Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

64. Đại Kinh Malunkyà

19/05/202010:28(Xem: 9566)
64. Đại Kinh Malunkyà

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



64. Đại Kinh MÀLUNKYÀ
( Mahà Màlunkyà sutta )
 
Như vậy, tôi nghe :
 
          Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ 
          An trú tại Xá-Vệ thành này
              Sa-Vát-Thí  cũng là đây
       Chê-Ta-Va-Ná  hôm mai tịnh, hòa
          Còn có tên Chê-Ta-Va-Ná
          Khu vườn do Trưởng giả tên là
              A-Na-Thá-Pin-Đi-Ka
       Tức Cấp-Cô-Độc, thuần hòa tín gia
          Mua lại từ Kỳ Đà thái tử
          Để cúng dường Điều Ngự Thế Tôn
              Cùng với Tăng đoàn Sa-môn
       Có nơi hoằng hóa pháp môn nhiệm huyền.
          Lúc bấy giờ Phật liền cho gọi
          Chúng Tỷ Kheo câu hội đủ đều
              Phật gọi : “ Này các Tỷ Kheo ! ”
       Chúng Tăng cung kính vâng theo lời Ngài.
 
    T – “ Các Tỷ Kheo ! Lâu nay có giữ
Năm hạ phần kiết sử(1)  thọ trì
              Do Ta giảng dạy nhiều khi ?
 
       Được nghe hỏi vậy, một vì xuất gia
    ___________________________
 
    (1) :  Năm hạ phần  Kiết Sử :  
   a) Thân kiến ( Sakkàya-ditthi ).     b) Hoài nghi  ( Vicikicchà ).              
   c) Giới cấm thủ ( Sìlabata-pàràmàsa ) .           d) Tham Dục         
                           ( Kàma-ràga  ).  e) Sân hận ( Vyàpàda ) . 
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  376
 
          Tôn-giả Ma-Lun-Da-Pút-Tá
          Thưa Phật rằng con đã thọ trì.
 
        – “ Ma-Lun-Dá ! Về năm chi
       Hạ phần kiết sử thọ trì ra sao ? ”.
    – “ Bạch Thế Tôn ! Trước sau tín thọ
          Con hành trì theo đó năm điều
              Hạ phần kiết sử sớm chiều
       Thế Tôn đã dạy chúng nhiều hiểm nguy
          Là thân kiến, hoài nghi tích tụ
Giới cấm thủ, tham dụcsân ”.  
 
       – “ Ma-Lun-Dá ! Hãy tỏ phân
       Vì ai hay có nguyên nhân là gì
          Ông thọ trì năm phần kiết sử
          Đã do Ta tuần tự giảng ra ?
              Này Ma-Lun-Dá-Pút-Ta !
       Có phải ông đã trải qua có lần
          Bị đạo nhân ngoại đạo cật vấn
          Với thí dụ được dẫn ra đây
              Về đứa con nít thơ ngây
       Khi ngủ, đứa con nít đây làm bằng :
          Nó không có tự thân diễn biến
          Đâu có thể thân kiến khởi lên ?
              Nhưng mà thân kiến tùy-miên
       Thật sự trong nó sống riêng tiềm tàng.
          Nếu đứa bé khi đang nằm ngửa
          Không cất chứa các pháp nào, thì
              Từ đâu có thể khởi nghi ?
       Ẩn trong nó, tùy-miên nghi ngờ này.
          Nếu như đứa bé đây nằm ngửa
          Không có giới, thì đứa bé đây                
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  377
 
              Từ đâu có thể khởi ngay
Giới-cấm-thủ trong giới này. Tuy nhiên
          Giới-cấm-thủ tùy-miên vẫn có
 Sống tiềm tàng trong nó sâu xa.    
              Này Ma-Lun-Dá Pút-Ta !
       Nếu đứa con nít ê a đang nằm
          Không có những dục tham ; như thế
          Đâu có thể khởi dục tham lên,
              Nhưng lòng dục-tham tùy-miên
       Vẫn tiềm tàng sống sát liền nó thôi !
          Nếu đứa bé đang chơi, nằm đó
          Thì không có các loải hữu tình
              Từ đâu có thể phát sinh
       Lòng sân với các hữu tình gần xa,
          Sân tùy-miên thực ra vẫn có
 Sống tiềm tàng trong nó sâu xa.  
              Này Ma-Lun-Dá Pút-Ta !
       Có phải ông đã trải qua có lần
          Bị đạo nhân ngoại đạo cật vấn
          Với ví dụ được dẫn trên đây ? ”.
 
