đà-Di !
       Một con voi lớn uy nghi, ngà dài
          Của nhà vua, thuộc loài chiến tượng,
          Được nuôi dưỡng, chiến địa làm nhà.
              Nếu bị trói bởi nịt da
Rất vững chắc. Nhưng voi ta lẫy lừng
          Nó chỉ cần chuyển thân, ra sức
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH –413
 
Là bứt đứt tất cả nịt da.
              Nếu có ai đó nói là :
 ‘Ngự tượng cao lớn, có ngà dài to
          Như cán cày, được so sánh vậy.
          Nếu voi ấy bị trói buộc ngay
              Bằng nịt da rất chắc, dày.
       Chỉ chuyển động mạnh, voi này bứt phăng
          Những trói buộc nó bằng da nịt,
Để tới lui tùy thích đó đây.
              Tuy vậy, với con voi này
       Với sự trói buộc ở đây kiên cường,
          Sự trói buộc vô phương bứt đứt,
          Hay như khúc gỗ thực lớn thay !’.
 
              Ưu-Đà-Di ! Ai nói vầy      
       Có phải xác thực, lời này chánh chân ? ”.
 
    – “ Bạch Phật ! Không chánh chân lời ấy.
          Với sức voi rất lẫy lừng này
              Nó có thể bứt đứt ngay  
       Sự trói buộc đó chẳng tày vào đâu ! ”.    
 
    – “ Cũng vậy, như nói vào duyên sự
          Các Thiện gia nam tử nhu hòa
              Khi nghe lời dạy của Ta
Phát biểu : ‘Việc nhỏ mọn mà, sá chi !
          Khiến đấng Chánh Biến Tri quan ngại
Dạy là phải từ bỏ, đoạn trừ’.
 
              Thế rồi họ đã đoạn trừ,
Không hề bất mãn, cũng như họ đều
          Không chống Ta & Tỷ Kheo các vị,
Muốn thực hành hoan hỷ giới đây.
              Sau khi từ bỏ như vầy,
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH –414
 
       Họ sống lắng dịu, ít bày lăng xăng,
          Tùy thuộc vào tín-nhân bố thí,
Sống với tâm được ví thú rừng.
              Như vậy, với người đã từng
       Tuân theo giới luật, không ngừng thực thi
          Sự trói buộc ấy thì không chắc,
          Mục nát, rất yếu ớt, đáng chi !
 
              Ví như, này Ưu-Đà-Di !
       Người nghèo khổ, không vật gì có qua.
          Vật sở hữu chỉ là chòi lá
          Hư nát, mở cho quạ chui vào,
Chòi không đẹp mắt chút nào,
       Một giường mục nát ; xiết bao cơ cầu !
          Một ít gạo chứa vào chum nhỏ,
Chum không có đẹp mắt tí gì,
              Một bà vợ chẳng đẹp chi !
 
       Người ấy chợt thấy một vì Tỷ Kheo   
          Tay chân đều sạch trong, nho nhã
          Sau khi đã thọ thực ngon lành
              Đang ngồi dưới bóng cây xanh 
       Tăng thượng tâm, vị ấy nhanh hướng vào.
Người ấy nghĩ : ‘Thanh cao, hoan hỷ !
          An lạc thay ! Vị Tỷ Kheo này !
Với Sa-môn-hạnh đủ đầy.
       Tại sao ta chẳng từ rày xuất gia ?
          Cạo râu tóc, ca-sa hãy đắp,
Lìa gia đình, chỗ thấp hèn ni’.
 
              Nhưng gã không thể rời đi
       Cái chòi rách nát, giường thì mục hư,
Không thể từ bỏ bà vợ xấu… 
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 415
 
          Để tìm đạo, thực hiện xuất gia,
              Cạo râu tóc, đắp ca-sa,
       Không gia đình, sống lánh xa ái hà,
          Gã không thể vượt qua trói buộc,
          Sự trói buộc đeo dính nghèo hèn,
Cả đời không thoát vận đen.
       Nếu có ai đó nói lên như vầy :
 ‘Dù người này đã bị trói buộc
          Sự trói buộc ấy không vững bền,
Nó yếu ớt, mục nát liền’.
       Này U-Đa-Dí ! Ai lên tiếng vầy
          Cách nói này có phải chân chánh ? ”.
 
