Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thơ: Đường vào biển Pháp

14/04/202015:22(Xem: 7527)
Thơ: Đường vào biển Pháp

Phat thich ca 2b
Đường vào biển Pháp 

Kính bạch Thầy thật rùng mình khi học lại đoạn kinh trong Pháp diệt tận và thấy có nhiều sự trùng hợp cho thế kỷ này và lại ngưỡng mộ vì sao Thầy mỗi sáng lại livestream cho chúng con thọ trì kinh Lăng Nghiêm . Kính xin Thầy cho con trích đoạn trong “Phật Học tinh yếu “ và bài thơ này để cùng bạn hữu thấy được Ân Đức của Thầy Tổ đã đem lời dạy của Phật đến cho hậu thế và công ơn của Tăng thân đã dìu dắt hàng hậu bối chúng con . Kính HH


Đường vào biển pháp qua bao lĩnh vực.
Trước tiên là vững chắc một niềm tin ,
Ngày ngày chuyên cần học luật, luận, kinh .
Rồi chiêm nghiệm thực hành tự mình thân chứng!

 
Nhờ thọ giáo Đại thiện tri thức chỉ hướng
Thấy đến nơi có quả báo , nghiệp duyên .
Ân đức Thầy Tổ chỉ dạy thâm uyên ,
Phước phần nào tìm ra “Phật học tinh yếu”.

 
Từng trang một chỉ bày điều vi diệu .
Thế Tôn siêu việt thuyết giảng mấy nghìn năm ,
Phải đợi đúng thời đúng lúc mới nhập tâm .
Bất tư nghì ... những gì Ngài tiên lượng .

 
Úc Châu cũng tuỳ duyên hoằng pháp cao thượng
Không để Lăng Nghiêm mai một lúc này ,
Theo gương Thầy trì tụng mỗi sớm mai .
Cho Đạo pháp luôn bừng sáng không tắt lửa !
Dù phải chờ Phật Di lặc triệu năm nữa ..

 
Huệ Hương
 
***


phat hoc tinh yeu-ht thien tam


Trích từ “ Phật học tinh yếu"

Soạn giả: HT Thích Thiền Tâm

THIÊN THỨ NHÌ VÀ BA
CHƯƠNG 5 : Từ ĐỨC THÍCH CA đến PHẬT DI LẶC  ( trang 204 - 208)



Trong kinh Pháp Diệt Tận , Đức Phật bảo : “ Về sau, khi pháp của ta sắp diệt nơi cõi ngũ trược này tà đạo nổi lên rất thạnh . Lúc ấy có những quyến thuộc của ma giả làm sa môn để phá rối đạo pháp của Ta . Họ mặc y phục như thế gian, ưa thích áo cà sa năm sắc, ăn thịt sát sanh , uống rượu, tham trước mùi vị , không có từ tâm tương trợ lại sanh ghét lẫn nhau. Bấy giờ có các vị Bồ Tát , Bích Chi, La Hán vì bản nguyện hộ trì Phật Pháp hiện thân làm sa môn, tu hành tinh tấn, đạo hạnh trang nghiêm, được mọi người kính trọng . Các bậc ấy có Đức thuần hậu, từ ái, nhẫn nhục, như hoà, giúp đỡ kẻ già yếu cô cùng hằng đem kinh tượng phụng thờ, đọc tụng...giáo hoá chúng sanh một cách bình đẳng, tu nhiều công đức không nệ tổn mình lợi người.

