Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

36. Đại Kinh Saccaka

19/05/202009:22(Xem: 9349)
36. Đại Kinh Saccaka

TAM TẠNG THÁNH KINH PHẬT GIÁO

TẠNG KINH (NIKÀYA)
Thi Hóa
TRUNG BỘ KINH

( Majjhima  Nikàya )


Tập I
Hòa Thượng THÍCH MINH CHÂU
Dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli

Chuyển thể Thơ :

Giới Lạc  MAI LẠC HỒNG  tự TUỆ NGHIÊM

 ( Huynh Trưởng Cấp Tấn  - GĐPTVN tại Hoa Kỳ )

Email : [email protected]



36. Đại Kinh SACCAKA

(Mahàsaccaka sutta )

 

Như vậy, tôi nghe :

 

          Một thời nọ , Thế Tôn Giác Giả

          Vê-Sa-Ly (1) Ngài đã quang lâm

              Giảng đường Trùng Các, Đại Lâm

       Thế Tôn an trụ, thâm trầm uy nghi

          Buổi sáng, Ngài đắp y mang bát

          Trời còn mát, chuẩn bịđểđi

              Khất thực tại Tỳ-Xá-Ly (1),

       Nhưng có sự việc tức thì xảy ra :

          Du sĩ Ni-Ganh-Tha-Pút-Tá(2)

          Sách-Cha-Ká(2), tính thích dạo chơi

              Ngao du thiên hạ khắp nơi

       Tánh ưa luận chiến, dùng lời đấu tranh.

 

          Khi thấy gã du hành nghểu nghến

Đang đi đến Trùng Các giảng đường,

              A-Nan thưa với Pháp Vương :

 

  – “ Bạch đức Thiện Thệ ! Trên đường đến đây

          Sách-Cha-Ká, ông này thuộc diện

Ưa luận chiến, biện luận dài dòng

    _______________________________

 

(1) : Vesali ( Tỳ-Xá-Ly ) là thủ phủ của vương quốc Licchavi , một

   trung tâm chính trị, thương mại và văn hóa quan trọng thời Phật.

   Nơi đây còn là cái nôi của nền văn hóa triết thuyết Phật-giáo.Tại

đây, đức Phật đã tuyên bố 3 tháng nữa Ngài nhập Niết-Bàn ;  và

   cũng tại đây, Đại Hội Kết Tập Tam Tạng lần thứ 2 được tổ chức

   sau khi Phật nhập diệt hơn 100 năm .   

(2) : Du sĩ ngoại đạo Niganthaputta Saccaka .   

 

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –532 

 

Được tôn kính bởi sốđông

       Thường ưa chỉ trích do lòng ghét ganh

          Chỉ trích Phật, Pháp lành, Tăng Bảo.

          Thật thiện hảo, đấng Chánh Biến Tri

              Vì lòng từ mẫn, khoan đi

Để xem y muốn điều gìởđây ? ”.

 

Đức Thế Tôn khoan thai ngồi xuống

          Chỗ soạn sẵn, ý muốn chờ y.

              Khi Sách-Cha-Ká tức thì

Đến gặp đấng Chánh Biến Tri nơi này

          Y thốt ngay những lời thăm hỏi

          Những lời nói chúc tụng xã giao,

              Một bên Phật, y ngồi vào,

       Sau khi ngồi xuống, khơi mào nói ra :

 

    – “ Tôn giả Gô-Ta-Ma ! Tôi nghĩ

          Nhiều Sa-môn, Phạm-chí xa gần

              Chuyên lo tu tập về thân

       Mà không tu tập chuyên cần về tâm

          Cảm khổ thọ về thân họ có

          Sự tình này về họ hiện dần :

              Do họ cảm khổ về thân

       Họ bị tê liệt đôi chân dần dần,

          Có thể phần trái tim tức bể

          Máu từ miệng có thể trào tuôn

              Có thể loạn tâm điên cuồng

       Trường hợp như vậy vẫn thường xảy ra

          Với người mà tâm hằng tùy thuộc

          Vào thân họ, hạn cuộc như vầy

              Thân đã điều khiển tâm này

Do không tu tập đêm ngày về tâm.

 

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –533 

 

          Nhưng trái lại, chỉ tâm tu tập 

          Mà không chuyên tu tập về thân

              Thì những vị này dần dần

       Sẽ cảm thọ khổ mọi phần về tâm,

          Cảm thọ khổ về tâm mài miệt

          Chân sẽ bị tê liệt, sự thường

              Có thể tức bể tim luôn

       Máu từ miệng có thể tuôn thành luồng

Có thể bị điên cuồng, loạn thức.

          Sự tình này lập tức xảy ngay

              Khi thân tùy thuộc tâm này

       Và tâm điều khiển thân đây mọi phần.

          Vì sao vậy ? Vì rằng người đó

     Đã không có tu tập về thân.

 

              Thưa Tôn Giả ! Tôi nghĩ rằng :

     ‘Thực sự các vị Thinh-văn các hàng

          Đệ tử của Kiều Đàm Tôn-giả

          Chỉ ròng rã tu tập về tâm

              Mà không tu tập về thân ?”.

 

 – “ Này Sách-Cha-Ká ! Hãy phân tỏ tường :

          Ông đã thường nghe sao về chuyện 

          Sự tu luyện về thân trải qua ?”.

 

        – “ Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !

       Như là Nan-Đá-Vách-Cha (1) thực hành

          Ki-Sá-Sanh-Kít-Cha (2) cũng vậy

       Hay Mạt-Kha-Lị Gô-Sa-La (3)

              Lõa thể, khổ hạnh tối đa

    _______________________________

 

  (1) & (2) & (3)  : Các vị ngoại đạo : Nanda Vaccha , Kisa

                              Sankicca , Makkhàli Gôsàla .

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –534 

 

       Nếu kể chi tiết dần dà như sau :

 

* Sống lõa thể với bao phóng túng

Các lễ nghi họ cũng bỏ trôi

* Hoặc cách đứng ăn không ngồi

* Đứng đại tiểu tiện , ăn rồi liếm tay

* Đi khất thực , đứng ngay chẳng bước

* Không nhận thức ăn trước khi đi

* Không nhận thức ăn riêng chi

* Mời ăn không nhận , sợ vì dành riêng

* Hai người đang hiện tiền ăn uống

Một người cho không muốn nhận quà

* Không nhận từ những đàn bà

Đang cho con bú hoặc là có thai

Sợ đứa trẻ thiệt thòi dinh dưỡng

Không nhận phần từ hướng đi quyên

Khi có nạn đói trong miền

Sợ rằng xén bớt phần tuyền nạn nhân   

 

* Không nhận, sợ mất phần gia súc

Khi chó , mèo … đang chực thức ăn

Không ăn cá, thịt  lộn chen

Không uống rượu nấu, rượu men sa đà

Chỉ nhận ăn mỗi nhà một miếng

Hoặc hai nhà hai miếng , dùng qua

Hoặc nhận ăn tại bảy nhà

Chỉ ăn bảy miếng cho qua đói lòng

Hoặc nuôi sống chỉ mong một bát

Hoặc hai bát … bảy bát thí phần

Chỉ ăn mỗi ngày một lần

Hai ngày một bữa , một tuần mới ăn

Hoặc vị ấy tinh cần tiết chế

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –535 

 

  Nửa tháng lệ một bữa ăn qua ”.

 

        – “ Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Họ có thể sống trải qua như vầy ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Chuyện này chẳng vậy,

          Thỉnh thoảng thấy họ ăn linh đình

              Thức ăn thù thắng, phần mình

       Loại mềm, loại cứng mặc tình ung dung,

          Nếm những vị vô cùng thù thắng

          Uống thức uống thù thắng, đủ đầy.

              Họ nhờ ăn uống như vầy

       Thân thể béo mập, càng ngày khỏe ra ”.

 

    – “ Ất-Ghi-Sết-Sa-Na ! Như vậy

          Những người ấy từ bỏ ban đầu

              Nhưng lại thọ dụng về sau

       Có tụ, có tán thuộc vào thân đây.

          Giờ ông hãy trình bày, đề cập

          Như thế nào tu tập về tâm ? ”.