    – “ Bạch Phật ! Không chân chánh lời này.
              Người kia bị trói buộc hoài
       Vào những ràng buộc ở đây, chẳng rời
          Cái chòi thời mục hư, rách nát,
          Còn cái giường hư nát, cũ xì
              Cùng bà vợ xấu quá đi !     
       Tài sản thời chẳng có gì đáng đâu !
          Nhưng gã không thể nào từ bỏ
          Để xuất gia và thọ giới lành,
Sống không gia đình, tịnh thanh.
       Đối với người ấy, thấy nhanh như vầy :
          Trói buộc này kiên cường, vững chắc,
Khiến gã bị dính mắc, níu trì.
 
        – “  Cũng vậy, này Ưu-Đà-Di !
       Có một số kẻ ngu si độn đần
Khi nghe Ta nói rằng : ‘Từ bỏ
Ăn phi thời, đừng có ăn chiều.
              Họ liền phản đối, nói liều :
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH –416
 
– “ Sá gì việc nhỏ xíu xiu như vầy
          Sa-môn này cấm đoán đoạn giảm
          Quá nặng nề, kiềm hãm người ta’.
              Họ không từ bỏ, lìa xa
       Những điều cấm giới mà Ta ban hành.
          Họ bất mãn rồi thành chống đối,
          Chống Ta và chống với những ai
Muốn thực hành học giới này.
 
       Này U-Đa-Dí ! Việc đây chẳng lành !
Đối với họ, trở thành trói buộc
          Thật mạnh mẽ, trói buộc kiên cường,
              Trói buộc vững chắc phi thường,
Nó không mục nát, nó dường gỗ to.
 
          Ưu-Đà-Di ! Ta cho ví dụ :
          Một gia chủ hay con người này
              Giàu có, tài sản dẫy đầy
       Vô số vàng bạc, gia tài khuếch trương,
          Nhiều đất đai, ruộng nương vô số,
          Nhiều thê thiếp, vô số nữ tỳ,
              Đầy tớ nam chẳng thiếu gì !
 
       Người ấy chợt thấy một vì Tỷ Kheo   
          Tay chân đều sạch trong, nho nhã
          Sau khi đã thọ thực ngon lành
              Đang ngồi dưới bóng cây xanh 
       Tăng thượng tâm, vị ấy nhanh hướng vào.
Người ấy nghĩ : ‘Thanh cao, hoan hỷ !
          An lạc thay ! Vị Tỷ Kheo này
              Với Sa-môn-hạnh đủ đầy .
       Tại sao ta chẳng từ rày xuất gia ?
          Cạo râu tóc, ca-sa hãy đắp,
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH –  417
 
Lìa gia đình để gấp ra đi’.
 
              Sau đó vị ấy từ ly
       Xuất gia, từ bỏ những gì dính đeo,
          Bỏ tài sản vừa nêu to tát,
          Từ bỏ các thê thiếp, gia nhân,
Gia sản kết sù không cần.
Nếu có ai đó nói rằng : ‘Chuyện đây,
          Gia chủ này hay con ông ấy
          Tài sản giàu như vậy hằng sa,
              Có thể từ bỏ, xuất gia
       Cạo bỏ râu tóc, ca-sa đắp liền.
          Nhưng với riêng người này, sự kiện
          Bị trói buộc vĩnh viễn kiên cường,
              Vững chắc, vùng vẫy vô phương,
       Không hề mục nát, nó dường gỗ to’.
          Ưu-Đà-Di ! Nếu do câu nói,
          Có phải nói chân chánh hay không ? ”.
 