Khi có những vị sa môn đạo đức như thế, các Tù khưu ma kia ganh ghét phỉ báng, vụ cho những điều xấu, dùng đủ cách lấn áp xua đuổi, hạ nhục khiến cho không được ở yên . Từ đó các Tỳ khưu ác càng lộng hành, không tu đạo hạnh, bỏ chùa chiền điêu tàn hư phế , chỉ lo tích tụ tài sản riêng làm các nghề không hợp pháp để sanh sống... làm tổn hại chúng sanh không có chút từ tâm . Lúc ấy có nhiều kẻ thiếu đạo đức xuất gia làm tăng ni tham nhiễm sống lẫn lộn . Phật pháp suy vi là chính bọn này. Lại có những kẻ trốn pháp vua quan, lẫn vào cửa đạo rồi sanh tâm biếng nhác không học không tu . Đến kỳ tụng giới trong mỗi nửa tháng họ chỉ lơ là găng gượng không chịu chuyên chú lắng nghe. Nếu có thuyết giảng giới luật, họ lược bỏ trước sau không chịu nói ra hết.

Nếu có đọc tụng kinh văn, họ không rành câu chữ, không tìm hỏi bậc cao minh, tự mãn cầu danh, cho mình là phải. Tuy thế, bề ngoài họ cũng ra vẻ đạo đức, thường hay nói phô để hy vọng mọi người cúng dường. Các Tỳ khưu ma này sau khi chết sẽ đoạ vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh trải qua nhiều kiếp. Khi đền tội xong, họ thác sanh làm người ở nơi biên địa không có Tam Bảo .

Lúc Phật Pháp sắp diệt người nữ phần nhiều tinh tấn, ưa tu những công đức. Trái lại người nam phần nhiều kém lòng tin, thường hay giãi đãi khinh mạn, không thích nghe pháp, không tu Phước Huệ , khi thấy hàng sa môn thì rẻ rúng chê bai xem như đất bụi.

Lúc ấy do nghiệp ác của chúng sanh, mưa nắng không điều hoà, ngũ sắc hư hao tàn tạ bịnh dịch lưu hành, người chết vô số .
Thời bấy giờ hàng quan liêu phần nhiều khắc nghiệt tham ô, lớp dân chúng lại nhọc nhằn nghèo khổ , ai nấy chỉ biết ngậm đắng nuốt cay .
Trong thế gian lúc ấy khó tìm được người lượng thiện, còn kẻ ác thì nhiều như cát ở bãi biển, đạo Đức suy đồi , Chư Thiên buồn thương rơi lệ .
Này A Nan ! Lúc đạo pháp ta sắp diệt ngày đêm rút ngắn, con người đoản mệnh, nhiều kẻ mới 40 tuổi trên đầu tóc đã điểm bạc. Về phần người nam, bởi nhiều dâm dật nên hay chết yểu, trái lại người nữ sống lâu hơn . Lúc ấy có nhiều tai nạn nổi lên như giặc cướp, bịnh tật, bão lụt nhân dân không tin hiểu đó là nghiệp báo, hoặc vì đã từng sống quen trong cảnh ấy nên xem như là việc thường .

Bấy giờ nếu có bậc Bồ Tát, Bích Chi, La Hán dùng bi tâm ra giáo hoá, do nghiệp ác của chúng sanh và sức ngoại ma xua đuổi cũng ít ai đến dự pháp hội . Các bậc tu hành chân chính, phần nhiều ẩn cư nơi núi rừng xa vắng, giữ đời sống đạm bạc được Chư Thiên hộ trì.

Khi Nhơn thọ giảm còn 52 tuổi, áo cà sa của hàng sa môn đổi thành sắc trắng, kinh Thủ Lăng Nghiêm và Bát Chu Tam Muội tiêu diệt trước, các kinh khác lần lần diệt sau cho đến không còn văn tự .

Nầy A Nan! Như ngọn đèn dầu trước khi sắp tắt , ánh đèn bỗng bừng sáng lên rồi lu mờ và mất hẳn Đạo pháp ta đến lúc tiêu diệt cũng có tướng trạng như thế.