              Nghe Thế Tôn nói như vầy
       A-Nan Tôn-giả bạch ngay Phật Đà :
 
    – “ Bạch Thế Tôn ! Thật là viên mãn
          Đã đến thời, xin giảng pháp chân
              Về kiết sử năm hạ phần
       Sau khi nghe giảng, Chư Tăng thọ trì ”.
 
    – “ A-Nan-Đa ! Vậy thì nghe kỹ
          Khéo tác ý, Ta sẽ trình bày ”.
 
        – “ Bạch Phật ! Xin vâng lời Ngài ”.
A-Nan Tôn-giả đáp ngay lời Thầy.
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  378
 
          Đức Thế Tôn pháp này thuyết giảng
          Năm kiết sử  viên mãn, toàn chu :
 
        – “ A-Nan-Đa ! Kẻ phàm phu
       Ít nghe, không thấy phạm trù Thánh Nhân (1)
          Không thuần thục pháp phần bậc Thánh
          Không tu tập pháp Thánh chánh chân.
              Không được thấy các Chân Nhân  (1)
       Không thuần thục pháp Chân-nhân các phần,
          Không tu tập Chân-nhân các pháp
          Sống với tâm bị các trược phiền
              Bởi thân kiến ; chi phối liền
       Cũng bởi thân kiến, liên miên mọi thì
          Không như thật tuệ tri về chuyện
  Sự xuất ly thân kiến khởi lên.
              Thân kiến kiên cố vị trên
       Không được nhiếp phục, trở nên một phần
 Là hạ phần kiết sử : Thân kiến.
 
          Vị ấy hiện đang sống với tâm
              Bị nghi-hoặc triền phược thầm,
       Bị nghi-hoặc chi phối tâm mọi thì.
          Không như thật tuệ tri vững chắc
          Sự xuất ly nghi-hoặc khởi lên,
              Nghi-hoặc kiên cố vị trên
       Không được nhiếp phục, trở nên một phần
 Là hạ phần kiết sử : Nghi-hoặc.   
 
          Cũng như vậy, các mặt khác sinh :   
              Vị ấy sống với tâm mình
       Bị giới cấm thủ, tận tình dục tham ,
   _____________________________
 
   (1) :  Xem chú thích ở Kinh số 1 : “Pháp Môn Căn Bản”  .
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  379
 
          Bị sân làm đảo điên lạc lối,
Bị triền phược chi phối mọi thì.
              Y không như thật tuệ tri
       Để khởi lên sự xuất ly, bao hàm
          Giới cấm thủ, dục tham, sân nộ,
          Ba điều ấy kiên cố chẳng lay
              Và không được nhiếp phục ngay,
  Ba hạ phần kiết sử này xảy ra.
 
          A-Nan-Đa ! Vị Thánh đệ tử 
Đa văn, tự yết kiến Thánh nhân,
              Thuần thục pháp bậc Thánh nhân.
       Đến yết kiến bậc Chân nhân các ngài,
          Pháp các ngài Chân nhân tuân thủ
          Tu tập đủ pháp Thánh & Chân nhân.
              Sống với tâm không bị phần
       Thân kiến, nghi hoặc hay phần dục tham,
          Giới cấm thủ , sân… làm triền phược,
          Bị chi phối, nên được tuệ tri
              Như thật về sự xuất ly
       Hạ phần kiết sử năm chi khởi liền.
          Năm kiết sử tùy miên đoạn diệt  
    Khi vị ấy mãi miết tinh cần.
 