 

              Nghe hỏi, không khí lắng trầm

       Ông Sách-Cha-Ká hổ thầm, im hơi

          Không có thể trả lời câu hỏi.

          Đức Thế Tôn bèn nói hiền hòa :

 

          – “ Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Về thân tu tập, ông đà nói xong

          Không đúng pháp nằm trong Giới luật

          Của bậc Thánh như thực, chánh chân

              Ông còn không hiểu tu thân

       Làm sao hiểu được về phần tu tâm !

 

          Như thế nào là tâm tu tập ?

          Như thế nào tu tập của thân ?

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –536 

 

              Thế nào không tu tập thân ?

       Còn không tu tập về tâm thế nào ?

          Hãy nghe kỹ, khéo mau tác ý

          Ta sẽ giảng tỉ mỉ điều này ”.

 

        – “ Bạch Thế Tôn ! Xin nghe Ngài ”.

 

       Ông ta nghiêm chỉnh ngồi ngay, hướng lòng.

 

    – “ Thế nào là thân không tu tập ?

          Còn tâm không tu tập là sao ?

              Kẻ vô văn phàm phu nào

       Khởi lên lạc thọ, đắm vào chúng ngay

          Do người này tham đắm lạc thọ

          Nếu lạc thọ bị diệt mất đi,

              Khổ thọ khởi lên tức thì

       Cảm giác khổ thọ, nên chi khổ sầu.

          Y than van, khổ đau khóc kể

 Đập ngực, kế bất tỉnh trải qua.

              Này Ất-Ghi-Sết-Sa-Na !

       Người ấy có lạc thọ đà khởi ra

          Chi phối tâm y và an trú

          Do thân tự không tu tập gì,

              Khổ thọ khởi nơi người ni

       Chi phối, an trú tâm y tức thì

          Do tâm y đã không tu tập

          Nên không luận cao thấp người nào

              Cả hai phương tiện trước sau

       Lạc thọ, khổ thọ muộn sầu khởi ra

          Chi phối tâm y và an trú

          Vì người ấy đã tự không làm

       Không tu tập thân và tâm.

 

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –537 

 

       Này Sách-Cha-Ká ! Thân, tâm thế nào

          Được gọi là thanh cao tu tập ?

          Ở đây, ta đề cập đến điều

              Lạc thọ khởi lên sớm chiều

       Cho Thánh-đệ-tử nghe nhiều, hiểu sâu

          Vị này dầu cảm giác lạc thọ

          Nhưng không đắm lạc thọ ở đây,

              Không tham đắm lạc thọ này.

       Nếu lạc thọ ấy bỗng rày diệt đi

          Thì tức thì khởi lên khổ thọ

          Vị ấy có cảm giác khổ ngay,

              Nhưng không sầu muộn, than dài

       Không đập ngực, ngất xỉu hay khóc òa.

 

          Ất-Ghi-Sết-Sa-Na ! Phải rõ :

          Lạc, khổ thọ khởi đến ở đây

              Không chi phối tâm vị này

       Và không an trú đêm ngày ở tâm.

          Do chuyên cần thân, tâm tu tập

          Vị ấy có tu tập thân, tâm ”. 

 

        – “ Như vậy, tôi tin chẳng lầm    

       Ngài có tu tập thân, tâm đủ đầy ! ”.

 

    – “ Dầu lời ông chứa đầy trịch thượng

          Với chiều hướng khiêu khích ở trong

              Nhưng Ta sẽ trả lời ông

       Vì Ta trước đã quyết lòng xuất gia

          Cạo râu tóc, ca-sa liền đắp

          Bỏ gia đình, đi khắp rừng xa

              Lạc thọ khởi lên nơi Ta

       Chi phối, sau đó tâm Ta trú liền,

          Hay khổ thọ khởi lên thật sự

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –538 

 

          Chi phối tâm, hùng cứ trú an

              Sự tình như vậy rõ ràng

Không thể xảy đến. Phải càng hiểu qua ! ”.

 

    – “ Tôn-giả Gô-Ta-Ma ! Như thế

          Lạc thọ sẽ không khởi lên ngay

              Nơi Ngài, khiến lạc thọ đây

       Không thể chi phối tâm này, trú an.

          Khổ thọ đang khởi nơi Ngài đó

          Một cách khiến khổ thọ như vầy

              Không thể chi phồi tâm ngay

       Và không an trú nơi Ngài, phải không ? ”.

 

    – “ Sách-Cha-Ká ! Sao không thể được ?

          Nhớ thời trước giác ngộ của Ta

              Chưa chứng Chánh Đẳng Phật Đà

     Còn là Bồ Tát, chính Ta nghĩ rằng :

 

        ‘Sống gia đình muôn phần gò bó

          Con đường đó đầy những bụi đời

              Đời sống xuất gia thảnh thơi

       Như sống ở giữa bầu trời tự do

          Thật khó thể sống cho quy củ

          Đời tại gia đầy đủ hoàn toàn

              Cũng như thanh tịnh hoàn toàn

       Đời sống phạm hạnh ngày càng tịnh thanh,

          Cạo bỏ nhanh tóc râu tuổi trẻ

          Đắp ca-sa, thành kẻ xuất gia

              Trở nên một kẻ không nhà

       Từ bỏ thân quyến, lánh xa gia đình.

 

          Sách-Cha-Ká ! Bình sinh Ta sống

          Thời niên thiếu hoa mộng sẵn dành

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –539 

 

              Tóc đen nhánh, trí tinh anh

       Huyết khí sung mãn tuổi thanh xuân này

          Thời vàng son, tương lai rực rỡ

          Sống nhung lụa, bảo sở cung vàng

              Nhưng Ta nhất quyết lên đàng

       Mặc cho cha, vợ khóc than, âu sầu.

          Ta cạo bỏ tóc râu sạch sẻ

          Đắp ca-sa của kẻ xuất gia

              Độc cư, gia đình lìa xa

Đi tìm chân lý trải qua lâu ngày

          Tầm cầu ngay vô thượng tối thắng

          Để tiến thẳng đạo lộ tịnh hòa.

 

              Ta đến chỗ một vị là

       A-La-Rá  Ka-La-Ma (1)đương thời

          Khi đến nơi, liền thưa vị cả :

    – “ Thưa Hiền-giả ! Tôi muốn từ nay

              Được sống trong pháp, luật này

       Sống đời phạm hạnh vốn đầy tịnh thanh ”.

 

          Thấy Ta với lòng thành khiêm hạ

          Nên A-La-Rá  Ká-La-Ma

              Nói rằng : “ Hiền-giả tịnh hòa !

       Hãy sống, an trú Pháp ta trình bày,

          Tựu trung Pháp này là như vậy

          Khiến kẻ trí sẽ thấy quang minh

              Không lâu sẽ như Thầy mình

       Tự tri, tự chứng, tự mình trú an ”.

          Sách-Cha-Ká ! Dễ dàng nhập cuộc

          Không lâu, Ta thông suốt pháp này

    ______________________________

 

   (1) : Đạo sĩ Alara Kalama .

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –540 

 

              Một cách mau chóng, chẳng chầy.

       Nếu như là kẻ có đầy ‘cái tôi’      

          Thường múa mép khua môi nói giỏi

          Thời Ta nói giáo lýởđây

              Của kẻ trí, của bậc Thầy

    ( Trưởng Lão, Thượng Tọa sâu dày cao minh ) 

          Ta cho rằng chính mình cũng ví

          Như kẻ trí, Trưởng-lão các vì.

              Ta thấy, biết và tự tri

       Này Sách-Cha-Ká ! Ta suy nghĩ là :

       “ A-La-Ra  Ka-La-Máấy

          Tuyên bố pháp như vậy đinh ninh

              Không phải chỉ vì lòng tin

      ‘Sau khi tự chứng và mình tự tri

          Tựđạt thì ta mới an trú’

          Chắc chắn ông vào đủ mọi thời         

              Biết pháp, thấy pháp này rồi

       Nên mới an trúở nơi pháp này ”.

