Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Đại Kinh Đoạn Tận Ái

19/05/202010:18(Xem: 10222)
38. Đại Kinh Đoạn Tận Ái

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập II
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



38. Đại Kinh ĐOẠN TẬN ÁI

( Mahàtanhàsankhaya sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời, đức Thế Tôn Thiện Thệ

          Trú tại thành Xá-Vệ an hòa

              Tinh Xá Chê-Tá-Vá-Na (1)

       Do Cấp-Cô-Độc tín gia cúng dường.

 

          Lúc ấy, thường khởi tâm quái dị

          Vị Tỷ Kheo Sa-Tí ( xuất thân

              Con người đánh cá ) này hằng

       Khởi ác-tà-kiến, nói rằng theo ông

          Đã hiểu pháp Thế Tôn giảng thuyết

          Thì Thức này luân chuyển, ruổi dong

              Thế nhưng đổi khác thì không ”.

 

       Số đông Phích-Khú họ đồng nghe qua :

          Vị Tỷ Kheo tên là Sa-Tí 

    ____________________________________

 

  ( 1) : Jetavanavihàra :Kỳ Viên hay Kỳ Hoàn Tinh Xá , do

 Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc (Anathapindika – tên thật là SUDATTA 

-Tu-Đạt-Đa ) mua lại từ khu vườn của Thái Tử Kỳ Đà ( Jeta ) gần

 Thành Xá Vệ (Savatthi ) dâng choĐức Phật .Tại đây đức Phật đã

 nhập hạ nhiều lần và  nhiều Kinh quan trọng đã được Phật thuyết

ra tại đây .     Vì Trưởng Giả Cấp-Cô-Độc  đã dùng vàng lót trên

 mặt đấtđể mua cho được khu vườn theo lời thách của Thái Tử Kỳ

 Đà , nên chùa này còn được gọi là Bố Kim Tự ( chùa trải vàng ). 

Cảm phục tấm lòng nhiệt tâm vì đạo của Trưởng Giả , Thái Tử

 Jeta  hoan hỷ cúng toàn bộ cây trái trong vườn đến Phật và Tăng 

Chúng, nên ngôi chùa thường được gọi với danh xưng : Kỳ Thọ

Cấp Cô Độc Viên ( vườn Cấp-Cô-Độc , cây Kỳ-Đà ). 

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   014

 

          Khởi tà kiến quái dị như vầy.

              Các vị Phích-Khú (1) đến ngay

       Chỗ Sa-Tí Tỷ Kheo đây, hỏi rằng :

 

     – “ Này Sa-Tí ! (2) Phải chăng Hiền-giả 

          Ác-tà-kiến ông đã khởi ra :

             ‘Theo tôi hiểu pháp Phật Đà

       Ngài đã thuyết giảng : Thức là ruổi dong

         Thường luân chuyển, nhưng không đổi khác’ ”.

 

   – “ Thưa Chư Hiền ! Quả thật đúng là

              Tôi hiểu pháp của Phật Đà

       Như Chư Hiền đã nói ra vừa rồi ”.

 

    – “ Hiền-giả ! Chớ dùng lời xuyên tạc       

          Điều thuyết giảng của bậc Thế Tôn       

              Nếu ác-tà-kiến bảo tồn

       Là điều không tốt, mãi còn danh nhơ !

          Thế Tôn không bao giờ nói vậy

          Ngài đã dạy nhiều cách trải qua

              Nói Thức do ‘duyên’ khởi ra

       Thức không hiện khởi nếu mà không ‘duyên ”.    

 

          Các Tỷ Kheo luân phiên lý luận

          Và nạn vấn Tỷ Kheo Sa-Ti

              Nhưng vị Tỷ Kheo Sa-Ti

       Cứng đầu, tà kiến chấp trì khư khư :

 

    – “ Thật sự vậy, này chư Hiền-giả !

          Đúng như là tôi đã nói ra :  

             ‘Theo tôi hiểu pháp Phật Đà 

    ____________________________________

 

( ) :  Bhikkhu , âm là Tỳ-Khưu hay Tỷ Kheo, nghĩa là Khất-sĩ.

(2) : Sati , con của người đánh cá , xuất gia làm một  Tỷ Kheo.

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   015

 

       Ngài đã thuyết giảng : Thức là ruổi dong

         Thường luân chuyển, nhưng không đổi khác ”.

\

          Rốt cuộc, các Phích-Khú cùng đi

              Không thể làm cho Sa-Ti

     ( Con người đánh cá )  trừ đi kiến tà

          Nên các vị liền qua tịnh thất

          Của Đức Phật, đảnh lễ Như Lai

              Rồi cùng ngồi xuống bên Ngài

      Các vị Phích-Khú vào ngay vấn đề :

 

     – “ Bạch Thế Tôn ! Nói về một vị

          Là Tỷ Kheo Sa-Tí – xuất thân

              Con người đánh cá – này hằng 

       Khởi ác-tà-kiến, nói rằng ‘theo ông

          Đã hiểu pháp Thế Tôn giảng thuyết

          Thì Thức này luân chuyển, ruổi dong

              Thế nhưng đổi khác thì không’.

       Tăng Chúng nhiều vị cũng đồng nghe qua.

          Nghe như vậy về tà kiến ấy

          Chúng con đã đến đấy tức thì

              Nói với Tỷ Kheo Sa-Ti :

     ‘ Chớ xuyên tạc Phật, bất nghì, danh nhơ !

          Thế Tôn không bao giờ nói vậy

          Ngài đã dạy nhiều cách trải qua

              Nói Thức do ‘duyên’ khởi ra

       Thức không hiện khởi nếu mà không ‘duyên’.    

          Dù chúng con luân phiên lý luận

          Và nạn vấn Tỷ Kheo Sa-Ti

              Nhưng vị Tỷ Kheo Sa-Ti

       Cứng đầu, tà kiến chấp trì khư khư.

          Bạch Thế Tôn ! Chính từ chuyện thế

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   016

 

          Bởi chúng con không thể đổi thay

              Ác tà kiến của vị này

       Nên chúng con đến trình bày chuyện trên ”.

 

          Đức Thế Tôn liền lên tiếng gọi

          Một Tỷ Kheo và nói ôn hòa :

– “ Này Tỷ Kheo ! Nhân danh Ta

       Hãy đi đến vị tên là Sa-Ti

          Bảo với y Đạo Sư cần gặp ”.

 

          Tỷ Kheo ấy đi gấp, gặp y

              Bảo rằng : “Hiền-giả Sa-Ti !

       Đạo Sư cho gọi Sư đi gặp Ngài ”.

 

          Tỷ Kheo Sa-Ti này nghe thế  

          Liền đi đến, đảnh lễ Phật Đà

              Ngồi xuống một bên, không xa

       Thế Tôn liền hỏi : “Ông Sa-Ti này !

          Có thật chăng ông đây đã khởi

          Ác tà kiến, nói với gần xa : 

             ‘Theo tôi hiểu pháp Phật Đà

       Ngài đã thuyết giảng : Thức là ruổi dong

         Thường luân chuyển, nhưng không đổi khác ”.

 

    – “ Bạch Đại Giác ! Thật sự như vầy ”.