        – “ Thưa không, bạch đức Thế Tôn !   
       Ai nói như vậy, thật không đúng rồi !
          Đối với người quyết tâm từ bỏ
          Tài sản lớn, cả vợ con mình,
              Sự trói buộc ấy rung rinh
       Nó không vững chắc, tự mình tan ngay ”.
 
     – “ Ưu-Đà-Di ! Ở đây cũng thế
          Người có thể hiểu biết, nhu hòa        
              Khi nghe lời dạy của Ta
Phát biểu : ‘Việc nhỏ mọn mà, sá chi !
          Khiến đấng Chánh Biến Tri quan ngại
Dạy là phải từ bỏ, đoạn trừ’.
 
              Thế rồi họ đã đoạn trừ,
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 418
 
Không hề bất mãn, cũng như họ đều
          Không chống Ta & Tỷ Kheo các vị,
Muốn thực hành hoan hỷ giới đây.
              Sau khi từ bỏ như vầy,
       Họ sống lắng dịu, ít bày lăng xăng,
          Tùy thuộc vào tín-nhân bố thí,
          Sống với tâm được ví thú rừng.
              Như vậy, với người đã từng
       Tuân theo giới luật, không ngừng thực thi,
          Sự trói buộc ấy thì không chắc,
          Mục nát, rất yếu ớt, đáng chi !
 
              Trên đời, này Ưu-Đà-Di !
Hạng người có bốn. Cái gì bốn đây ?
      *  Có người sống hướng ngay đến sự
Diệt sanh y, trừ khử sanh y.
              Nhưng khi diệt, bỏ sanh y
       Khởi lên tư niệm, tư duy các điều
Liên hệ nhiều sanh y hiện tại.
          Vị này lại chấp nhận chúng ngay
              Không trừ, bỏ những điều này,
       Không chấm dứt, cũng không rày diệt đi.
 
          Ưu-Đà-Di ! Người này bị trói,
          Không phải không bị trói buộc vầy.
              Vì sao vậy ? Vì ở đây
       Sai biệt căn tánh, người này sẵn mang,
Đã được Ta hoàn toàn biết rõ.
 
     *  Nhưng cũng có người sống hướng ngay
             Sự đoạn trừ sanh y này,
       Nhưng khởi tư niệm, khởi rày tư duy
          Liên hệ đến sanh y hiện đó,
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 419
 
          Nhưng không có chấp nhận điều này,
              Chấm dứt, tiêu diệt chúng ngay .
Ta nói rành mạch : ‘Người này bên trong
          Bị trói, không phải không trói buộc.
          Sai biệt thuộc căn tánh người này
              Được Ta biết rõ như vầy’.
 
   *  Này U-Đa-Dí ! Ở đây có người
          Hướng đến diệt, tức thời từ bỏ
Về sanh y. Nhưng họ đồng thì
              Khởi lên tư niệm, tư duy
       Điên đảo, tùy lúc hoặc tùy thời thôi.
          Niệm khởi lên lơi lơi tiệm tiến,
          Vị này đoạn trừ niệm ấy nhanh,
Chấm dứt, diệt niệm khởi sanh.
       Này U-Đa-Dí ! Rõ rành ví như :
          Một người nhỏ từ từ vài giọt
          Nước lạnh, rớt vào miếng sắt nung
              Nóng đỏ như đang cháy bùng,
       Các giọt nước ấy tiêu tùng thật mau.
 
          Cũng vậy, người hướng vào từ bỏ  
          Và chịu khó đoạn trừ sanh y,
              Trong khi muốn diệt sanh y
       Khởi lên điên đảo những gì nói trên.
          Ta nói liền : ‘Người này bị trói,
          Không phải không bị trói buộc’ vầy.  
              Vì sao vậy ? Vì ở đây
       Sai biệt căn tánh, người này sẵn mang,
Đã được Ta hoàn toàn biết rõ.
 