              A-Nan-Đa ! Phải hiểu rằng
       Đường nào khéo diệt năm phần trói trăn
          Năm hạ phần kiết sử như vậy ?
          Nếu không hành đường ấy cố cần,
              Nhưng năm kiết sử hạ phần
       Được biết, thấy rõ, hay năng đoạn trừ
          Sự tình như nói trên, không thể
    Không xảy ra bất kể thế nào.   
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  380
 
              A-Nan ! Ví dụ như sau :
       Với một cây lớn thẳng cao dãi dầu,
          Một người muốn đẽo vào trong lõi
          Không đẽo loại dần vỏ, giác cây,
      Không thể xảy ra việc này.
 
       Còn lộ trình dẫn thẳng ngay, đưa dần 
          Đến đoạn trừ năm phần kiết sử,
          Nếu thực sự đường ấy thực hành
              Thời năm kiết sử hạ phần
       Sẽ được biết, thấy rõ rành khoan thư,
          Hay sẽ được đoạn trừ, như vậy
    Sự tình ấy chắc chắn xảy ra.
 
              Cũng như, này A-Nan-Đa !    
       Với cây lớn ở rừng già thẳng cao
          Nếu người ấy đẽo vào lớp vỏ
          Rồi sau đó đẽo lớp giác cây
       Thời sẽ đẽo được lõi cây.
Chắc chắn có sự tình này xảy ra.
 
          A-Nan-Đa ! Ví như đề cập
          Bờ sông Hằng nước ngập đầy tràn
              Quạ trên bờ uống dễ dàng,
       Một người ốm yếu thuận đàng đến đây
          Y suy nghĩ : ‘Sông này rộng thật !
          Ta sẽ bơi ngang tắt sông Hằng
              Với tay, ta sẽ tự thân
       Lội qua an ổn sang phần bờ bên’.
          Nhưng người trên không thể bơi được
          Ngang dòng nước rộng lớn sông Hằng.
              Cũng như vậy, này A-Nan !
       Bất cứ ai chưa sẵn sàng tâm tư
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  381
 
          Được giảng pháp đoạn trừ thân kiến
          Nếu tâm hiện không thích thú gì
              Không vui, không định tĩnh chi
       Không có giải thoát ; vậy thì cần xem
          Người ấy đem so người ốm yếu
 Không tự hiểu sức mình khó bơi.
 
              Ví dụ khác, có một người
       Là lực sĩ muốn qua nơi sông Hằng
          Y nghĩ rằng : ‘Ta sẽ bơi lội
          Ngang sông Hằng qua tới bờ bên
              Một cách an toàn, tự nhiên’.
       Người ấy quả thật làm liền điều đây.
          A-Nan ! Bất cứ ai thực hiện
          Giảng pháp để thân kiến đoạn trừ,
              Nếu tâm vị ấy khoan thư
       Thích thú, định tĩnh, an như, dễ dàng,
          Có giải thoát, hân hoan như vậy
     Thời vị ấy sánh lực sĩ này.
 
              A-Nan ! Thế nào ở đây
       Là con đường đưa đến ngay chẳng lầm
          Đoạn trừ năm hạ phần kiết sử ?
          A-Nan ! Tự Tỷ Kheo lánh xa
              U-Pa-Đi-Vi-Vê-Ka
     ( Các sanh y ). Cũng trải qua diệt trừ
          Bất thiện pháp do từ ý định
          Làm an tịnh thân thô ác đây
             Một cách toàn diện, hành ngay
       Ly bất thiện pháp, ly rày dục tham,
          Chứng, trú tâm vào Thiền thứ Nhất
          Trạng thái rất hỷ lạc âm thầm   
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  382
 
              Ly dục sanh & có tứ, tầm,
       Chánh quán Sắc pháp mọi phần trải qua,
          Thọ, Tưởng, Hành cùng là Thức pháp
          Đều vô thường, khổ khắc lênh đênh
              Như bệnh, cục bướu, mũi tên,
       Như điều bất hạnh, như bên địch thù,
          Như bệnh chết hoặc như phá hoại,
          Là ‘không’, lại ‘vô ngã’ như vầy.
 
              Vị này giải thoát tâm ngay
       Khỏi các pháp ấy. Rồi nay tinh cần
          Tập trung tâm vào bất-tử-giới :
         ‘Tịch tịnh với vi diệu là đây,
              An chỉ tất cả hành này
     Sanh y tất cả từ rày xả ly.
          Sự ái diệt mọi thì, đoạn diệt,
          Sự vô tham, tịnh khiết, Niết-bàn’.
 