 

        – “ Sa-Tí ! Ra sao Thức này ? ”

 

 – “ Bạch đấng Thiện Thệ ! Con đây hiểu là

          Chính Thức ấy nói ra cảm thọ

          Và thọ lãnh chỗ đó, chỗ này

              Đưa đến có kết quả ngay

       Hành động thiện ác ; như vầy hiểu qua ”.

 

    – “ Ông thật là mê mờ, ngu dại !  

          Vì ai khiến ông lại hiểu là    

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   017

 

              Pháp Ta đã thuyết giảng ra

       Ông hiểu sai lạc, thật là ngu ngơ.

          Này kẻ quá mê mờ, tối dạ !

          Có phải chăng Ta đã nói là :

 

             ‘Chính Thức do duyên khởi ra

       Thức không hiện khởi nếu mà không duyên’.

 

          Ông không những đảo điên xuyên tạc

          Tự chấp thủ lầm lạc, vô minh,

              Ông còn tự phá hoại mình

       Tạo nhiều tổn đức, khiến mình tội nhơ.

          Này kẻ quá mê mờ, tăm tối !

          Như vậy sẽ đưa tới khổ đau

              Đưa đến bất hạnh dài lâu ”.

 

       Rồi Thế Tôn lại hướng vào Chư Tăng :       

    – “ Chúng Tăng ! Các ông hằng suy nghĩ

          Về chuyện của Sa-Tí ra sao ?

              Có thể khởi lên chút nào

       Một tia lửa sáng gì vào Pháp không ?

          Hay vào trong Luật này không vậy ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều ấy bó tay !

              Làm sao có thể có đây ?

       Không thể có được điều này đi theo ”.

 

          Được nghe vậy, Tỷ Kheo Sa-Tí   

          Trước đến giờ ông chỉ ngồi ngây

              Im lặng, xấu hổ, thẹn thay !

       Lo âu, câm miệng, rụt vai cúi đầu.

 

          Đức Thế Tôn nhìn vào sự kiện   

          Sa-Tí hiện hổ thẹn, rụt vai

              Bảo rằng : “ Kẻ mê mờ này !

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   018

 

       Người ta sẽ biết ông đây hành tà

          Qua chính ông ; Ác tà kiến đó

          Ở đây, Ta hỏi rõ Chúng Tăng :

         –  Hỡi này chư Tỷ Kheo Tăng !

       Có hiểu pháp của Ta hằng thuyết ra

          Giống như là Sa-Ti hiểu đó ?

          Không những nó xuyên tạc Như Lai

              Vì tự chấp thủ lầm sai

       Mà còn tổn đức, hại ngay chính mình ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Thật tình xin đáp

          Chúng con không hiểu pháp mê tà

              Hiểu rằng : Thức do ‘duyên’ ra

       Thức không hiện khởi nếu mà không ‘duyên’.

          Đức Thế Tôn đã tuyên thuyết đó

          Nhiều pháp môn nói rõ điều này ”.

 

        – “ Này các Tỷ Kheo ! Lành thay !

       Các ông đã hiểu đủ đầy pháp siêu

          Ta giảng thường nêu điều căn dặn :

         ‘Chúng Tăng phải nghiêm cẩn hiểu qua :

               Chính Thức do ‘duyên’ ra

       Thức không hiện khởi nếu mà không duyên’.

          Nhưng Sa-Tí vì thiên chấp bậy

          Nên nghĩ quấy, tự phát biểu là :   

             ‘Tôi hiểu pháp của Phật Đà

       Ngài đã thuyết giảng : Thức là ruổi dong

          Thường luân chuyển, nhưng không đổi khác’

          Thật lầm lạc, tổn đức tràn trề

              Đưa đến bất hạnh mọi bề

       Lâu dài đau khổ kẻ mê mờ này ”.

 

 *   *   *

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   019

 

 ( Duyên sanh Thức )

 

          Các Tỷ Kheo ! Như vầy hiểu rõ

          Do ‘duyên’ có mà Thức sinh lên

              Tùy theo duyên, Thức có tên :

       Do duyên mắt&các sắc trên sẵn dành

          Nên Thức sanh, có tên ‘nhãn thức’.

          Có ‘nhĩ thức’, do tiếngtai.

              Do các hươngmũi này

       Thức sanh, ‘tỷ thức’ có ngay tên liền.

          Rồi do duyên lưỡi và các vị

          Thức sanh, ‘thiệt thức’ chỉ tên ngay.

              Do duyên thân, các xúc này,

       Thức sanh, ‘thân thức’ như vầy có nên.

          Do duyên ý, dựa trên các pháp

          Thức sanh, ‘ý thức’ hạp tên này. 

 

              Này các Tỷ Kheo ! Ở đây

       Do duyên nào lửa sanh ngay tức thì ?

          Lửa có tên là tùy duyên vậy,

          Như khi thấy duyên củi, lửa sanh

              Đó là ‘lửa củi’ gọi rành.

       Duyên dăm bào khiến lửa sanh, gọi là

         ‘Lửa dăm bào’. Hoặc qua duyên cỏ

          Lửa sanh, gọi ‘lửa cỏ’ cho nhanh.

              Duyên phân bò khiến lửa sanh

      ‘Lửa phân bò’ đó tạo thành nên danh.

          Duyên trấu nên lửa sanh : ‘lửa trấu’.

          Duyên đống rác, nhiên hậu lửa sanh

              Gọi ‘lửa đống rác’ tên dành.

 

       Cũng vậy, này các tịnh lành Tỷ Kheo ! 

          Do duyên theo, Thức sanh như vậy

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   020

 

         Và Thức ấy, tên tùy ‘duyên’ cần

              Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý. thân,

       Sắc, tiếng, hương, vị, xúc phần pháp đây,

          Như Lai luôn trình bày như vậy,

          Đã chỉ dạy, nhiều cách trình bày.

 

( Các câu hỏi về sanh vật  )

 

              Này các Tỷ Kheo ! Ở đây

       Các ông thấy sinh vật này hay không ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Chúng con có thấy ”.

 

    – “ Và có thấy sự tác thành trong

              Sinh vật do món ăn không ? ”.

 

 – “ Bạch Thế Tôn ! Chúng con đồng thấy qua ”.

 

    – “ Các ông có thấy ra sự việc

          Do đoạn diệt các món ăn này

              Sinh vật cũng bị diệt ngay ? ”.

 

 – “ Thưa ! Chúng con cũng điều đây thấy rành ”.

 

     – “ Vì do dự nên sanh nghi-hoặc

          Có thể không có mặt sinh linh ? ”.

 

        – “ Có vậy, bạch Đấng Siêu Minh ! ”.

 

 – “ Vì sự do dự, mặc tình nghi nan,

          Sự tác thành món ăn nói đó

          Có thể có hay không ở đây ? ”.

 

        – “ Có vậy, bạch Đức Như Lai ! ”.  

 

 – “ Do dự, nghi-hoặc sinh ngay khi cần

          Do đoạn diệt món ăn như vậy

          Sinh vật ấy đoạn diệt hay không ? ”.

 

        – “ Có vậy, bạch Đức Thế Tôn ! ”. 

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   021

 

 – “ Nếu thấy như thật, tâm hồn chánh chân

          Với trí tuệ , nghi nan được diệt

          Sinh vật thiệt có thể vắng không ? ”.              

 

         – “ Có vậy, bạch Đức Thế Tôn ! ”.