          Thế rồi Ta đi ngay đến chỗ

          Ka-La-Ma đang ở trong nhà

              Sau khi đến, Ta ôn hòa

       Nói với A-Lá-Ra  Ka-La-Mà :

 

    – “ Hiền-giả Ka-La-Ma ! Pháp ấy

          Theo tôi thấy, có phải tự ngài

           ( Công năng tu tập lâu dài )   

       Mà ngài tự chứng do ngài tự tri,

          Tựđạt, đi tuyên ngôn pháp ấy ? ”.

 

          Được hỏi vậy, vị này trả lời

              Về câu Ta hỏi tức thời

       Làđã tuyên bố mọi nơi vấn đề

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –541 

 

Đãđạt về Vô Sở Hữu Xứ(1).

 

          Sách-Cha-Ká ! Ta tự nghĩ là :

           “ Không phải chỉ Ka-La-Ma

       Có lòng tin tưởng, mà Ta cũng đồng,

          Không phải chỉ cóông tinh tấn

          Ta cũng có tinh tấn tối đa,

              Không phải chỉ Ka-La-Ma

       Có niệm, định, tuệ– mà Ta cũng đồng

          Vậy Ta hãy gắng công cố vượt

          Chứng cho được pháp của ông ta

              Mà chính ông Ka-La-Ma

       Tuyên bố tự chứng do đà tự tri

          Và tựđạt, tức thì an trú’.

 

          Sách-Cha-Ká ! Tự chủ hành trì

              Không lâu, sau khi tự tri

       Tự chứng, tựđạt pháp này rất nhanh

          Ta đạt thành Vô Sở Hữu Xứ

          Và an trú trong pháp như vầy.

              Ta đi đến chỗ vị này

    ( Tức Ka-La-Má ) nói ngay điều là : 

 

    – “ Hiền-giả Ka-La-Ma ! Có thiệt

          Ngài tự biết, tự chứng, đạt ngay

              Vàđã tuyên bố pháp này

       Chỉ đến mức độ như vầy phải không ? ”.

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Chỉ trong mức độ

Đạt Vô Sở Hữu Xứ mà thôi ! ”.

 

        – “ Hiền-giả ! Đến nay chính tôi

    ______________________________

 

  (1) : Vô Sở Hữu Xứ  – Àkimcanyayatana .

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –542 

 

       Cũng đạt mức độở nơi như vầy ! ”.

 

     – “ Thật khéo lợi ích thay điều ấy !

          Cho chúng tôi được thấy ởđây

              Một đồng-phạm-hạnh như ngài

       Cũng đã chứng đạt pháp này, trú an

          Cùng ngang hàng với tôi tất cả.

          Pháp tôi biết, Hiền-giả cũng rành

              Pháp Hiền-giả biết, tôi rành

       Tôi làm sao, Hiền-giả thành giống tôi

          Hiền-giả thế nào, tôi cũng vậy.

          Vậy ngài hãy an trụ tại đây

              Cùng tôi chăm sóc chốn này

       Là một Hội Chúng đủ đầy thuận duyên ”.

 

          Sách-Cha-Ká ! Ta liền suy nghĩ :

          Ka-La-Ma là vị Thầy ta

              Lại đặt đệ tử là Ta

       Ngang hàng với họ, vốn làĐạo Sư,

          Trọng ta như tôn sùng tối thượng.

          Nhưng rồi Ta suy tưởng tức thì :

            “ Pháp này không hướng yểm ly

       Không hướng đoạn diệt, không vì ly tham

          Không hướng đến tịnh an, thượng trí

          Không trực chỉ Giác ngộ, Niết-bàn  

              Mà chỉđưa đến dở dang

       Vô Sở Hữu Xứ chứng ngang nơi này.

          Sách-Cha-Ká ! Ta đây quyết định

          Là ta không tôn kính pháp này

              Rồi quyết từ bỏ pháp này,

       Ta đã từ giả vị Thầy đầu tiên.

 

*   *   *

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –543 

 

          Với ý nguyện cần chuyên thực hiện

          Tìm cái gì chí thiện, minh quang

              Vô thượng tối thắng tịnh an

       Tầm cầu đạo lộ rõ ràng, quang hoa,

          Ta lại đến một nhà Hiền-giả

Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta  (1)

            ( Uất-Đầu-Lam-Phất cũng là )

       Đến nơi, gặp Úc-Đa-Ka, nói rằng :

 

     – “ Thưa Hiền-giả ! Tôi hằng nghe tiếng

          Nên đến viếng và muốn từ nay

              Được sống trong Pháp, Luật này

       Sống đời phạm hạnh vốn đầy tịnh thanh ”.

          Thấy Ta với lòng thành khiêm hạ

Úc-Đa-Ká  Ra-Má-Pút-Ta

              Nói rằng : “ Hiền-giả tịnh hòa !

       Hãy sống, an trú Pháp ta trình bày,

          Tựu trung Pháp này là như vậy

          Khiến kẻ trí sẽ thấy quang minh

              Không lâu sẽ như Thầy mình

       Tự tri, tự chứng, tự mình trú an ”.

          Sách-Cha-Ká ! Dễ dàng nhập cuộc

          Không lâu, Ta thông suốt pháp này

              Một cách mau chóng, chẳng chầy.

       Nếu như là kẻ có đầy ‘cái tôi’      

          Thường múa mép khua môi nói giỏi

          Thời Ta nói giáo lýởđây

              Của kẻ trí, của bậc Thầy

    ( Trưởng Lão, Thượng Tọa sâu dày cao minh ) 

          Ta cho rằng chính mình cũng ví

    ______________________________

 

  (1) : Đạo sĩ  Uddaka  Ramaputta  – Uất-Đà-Lam-Phất. 

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –544 

 

          Như kẻ trí, Trưởng-lão các vì .

              Ta thấy, biết và tự tri

       Này Sách-Cha-Ká ! Ta suy nghĩ là :

        “ Úc-Đa-Ka  Ra-Ma-Pút-Tá

          Tuyên bố pháp kết quả của mình

              Không phải chỉ vì lòng tin

      ‘Sau khi tự chứng và mình tự tri

          Tựđạt thì ta mới an trú’

          Chắc chắn ông vào đủ mọi thời         

              Biết pháp, thấy pháp này rồi

       Nên mới an trúở nơi pháp này ”.

 

          Thế rồi Ta đi ngay đến chỗ

Úc-Đa-Ka đang ở trong nhà

              Sau khi đến, Ta ôn hòa

       Thưa Úc-Đa-Ká  Ra-Ma-Pút-Tà :

 

    – “ Hiền-giảÚc-Đa-Ka ! Pháp ấy

          Theo tôi thấy, có phải tự ngài

           ( Công năng tu tập lâu dài )   

       Mà ngài tự chứng do ngài tự tri,

          Tựđạt, đi tuyên ngôn pháp ấy ? ”.

 

          Được hỏi vậy, ông đáp vềđiều

              Trong câu hỏi Ta vừa nêu

       Làđã tuyên bố mục tiêu hành trì

Đạt Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ(1)

          Sách-Cha-Ká ! Ta tự nghĩ là :

           “ Không phải chỉ có Ra-Ma

       Có lòng tin tưởng, mà Ta cũng đồng,

    ______________________________

 

  (1) : Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ :

                                              Naivasamjnànàsamjnàyatana

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –545 

 

          Không phải chỉ cóông tinh tấn

          Ta cũng có tinh tấn tối đa,

              Không phải chỉ có Ra-Ma

       Có niệm, định, tuệ – mà Ta cũng đồng

          Vậy Ta hãy gắng công cố vượt

          Chứng cho được pháp của ông ta

              Mà chính ông Úc-Đa-Ka

       Tuyên bố tự chứng do đà tự tri

          Và tựđạt, tức thì an trú’.

 

          Sách-Cha-Ká ! Tự chủ hành trì

              Không lâu, sau khi tự tri

       Tự chứng, tựđạt pháp đây cấp kỳ

Đạt Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ

          Và an trú trong pháp như vầy.

              Ta đi đến chỗ vị này

    ( Ra-Ma-Pút-Tá ) nói ngay điều là : 

 

    – “ Hiền-giảÚc-Đa-Ka ! Có thiệt

          Ngài tự biết, tự chứng, đạt ngay

              Vàđã tuyên bố pháp này

       Chỉ đến mức độ như vầy phải không ? ”.