              Nếu đạt vững chắc trú an
       Vị này đạt đến dễ dàng mục tiêu
  Sự đoạn tận các điều lậu-hoặc.
          Nếu không diệt lậu-hoặc vô minh
              Thời do Tham pháp linh tinh
       Và do Hỷ pháp của mình là nhân.
          Do đoạn tận năm phần kiết sử 
          Vị ấy tự hóa sanh, Niết-bàn,
     Đời này không trở lui sang.
       A-Nan ! Đây chính con đàng chân như
          Đưa đến sự đoạn trừ tuần tự
   Năm hạ phần kiết sử trải qua.
 
              Lại nữa, này A-Nan-Đa ! 
       Vị Tỷ Kheo diệt tầm và tứ đây
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  383
 
          Chứng, trú ngay Nhị Thiền tự tại
          Một trạng thái hỷ lạc, định sanh
              Ly hỷ trú xả, nhất tâm
       Chánh niệm tỉnh giác, thì thân cảm liền
          Sự lạc thọ, thánh hiền gọi đủ
          Là ‘xả niệm lạc trú’ tâm chuyên
      Chứng và an trú Tam Thiền.
       Như vậy vị ấy an nhiên chứng liền
 Vào Sơ, Nhị, Tam Thiền các mục.
          Vị hành giả tiếp tục định thiền
             Xả lạc, xả khổ ; tâm yên
       Diệt hỷ, ưu, cảm thọ – liền trước đây
          Chứng và trú vào Thiền Đệ Tứ
          Không khổ, lạc ; không giữ niệm nào.
 
             A-Nan ! Tỷ Kheo thanh cao
       Vượt mọi Sắc tưởng cho dầu bao nhiêu,
          Chướng-ngại-tưởng mọi điều diệt kỹ
          Không tác ý với dị-tưởng liền,
              Nghĩ : ‘Hư không là vô biên’
       Chứng, trú Hư Không Vô Biên Xứ này.
 
          Rồi vượt ngay Không Vô Biên Xứ
          Suy nghĩ sự ‘Thức là vô biên’
     Chứng, trú Xứ Thức Vô Biên.
 
       Vượt lên mọi Thức vô biên Xứ này,
          Nghĩ như vầy : ‘Không có gì cả’
          Chứng, trú Vô Sở Hữu Xứ ngay.
 
              Tư duy vị Tỷ Kheo này
       Chánh quán Sắc pháp mọi phần trải qua,
          Thọ, Tưởng, Hành cùng là Thức pháp
          Đều vô thường, khổ khắc lênh đênh
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  384
 
              Như bệnh, cục bướu, mũi tên,
       Như điều bất hạnh, như bên địch thù,
          Như bệnh chết hoặc như phá hoại,
          Là ‘không’, lại ‘vô ngã’ như vầy.
 
              Vị này giải thoát tâm ngay
       Khỏi các pháp ấy. Rồi nay tinh cần
          Tập trung tâm vào bất-tử-giới :
         ‘Tịch tịnh với vi diệu là đây,
              An chỉ tất cả hành này
     Sanh y tất cả từ rày xả ly.
          Sự ái diệt mọi thì, đoạn diệt,
          Sự vô tham, tịnh khiết, Niết-bàn’.
 
              Nếu đạt vững chắc trú an
       Vị này đạt đến dễ dàng mục tiêu
  Sự đoạn tận các điều lậu-hoặc.
          Nếu không diệt lậu-hoặc vô minh
              Thời do Tham pháp linh tinh
       Và do Hỷ pháp của mình là nhân.
          Do đoạn tận năm phần kiết sử 
          Vị ấy tự hóa sanh, Niết-bàn,
     Đời này không trở lui sang.
       A-Nan ! Đây chính con đàng chân như
          Đưa đến sự đoạn trừ tuần tự
   Năm hạ phần kiết sử trải qua ”.
 