 

 – “ Nếu như thật thấy trong vòng pháp siêu

          Sự nghi hoặc diệt tiêu tan tác

          Sự tác thành của các món ăn

              Có thể có mặt hay chăng ? ”.

 

 – “ Có vậy, bạch Đấng Giác Chân siêu trần ! ”.

 

    – “ Nếu như thật thấy bằng chánh trí

          Sự nghi hoặc này bị diệt phăng

              Do đoạn diệt các món ăn

       Sinh vật có bị diệt dần hay không ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Điều này Có vậy ”.

 

    – “ Sinh vật ấy có mặt, vậy thì

              Các ông không nghi-hoặc gì ? ”.

 

 – “ Có vậy, bạch Đấng Toàn Tri siêu trần ! ”.

 

    – “ Sự tác thành món ăn nói đó

          Ông không có nghi hoặc phải không ? ”.

 

        – “ Có vậy, bạch Đức Thế Tôn ! ”.

 

 – “ Do sự đoạn diệt không còn món ăn

          Sinh vật hằng có thể bị diệt,

          Các ông thiệt không có nghi đây ? ”.

 

       – “ Có vậy, bạch Đấng Như Lai ! ”.

 

 – “ Các Tỷ Kheo ! Sinh vật này có ra

          Có phải là các ông khéo thấy

          Nhờ nương lấy trí tuệ chánh chân ? ”.

 

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   022

 

      – “ Có vậy, bạch Đấng Giác Chân ! ”.

 

 – “ Sinh vật hiện hữu nhờ phần thức ăn

          Đã tác thành. Các ông khéo thấy

          Nhờ nương lấy trí tuệ sáng lòa ? ”.

 

        – “ Có vậy, bạch Đức Phật Đà ! ”.

 

 – “ Do đoạn diệt món ăn mà xảy ra

          Có thể là sinh vật bị diệt

          Các ông thiệt khéo thấy tỏ thông

              Nhờ chánh trí tuệ phải không ? ”.

 

 – “ Có vậy, bạch Đức Thế Tôn Trọn Lành ! ”.

 

    – “ Với trí tuệ tịnh thanh như vậy

          Được như vậy trong sáng thanh cao

              Nếu các ông chấp trước vào,

       Lấy làm hãnh diện, truy cầu, linh tinh

          Rồi xem là của mình, như thế

          Thì các ông có thể hiểu về

              Pháp được ví như chiếc bè

       Giảng dạy để vượt sông mê hiểm nghèo,

          Không phải để mang đeo nắm lấy ? ”.

 

    – “ Không phải là như vậy, bạch Ngài ! ”. 

 

        – “ Các Tỷ Kheo ! Nên hiểu ngay

       Đối với tri kiến đủ đầy tịnh thanh

          Được làm cho trong lành sáng tỏ

          Nếu không có sự chấp trước nào,

              Không hãnh diện, không truy cầu,

       Không xem là của mình, dầu ra sao  

          Có thể ông hiểu mau ví dụ

          Là của mình, ví dụ của mình

              Có thể ví dụ Pháp minh

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   023  

 

       Là chiếc bè để đưa mình qua sông

          Được giảng dạy để mong vượt bể

          Không phải để nắm lấy, chấp trì ? ”.

 

      – “ Có vậy, bạch Đấng Toàn Tri !

     ( Chúng con hiểu rõ những gì dạy răn ”).

 

( Thức ăn và duyên khởi )

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Thức ăn bốn thứ

          Giúp an trú các loại hữu tình

              Đã sanh, cho được an bình

       Hay phò trợ các hữu tình sẽ sanh.

          Thế nào bốn thức ăn như thế ?

 

Đoàn thực(1) thô hoặc tế đầu tiên,

              Thứ hai Xúc thực(1) làm duyên,

       Rồi Tư niệm thực(1) đi liền thứ ba,

          Tiếp theo đó, bốn là Thức thực(1).

 

          Các Tỷ Kheo ! Bốn thức ăn này

              Lấy gì làm nhân duyên đây ?

       Lấy gì làm tập khởi ngay khi cần ?

          Lấy gì làm nguyên nhân, sanh chúng ?

 

          Chúng sử dụng Ái làm nhân duyên

              Làm tập khởi, sanh chúng liền,

       Hoặc là lấy Ái làm nguyên nhân này.

    ___________________________

 

(1) : Bốn loại thức ăn : Chữ ‘Thực’ ở đây xin hiểu là ‘nguồn nuôi

   dưỡng’ cho dễ hiểu hơn :     

–  Đoàn-thực ( thô hay tế - Àlàra olàriko và sukhumo ) : Thức ăn

    là nguồn nuôi dưỡng cho thân thể ( sắc pháp ) .  

–  Xúc-thực (Phasso ): Cảm thọ là nguồn nuôi dưỡng cho sáu Xúc.

–  Tư-niệm-thực (Manosancetanà ) : Tam giới (3 cõi ) là nguồn

   nuôi dưỡng cho Tư-niệm .

– Thức-thực (Vinnanam ): Tái sinh là nguồn nuôi dưỡng cho Thức. 

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   024

 

          Rồi Ái đây lấy gì sử dụng  

          Làm tập khởi, sanh chúng, nhân duyên ?          

              Lấy gì làm nguyên nhân nên ?

 

       Lấy Thọ tập khởi, nhân duyên các phần

          Lấy Thọ làm nguyên nhân, sanh chúng.

         Rồi Thọ cũng lấy Xúc này liền

              Làm tập khởi, làm nhân duyên

       Xúc làm sanh chúng, làm tuyền nguyên nhân.

 

          Sáu Nhập làm nhân duyên cho Xúc

          Làm tập khởi, sanh chúng, nguyên nhân.

              Danh Sắc duyên Sáu Nhập trần

       Thức duyên Danh Sắc, mọi phần liên quan.

 

          Hành duyên Thức tiếp sang như vậy

          Vô Minh lại tiếp tục duyên Hành

              Vô minh làm tập khởi nhanh

       Cũng làm sanh chúng, làm thành nguyên nhân.

 

( Duyên theo chiều thuận )

 

          Các Tỷ Kheo ! Thuận phần tính tới

          Chính Vô Minh duyên với Hành đây

              Rồi Hành lại duyên Thức ngay

       Thức duyên Danh Sắc như vầy triền miên

          Danh Sắc này lại duyên Sáu Nhập   

          Tiếp, Sáu Nhập duyên Xúc đảo điên

              Rồi Xúc duyên Thọ chẳng riêng

       Thọ kia duyên Ái, Ái duyên Thủ liền

          Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh tới

          Sanh duyên với Già, chết, sầu, bi

              Khổ, ưu, não hiện hữu, thì

       Tập khởi khổ uẩn, danh tri đến liền.

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   025

 

( Duyên theo chiều nghịch )

 

          Trước đã nói : Sanh duyên Già, chết

        ( Do duyên Sanh – Già, chết khởi ra )

              Các ông ! Nghe Ta hỏi qua :

       Sanh duyên Già, chết dần dà phải không ?

          Hay nghĩa trong thế nào có khác ? ”.

 

    – “ Bạch Đại Giác ! Chúng con hiểu rằng :

              Sanh duyên Già, Chết thường hằng ”.