   *  Nhưng cũng có người nghĩ như sau :
 ‘Sanh y – nguồn gốc khổ đau’.
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH –420
 
       Sau khi biết vậy, đã mau trở thành
Vô-sanh-y, rồi nhanh giải thoát 
Sự đoạn diệt với các sanh y.   
              Cho nên, này Ưu-Đà-Di !
Ta nói : ‘Người ấy không chi buộc ràng,
          Không phải đang bị trói buộc lại’.
          Vì sao vậy ? Vì sai biệt rày
              Về căn tánh trong người này
Đã được Ta biết rõ ngay tức thì.
 
          Ưu-Đà-Di ! Năm dục trưởng dưỡng.
          Dục trưởng dưỡng thế nào là năm ?
              Sắc do mắt nhận thức thầm,
       Khả ái, khả hỷ, trong tâm thích liền,
          Vừa ý riêng, kích thích lòng dục.
 
Tiếng do tai nhận thức du dương,
              Mũi lại nhận thức mùi hương,
       Vị do lưỡi nhận thức, thường thích yêu,
          Xúc do thân thường chiêu cảm xúc,
          Kích thích khiến lòng dục khởi ra.
              Ưu-Đà-Di ! Đó chính là
       Năm dục trưởng dưỡng trải qua mọi thì.
 
          Phàm có lạc & hỷ gì phát khởi 
          Do duyên với dục trưởng dưỡng này,
              Được gọi là ‘dục-lạc’ đây,
       Phàm-phu & ô-uế-lạc, đầy xấu xa,
          Phi Thánh-lạc, chớ mà tu tập !
Chớ phổ cập, chớ để mạnh đầy,
              Lạc ấy đáng sợ hãi thay !
       Này U-Đa-Dí ! Tâm rày duyên theo
          Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục,  
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 421
 
          Chứng và trú vào mục Nhất Thiền
              Trạng thái hỷ lạc, an nhiên
       Sinh do ly dục, có riêng Tứ, Tầm.
 
          Diệt tứ, tầm ; Nhị Thiền chứng, trú
          Trạng thái đủ hỷ lạc, định sanh,
Nội tĩnh nhất tâm, an lành.        
]
       Ly hỷ trú xả, thực hành tiếp theo
          Vị Tỷ Kheo chánh niệm tỉnh giác,
          Thân cảm sự thọ lạc trải qua
              Mà các bậc Thánh gọi là
      ‘Xả niệm lạc trú’, chứng qua Tam Thiền.
 
          Vị ấy liền xả lạc, xả khổ
          Diệt hỷ, ưu, cảm thọ trước đây
              Chứng và trú Tứ Thiền ngay
       Xả niệm thanh tịnh, tâm đầy an nhiên,
Không khổ, lạc. Gọi liền đầy đủ :
          Yểm-ly-lạc, độc-trú-lạc đây,
              Tịch-tịnh & chánh-giác-lạc này, 
       Cần phải thực hiện, cần ngay tu trì,
          Cần phát huy, làm cho sung mãn,
Lạc không đáng sợ hãi, lo gì.
 
              Ở đây, này Ưu-Đà-Di !
       Tỷ Kheo chứng, trú phạm vi Nhất Thiền,
Ta nói rằng chưa yên, dao động.
          Cái gì khiến dao động như vầy ?
              Do ‘tầm, tứ’ chưa diệt ngay,
Dao động vì vẫn còn đây Tứ, Tầm. 
 
          Khi Tỷ Kheo hành thâm, chứng, trú    
Đệ Nhị Thiền đầy đủ. Tuy nhiên  
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 422
 
              Tình trạng dao động liên miên :
       Chính do ‘hỷ lạc’ chưa liền diệt đi.
 
          Ưu-Đà-Di ! Tỷ Kheo chứng, trú
          Tam Thiền đủ, dao động còn đây.
              Chính do ‘xả lạc’ điều này
       Tình trạng dao động do vầy kéo theo.
 