        – “ Bạch Thế Tôn ! Nếu đây là  
       Con đường đưa đến diệt mà tuyệt căn
          Tất cả năm hạ phần kiết sử
          Thời như vậy, do sự hành trì
               Một số Tỷ Kheo các vì                    
       Tâm-giải-thoát họ tức thì chứng ngay ?       
Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 64 :   MALUNKYA     * MLH –  385
 
          Hay chứng ngay vào Tuệ-giải-thoát ? ”.
 
    – “ A-Nan ! Do sai khác nhằm vào
              Do căn tánh họ khác nhau
     ( Sự chứng giải thoát không sao tương đồng ) ”.
          Được nghe từ Thế Tôn Điều Ngự       
          Năm hạ phần kiết sử giảng ra
              A-Nan cùng khắp Tăng-Già
       Hoan hỷ tín thọ Phật Đà kim ngôn ./-
 
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  (3L )
 
*   *   *
 
(  Chấm dứt  Kinh số 64  :  Đại Kinh  MÀLUNKYÀ
–  MAHÀ MÀLUNKYA   Sutta  )
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/10/2016(Xem: 7166)
Rồi một ngày sẽ đến Thân xác này rã tan Đất trở về với đất Còn chi nữa mà tham.
07/10/2016(Xem: 9788)
Chùm Tứ Cú Lục Bát có Nụ Cười hưởng ứng. Chào ngày mới Chào nhau ngày mới nắng vàng Từng tia hi vọng ấm tràn ước mơ Chào nhau ngày mới bài thơ Tiễn ngày qua đã trống trơ tiếng cười.
07/10/2016(Xem: 11062)
Vào Thu đọc thơ Nguyễn Du: Hai bài thơ mang tên Thăng Long của Nguyễn Du Một phần nghiên cứu dịch văn bản thơ chữ Hán Nguyễn Du qua bài Thăng Long 昇龍 [1] Tản mạn nhận diện Quốc hiệu Việt Nam trong ý thơ của bài thơ Thăng Long Khái niệm lịch sử của Thăng Long Thăng Long, là kinh thành - kinh đô của đất nước Đại Việt, từ vương triều Lý , (gọi là nhà Lý hoặc Lý triều, 1009-1225) cho đến triều đại nhà Lê Trung Hưng (1533-1789), tổng cộng 564 năm[2]. Thăng Long cũng được hiểu và được biết đến trong lịch sử vốn là địa danh tên cũ của Hà Nội hiện nay. Thăng Long nghĩa là “rồng bay lên” theo nghĩa Hán-Việt, hay 昇隆[4] nghĩa là “thịnh vượng”. Từ Thăng Long: “昇隆” là từ đồng âm với tên “昇龍: Thăng Long”, nhưng mang nghĩa khác với “昇龍”.
07/10/2016(Xem: 7808)
Hoàng cung cảnh đẹp vô cùng- Hoa thơm, cỏ lạ một vùng tươi xinh- Có hòn non bộ hữu tình- Có hồ bán nguyệt in hình trời mây
07/10/2016(Xem: 7348)
Anh chàng Đại Lãng thuở xưa- Có tài đô vật rất ư tuyệt vời- Lại thêm sức mạnh hơn người,- Khi trong nội bộ ngay nơi viện nhà
07/10/2016(Xem: 7513)
Mười tám năm - Hoa Vô Ưu - Vườn xưa lấp lánh cánh hoa tâm - Mười tám năm Kẻ còn người mất - Hương Vô Ưu - Thơm ngát cõi vô thường
06/10/2016(Xem: 7092)
Cái chết từ từ sẽ đến Lo chi cho lắm cực thân Thảnh thơi nhẫn tu mà sống Có gì ta phải rối răm .
03/10/2016(Xem: 9670)
Ta đứng giữa rừng thu hắt hiu Sợi thu vàng vọt rớt trong chiều Hoàng hôn phủ gót chân hoang dã Nghe nàng thu chết giữa cô liêu
03/10/2016(Xem: 7335)
Đời người trong hơi thở Ra vào từng phút giây Thở ra mà không lại Là vĩnh biệt từ đây .
01/10/2016(Xem: 7370)
Ngồi thuyền Bát Nhã ngắm trăng Bát cơm Hương Tích trăm năm vẫn về Tào Khê trà uống bên lề Lăng Già sáng tỏ tứ bề không gian
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]