 

 – “ Như trước đã nói : ‘Hữu hằng duyên Sanh,

          Thủ duyên Hữu, Ái dành duyên Thủ,

          Thọ duyên Ái trong đủ mọi thì

              Xúc duyên Thọ, đến cấp kỳ

       Sáu Nhập duyên Xúc, sở tri rõ ràng

          Danh Sắc lại duyên sang Sáu Nhập,

          Thức duyên Danh Sắc gấp, quá trình

              Rồi Hành duyên Thức, đinh ninh

       Và trước đã nói : ‘Vô Minh duyên Hành’.

 

          Các Tỷ Kheo ! Tâm lành suy nghĩ

          Các điều trên nghĩa lý ở trong

              Lần lượt duyên nhau phải không ?

       Hay là nghĩa khác, hiểu thông thế nào ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Nói vào sự việc

          Chúng con hiểu chi tiết, đinh ninh :

              Chắc chắn là Hữu duyên Sinh

       Rồi Thủ duyên Hữu, quá trình vận xoay

          Ái duyên Thủ, Thọ này duyên Ái,

          Xúc duyên Thọ, như vậy tường tri

              Sáu Nhập duyên Xúc tức thì

       Danh Sắc duyên Sáu Nhập khi cần liền.

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   026

 

          Rồi tiếp đó, Thức duyên Danh Sắc,

          Hành có mặt, duyên Thức phát sinh,

              Rồi Thức duyên bởi Vô Minh

       Chúng con hiểu rõ, đinh ninh như vầy ”.

 

( Tóm lược về Duyên )

 

          Các Tỷ Kheo ! Các ông nói vậy

          Ta cũng nói như vậy chẳng sai :

             ‘Có kia do có cái này

       Cái kia sanh nên cái này cũng sanh’.

          Như Vô Minh duyên Hành lập tức  (*)

          Hành duyên Thức (*), Thức duyên Sắc Danh 

              Danh Sắc (*) duyên Sáu Nhập nhanh

       Sáu Nhập duyên Xúc (*), ngọn ngành hiểu qua.

          Xúc duyên Thọ, Thọ đà duyên Ái, (*)

          Ái duyên Thủ (*), nắm lấy giữ gìn

              Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sinh (*)

       Sinh duyên Già, chết (*), não kinh, khổ, sầu,

          Và ưu, bi … mau mau sanh khởi

          Như vậy, sự tập khởi có ngay

              Của toàn bộ khổ uẩn này.

    ( Này Tỷ Kheo Chúng ! Như vầy căn nguyên

          Chính Thập nhị nhân duyên sai sử

          Khiến chúng sinh sanh tử luân hồi ).

              Do Vô Minh đã diệt rồi

       Xả ly một cách thảnh thơi, hoàn toàn

     _____________________________

 

(*) : 12 nhân duyên : 1/ Vô minh (Avijjà ),  2/ Hành (Sankhàra ),

   3/ Thức (Vinnàna ),  4/ Danh Sắc (Nàma - Rùpa ), 5/ Lục nhập

   (Salàyatana ), 6/ Xúc (Phassa ), 7/ Thọ (Vedàna ), 8/ Ái (Tanhà ),

    9/ Thủ (Upàdàna ), 10/ Hữu (Bhava ), 11) Sanh (Jàti ), 12) Lão

     Tử (Jaràmarana ) .

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   027

 

( Diệt theo chiều thuận )

 

          Cho nên Hành dễ dàng bị diệt.

          Do Hành diệt, Thức diệt tiếp sau,

              Thức diệt, Danh Sắc diệt mau

       Danh Sắc diệt, Sáu Nhập nào còn đâu !

          Sáu Nhập diệt, theo sau Xúc diệt,

          Do Xúc diệt nên Thọ diệt ngay,

              Thọ diệt, Ái diệt chẳng sai,

       Do Ái diệt, Thủ ở đây diệt liền.

          Do Thủ diệt, đến phiên Hữu diệt

          Do Hữu diệt, Sanh diệt tức thì

              Do Sanh diệt, đưa tới chi ?

       Già, chết, khổ, não, ưu, bi … diệt cùng.

          Vậy nói chung là sự đoạn diệt

          Toàn bộ khổ uẩn – biết, thấy ngay.

 

( Diệt theo chiều nghịch )

 

               Như vậy, các Tỷ Kheo này !

       Như Ta trước đã điều đây nói rằng :

          Do Sanh diệt nên hằng đưa tới

          Sanh diệt khỏi, Già’ chết diệt nhanh.

              Do từ sự diệt của Sanh

       Nên Già, chết diệt đành rành phải không ?

          Hay thế nào nghĩa trong điều ấy ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Sanh ấy diệt ngay

              Nên Già, chết diệt như vầy.

       Theo chúng con hiểu nghĩa này tường tri ”.

 

    – “ Trước đã nói : ‘Do vì Hữu diệt

          Nên Sanh diệt, hiểu rõ ở đây.

              Thủ diệt nên Hữu diệt vầy

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   028

 

       Do Ái diệt, Thủ diệt ngay tức thì.

          Do Thọ diệt, Ái thì cũng diệt,

          Do Xúc diệt nên Thọ diệt đi.

              Do Sáu Nhập diệt, có chi ?

       Đưa đến Xúc diệt, liễu tri điều này.

          Do Danh Sắc diệt ngay như vậy

          Sáu Nhập ấy cũng diệt hiện tiền,

              Thức diệt, Danh Sắc diệt liền,

       Hành diệt – Thức diệt, tương liên như vầy.    

          Vô Minh diệt, Hành này cũng diệt.

 

          Các Tỷ Kheo ! Do diệt Vô Minh

              Có phải Hành diệt thật tình ?

       Hay có nghĩa khác thành hình ra sao ? ”.

 

    – “ Bạch Phật ! Chúng con mau hiểu rõ :

         ‘Vô Minh diệt, Hành đó diệt ngay’

              Đối với chúng con ở đây

       Hiểu : Vô Minh diệt, Hành này diệt theo ! ”.

 

( Tóm lược về Diệt )

 

          Các Tỷ Kheo ! Lành thay điều ấy !

          Các ông nói như vậy giống Ta :

             ‘Cái này không có, nên là

       Kia không có’, có này mà có kia

          Cái này diệt, cái kia cũng diệt’

          Như Vô Minh ấy diệt cấp kỳ

              Cho nên Hành bị diệt đi.

       Do Hành diệt nên Thức thì diệt ngay,

          Thức diệt, Danh Sắc này cũng diệt,

         Danh Sắc diệt, Lục Nhập diệt đồng.

             Sáu Nhập diệt, Xúc diệt xong,

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   029

 

       Xúc diệt nên Thọ diệt trong chu kỳ.

          Do Thọ diệt, Ái thì diệt tất,

          Do Ái diệt, Thủ ắt diệt mau,

              Thủ diệt, Hữu diệt tiếp sau

       Hữu diệt, Sanh diệt không lâu xa gì.

          Do Sanh diệt, tức thì Già, chết,

          Sầu, ưu, não diệt hết ở đây.

              Vậy là sự đoạn diệt ngay

       Toàn bộ khổ uẩn ; như vầy hiểu thông.

 

( Tri kiến về Ngã )

 

          Các Tỷ Kheo ! Các ông đã biết

          Đã thấy, cần phân biệt chẳng lơi

              Còn chạy theo quá khứ thời ?