          Vị Tỷ Kheo xả lạc, xả khổ
          Chứng và trú vào chỗ Tứ Thiền
              Thiền này chính thật vui yên
       Không có dao động, an nhiên tu trì.
 
          Ưu-Đà-Di ! Chứng Thiền thứ Nhất 
Ta nói : ‘Thật chưa hoàn toàn đâu !
Hãy từ bỏ, vượt qua mau’.
       Vị ấy cần vượt qua mau cái gì ?
 
          Ưu-Đà-Di ! Nhị Thiền chứng, trú
         ‘Cũng chưa đủ, chưa hoàn toàn đâu !      
              Hãy từ bỏ, hãy vượt mau’.
 
       Tam Thiền chứng, trú – chưa sao hoàn toàn.
          Đệ Tứ Thiền chứng, an trú đấy,
          Nhưng như vậy chưa hoàn toàn đâu !
Hãy từ bỏ, vượt qua mau.
       Vị ấy cần vượt qua mau cái gì ?
 
          Ưu-Đà-Di ! Vượt mọi Sắc-tưởng     
          Chướng-ngại-tưởng mọi thứ diệt mau,
Không tác ý dị tưởng nào,
       Tỷ Kheo này nghĩ nhằm vào Hư không
          Là vô biên, chứng xong, an trú
          Vào Không Vô Biên Xứ an hòa
Đây là điều phải vượt qua.     
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 423
 
       Ta nói : ‘ Thiền ấy chưa là mục tiêu,
          Chưa hoàn toàn, kiếm điều dứt nó.
 
          Tỷ Kheo đó vượt mọi Hư Không    
Vô Biên Xứ, rồi nhủ lòng :     
      ‘Thức vô biên’, chứng, trú trong nơi này.
          Thức Vô Biên Xứ đây cần vượt,
          Nên Thiền này chưa được hoàn toàn.
 
              Tỷ Kheo tiếp tục vượt sang   
       Nghĩ : ‘Không có vật gì’ ràng buộc đâu,
          Chứng, trú vào Vô Sở Hữu Xứ.
          Đây là điều phải tự vượt qua,
             ‘Chưa hoàn toàn’, Ta nói ra
      ‘Hãy từ bỏ’, ‘Hãy vượt qua’ nơi này.   
Rồi vượt ngay Vô-sở-hữu Xứ.
          Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ đây
Tỷ Kheo chứng và trú ngay.
      Nhưng vị ấy phải điều này vượt qua.
         ‘Chưa hoàn toàn’ ! Lời Ta nói đó
         ‘Hãy từ bỏ’, ‘Hãy vượt qua đi’.
              Ở đây, này Ưu-Đà-Di !
       Vị ấy cần vượt qua đi cái gì ?
 
          Tỷ Kheo phải tức thì vượt khỏi 
          Mọi Tưởng-xứ Phi-tưởng-phi-phi,
              Chứng, trú Diệt Thọ Tưởng ni
       Đây là điều phải cấp kỳ vượt ngay.
 
          Ưu-Đà-Di ! Định này đích thị             
          Ta nói kỹ sự diệt tức thì
Tưởng-xứ Phi-tưởng-phi-phi.
       Này U-Đa-Dí ! Ông thì thấy chăng ?
          Kiết sử gì nhỏ hay lớn thiệt,    
Trung Bộ (T. 2)  Kinh 66 : VÍ DỤ CON CHIM CÁY *MLH – 424
 
          Ta chưa nói sự diệt trừ đi ,
              Hiểu thế nào, Ưu-Đà-Di ?”.
 
 – “ Thưa không, bạch Chánh Biến Tri Phật Đà ! ”.
 
