Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùa Thánh Duyên (thơ)

12/10/201920:28(Xem: 5595)
Chùa Thánh Duyên (thơ)
tam-quan-chua-Thanh-Duyen

Chùa Thánh Duyên


Trường giang thuỷ một màu xanh biên biếc
Tháp Điều Ngự ngự trên đỉnh Thuý Vân
Ngôi Thánh Duyên toạ trong sông ngoài biển
Khắp tứ bề sắc nước rạng như xuân

Chóp núi cao, tần khí thiêng chất ngất
Chim trời reo tán thán Phật vang lừng
Nhìn xa xa cảnh trường đàm sương phủ
Tựa thuyền trôi giữa mây nước mênh mông

Sông biển hợp rạng trùng dương bích ngọc
Rừng cây xanh hồn sắc tứ đế vương
Hồi chuông khuya dần vơi bao tang tóc
Nhịp mõ đều chuyển tải niệm yêu thương

Ngôi cổ tự toát lên năng lượng sống
Từ rừng cây từ nhịp thở thiêng liêng
Mang chất liệu dòng từ bi tuệ giác
Của đoá sen hương vị toả chân thiền.

Tuệ Minh-Thích Phước Toàn
Núi Thuý Vân-Huế, September 13, 2019



Ghi chú:
Chùa Thánh Duyên, ngôi cổ tự toạ lạc trên đỉnh núi Thuý Vân, nhìn xuyên xuống tưởng chừng như nước sông biển được bao quanh bởi cửa Tư Hiền sát bên cạnh, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, do chúa Nguyễn Phúc Chu xây dựng vào cuối thế kỷ XVII, mà sau này người dân trong vùng quen gọi là Chùa Tuý Vân. (Có lẽ họ đọc trại từ Thuý thành Tuý chăng?) Đến thời vua Minh Mạng trùng tu vào năm 1826 & 1836. Vua Thiệu Trị tiếp tục trùng tu năm 1841 và xếp vào hạng thắng cảnh thứ 9 của đất Cố Đô Huế.
https://www.facebook.com/100012829421545/posts/766885460415761?sfns=mo


quoc tu thanh duyen
Quốc tự Thánh Duyên

Thừa Thiên Huế có 4 ngôi chùa được vinh danh là quốc tự đó là Thiên Mụ, Diệu Đế, Giác Hoàng và Thánh Duyên. Nếu như 3 ngôi chùa kia đều tọa lạc tại kinh thành Huế thì chùa Thánh Duyên lại tọa lạc tại một nơi khá xa kinh thành: núi Thúy Vân thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc ngày nay.

 

Núi Thúy Vân nằm ở ven cửa biển Tư Hiền, xưa còn có tên gọi là Tư Dung. Đây là một trong hai ngọn núi cuối cùng của dãi cát ven biển chạy từ Bắc vào Nam. Núi Thúy Vân không cao lắm, chỉ cách mặt nước biển và mặt phá Tam Giang chừng hơn 40 m.Theo “Đại Nam nhất thống chí” thì vào năm 1648, chúa Nguyễn Phúc Tần tuần du qua phá Tam Giang và phát hiện ra một thảo am nhỏ. Ông đã cho dựng một ngôi chùa nhỏ trên nền thảo am xưa để làm nơi cầu phúc cho muôn dân. Trải qua bao năm binh hỏa, chùa bị bỏ hoang đến năm Minh Mạng thứ 6 tức là năm 1825 vua qua đây và cho xây dựng lại chùa. Nhưng phải đến năm 1836, vua mới cho xây dựng chùa một cách hoàn chỉnh gồm 1 chùa, 1 gác, 1 tháp. Chùa gọi là Thánh Duyên, gác gọi là Đại Từ, tháp gọi là Điều Ngự. Nhà vua cũng ban 2 câu đối về tên của chùa như sau: “Thánh tức thị Phật, Phật tức thị thánh, hữu thị Thánh, phương khai Phật pháp chi sùng thâm- Duyên bổn thị nhân, nhân bổn thị duyên, hữu thị duyên, nãi khuyếch thiện nhân chi quảng bị”; dịch nghĩa là: “Thánh tức là phật, Phật tức là thánh, bởi có thánh hiền mới khai tỏ Phật pháp thâm sâu- Duyên gốc tại nhân, nhân gốc tạ duyên, hễ có nhân đức mới mở rộng thiện duyên khắp nẻo”.

quoc tu thanh duyen
Tháp Điều Ngự tọa lạc trên đỉnh núi Túy Vân




Ngoài hệ thống kiến trúc mang đậm dấu ấn của phong cách kiến trúc triều Nguyễn, chùa Thánh Duyên còn có 113 cây cổ thụ có tuổi thọ từ 200 - 300 năm như thông, xoài, mù u, mít nài, mít, dầu lai, lim... Thầy trụ trì Thích Minh Chính cho rằng, những cây thông cổ thụ hiên ngang giữa trời như lời thơ của thi hào Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người - Làm cây thông đứng giữa trời mà reo” cũng chính là biểu tượng của ngôi quốc tự này.

Đường lên chùa chạy giữa những cây thông cổ thụ, rộng khoảng 5m, dài khoảng 50m, có tất cả 38 bậc tam cấp.Cả 3 kiến trúc là chùa, gác và tháp trải qua mấy trăm năm vẫn còn tồn tại và đã được trùng tu. Riêng tháp Điều Ngự, tọa lạc trên đỉnh núi mà từ đây có thể phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh phá Tam Giang, cửa biển Tư Hiền và xa xa là Bạch Mã sơn. Mặc dù đã được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia hơn 10 năm nay, nhưng việc hệ thống cây cối, kiến trúc của chùa đang bị xuống cấp hay tình trạng lấn chiếm vành đai quanh chùa của một số người dân vẫn diễn ra là điều đáng quan ngại.