       Có còn suy nghĩ ( xa vời viễn vông ) :

        ‘Thời quá khứ ta không có mặt ?

          Hay quá khứ có mặt ta sao ?

              Có mặt quá khứ thế nào ?

       Quá khứ hình vóc thế nào của ta ?

          Trước kia ta ra sao có mặt ?

          Thế nào ta có mặt thời qua ? ”.

 

       – “ Thưa không , bạch Đức Phật Đà !”.

 

 – “ Các ông thấy, biết gần xa như vầy

          Còn chạy theo vị lai thời đó

          Nghĩ : ‘Ta có ở vị lai không ?

              Vị lai không có ở trong ?

       Thế nào có mặt ở vòng vị lai ?

          Hình vóc thời vị lai sao vậy ?

          Trước khi ấy thì ta là gì ?

              Vị lai có mặt như chi ? ”.

 

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   030

 

 – “ Thưa không , bạch Chánh Biến Tri Phật Đà ! ”.

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Biết qua như vậy

          Thấy như vậy một cách đinh ninh

              Có nghi ngờ gì về mình

       Trong thời hiện tại cái nhìn ra sao ?

         ‘Ta có mặt thế nào hiện tại ?

          Không có mặt hiện tại hay sao ?

              Ta có mặt như thế nào ?   

       Có mặt, hình vóc ra sao điều này ?

          Hữu tình đây từ đâu mà đến ?

          Sau khi đến, nơi nào sẽ đi ? ”.

 

       – “ Bạch Phật ! Không nghi ngờ gì ”.

 

 – “ Các ông thấy, biết những gì như trên,

          Các ông có nói lên, đại để :

         ‘Vì tôn trọng, kính nể Đạo Sư

              Vì sự kính trọng Đạo Sư

       Nên chúng ta nói chính tử kính tôn ? ”.

 

    – “ Bạch Thế Tôn ! Thật không phải vậy ”.

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Biết, thấy trải qua

              Thì các ông có nói ra :    

      ‘Một Sa-môn nói với ta rõ mà !

          Với chúng ta, các Sa-môn khác

          Cũng nói vậy về các điều này,

              Còn chúng ta không nói vầy’ ?”.

 

 – “ Thưa không , bạch Đức tròn đầy Trí Bi ! ”.

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Sau khi thấy, biết

          Các ông thiệt có muốn tìm mong

              Một vị Đạo Sư khác không ? ”.

 

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   031

 

 – “ Bạch Đấng Đại Giác ! Thật không như vầy ”.

 

    – “ Các Tỷ Kheo ! Điều đây thấy, biết

          Các ông thiệt muốn trở lui sang

              Giới cấm, tế tự đàn tràng

       Của các tục tử trong hàng Sa-môn

          Hay Bàn-môn, vì suy nghĩ chúng

          Là căn bản. Có đúng hay không ? ”.

–        “ Thưa không, bạch Đức Thế Tôn ! ”.

 

 – “ Như vậy có phải các ông nghĩ là :

          Chỉ nói ra những gì đích thực

          Tự thấy, biết, ý thức  phải không ? ”.

       – “ Thưa vâng, bạch Đức Thế Tôn ! ”.

 

 – “ Lành thay ! Này các Sa-Môn nơi này !

          Các ông được Như Lai giới thiệu

          Thấy, biết, hiểu Chánh Pháp minh quang

             ‘Thiết thực’, ‘vượt ngoài thời gian’,

      ‘Đến để mà thấy’, hoàn toàn chánh chân

         ‘Có khả năng hướng thượng’, giải thoát

         ‘Kẻ trí giác thâm hiểu tự thân’.

              Tất cả những gì chánh chân

       Đã được nói đến do phần ‘duyên’ đây.

 

( Vòng luân hồi : từ sanh đến trưởng thành )

 

          Các Tỷ Kheo ! Trình bày tuần tự

          Có ba sự hòa hợp phát sinh

              Mà một bào thai thành hình :

   –  Cha mẹ có sự thuận tình giao hoan,

      –  Mẹ không đang thời kỳ trứng rụng,  

      –  Hương-ấm cũng không có hiện tiền,

              Như vậy là không đủ duyên

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   032

 

       Bào thai không thể tự nhiên thành hình.

 

   –  Cha mẹ có thuận tình giao hợp,

   –  Thời thích hợp có thể thụ thai,

          –  Nhưng hương-ấm (1) không có ngay,

       Bào thai không thể dịp đây thành hình.

 

   –  Cha mẹ có thuận tình giao hợp,        

      –  Thời thích hợp có thể thụ thai,

          –  Hiện tiền hương-ấm có ngay,

       Bào thai mới được duyên may thành hình.

 

          Rồi người mẹ hành trình chín tháng

          Mang bào thai, bao quản nguy nan

              Lo âu với gánh nặng mang

       Sau chín & mười tháng lo toan giữ gìn

          Khi vượt cạn một mình đau đớn

          Lo âu lớn gánh nặng kéo trì,

              Sinh xong, nuôi dưỡng hài nhi

       Với sữa là máu chuyển di của mình.

 

          Các Tỷ Kheo ! Phải hình dung rõ :

          Luật bậc Thánh, sữa đó chính là

              Máu của bà mẹ biến ra.

       Khi đứa trẻ ấy trải qua tháng ngày

          Lớn lên ngay, các căn thuần thục

          Thường mọi lúc chơi những trò chơi

              Dành cho đứa trẻ thiếu thời :

       Chơi với cày nhỏ hay chơi lộn nhào,

          Chơi chong chóng hay đào cát đá,

          Chơi đồ đong bằng lá, chơi khăng,

     _______________________

 

 (1) : Hương ấm ( Gandhabba  (?): Đây là danh từ rất khó 

        định nghĩa . Ở đây có thể tạm hiểu là ‘Thức tái sinh’.  

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   033

 

              Xe con, cung nhỏ, đo cân …

       Khi lớn lên nữa, các căn thuần rồi,

          Thọ hưởng nơi năm phần dục lạc :

 

          Sắc do mắt nhận thức mọi điều 

              Sắc này khả hỷ, yêu kiều,

       Khả ái, khả lạc, mỹ miều biết bao !

          Hấp dẫn, kích thích vào lòng dục.

 

          Rồi tiếp tục, nhận thức do tai

              Tiếng khoan, tiếng nhặt thật hay,

       Âm thanh trầm bổng nghe hoài vui thay !

 

          Các hương này do mũi nhận thức

          Mùi thơm tho sực nức đáng yêu.

 

              Lưỡi nhận thức Vị sớm chiều

       Ngọt, mặn, cay, đắng… nhưng nhiều kẻ mê.

 

          Xúc mọi bề do thân cảm xúc

          Thật mềm mại, gợi dục mọi điều,

              Khả lạc, khả hỷ, đáng yêu

       Kích thích lòng dục càng nhiều,càng tăng.

 

( Tiếp tục luân hồi )

 

          Thấy sắc bằng mắt mình tỏ rõ

          Thì người đó tham ái khởi ra 

              Đối với sắc đẹp mặn mà,

       Ghét bỏ với sắc xấu xa, trái lòng.