 

    – “ Vâng, Hiền-giả ! Chỉ trong mức độ

          Tưởng Xứđó, Phi Tưởng Phi Phi ! ”.

 

        – “ Hiền-giả ! Chính tôi hiện thì

Đãđạt mức độ cũng y như vầy ! ”.

 

     – “ Thật khéo lợi ích thay điều ấy !

          Cho chúng tôi được thấy ởđây

              Một đồng-phạm-hạnh như ngài

       Cũng đã chứng đạt pháp này, trú an

          Cùng ngang hàng với tôi tất cả.

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –546 

 

          Pháp tôi biết, Hiền-giả cũng rành

              Pháp Hiền-giả biết, tôi rành

       Tôi làm sao, Hiền-giả thành giống tôi

          Hiền-giả thế nào, tôi cũng vậy.

          Vậy ngài hãy an trụ tại đây

              Cùng tôi chăm sóc chốn này

       Là một Hội Chúng đủ đầy thuận duyên ”.

 

          Sách-Cha-Ká ! Ta liền suy nghĩ :

Úc-Đa-Ka là vị Thầy ta

              Lại đặt đệ tử là Ta

       Ngang hàng với họ, vốn làĐạo Sư,

          Trọng ta như tôn sùng tối thượng.

          Nhưng rồi Ta suy tưởng tức thì :

            “ Pháp này không hướng yểm ly

       Không hướng đoạn diệt, không vì ly tham

          Không hướng đến tịnh an, thượng trí

          Không trực chỉ Giác ngộ, Niết-bàn  

              Mà chỉđưa đến dở dang

       Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, ngang nơi này.

          Sách-Cha-Ká ! Ta đây quyết định

          Là ta không tôn kính pháp này

              Rồi quyết từ bỏ pháp này,

       Ta đã từ giả vị Thầy thứ hai.

 *   *    *

          Sách-Cha-Ká ! Chẳng lay chí nguyện                

          Tìm cái gì chí thiện, minh quang

              Vô thượng tối thắng tịnh an

       Tầm cầu đạo lộ hoàn toàn tinh hoa 

          Ta đến Ma-Ga-Tha vương quốc    ( Magadha )

        ( Cũng là nước tên Ma-Kiệt-Đà )

              Tuần tự du hành trải qua

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –547 

 

       Đến rừng U-Rú-Vê-Là(1) không xa

        ( Tức Ưu-Lâu-Tần-Loa ) khảái

          Một địa điểm thoải mái, hiền hòa

              Ni-Liên – Nê-Ranh-Cha-Ra  (2)

       Một con sông nhỏ chảy qua bên đàng

          Có một chỗ lội ngang giòng nước

          Thật tiện lợi, tạo được lối sang.

              Xung quanh có những ngôi làng

       Tiện bề khất thực, dễ dàng cho Ta. 

          Với ý nghĩ thoáng qua như vậy

          Ta nhận thấy hợp với mong cầu

Đủ cho thiện-nam-tử nào

       Có thể tinh tấn đạt mau ước nguyền.

 

          Sách-Cha-Ká ! Ta liền ngồi xuống

          Tỉnh tọa với ý muốn thoáng qua

              Chọn nơi ấy, và nghĩ là :    

      ‘Quả thật vừa đủ để ta tinh cần’.

 

          Sách-Cha-Ká ! Xong phần an trú,

          Ba ví dụ khởi lên nơi Ta

              Từ trước chưa từng nghe qua

       Ý nghĩa vi diệu, rất là sâu xa .

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Được ví

          Một khúc cây đã bị ướt đầm

              Được bỏ trong nước để ngâm

       Còn tươi, nhựa sống vẫn nằm trong cây.

          Một người đến, trong tay có đủ

          Một dụng cụ làm lửa cháy liền.

    ______________________________

 

     (1) : Uruvela – Ưu-Lâu-Tần-Loa .

    (2) : Sông Ni Liên – Neranjara .

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –548 

 

              Y nghĩ : ‘Ta sẽ nhen lên

       Ngọn lửa tỏa nóng, trở nên ấm dần’.

          Ông nghĩ sao về phần chuyện ấy ?

          Với khúc cây như vậy, ướt đầm

              Nếu dùng dụng cụ đang cầm

       Cọ xát nhen lửa, có tầm được không ? ”.

 

    – “ Thưa Tôn-giả ! Thật không thể được

          Vì khúc cây đẫm ướt, nhựa nhiều

              Lại bị ngâm nước sớm chiều

       Muốn cọ lấy lửa là điều viễn vông !

          Chỉ phiền lòng và thêm mệt mỏi

          Cùng bực bội vì lửa không ra ”.

 

        – “ Cũng vậy, này Sách-Cha-Ka !

       Những vị Phạm-chí hay Sa-môn nào

          Sống dựa vào, đắm vào thế tục

          Không xả ly các dục về thân

              Những gì với chúng thuộc phần

       Dục tham, dục ái, dục hằng khát khao

          Dục nhiệt não ào ào kêu réo

          Về nội tâm chưa khéo đoạn trừ

              Làm cho nhẹ bớt từ từ

       Các vị trên ấy nếu như thình lình

          Tự cảm thọ trong mình đau nhói

          Chịu đựng mọi khốc liệt, khổ đau

              Các vị không thể chứng vào

       Tri kiến Chánh Giác thanh cao, an bình.

          Nếu họ không thình lình cảm thọ

          Những cảm giác đau khổ xảy ra

              Thật là khốc liệt tối đa

       Họ cũng không thể chứng qua tự mình

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –549 

 

          Tri kiến và siêu minh Chánh Giác

    Là ví dụ khởi phát đầu tiên.

 

              Này Sách-Cha-Ká ! Tiếp liền

       Một ví dụ khác khởi lên như vầy :

          Ví như có khúc cây đẫm ướt

          Đầy nhựa cây và được vớt lên

              Đặt trên đất khô là nền

       Có một người đến, cầm trên tay mình

          Một dụng cụ để sinh ra lửa

          Y nghĩ : ‘Hãy nhen lửa tức thì

              Hơi nóng sẽ hiện cấp kỳ’.

       Này Sách-Cha-Ká ! Điều gì xảy ra ?

          Người ấy có cọ ra lửa nóng

          Với dụng cụ mau chóng được không ? ”.

 

        – “ Tôn-giả Kiều Đàm ! Thưa không,

       Vì khúc cây ấy bên trong nhựa đầy,

          Bị đẫm ướt, dù nay được vớt

          Ra khỏi nước, đặt trên đất mau

              Nhưng người ấy không thể nào

       Cọ xát ra lửa, chỉ sầu muộn thôi,

          Rất bực bội và rồi nhọc mệt ”.

 

     – “ Ất-Ghi-Vết-Sa-Ná ! Vẫn còn

              Những Sa-môn, Bà-la-môn

       Không xả ly dục, bảo tồn si mê

          Đắm các dục thuộc về thân mãi

          Như dục tham, dục ái, khát khao

              Hoặc dục nhiệt não đắm vào

       Nội tâm chưa được khéo mau đoạn trừ,

    Chưa khéo làm từ từ nhẹ bớt.

          Vì hời hợt, những vị Sa-môn

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –550 

 

              Hay các vị Bà-la-môn

       Thình lình cảm thọ đổ dồn khổ đau,

          Những cảm giác chói đau, kịch liệt

          Và khốc liệt, như chết sẵn dành

              Không thể chứng tri-kiến lành

       Không chứng Chánh Giác, tịnh thanh Phật Đà.

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Phải hiểu

       Là ví dụ vi diệu thứ hai.

 

              Rồi ví dụ ba như vầy :

       Ví như có một khúc cây khô rồi

          Không còn nhựa, vớt rời khỏi nước

          Và nó được đặt trên đất khô

              Một người cầm dụng cụ vô

       Ý muốn nhen lửa với đồ nhen kia

          Với ý nghĩ : ‘Lửa kia cháy đỏ

          Ta sẽ có hơi nóng tỏa ra’.

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Ông nghĩ chuyện ấy xảy ra như vầy

          Người ấy lấy khúc cây cọ xát

          Với dụng cụ, có đạt lửa không ? ”.