Quốc tự Thánh Duyên trên Thúy Vân sơn là một dấu ấn đậm nét của quá trính mở mang bờ cõi của ông cha xưa. Ngôi chùa này từng là nơi nhiều vị vua triều Nguyễn thành tâm đảnh lễ cầu cho quốc thái dân an. Một di sản về lịch sử văn hóa của dân tộc nằm khuất nẻo và ít người biết đến đang cần được bảo tồn...

Phi Tân 
Giac Ngo Online





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/10/2014(Xem: 12744)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
21/10/2014(Xem: 8412)
Chiều đã kéo mây về phơi chóp núi Mà ta còn lầm lũi ở trần gian Ôm hơn thua để phỏng tay trần trụi Đâu biết đời tan hợp tợ khói giăng Hãy để thơ chơi giữa miền thường tại Tung chân thật thôn tính hết dối gian Dẫu nghiên lệch mực khô câu rớt vận Cũng chẳng cầu phủi sạch bụi trầm luân Hãy để thơ chia với đời khốn khổ Nghe lũ chà nhức nhối tước thềm thơ
20/10/2014(Xem: 9501)
Giữa trưa tĩnh tọa trong rừng Chim về tắt nắng gió lừng chiêm bao Ngồi đôi mắt chết phương nào Run cơn mộng đỏ chớp hào quang bay
19/10/2014(Xem: 15755)
Nhẫn nhịn cho đời luôn được yên Hơn thua tranh cãi chỉ thêm phiền Thắng người chưa chắc về an giấc Kẻ bại hận thù lẽ tất nhiên
19/10/2014(Xem: 7764)
Đừng tìm hạnh phúc nơi nào xa quá Hãy quây về tìm nó ở trong ta Chỉ cần tâm thanh thản sẽ nhận ra Vì hạnh phúc là điều đơn giản nhất
19/10/2014(Xem: 9111)
Cuộc đời này vốn vô thường, huyễn mộng… Là con Phật thì ai cũng rõ biết. Kiếp người là giả tạm, phù du, mong manh ngắn ngủi… là người học Phật thì ai cũng đã thấu hay. Quy luật “sinh trụ hoại không” của muôn đời thật phũ phàng và vô cùng nghiệt ngã, hỏi có mấy ai vượt thoát khỏi vòng kiềm tỏa chặt chẽ của nó? Dẫu rõ biết, dẫu thấu hay, nhưng vì vẫn là một chúng sanh, một sinh linh bé nhỏ, đang còn hụp lặn giữa bể khổ trầm luân, trôi lăn giữa dòng sinh tử luân hồi, nên chúng ta cứ luôn luôn sẵn sàng cho những giọt nước mắt tuôn rơi không chỉ khi tiếc nuối đau buồn với tổn thất, mà còn với lúc hạnh phúc mừng vui. Nước mắt lưng tròng, rơi rớt đầm đìa, trào tuôn ràn rụa… thì cứ để chúng tự nhiên xuất đáo, tự do bay nhảy, không chuyện chi phải kềm nén, đắp đê ngăn đập để chặn đường rơi lối chảy của chúng. Khóc được cứ khóc, đó là chuyện bình thường. Khóc với tâm bình thường thì vẫn không hề xa Đạo.
18/10/2014(Xem: 8464)
Nâng bàn chân Mẹ hôn lên Bàn chân nhỏ nhắn thuyền lênh đênh dòng Hôn nhăn nheo gót từng hồng Bao năm lặn lội đường trần nhiêu khê Bàn chân tất tả đi, về Đường phù hoa phố, đường quê mùa làng Bàn chân từng bước cao sang Từng hành khất gạo lo tròn bữa cơm
18/10/2014(Xem: 7989)
Đất Trời nuôi dưỡng vạn loài Sao ta nở giết chẳng hoài đoái thương Trời dạy ta biết tỏ tường Đất dạy ta phải yêu thương nhau cùng
17/10/2014(Xem: 9954)
Động Tĩnh Như Nhiên Một bữa học trò tới hỏi Thầy: - Thưa Thày, mấy bữa nay lòng con không yên, tâm con động. Làm sao đây? Thiền Sư: - Động thì cứ động, sao phải mong tĩnh. Vài bữa sau, học trò lại chạy tới: - Mấy hôm rày con ngắm trời xanh trong, nước suối văn vắt, thấy lòng yên tĩnh lạ thường. - Tĩnh thì cứ tĩnh sao phải nói ra thành động. - Bao năm rồi con theo Thầy, nhưng tự cảm thấy chưa hiểu được gì. Lòng con lúc tĩnh, lúc rối... Thiền Sư: - Ta cũng như con, lúc rối lúc tĩnh... Nhưng ta không thấy phải nói ra điều đó thành ngôn ngữ. Ta chỉ... như ngồi yên trên con thuyền ý thức, mặc cho sóng lòng chao đảo hay yên bình..*:) happy
15/10/2014(Xem: 9424)
Vâng, em sẽ về Quảng Ngãi thăm anh. Khi nắng hoàng hôn nhạt nhòa trước ngõ. Khi quê anh, qua rồi mùa mưa gió. Em sẽ về, vì vẫn biết anh mong.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567