          Nghe Thế Tôn từ hòa thuyết giảng
          Pháp viên mãn, cao thượng, diệu vi,
              Vị Tôn-giả U-Đa-Di
Hoan hỷ tín thọ, khắc ghi lời Ngài ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
 
 
*  
*   *
 
 
 
 
 
(  Chấm dứt  Kinh số 66 :  VÍ  DỤ CON CHIM CÁY
                   –   LATUKIKOPAMA   Sutta   ) 
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 6485)
Mỗi bài viết, bài thơ đều là Pháp Do ta nhìn bằng đôi mắt Phật duyên Đẹp biết bao dù gặp cảnh nghịch phiền Ta vẫn thấy lòng mình không lay động.
29/08/2019(Xem: 6141)
Vô lượng kiếp đã vài lần trở lại Mái nhà xưa lớp lớp phủ hồng trần Đường về đã mọc đầy hoa cỏ dại Bầy thú hoang đã chiếm lĩnh hợp quần
29/08/2019(Xem: 7807)
Chiều Bên Sông Ni Liên Chiều tàn chiếc quạ bay về núi Bỏ lại hư vô tiếng gọi bầy, Ngọn lá khô vàng rơi trên lối Ngơ ngẩn hồn ai mộng giữa ngày.
28/08/2019(Xem: 8097)
Theo ta Một cái góc ngồi Nhập dòng thực ảo Lánh đời dối gian Sớm chiều lòng mở rộng toang Ngón già gõ phím Xuống hàng
28/08/2019(Xem: 8167)
Cuối tháng bảy....vía Địa Tang Vương Bồ tát, Giáo chủ U Minh nguyện cứu độ chúng sinh. Cửu Hoa Sơn nơi thể hiện ...tâm linh " Không thành Phật Quả ......địa ngục chưa trống "
28/08/2019(Xem: 18800)
Bác Đào Văn Bình vừa gởi cho con một bài nhạc Phật mà bác đã sáng tác từ trong Trại Tù Hà Tây (Bắc Việt). Trước tấm chân tình đó, con viết lên bài thơ: Tịnh Độ Nằm Ở Trong Ta xin kính tặng bác và luôn xem bác như là một thiện tri thức trên con đường tu tập. Con: TT Tịnh Độ chẳng phải đâu xa Tâm ta thanh tịnh thấy ra rõ ràng Dù trong tù ngục bất an Vẫn không nhuốm bụi trần gian não phiền
27/08/2019(Xem: 10445)
Làm thế nào để hình dung về Phạm Công Thiện? Một lần tôi đã tự hỏi mình như thế. Và ngay lập tức trước mắt tôi hiện ra một cặp kính cận dày cộm và chòm tóc trắng phất phơ… Có lẽ, nếu vẽ vài nét trên giấy kiểu tốc hoạ thì thế như dường là đủ. Không, chưa đủ. Vậy thì nghe thêm giọng nói Nam bộ đặc biệt của anh. Hay là thêm khuôn mặt tròn, và đôi mắt thơ ngây…
27/08/2019(Xem: 10712)
Tôi đến thăm nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ, người vừa ra mắt tập thơ thứ 13, “Âm Tuyết Đỏ Thời Gian,” hôm 24 tháng 8 năm 2019, tại một quán cà phê trong vùng Little Saigon. Trông anh gầy đi sau nhiều lần giải phẫu tim và phải nằm tại viện điều dưỡng để được chăm sóc sức khỏe chu đáo hơn. Nhưng nụ cười trên môi anh vẫn không hề suy suyển dù đôi mắt ngày càng ẩn kín sâu hơn trong cặp kính dày cộm. Cầm tập thơ mới tinh còn nóng hổi mà anh tặng, đang nhìn chầm chập vào hình b
26/08/2019(Xem: 6826)
Đường trần vạn lối ta đi. Bền tâm vững trí chẳng gì ngại lo. Tâm không vạn vật thanh nhàn, Bước chân an lạc thắm tràng hư không. Thấy thì ta rõ tận lòng, Tâm ta là Phật sáng trong cõi trần.
25/08/2019(Xem: 6393)
Duyên trần thúc đẩy đến nơi này, Khổ luỵ sầu đau cứ mãi quay Lận đận bơ vơ bao mộng mị Lênh đênh lạc lõng bấy mơ lay
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]