 

        – “ Thưa được, có lửa như mong

       Vì sao ? Vì khúc cây trong lẫn ngoài

          Đều khô cả, trong ngoài không nhựa

          Vớt để giữa đất khô trải qua ”.

 

        – “ Cũng vậy, này Sách-Cha-Ka !

       Những vị Tôn-giả như Bà-la-môn

          Hay Sa-môn , xả ly các dục

          Thuộc về thân như dục ái, tham,

              Cùng dục hôn ám, mê lầm

       Dục nhiệt não với dục thầm khát khao.

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –551 

 

          Các dục ấy được mau ly xả

          Về nội tâm khéo đã đoạn trừ,

              Những Tôn-giả này nếu như

       Thình lình cảm thọ mệt nhừ, khổ đau,

          Những cảm giác chói đau kịch liệt,

          Hoặc được biết không bị thình lình

              Cảm thọ cảm giác tự mình

       Khổ đau khốc liệt, hãi kinh, khổ sầu

          Các vị này vẫn mau chứng đắc

          Tri-kiến thật vô thượng tịnh thanh

              Đạt Chánh Đẳng Giác Trọn Lành.

       Đây là ví dụ đành rành thứ ba,

          Chưa từng nghe, rất là vi diệu

 Được khởi lên tiêu biểu nơi Ta.

 

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! 

       Rồi Ta suy nghĩ : ‘Nay Ta phải cần

          Nghiến hàm răng, lưỡi mình dán chặt

Lên nóc họng, tâm thật kiên trì

              Chế ngự, nhiếp phục tâm ni

       Ta phải đánh bại tức thì tâm đây’.

 

          Khi quyết tâm như vầy thực hiện

          Sự nỗ lực đã khiến thân Ta

              Mồ hôi từ nách chảy ra

       Trạng thái như thể xảy ra cơ cầu :

          Người lực sĩ nắm đầu người yếu

        Hay nắm kẻ ốm yếu ở vai.

              Khi Ta nghiến răng như vầy      

       Nóc họng bị dán chặt ngay lưỡi này

          Mồ hôi nách chảy đầy, bức rức

          Dầu cho Ta tận lực trải sang

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –552 

 

              Dầu cho niệm được trú an

       Niệm không dao động, nghiêm trang điều hòa

          Nhưng thân Ta vẫn còn khích động

          Do khích động, không được khinh an,

              Vì thân bị chi phối ngang

       Bởi sự tinh tấn diệt tan mê lầm,

 Chống khổ thọ, lấy tâm chế ngự.

          Tuy vậy, thứ khổ thọ như vầy

              Khởi lên, tồn tại phút giây

       Nhưng không chi phối, xéo dày tâm ta.

 

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Sau đó  

          Ta đã có suy nghĩ sau đây :

             ‘Hãy tu Thiền nín thở ngay’

       Rồi Ta nín thở, miệng này ngậm ngay

          Không cho hơi thở này qua miệng

          Không ngang qua mũi, khiến kinh hoàng

              Một tiếng gió động ầm vang

       Thổi lên như sấm động ngang tai mình

          Ví như tiếng khủng kinh vô kể

          Phát ra từ ống bể lò rèn

              Dầu Ta tâm chí vững bền

       Tận lực, tinh tấn niệm liền trú an

          Tuy niệm Ta không hằng dao động

          Nhưng thân bị khích động, bất toàn

              Nên thân không được khinh an

       Vì chi phối bởi cố năng tinh cần

          Do tinh tấn chống ngăn khổ thọ

          Dù khổ thọ khởi lên nơi Ta

    Nhưng không chi phối tâm Ta.

 

       Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Thế rồi

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –553 

 

          Ta vẫn ngồi nghĩ suy trăn trở :

         ‘Ta tu Thiền nín thở thêm đi !’

              Rồi Ta nín thở tức thì

       Không cho hơi thở bất kỳ ngang qua

          Cả miệng, mũi lẫn qua tai nữa

          Như ngọn gió bão lửa khủng kinh

              Thổi lên đau nhói đầu mình

       Ví như lực sĩ thình lình đâm ngay

          Đầu người khác xuyên dài tới óc

 Bằng thanh kiếm bén ngót của y.

 

              Khi Ta nín thở kiên trì

       Cả tai, miệng, mũi tức thì nhói đau

          Thật khủng khiếp trong đầu Ta đó

          Dù Ta có cương quyết, tinh cần

              Tận lực, khiến niệm trú an

       Niệm không dao động khi đang thực hành

          Nhưng thân Ta vẫn sanh khích động

          Do khích động, không được khinh an

              Tuy vậy, khổ thọ hoàn toàn

       Không chi phối được dễ dàng tâm Ta.

 

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Tiếp đấy

          Ta suy nghĩ : ‘Ta hãy tu thêm

              Về thiền nín thở như trên

       Khiến cho miệng, mũi, tai liền nhói đau

          Thật kinh khủng, trong đầu đau quá

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Ná ! Như là

              Một lực sĩ mạnh, đẩy đà

       Lấy một dây nịt bằng da cứng dày

          Quấn quanh đầu, dùng tay xiết mạnh

          Đau kinh khủng, như đánh vào đầu.

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –554 

 

              Dù Ta tinh tấn đến đâu

       Chí tâm, tận lực dải dầu cố công

          Dù an trú niệm, không dao động

          Nhưng thân bị khích động, bất toàn           

              Nên thân không được khinh an

       Vì chi phối bởi cố năng tinh cần

          Do tinh tấn chống ngăn khổ thọ

          Dù khổ thọ khởi lên nơi Ta

    Nhưng không chi phối tâm Ta.

       Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Tiếp liền

          Ta suy nghĩ : ‘Hãy nên tinh tấn

          Thiền nín thở cố gắng tối đa’.

              Rồi Ta nín thở vô, ra

       Không cho hơi thở ngang qua bất kỳ

          Cả miệng, mũi, tai – vì đóng hết

          Như ngọn gió kinh khiếp thổi qua

              Cắt ngang ổ bụng của Ta

       Ví như đổ tể rất là khéo tay

          Hoặc đệ tử người này thiện xảo

          Đã mạnh bạo cắt ngang bụng Ta

      Bằng dao sắc bén sáng lòa.

 

       Lần sau, Ta nín thở ra và vào

          Một sức nóng thần sầu khủng khiếp

          Khởi lên tiếp trong thân của ta

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Như hai lực sĩ thật là mạnh thay

          Nắm cánh tay một người yếu ớt

          Rồi nướng đốt người ấy thẳng thừng

              Trên một hố than đỏ hừng,

       Cũng vậy, trong lúc Ta ngừng thở đây

 

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –555 

 

          Không qua miệng, mũi, tai kín đóng

          Một sức nóng kinh khủng xảy ra

     Khởi lên trong thân của Ta.

 

       Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Thật là

          Dầu cho Ta chí tâm, tinh tấn

          Dầu niệm vẫn không động, trú an

              Nhưng thân không được khinh an

       Vẫn bị khích động, vì năng tinh cần

          Do tinh tấn chống ngăn khổ thọ

          Dù khổ thọ khởi lên nơi Ta

    Nhưng không chi phối tâm Ta.

 

       Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Lúc này

          Hàng chư Thiên quanh đây thấy vậy

          Liền nói rằng : ‘Vị ấy chính là

              Ngài Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Đã chết rồi đó, thấy qua hiện tiền’.

 

          Số chư Thiên khác liền nói lại :

         ‘Sa-môn ấy chưa chết đâu mà !

              Nhưng Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Sắp sửa mệnh tận, thật là buồn thay !’.

 

          Một số Thiên thẳng ngay tuyên bố :

         ‘Dù hiện có sự cố xảy ra

              Nhưng Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Chưa chết, cũng chẳng sắp qua đời mà !

          Vì Sa-môn là A-La-Hán

          Đời sống bậc La-Hán như vầy’.

 

              Ất-Ghi-Vết-Sa-Na này !

       Rồi Ta suy nghĩ ý đây sẵn sàng :

         ‘Ta nay hãy hoàn toàn tuyệt thực’.

