Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tư tưởng triết học thực hành thánh thiện

29/03/201319:59(Xem: 12245)
Tư tưởng triết học thực hành thánh thiện

 

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC
THỰC HÀNH THÁNH THIỆN


HÒA THƯỢNG THÍCH GIÁC NHIÊN

---o0o---

·Thấy kẻ khác đau khổ mà anh có lòng thương xót, đó là tâm từ “ Phật Tánh” của anh thể hiện.

·Thấy người may mắn, giàu sang hạnh phúc...mà bạn rất vui mừng cho họ, đó là thể hiện tấm lòng quảng đại thanh cao của bạn.

·Hằng ngày anh quán chiếu, nhận thấy lỗi lầm sai trái của anh đó là anh có tinh thần giác ngộ biết tự hối.

·Một khi anh thấy biết lỗi lầm của kẻ khác, đó là anh tự biết răn lòng.

·Người mà cư xử thanh cao quảng đại thì đượïc gọi là bậc quân tử, trượng phu.

·Người mà có cư xử có ân, tình, hiếu, nghĩa thì không bao giờ phụ bạc với ai.

·Khi anh thắm thía sự khổ đau! Thì anh phải thương xót với người cùng cảnh ngộ.

·Lời nói chánh đáng, trên tinh thần xây dựng, người trí lại ưa thích mến nghe.

·Người trung thực thì mong được kẻ khác khuyên

·Kẻ biết tự trọng giữ mình đó là người trí.

·Mỗi khi anh thấy người chết, bệnh đau hay tai nạn, mà anh nhiếp tâm cầu nguyện cho họ thì anh là người có tâm từ và đức độ.

·Người sống cuộc đời thanh bạch và tịnh hạnh thì đó cũng gọi là bậc siêu nhân.

·Sống cho riêng mình là lối sống cá nhân ích kỷ.

·Thường tình ai cũng say mê vật chất, thế mà anh không đắm nhiễm, đó chứng tỏ anh là bậc thoát trần.

·Người mà độ lượng rộng lớn, ấy là đức khoan dung.

·Ăn trái ngon phải biết bảo tồn cây nhánh, hưởng lộc trời phải tích đức tu tâm.

·Thế thường ai cũng thích khen, tại sao bạn không tìm điều tốt của họ mà tặng.

·Ở đời không ai thích mình bị chê, thế mà bạn đi phê phán chỉ trích lỗi lầm của họ, đó là bạn tự đào cái hố, và còn gây thêm hờn oán.

·Phật dạy: trong các thứ bệnh được gọi là nặng nhất. Là dưỡng nuôi bản ngã, ai ai đều cũng biết, mà chẳng bao giờ chịu chừa bỏ

·Khởi một niệm chánh tà gì, thần linh cũng biết rõ, qua mặt được người đời, chớ dễ gì qua mặt Phật Thánh Tiên.

·Người mà biết tu tâm, sửa tánh, rèn lòng, trau dồi hạnh đức, trở về với chân thiện mỹ, thì cũng gọi là bậc siêu nhân.

·Khen chê chẳng qua là thử thách, người trí hãy tự xét lấy mình, chớ chẳng vì tiếng thị phi.

·Người hết lòng giúp đỡ ta, mà không có chút chi vụ lợi, đó chính là người ân.

·Một niệm chi dù cho nhỏ nhoi, thì cũng nên hướng thiện.

·Người có giá trị hay không? Là do ở nơi tư cách!

·Con người sanh ra để tu học tiến hóa, chứ không phải sanh ra để gieo rắc thảm sầu cho vạn loại.

·Tình thương cần phải có , nhưng dục vọng mê nhiễm thì chận dừng

·Mỗi bước chân đi thường niệm Phật, xếp bằng ngồi lại định chân tâm.

·Trí tuệ là phá vỡ nguồn gốc của vô minh, mà vô minh là cội nguồn của bao sự đau khổ.

·Mỗi ngày anh cố làm một việc phải nhỏ, lâu ngày anh sẽ được nhiều phước đức lớn to.