          Người đó sống niệm không an trú

          Trên thân, tự tâm nhỏ mọn đi,

              Y không như thật tự tri

       Tâm & Tuệ-giải-thoát ; mà vì nhờ đây

          Bất thiện pháp người này tạo đó

          Được trừ diệt, không có dư tàn,

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   034

 

              Nên với thuận, nghịch, sơ, thân,

       Cảm thọ nào khởi các phần : khổ, vui,

          Hay không khổ không vui cảm thọ,

          Thì người đó tùy hỷ, hoan nghênh

              Tham-trước các cảm thọ trên

       Dẫn đến dục hỷ nổi lên trong lòng  

          Tâm dục hỷ ở trong cảm thọ

          Tức là có chấp thủ đinh ninh.

 

              Do duyên Thủ nên Hữu sinh

       Do duyên Hữu nên Sanh sinh-khởi liền,

          Rồi do duyên Sanh nên Lão, tử  

          Khổ, ưu, bi, não… tự sinh ra,

              Vậy sự tập khởi đó là

       Của toàn khổ uẩn trải qua như vầy.

 

          Khi người đó dùng tai nghe tiếng,

          Dùng phương tiện mũi để ngửi hương,

              Nếm vị với lưỡi tinh tường,

       Người đó cảm xúc thường thường với thân,

          Nhận thức các pháp trần với ý,

 

          Tham ái chỉ thứ tốt sáu trần,

               Ghét các thứ xấu. Trên thân

       Niệm không an trú, tâm dần nhỏ đi.

          Người đó không tuệ tri như thật

          Đến giải thoát, hai mặt tròn đầy :

              Tâm & Tuệ giải thoát như vầy

       Ác bất thiện pháp nhờ đây được trừ,

          Không còn có tàn dư trầm tích

          Nên đối diện thuận, nghịch, thân, sơ,

              Cảm thọ nào khởi bấy giờ

       Lạc thọ, khổ thọ  thừa cơ bén mùi

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   035

 

          Hay không khổ không vui cảm thọ,

          Thì người đó tùy hỷ, hoan nghênh

              Tham-trước các cảm thọ trên

       Dẫn đến dục hỷ nổi lên trong lòng  

          Tâm dục hỷ ở trong cảm thọ

          Tức là có chấp thủ đinh ninh.

              Do duyên Thủ nên Hữu sinh

       Do duyên Hữu nên Sanh sinh-khởi liền,

          Rồi do duyên Sanh nên Lão, tử  

          Khổ, ưu, bi, não… tự sinh ra,

              Vậy sự tập khởi đó là

       Của toàn khổ uẩn trải qua như vầy.

 

( Đoạn tận luân hồi : Sự tu tập )

 

          Các Tỷ Kheo ! Đời này xuất hiện

Bậc Như Lai phương tiện độ sinh

Với mười tôn hiệu quang minh

Người đời kính ngưỡng, thật tình tôn xưng

  Bậc Trí tuệ, tâm chân diệu ngữ

  Thế Gian Giải, Điều Ngự Trượng Phu(1)

  Phật, Thế Tôn, Thiên Nhân Sư(1)

Chánh Đẳng Chánh Giác (1), đại từ uy linh

Vô Thượng Sĩ  hay  Minh Hạnh Túc(1)

  Bậc Thiện Thệ, Ứng Cúng (1), Như Lai

Do sự chứng ngộ tự ngài

    _______________________________

 

  (1) : Mười danh hiệu người đời xưng tụng Đức Phật : Araham (Ứng Cúng), Sammàsambuddho (Chánh Biến Tri hay Chánh Đẳng Chánh Giác) , Vijjàcaranasampanno (Minh Hạnh Túc) , Sugato (Thiện Thệ), Lokavidù (Thế Gian Giải), Anuttaro (Vô Thượng Sĩ), Purisadammasàrathi (Điều Ngự Trượng Phu), Satthàdevamanus-sànam (Thiên Nhân Sư), Buddha (Phật-Đà), Bhagavà (Thế Tôn) .

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   036

 

Rồi lại tuyên thuyết, hoằng khai Pháp mầu

Thuyết Sơ Thiện rồi sau, Trung Thiện

  Thuyết Hậu Thiện, văn nghĩa đủ đầy

Truyền dạy Phạm hạnh từ đây

Pháp thân thanh tịnh, bậc Thầy Nhân Thiên.

 

Có gia trưởng trong miền thôn ấp

Hoặc một người giai cấp tiện dân

Duyên lành nghe pháp thậm thâm

       Sinh lòng ngưỡng mộ, kiếm tầm chân như

Tự suy nghĩ : ‘Đời như cát bụi

Sống dẫy đầy trói buộc não phiền

Luân hồi sinh tử triền miên

Đời sống xuất thế lụy phiền tránh xa

Ta nay phải xuất gia viên mãn

Đời xuất gia phóng khoáng hư không

Cuộc sống thế gian chất chồng

Phạm hạnh thanh tịnh thật không dễ gìn’.

Y trưởng dưỡng đức tin vững chắc

  Cạo râu tóc, thân đắp ca-sa

     Biệt gia quyến, bỏ cửa nhà

       Ba y một bát, xuất gia tu hành.

 

  Sống chế ngự, thực hành phạm hạnh

  Giữ oai nghi, tự tánh sáng lòa

Giới bổn Pa-Tí-Mốc-Kha  (1)

Thọ trì nghiêm mật, tránh xa điều tà

  Thân, khẩu, ý  từ hòa thanh tịnh

        Giới cụ túc, thức tỉnh nhiếp tâm

     Biết tri túc, giữ các căn

    _______________________________

(1) : Patimokkhasanvarasìla : Biệt biệt giải thoát thu thúc giới 

         ( trong Tứ Thanh Tịnh Giới của Luật Tỷ Kheo ).

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   037

 

Là Sa-môn hạnh, pháp đăng soi đường.

 

          Các Tỷ Kheo ! Sao tường thuần thục

Là Tỷ Kheo cụ túc giới điều ?

Phải thấy nguy hiểm mọi chiều

Lỗi lầm nhỏ nhặt triệt tiêu dần dần

  Bỏ trượng kiếm, sát sanh tránh hẳn      

Đại từ tâm, bình đẳng, nhẫn kham

Có tâm hổ thẹn là Tàm

       Ghê sợ là Quý, không làm nghiệp sai

Hành phạm hạnh, bản lai thanh tịnh

Không trộm cướp, chẳng tính so đo

Quyết không lấy của không cho

Đó là giới hạnh, thước đo Giới điều.

Vị Tỷ Kheo mong điều giải thoát

Không tà hạnh. dâm ác thấp hèn

Không nói dối trá đua chen

Không nói hai lưỡi chê khen dối lòng

Không lường gạt cũng không ly gián

Sống hòa hợp giữa nạn rẽ chia

Sống đời chân thật sớm khuya

       Tránh lời độc ác nọ kia lỗi lầm.

              Là giới hạnh trong tầm Giới Luật

              Vị Tỷ Kheo thuần thục thọ trì.