Từ đó về sau trải qua triệu triệu năm mới có Phật Di Lặc ra đời giáo hoá chúng sanh .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/02/2015(Xem: 17348)
Mơ màng cát bụi từ thuở nào mới mở mắt chào đời bên ghềnh biển Quy Nhơn rờn mộng ấy, thầy Đức Thắng sinh năm 1947, suốt một thời tuổi trẻ hay chạy rong chơi qua cánh đồng lúa xanh Phổ Đồng, bồng tênh mấy nẻo đường quê hương Phước Thắng ngan ngát cỏ hoa và thả diều tung bay trên bầu trời Tuy Phước lồng lộng bát ngát đầy trời trăng sao in bóng mộng sông hồ. Rồi lớn lên, thường trầm tư về lẽ đời vô thường sống chết, nên từ giã quê nhà, thao thức vào Nha Trang đi xuất gia theo truyền thống Thiền tông Phật giáo đại thừa. Sau đó vài năm chuyển vào Sài Gòn, tiếp tục con đường học vấn, tốt nghiệp Cao học Triết Đông phương và Phật khoa Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975.
10/02/2015(Xem: 11976)
CUNG kính mời nhau một tách trà CHÚC mừng Xuân mới, tiễn năm qua TÂN niên hạnh phúc và như nguyện XUÂN đến bình an khắp mọi nhà. VẠN nỗi ưu phiền buông xả hết SỰ đời trăm mối được hanh thông NHƯ Lai, Đạo Pháp đồng quy hướng Ý nguyện vẹn toàn đẹp ước mong. Thích Tánh Tuệ
10/02/2015(Xem: 9850)
Đầu xuân dạo bước trong rừng Lang thang đơn chiếc đứng nhìn suối reo Ô kìa vách đá cheo leo Dưới chân cỏ dại ngoằn ngoèo lối đi Xa xa một bóng nhu mì
10/02/2015(Xem: 8574)
Ngược xuôi qua cửa dòng đời Lăng xăng tất bật bao người thế gian Ai dừng, ta chút hỏi han: "Khổ phiền vơi bớt, tiền vàng dôi dư? Có được Bi, có được Từ
08/02/2015(Xem: 9920)
Ngày tháng nối dài như hơi thở. Nhẹ nhàng trôi qua những mái nhà. Hàng cây trút lá đêm Đông. Cuối cùng ngày tháng cũng già.
06/02/2015(Xem: 10336)
- Con người đến với tôn giáo phần lớn là để tìm chỗ dựa tinh thần, nhưng với việc '' phải thực hành để thể nghiệm '' thì Phật tử chỉ có thể dựa vào chính bản thân mình mà thôi. Và nếu Phật tử làm theo thấy được hiệu quả thì dù người khác có làm sao, hoặc có nói thế nào cũng không làm cho niềm tin của họ lung lay được.
05/02/2015(Xem: 10919)
Vô thường nắm rõ trong tay Đón xuân mừng thọ tháng ngày phôi pha, Tuổi xuân thầm lặng trôi qua Xuân về nhanh chóng tuổi già đến ngay. Năm tàn tháng lụn ai hay
05/02/2015(Xem: 11226)
Tâm và Đất luôn sẵn sàng chờ giống Giống tốt tươi đất nở thắm ngàn hoa Giống thiện lành tâm sẽ được an hòa Không giống tốt đất um tùm cỏ mọc
05/02/2015(Xem: 13848)
Thơ là gì ? Thi ca là cái chi ? Có người cắt cớ hỏi Bùi Giáng như vậy. Thi sĩ khề khà trả lời : “Con chim thì ta biết nó bay, con cá thì ta biết nó lội, thằng thi sĩ thì ta biết nó làm thơ, nhưng thơ là gì, thì đó là điều ta không biết.”* Tuy nói thế, nhưng suốt bình sinh trong cuộc sống, thi sĩ chỉ dốc chí làm thơ và sống phiêu bồng, lãng tử như thơ mà thôi.
05/02/2015(Xem: 10706)
Bạn lại hỏi mình: Có kiếp sau hay không? Mình mới hỏi lại: Bạn cần biết kiếp sau để làm gì?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]