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –556 

 

          Nhưng chư Thiên lập tức nói là :

             ‘Này Thiện-hữu Gô-Ta-Ma !

       Chớ có tuyệt thực trải qua lâu dài. 

          Nếu mà Ngài hoàn toàn tuyệt thực

        ( Sẽ kiệt sức, có thể chết đi ),

              Chúng tôi sẽ tiếp tức thì

       Thức ăn Thiên giới diệu kỳ sạch trong

          Qua các lỗ chân lông Hiền-giả

          Và Hiền-giả vẫn sống an hòa’.

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na

       Ta nghĩ : ‘Tuyệt thực của Ta cực kỳ

          Nhưng chư Thiên kiên trì muốn đổ

          Thức ăn qua các lỗ chân lông

              Ta không đạt ý mình mong

       Nuôi sống, trái nghịch với lòng của Ta

          Vậy Ta tự dối Ta, đáng hổ !

      Ta bác bỏ ý của chư Thiên. 

 

              Sách-Cha-Ká ! Ta nói liền :

      ‘Như vậy là đủ !’, không phiền chư Thiên !

          Ta suy nghĩ  tiếp liền tại chỗ :

         ‘Ta hãy cố giảm thiểu tối đa

              Về sự ăn uống của Ta

       Ăn từng giọt một trải qua thực hành

          Hạt đậu xanh, đậu đen, đậu hạt

          Ăn từng hạt, kể cả gạo, mè

              Quanh không có sự chở che

       Thực hành khổ hạnh khắc khe muôn phần.    

 

          Do mỗi ngày chỉăn một hạt

          Thân thể Ta gầy xác, mỏi mòn

              Tiều tụy, ốm yếu, héo hon

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –557 

 

       Vìăn quáít, chẳng còn sức dư

Tay chân Ta giống như cọng cỏ

          Đốt cây nhỏ khô héo dần dà

              Còn về bàn tọa của Ta

       Như móng chân của lạc-đà, thảm thay !

          Các xương sống  phô bày thấy rõ

          Các xương sườn gầy ló, giống như

              Rui, cột nhà sàn nát hư

       Vìăn quáít, từ từ mắt Ta

          Như giếng nước thật là thăm thẳm

          Con ngươi Ta lấp lánh nằm sâu.

              Khi tay Ta sờ da đầu

       Nó rất nhăn nhúm như bầu khô tưa

          Như mướp đắng cắt chưa chín tới

          Nhăn nheo bởi gió nóng khô cằn

Đôi khi, nếu Ta nghĩ rằng :

    “ Hãy sờ da bụng”, chỉ bằng tay ta   

          Thì chính là Ta sờ xương sống.

          Còn xương sống Ta muốn sờ qua

              Thìđụng da bụng của Ta

       Xương sống bám chặt vào da bụng này.

          Sách-Cha-Ká ! Ăn vầy tối thiểu

          Nếu Ta muốn đại, tiểu tiện đây

              Thì Ta bị ngã quỵ ngay

Úp mặt xuống đất, hít đầy bụi dơ.

          Nếu bấy giờ lấy tay xoa khắp

          Trên đầu Ta và khắp chân tay

              Lông tóc hư mục rụng ngay

     ( Có gì nuôi tóc, lông này sống đâu ! )

 

          Sách-Cha-Ká ! Nhìn vào hiện tượng

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –558 

 

          Có người nói : “ Thân tướng Sa-môn

              Da đen, trông thật vô hồn ”.

       Nhóm khác lại nói : “ Sa-môn thật là

          Da không đen, nhưng mà màu xám ”.

          Số khác nói : “ Không xám, không đen ”.

              Nhiều kẻ nói : “ Da không đen,

       Cũng không màu xám, mà xen sẫm vàng ”.

          Đếm mức độ dở dang như vậy

          Da của Ta lúc ấy hư rồi !

              Chỉ vì ăn quá ít thôi !

     ( Da Ta lúc trước vào thời thanh niên

          Vốn thanh tịnh, màu tuyền sáng chói

          Thật mịn màng mà lại sáng trong )

              Ta tự suy nghĩ trong lòng :

     ‘Thuở xưa có những vị dòng Bàn-môn,

          Hoặc Sa-môn ; thình lình cảm thọ

          Những cảm giác khốn khổ, chói đau

              Khốc liệt, kịch liệt khổ đau

       Đó là tối thượng khổ đau cực kỳ

          Không thể có điều gì hơn nữa

  Về tương lai hay giữa đời này.

              Phạm-chí, Sa-môn ở đây

       Thình lình cảm thọ đến ngay tức thì

          Những cảm giác cực kỳ đau khổ

          Trên toàn thân mọi chỗ chói đau

              Khốc liệt, kịch liệt khổ đau

       Đó là tối thượng khổ đau cực kỳ

   Không thể có điều gì hơn nữa.

          Nhưng với Ta, sống giữa rừng già

              Thực hành khổ hạnh tối đa

       Chịu đựng đau khổ trải qua cực kỳ,

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –559 

 

          Vẫn không chứng pháp gì cao quý,

          Pháp thượng nhân cũng chỉ xa vời !

              Tri kiến thù thắng sáng ngời

       Xứng đáng bậc Thánh – Ta thời còn xa.

 

          Ồ ! Hay là có đạo lộ khác

          Khiến chứng đạt giác-ngộ sâu xa ?

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Rồi Ta hồi tưởng thuở Ta thiếu thời

        ( Lên sáu tuổi, khi trời mát mẻ

          Theo phụ-vương dự lễ Hạ Điền

              Vua cha cầm cày đầu tiên.

       Trong lúc lễ-hội liên miên cả ngày

          Ta đến ngồi dưới cây rợp mát

          Diêm-phù-đề ( tên khác Chăm-bu )    ( Jambu )

              Dần vào trạng thái an như

       Dục, bất-thiện-pháp từ từ được ly

          Chứng và trú Thiền chi thứ nhất

Một trạng thái hỷ lạc thâm trầm.

              Do ly dục ; có tứ, tầm,

       Khi an trú vậy, Ta thầm nghĩ ngay :

         ‘Có thể đây chính là đạo-lộ

          Đưa Ta đến giác-ngộ chăng là ?’.

 

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Tiếp ý niệm ấy, nơi Ta khởi liền

          Một ý thức vững bền kiên cố :

        ‘Đây là đường giác-ngộ chánh chân !’

              Rồi Ta suy nghĩ băn khoăn :

      ‘Có sợ lạc thọ này không ? Do vì

          Một lạc thọ đã ly dục ác,

          Ly các pháp bất thiện như vầy ?’

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –560 

 

              Rồi một ý niệm đến ngay :

      ‘Ta không hề sợ mảy may điều này

          Một lạc thọ ở đây ly dục

          Pháp bất thiện mọi lúc được ly’.

              Tiếp theo, Ta lại nghĩ suy :

      ‘Nay lạc-thọ ấy dễ gì chứng đây !

          Với thân thể yếu gầy khủng khiếp

          Cố sức tiếp cũng chẳng ăn thua.

              Hãy ăn thô thực, cơm chua !’.

       Nghĩ kỹ, Ta thọ cơm chua dần dần

      Ăn thô thực vì cần có sức.

 

          Lúc bấy giờ, túc trực bên Ta 

              Nhóm năm người Kôn-Đanh-Nha  (1)

 Hầu hạ, tu tập với Ta bao ngày.

          Các vị này luôn luôn suy nghĩ :

         ‘Khi nào vị Sa-môn Thích-Ca

              Chứng pháp siêu việt sâu xa

       Ngài sẽ nói cho chúng ta biết cùng’.

          Nhưng khi thấy Ta dùng thô thực

          Ăn cơm chua – lập tức nghĩ là :

             ‘Ồ ! Sa-môn Gô-Ta-Ma

       Tham sống sợ chết, nay đà lui nhanh

          Đã từ bỏ khổ hành tinh tấn

          Sống lợi dưỡng, vật chất đủ đầy,

              Chúng ta hãy đoạn tuyệt ngay

       Không theo ông ấy, từ rày tách ra’.