 

Cả đến hạt giống, cỏ cây

Cũng đều thấm nhuận đức dày Sa-Môn

  Chỉ ăn ngọ, sống tồn tri túc

Không múa hát, trang sức, kịch ca

Sống thanh đạm, tránh xa hoa

Không dùng hương liệu, dầu thoa thơm nồng

 

Lại cũng không giường nằm cao rộng    

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   038

 

Cũng không nhận thịt sống, bạc vàng

Nô tỳ trai, gái – từ nan

Đàn bà, con gái – không màng lưu tâm,

Cừu, dê, heo, gia cầm, voi, ngựa,

Ruộng, đất, vườn, nhà cửa… không cần

Từ bỏ gian lận bằng cân

Từ bỏ môi giới, không phần gian tham

Không áp bức, không làm thương tổn

Không câu thúc, vây khổn, cừu thù

              Đó là giới hạnh đặc thù

Nằm trong Giới Luật chân tu giữ gìn.

Vị Tỷ Kheo đức tin chân chánh

          Y Giới Luật, tự tánh thọ trì.

              Các Tỷ Kheo ! Hãy tường tri

Vị Tỷ Kheo ấy uy nghi, vô cầu

Được hộ trì nhờ vào Giới Luật

Tâm kiên cương chẳng chút sợ gì

Như Sát-Đế-Lỵ(1) một vì

       Làm lễ quán đảnh (2), trị vì giang san

Đã hàng phục lân bang thù địch            

Không còn sợ đột kích biên phòng

Tỷ Kheo chân chánh cũng không

    _____________________________

 

(1) : Theo Bà-La-Môn, xã hội chia ra 4 giai cấp bất di bất dịch : Bà-la-môn (Brahmana -giai cấp đứng đầu giữ phần nghi lễ, tế tự), Sát-Đế-Lỵ ( Khattiyà - giai cấp Vua chúa, quan quyền ) ; Giai cấp Phệ-Xá (Vaisa - Thương gia) . Giai cấp cuối cùng bị áp chế, khinh rẻ nhất là Thủ-Đà-La Suddà ) hay Chiên-Đà-La ( Candala ) .

  (2) : Theo tập tục Ấn-Độ xưa , khi chính thức tuyên cáo địa vị kế thừa của Thái Tử để chuẩn bị lên ngôi Vua , hoàng tộc lấy nước 4 biền rưới lên đỉnh (đảnh) đầu Thái-tử., Do đó Thái-tử cũng được gọi là“Quán đỉnh vương tử ”. Điều đó có ý rằng sau này vị vương tử có thể thống trị toàn bộ lãnh thổ và nhân dân trong bốn biển  .

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   039

 

       Sợ hãi tội lỗi, vì lòng thẳng ngay

Giới Luật ấy đủ đầy, cao quý

  Hưởng lạc thọ, hoan hỷ nội tâm.

 

              Các Tỷ Kheo ! Hãy lắng tâm

Tỷ Kheo bảo hộ các căn thế nào ?

Mắt thấy sắc nhưng nào giữ tướng

Tướng chung, riêng chẳng nắm giữ gì

Mắt không chế ngự tại chi

Khiến bất thiện pháp ưu bi khởi vào

Nên tham ái dâng trào đủ thứ

Vị Tỷ Kheo chế ngự nguyên nhân

Hộ trì tích cực nhãn căn

 Cũng như hộ trợ nhĩ căn cũng cần

Tai nghe tiếng hay thân cảm xúc

  Mũi ngửi hương, nhận thức : ý căn

Tỷ Kheo hộ trì các căn

       Nên hưởng lạc thọ, nội tâm sáng ngời.

 

         Các Tỷ Kheo ! Thời thời tĩnh giác

  Giữ chánh niệm, an lạc tự tâm

Tỷ Kheo đi, đứng, ngồi, nằm

       Đều giữ tỉnh giác, trong tâm biết liền

Khi tới, lui ; biết mình lui, tới

Khi nhìn quanh, biết bởi mình làm

Hay khi co duỗi tay chân

Mặc y, đi bát  hay cần uống ăn

     Khi nhai, nuốt, nói năng  – tỉnh giác

      Đại, tiểu tiện, nhổ khạc  –  biết mình

Như vậy Tỷ Kheo tâm minh

       Chánh niệm tỉnh giác, an bình, thanh cao.

 

       Các Tỷ Kheo ! Thế nào biết đủ ?

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   040

 

Hạnh Tri Túc luôn giữ chỉnh tề

Bằng lòng ba y  để che

Bình bát khất thực dễ bề cúng dâng

Y và bát  luôn gần bên cạnh

  Cũng như chim, đôi cánh luôn mang

Đó là Tỷ Kheo giới toàn

       Giữ hạnh Biết Đủ, không màng nhiều hơn

 

  Thánh Giới uẩn chánh chơn cao quý

Với các căn nhiếp kỹ, hộ trì

             Chánh niệm tỉnh giác trí tri

       Thêm hạnh tri túc, còn gì quý hơn.

Trang bị đủ những gì cao quý

Vị ấy lựa vị trí lặng yên

     Như rừng tĩnh mịch, lâm viên

Gốc cây, khe núi hoặc liền tha ma

  Thời ngọ thực đã qua, rửa bát

Ngồi kiết già, an lạc, thẳng lưng

An trú chánh niệm, lâng lâng

       Tham ái từ bỏ, thoát dần ái tham

  Bỏ sân hận, từ tâm thương xót

Chúng hữu tình mỗi một cảnh riêng

 

Từ bỏ hôn trầm, thụy miên

Thoát ly khỏi chướng thụy miên, hôn trầm

  Giữ tịnh tâm, hướng về ánh sáng

          Cùng chánh niệm, tỉnh giác, tâm yên

     Gột rửa chúng, được an nhiên

Từ bỏ  trạo cử  thì liền tịnh thân

Hết nghi ngờ, phân vân lưỡng lự

  Gột rửa hết  trạo cử, hôn trầm

     Gột rửa tham ái, hận sân

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   041

 

       Đối với thiện pháp, tinh cần hành theo.

 

          Các Tỷ Kheo ! Chính nhờ quán niệm   

          Vị Tỷ Kheo tự nghiệm, tự tri

              Năm Triền Cái (1) chưa xả ly

       Làm tâm ô nhiễm, yếu đi trí liền.

          Năm triền-cái căn nguyên chưa diệt

Vị Tỷ Kheo mãi miết tinh cần.

 

Chừng nào khi quán tự thân

   Với năm triền cái  đã cần xả ly

          Do xả ly, tức thì hoan hỷ

  Do hoan hỷ, tâm được khinh an

Lạc thọ sinh do khinh an

Đạt được như thế, tâm an định liền

  Ly ác pháp, Tỷ Kheo ly dục

  Chứng, trú mục Nhất Thiền âm thầm

Trạng thái hỷ lạc tự tâm

Sinh do ly dục , với Tầm, Tứ chuyên

Đệ Nhất Thiền, Tỷ Kheo thấm nhuận

Như tẩm ướt, sung mãn, tràn nhanh

Hỷ lạc do ly dục sanh

Với Tầm, với Tứ(2) thấm quanh tâm mình.

 

      Các Tỷ Kheo !  Hành trình tiếp nữa

Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền

    ___________________________________

 

(1) : Năm Triền Cái  ( Nivarana ) :

   a/ Tham dục – Kàmacchanda .    b/ Oán hận – Vyàpàda .

   c/ Hôn trầm, dã dượi  ( Thina – middha )

   d/ Phóng dật, lo âu  ( Uddhacca – Kukkucca )

   e/ Hoài nghi  ( Vicikicchà  ).