·Mỗi ngày bạn cố ý hoặc vô tình làm một việc tội ác nhỏ , tích lũy lâu ngày sẽ trở thành một cái hố sâu của tội ác.

·Tư tưởng sao gọi là siêu nhân? Tư tưởng được nung đúc trao dồi rèn luyện, tư tưởng được thanh trong chọn lọc, tư tưởng hàm chứa đầy lòng Bác ái, từ bi, bình đẳng, giải thoát và giác ngộ, là tư tưởng thanh cao siêu thoát, đó gọi là tư tưởng siêu nhân


--- o0o ---

Vi tính: Thanh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/12/2017(Xem: 7540)
Ngày đêm nghiệm suốt Tâm Kinh Viễn ly diễn giải hành trình lắng yên Một mình chuyển hoá nhị nguyên Đúng , sai bỏ lại góc riêng mình ngồi .
18/12/2017(Xem: 8491)
Thức dậy tâm thanh thản Cảm nhận đời vui tươi Miệng luôn mỉm nụ cười Chân thật làm nền tảng Bước chân đi thong thả Đừng vội vàng mà chi Hữu duyên sẽ kịp thì Thiếu duyên chớ buồn bã Tư tưởng luôn trong sáng Không khởi niệm lung tung Điều ác không đi cùng Thảnh thơi theo năm tháng Luôn nói lời chân thật Có lợi ích cho đời Hòa nhã đúng theo thời Không thô bạo tổn thất Hãy làm điều tốt đẹp Giúp ích cho tha nhân Đừng mong muốn trả ân Sẵn lòng không nhỏ hẹp.
18/12/2017(Xem: 8769)
Vui mừng đừng quá trớn Hờn giận chớ để lâu Tình nghĩa phải khắc sâu Hận thù nên xóa bỏ Khỏe mạnh đừng ỷ lại Bịnh tật phải lạc quan Giàu có chớ nghênh ngang Nghèo thiếu đừng mặc cảm Kính trọng đừng phấn khởi Khinh khi chẳng có sao Khen ngợi không tự cao Chê bai đâu quan trọng Thành công đừng tự đắc Thất bại chớ nãn lòng Hạnh phúc khỏi phải trông Khổ đau nhiều kinh nghiệm.
15/12/2017(Xem: 88942)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 139210)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
05/12/2017(Xem: 9395)
Chánh niệm chuyên cần phá võng nghi Dứt trừ thất niệm hướng quy y An vui tự tại trong ba cõi Xuất nhập an bình mỗi bước đi .
03/12/2017(Xem: 11279)
Đừng gọi thơ Đường Đất nước đau Nguyễn Thuyên (1) Hàn luật xứng anh hào Thiền Sư Pháp Đỗ (2) hoằng chân đạo Tướng quốc Lý Thường* định lược thao Đồng vọng nhân tâm “NGUYỄN TRÃI cáo” ** Ngân vang vương khẩu “NHÂN TÔNG làu” Văn như Siêu, Quát còn di cảo Mãn Giác ,Tuệ Trung *** chẳng kém Tàu !
02/12/2017(Xem: 8575)
Kính cảm tạ nhà văn Phan Tấn Hải / Nguyên Giác đã gởi tặng sách : Thiền Tông Qua Bờ Kia . Tâm đã thấm vào trong lòng Phật Pháp Toả hương thiền giữa cuộc sống hôm nay Từ nội tâm vững chải muốn mở bày Mong lợi lạc cuộc đời thêm hương sắc .
01/12/2017(Xem: 8430)
Bụi bám thường lau sáng hiện ra, Nguồn chơn diệu dụng, nghĩa đâu già. Suối reo róc rách, cá vui lượn, Trăng chiếu lung linh, vật trải xa.
01/12/2017(Xem: 9966)
Lạc đạo an bần sống thảnh thơi Đậu hũ rau cơm hạt của trời Ngoài kia còn biết bao người đói Giản dị nhu cầu dễ sống thôi .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]