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Sau đó

    _______________________________

 

 (1) : Năm người bạn đồng tu và sau này trở thành 5 Đệ-tử đầu tiên

         tiên của Đức Phật : Kondanna (Kiều-Trần-Như ) , Bhaddiya ,

         Vappa , Mahànàma  và  Assaji .

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –561 

 

          Ăn thô thực để có sức hơn

              Sức khỏe trở lại khá hơn

       Ta hành ly dục chánh chơn sớm chiều

          Pháp bất thiện Ta đều ly tất

          Chứng và trú Đệ Nhất Thiền tâm

              Trạng thái hỷ lạc thâm trầm

  Sinh do ly dục, có tầm, tứ ra.

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Như vậy

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Tiếp theo sau, Ta diệt tầm, tứ

          Chứng và trú vào Thiền thứ hai

              Trạng thái hỷ lạc ở đây

       Không tầm, không tứ ; do rày định sanh

          Và nội tĩnh nhất tâm. Như vậy

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Ta lại mau ly hỷ trú xả

          Chánh niệm đã tỉnh giác, an nhiên

              Thân cảm sự lạc thọ liền

      ‘Xả niệm lạc trú’ Thánh hiền gọi tên,

          Chứng, trú yên Tam Thiền tại chỗ

          Rồi xả lạc, xả khổ ; diệt ngay

              Hỷ ưu cảm thọ trước đây

       Chứng và an trú vào ngay Tứ Thiền

          Không khổ & lạc  và liền xả niệm

          Lạc thọ ấy khởi hiện nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –562 

 

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Ta, với tâm thanh cao thuần tịnh

          Tâm dịnh tĩnh, không nhiễm não phiền

Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền

Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu.

 

  Ta dẫn tâm, hướng tâm đến với

TÚC MẠNG MINH , nhớ tới nhiều đời

Quá khứ  với một , hai đời

Năm chục , ba bốn trăm đời đã qua

Một ngàn đời hay là hơn nữa

          Một trăm ngàn đời thuở lâu xa

Hoại kiếp, thành kiếp trải qua

Ta liền nhớ lại như là mới đây.

Tại nơi ấy, tên này ta có

Thuộc giai cấp, giòng họ thế này

Uống, ăn, thọ khổ, lạc  rày

Tuổi thọ như thế, chết ngày ra sao

Ta tái sinh, nhằm vào làng đó

Có tên tuổi, giòng họ thế nào

Cứ thế, nhớ lại biết bao

Tiền kiếp, tái kiếp  không sao đếm rồi !

 

          Nhiều đời sống thuộc thời quá khứ

          Nét lành dữ chi tiết, đại cương

              Minh thứ nhất, hiểu tận tường

       Ta lúc canh một đêm trường, chứng tri.

 

          Ta với tâm kiên trì, thuần tịnh

          Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền

Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền

Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –563 

 

  Ta dẫn tâm, hướng tâm đến với

THIÊN NHÃN MINH, dẫn tới tuệ minh

Xét về sinh tử chúng sinh

Thiên nhãn thuần tịnh siêu nhân, thấy liền

Ta liền biết mối giềng Nghiệp quả

Người hạ liệt, kẻ cả giàu sang

Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

       Đều do hạnh nghiệp trắng đen họ làm.

 

Gieo ác hạnh về thân, khẩu, ý

Hoặc phỉ báng các vị Thánh Hiền

Người này thân hoại, tận duyên     

Do nghiệp tà kiến, đọa liền súc sinh,

Các cõi dữ, như sinh địa ngục

Hoặc đọa xứ, thằng thúc nạn tai.

          * Còn bậc hiền giả, những ai

Làm những thiện hạnh  ý và lời, thân

Không phỉ báng Hiền nhân, Thánh hiển

Tạo nghiệp lành, chánh kiến vô cùng

Sau khi thân hoại mạng chung 

       Được sinh thiện thú, nhân trung, cõi trời

 

Do thiên nhãn, biết đời sống chết

Người hạ liệt hay kẻ giàu sang

Người đẹp đẽ, kẻ thô hèn

Người này bất hạnh, kẻ bèn gặp may

Do hạnh nghiệp kẻ này hành động

Có kết quả chẳng giống nhau vầy.

Luân hồi tùy nghiệp chuyển xoay

Không ai tránh khỏi trả vay nghiệp này.

          Minh thứ hai Ta đây chứng đắc

          Trong canh giữa, diệt tất Vô minh

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –564 

 

              Minh sinh, ám diệt, sáng sinh

       Do không phóng dật và tinh-cần già.

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Như vậy

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta chút nào.

 

          Ta, với tâm thanh cao, thuần tịnh,

          Tâm định tỉnh, không nhiễm não phiền

Nhu nhuyến, vững chắc – theo thiền

Bình thản như vậy, chẳng phiền chẳng ưu

 

  Ta dẫn tâm, hướng tâm đến với

LẬU TẬN MINH, dẫn tới biết rành

Lậu Tận Trí, biết ngọn ngành

Đây là sự Khổ, nguyên nhân đưa vào

Đây Khổ Diệt, đường nào diệt khổ

  Biết như thật lậu-hoặc loại này

     Nguyên nhân lậu-hoặc là đây

       Diệt trừ lậu-hoặc, biết ngay con đường

*

Nhờ hiểu biết, tận tường nhận thức

  Tâm của Ta rất mực sáng trong

Dục-lậu, hữu-lậu  thoát xong

Thoát vô-minh-lậu, khỏi vòng trói trăn

  Ta hiểu rõ : Tự thân giải thoát

Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành

     Việc cần làm, đã thực hành

Sau đời hiện tại, Vô sanh hiển bày.

          Minh thứ ba Ta đây chứng đắc

          Trong canh cuối, diệt tất Vô minh

              Minh sinh, ám diệt, sáng sinh

       Do không phóng dật và tinh-cần già.

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –565 

 

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Như vậy

          Lạc thọ ấy khởi lên nơi Ta

              Nó được tồn tại an hòa

       Nhưng không chi phối tâm Ta được mà !

 

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Đừng nghĩ

          Ta thuyết pháp cao quý trên đời

              Cho đại chúng hàng trăm người

       Mỗi người đều nghĩ : ‘Những lời thuyết ra

          Ngài Kiều-Đàm vì ta mà thuyết’.

          Chớ có hiểu cá biệt, riêng vì

              Khi Như Lai thuyết pháp chi

       Cho hàng đại chúng, chỉ vì mục tiêu :

Để giảng dạy những điều lợi lạc.

          Khi dứt các buổi thuyết pháp này

              Ta an trú nội tâm ngay

       Làm cho tịnh chí, khiến rày nhất tâm

          Khiến định tĩnh trên tầm định tướng

          Thứ nhất ấy, theo hướng như vầy

              Ta sống an trú đêm ngày

       Trường cữu, vĩnh viễn ở ngay hiện đời ”.

 

    – “ Như vậy thời Kiều Đàm Tôn Giả !

          Đã chứng quả, đáng đặt niềm tin

              Ngài, bậc Chánh Giác cao minh

       Đại A-La-Hán, không sinh lại đời.

          Nhưng không biết thời thời giáo hóa

          Của Tôn Giả , có được ngủ ngày ? ”.

 

        – “ Ất-Ghi-Vết-Sa-Na này !

       Ta có cho phép, điều này chúng tri :

          Cuối tháng hạ, sau khi khất thực

          Sau thọ thực rửa bát rồi, thì 

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –566 

 

              Xếp làm tư Săng-Ga-Ti

      (Tăng-già-lê – Y các vì Sa-môn )

          Với chánh niệm bảo tồn, tỉnh giác

          Ta nằm xuống, tay gác bên đầu

              Nằm nghiêng bên phải thanh cao

       Dáng nằm sư tử thuộc vào oai nghi ”.

 

  – “ Thưa Tôn Giả ! Chính vì điều đó    

          Một số họ : Sa-môn các vì   

              Hay Bà-la-môn tức thì

       Gọi là ‘an trú trong si ám’ tà ”.

 

    – “ Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Lý giải      

 Đây không phải si ám hay không.                      

              Sao là si ám ? Sao không ?

       Hãy nghe, suy nghiệm đục trong đâu là ! ”.