(2) : Năm Chi Thiền  :

  a/  Tầm  ( Vitakka ).    b/ Tứ  [sát] ( Vicàra ).    c/ Phỉ Lạc ( Piti ).

  d/ An Lạc  ( Sukha ).   e/ Định  ( Ekaggata – Nhất điểm tâm ).

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   042

 

Diệt Tầm, diệt Tứ được yên

Thì chứng và trú vào Thiền thứ Hai

Một trạng thái ra ngoài Tầm, Tứ

         Do Định sinh, nội tỉnh nhất tâm

Tỷ Kheo hỷ lạc thấm nhuần

Hỷ lạc tẩm ướt khắp thân của mình.

 

      Các Tỷ Kheo ! Hành trình tiếp nữa

  Vị Tỷ Kheo vào cửa thiền tâm

             Ly hỷ trú xả, nhất tâm

       Chánh niệm tỉnh giác, thì thân cảm liền

    Sự lạc thọ, thánh hiền gọi đủ

          Là ‘xả niệm lạc trú’ tâm chuyên

             Chứng và an trú Tam Thiền

       Tỷ Kheo đẫm ướt, thấm nhuần tự thân

  Sự lạc thọ, không cần có hỷ

Lạc thọ ấy thấm kỹ toàn thân

Không một chỗ nào trên thân

Mà Lạc thọ đó không phần thấm vô.

      Các Tỷ Kheo ! Lộ đồ tiếp nữa

Vị Tỷ Kheo vào cửa định thiền

             Xả lạc, xả khổ ; tâm yên

Diệt hỷ, ưu ; cảm thọ - liền trước đây

  Chứng, trú ngay vào Thiền Đệ Tứ

Không khổ, lạc ; không giữ niệm nào

Thuần tịnh, trong sáng tiêu dao

       Tỷ Kheo vị ấy thanh cao thoát trần.

 

( Đoạn tận luân hồi : Giải thoát rốt ráo )

 

          Khi vị ấy thấy bằng đôi mắt

          Vị ấy thật không tham ái gì

              Đối với sắc đẹp những chi,

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   043

 

       Không ghét sắc xấu, ố tỳ, tàn phai,

 

          Rồi vị này dùng tai nghe tiếng,  

          Dùng phương tiện mũi để ngửi hương,

              Nếm vị với lưỡi tinh tường,

       Người đó cảm xúc thường thường với thân,

          Nhận thức các pháp trần với ý,

 

          Không tham ái xúc, vị, thinh, hương,

              Và pháp … đẹp tốt vô lường

       Không ghét thứ xấu, tệ thường, tàn phai,

          Trên thân đây có niệm an trú,

          Tâm vô lượng đầy đủ uy nghi  

              Vị ấy như thật tuệ tri

       Tâm & tuệ-giải-thoát ; mà vì nhờ đây

          Bất thiện pháp vị này tạo đó

          Được trừ diệt, không có dư tàn,

              Từ bỏ thuận, nghịch, sơ, thân,

       Cảm thọ nào khởi về phần : khổ, vui

          Hay không khổ không vui cảm thọ,

          Y không có tùy hỷ, hoan nghênh,

              Không tham-trước cảm thọ trên

       Nếu có dục hỷ đối bên thọ này,

          Dục hỷ đây được mau trừ diệt

          Dục hỷ diệt, nên Thủ diệt luôn,

              Thủ diệt, Hữu diệt tận nguồn,

       Hữu diệt nên Sanh diệt buông dứt liền,

          Do Sanh diệt cho nên Lão, tử,

          Sầu, ưu, não, khổ… tự diệt ngay.

              Như vậy sự đoạn diệt đây

       Của toàn khổ uẩn như vầy hiểu thông.

 

          Các Tỷ Kheo ! Các ông tinh tấn

Trung Bộ (Tập 2) Đại Kinh 38 :ĐOẠN TẬN ÁI   * MLH –   044

 

          Pháp ‘Ái tận giải thoát’ thọ trì

              Ta nói tóm tắt thuận tùy

       Nhưng nhớ : Phích-Khú Sa-Ti ông này

          Đã mắc ngay vào lưới lớn Ái,

          Trong rối loạn của Ái lâu nay ”.

 

 *   *   *

 

              Thế Tôn thuyết giảng pháp này

       Chúng Tăng tín thọ lời Ngài, hân hoan ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

*

*    *

(  Chấm dứt  Kinh số 38  :  Đại Kinh ĐOẠN TẬN ÁI  – MAHÀTANHÀSANKHAYA   Sutta  )

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2022(Xem: 4262)
Đời người ... con đường dài nhiều ngả rẽ Luôn bắt ta phải quyết định tức thời Lựa chọn tốt xấu ... “ Cách riêng biệt của mình thôi “ Đừng tiếc nuối ... “PHẢI BIẾT CHI NGÀY TRƯỚC ! “
11/02/2022(Xem: 5645)
Ni cười thanh thoát tiêu diêu Bỏ sau lưng cảnh sớm chiều vào ra Chia xa nhé cõi ta bà Về miền Tịnh Độ liên hoa nở bừng.
10/02/2022(Xem: 3889)
Mừng Năm Mới vạn cát tường Pháo Hoa đang nổ sắc hương bầu trời Vận hành vạn pháp ai ơi! Chu kỳ chào đón năm thời năm qua
10/02/2022(Xem: 4241)
Nhâm dần xuân đến kính lời mừng Dịch bịnh co vòi nhất ý xuân Vũ hán gặp dần thôi tác quái Nam bang đón cọp thảy an nhàn Gia đình hướng thiện tài luôn tấn Lãnh đạo chí công lộc mãi tràn Chính trị bình hòa dân tộc thịnh Trừ tham diệt nhũng vẹn lòng nhân
10/02/2022(Xem: 3929)
Nhật Bản anh đào sắc diệu viên Hành hương chiêm bái cảnh chùa thiền Tăng Ni chí thiết dâng hương nguyện Phật Tử tâm thành khởi ước nguyền Trí tuệ-hoa tâm: Xa ái luyến Từ bi-trái đức: Lánh ưu phiền Sầu đau khổ não tiêu tan biến Hạnh phúc bình an luôn kết duyên…!
10/02/2022(Xem: 4104)
Khoảng vắng lặng đêm thâu tự mình soi gương lại ! Đã lệ thuộc quá nhiều vào mạng thông tin Hiểu biết phiến diện, hời hợt ... ngượng với chính mình Chỉ copy kiến thức sách vở & tư tưởng người khác !
08/02/2022(Xem: 3802)
Ươm trồng bóng mát chốn hoang liêu Ước nguyện Thanh Sơn xanh sớm chiều Núi cũ thay y vươn xán lạn Đồi xưa khoác áo thoát tiêu điều Quanh ngôi phạm vũ thơm hoa trái Khắp chốn già lam đẹp lộ kiều Lặng lẽ gieo nhân qua nắng bão Sư cười khổ nhọc bỗng tan tiêu!
08/02/2022(Xem: 3390)
Dòng sinh ly tử biệt Chuyển xoay bao kiếp người Đất trời soi cộng nghiệp Mất còn lệ tuôn rơi
05/02/2022(Xem: 8813)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 4037)
Con bướm nhỏ qua vườn mang tin sớm Nắng chợt Hồng trên cánh lá rung rinh Cây tịch lặng đọng đầu sương lấm tấm Ta và người cùng thở giữa mênh mông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]