 

    – “ Thưa vâng ! Xin nghe qua Tôn Giả ”. 

 

          Ni-Ganh-Thá-Pút-Tá vị này

              Cũng là Sách-Cha-Ká đây

       Trả lời, xin Phật trình bày rõ ra.

 

    – “ Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Sự thật

          Đối với ai lậu-hoặc chưa trừ

              Lậu hoặc liên hệ khư khư

       Đến phiền não, hậu hữu từ khởi sanh

          Đáng sợ hãi, liên thành phiền não

          Sanh khởi tạo hậu hữu, đáng ghê.

              Quả khổ dị thục đưa về

       Hướng sinh, già, chết thuộc về tương lai,

     Những vị này gọi còn si ám.

 

          Không si ám là thế nào đây ?

              Đối với tất cả những ai

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –567 

 

       Tất cả lậu-hoặc đã hay đoạn trừ

          Những lậu-hoặc khư khư trước đó

          Đưa quả khổ dị thục, hướng ngay

              Đến sinh, già, chết tương lai

       Đoạn trừ lậu-hoặc, vị này oai phong

     Được Ta gọi là không si ám.

          Sách-Cha-Ká ! Dũng cảm đoạn trừ

              Tất cả lậu-hoặc khư khư

       Là không si ám, khoan thư an hòa.

 

          Ất-Ghi-Vết-Sa-Na ! Nói thật

          Với Như Lai, lậu-hoặc đã trừ

              Bị cắt tận gốc, ví như

       Cây Ta-la bị dân cư chặt đầu

          Khiến nó không thể nào sống tiếp

Không còn kịp phát triển lâu xa.

              Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Lậu-hoặc đã diệt trong Ta hoàn toàn.

          Mối liên hệ vô vàn phiền não

          Đáng sợ hãi, hậu hữu khởi sanh

              Quả khổ dị thục chẳng lành

       Hướng sinh, già, chết về phần tương lai,

          Lậu-hoặc này gốc đà bị cắt

          Như Ta-la bị chặt đầu nhanh

              Khiến cho không thể tái sanh

       Không thể phát triển ngọn ngành tương lai ”.

 

          Nghe vậy, Ni-Ganh-Tha-Pút-Tá 

          Sách-Cha-Ká – liền bạch Phật Đà :

        – “ Thưa Tôn-giả Gô-Ta-Ma !

       Thật là hy hữu ! Thật là diệu siêu !

          Dầu Tôn-giả bị nhiều chống đối

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –568 

 

          Bị mỉa mai, buộc tội gắt gay

              Trong cuộc đối thoại công khai

       Bị sự công kích, người ngoài bung xung,

          Nhưng kim dung vẫn luôn tự tại

          Màu da mãi sáng suốt, trong lành

              Sắc mặt hoan hỷ, tinh anh

       Như một La-Hán , tịnh thanh Phật Đà .

 

          Tôn-giả Gô-Ta-Ma ! Đích thị

          Tôi đã đến sáu vị danh gia

              Lục Sư ngoại đạo , đó là :

       Pu-Ra-Ná Káp-Sa-Pa (1) một vì

          Mạc-Kha-Li tức Gô-Sa-Lá, (2)

        Pa-Ku-Thá Kách-Chá-Da-Na, (3)

              Rồi Kê-Sa-Kám-Ba-La (4)

    Tức A-Chi-Tá tại nhà ông ta.

          Ni-Ganh-Thá Na-Ta-Pút-Tá, (5)

          Bê-La-Thí-Pút-Tá (cũng là    (6)

              Vị Giáo-trưởng Sanh-Cha-Da ).

       Cùng sáu vị đó trải qua luận thời

          Khi biện luận, bị tôi chất vấn

          Liền tránh né, viện dẫn cà kê

              Trả lời ra ngoài vấn đề,

 Tỏ ra phẫn nộ, nặng nề hận sân.

          Còn Tôn-giả trong phần biện luận 

          Nhiều tình huống chống đối lời Ngài

              Công kích, buộc tội, mỉa mai,

    _______________________________

 

 * Sáu vị Giáo trưởng thường được gọi là Lục Sư Ngoại Đạo :

      (1) : Purana Kassapa .          (2) : Makkhali Gosala .

      (3) : Pakudha Kaccayana .   (4) : Ajita Kesakambala .

      (5) : Nigantha Nataputta .    (6) : Sanjaya Belatthiputta .

Trung Bộ (Tập 1)  Đại Kinh 36 :   SACCAKA* MLH  –569 

 

       Sắc mặt Ngài vẫn hòa hài, bình an

          Màu da Ngài dịu dàng, trong sáng

          Hoan hỷ như La-Hán an lành

              Chánh Đẳng Chánh Giác tinh anh.

 

       Kính thưa Tôn-giả tịnh thanh Kiều Đàm !

          Tôi có việc cần làm chờ đợi

          Cần phải đi, lo tới việc nhà ”. 

 

        – “ Này Ất-Ghi-Vết-Sa-Na !

       Hãy làm những việc thấy ra hợp thời ”.

 

          Sách-Cha-Ká từ nơi ngồi đó     

          Rất hoan hỷ, tín thọ những lời

              Của đấng Thầy cả Người, Trời

       Đứng dậy từ biệt rồi rời nơi đây ./-

 

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật  ( 3 L )

 

 

*

*   *

 

(  Chấm dứt Kinh số 36  :  Đại Kinh SACCÀKA  – MAHÀSACCÀKASutta  )

 

---------------------

 

HẾT TẬP I

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/07/2014(Xem: 11516)
Hoài Vọng Mẫu Thân (thơ) Trần Trọng Khoái, Trần Kim Quế
30/07/2014(Xem: 11357)
Hiếu Niệm (thơ) của Trần Trọng Khoái
30/07/2014(Xem: 13637)
Ân Đức Sanh Thành (thơ) của Lão Thi Sĩ Trần Trọng Khoái
29/07/2014(Xem: 10939)
Đôi khi đời đau khổ Tập thở nhẹ và cười Nếu không làm như thế Chỉ thiệt mình mình thôi
29/07/2014(Xem: 9631)
Gặp Thầy nhớ chị Hà Thanh Người Ca Sĩ ấy vang danh một thời Chị đi như lá Thu rơi Đời người sinh tử kiếp đời luân lưu !..
29/07/2014(Xem: 24853)
Hồng đỏ cài lên đẹp tuyệt vời Phải nên trân trọng nhé người ơi! Những ai còn mẹ còn hồng đỏ Màu đỏ thắm tươi vẻ rạng ngời
28/07/2014(Xem: 11361)
Em xin.. vừa đủ muộn phiền Để môi còn biết làm duyên nụ cười. Em xin vừa đủ niềm vui Để em biết sống ngọt bùi sẻ chia Em xin vừa đủ bạn bè Khi đời mưa gió.. vỗ về, ủi an. Em xin vừa đủ trái ngang Để thương thêm cảnh lầm than kiếp người. Em xin vừa đủ ơn đời Đề hồn chan chứa một trời yêu thương..
23/07/2014(Xem: 12093)
Thật thảm thương cho chuyến bay định mệnh Ba mẹ con người Việt phải chia ly Hai chín năm (295) người số phận chung kỳ Phần thân xác thấp thỏm chờ nhận diện Bao người thân đang góp phần cầu nguyện Cho linh hồn nghe pháp sớm siêu thăng Thác an nhiên về nơi chốn vĩnh hằng
22/07/2014(Xem: 11259)
Sắc sắc, không không, như bóng ngựa, Trùng trùng, điệp điệp, tựa áng mây. Mặt trời đông mọc, lặn tây, Sớm còn chiều mất, cỏ cây nở tàn. Cuộc đời như ngọn đèn trước gió, Khi lu mờ khi sáng tỏ nay mai. Con thuyền chèo lái đôi tay, Qua bao chìm nổi, chuổi ngày trầm luân.
22/07/2014(Xem: 16597)
Ngón tay chụm lại với nhau, Như sen một búp, dịu màu hồng tươi, Ngón dài, ngón ngắn, yên vui, Cùng nhau nương tựa, bỏ rơi muộn phiền. Chắp tay niệm Phật triền miên,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]