Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chiều Bên Sông Ni Liên (thơ)

29/08/201906:12(Xem: 7770)
Chiều Bên Sông Ni Liên (thơ)
song ni lien thien


Chiều Bên Sông Ni Liên

 

Chiều tàn chiếc quạ bay về núi 
Bỏ lại hư vô tiếng gọi bầy, 
Ngọn lá khô vàng rơi trên lối 
Ngơ ngẩn hồn ai mộng giữa ngày. 
  
Những cánh hoa chờ đêm khép lại 
Cho đời ong bướm lỡ cuộc say . 
Chuông chùa xa vẳng lời vô ngại 
Quyện với hương rừng lên đỉnh mây... 

Xác ai vừa đốt vùng tro bụi 
Vội vàng theo gió cuốn xa xăm. 
Dòng sông nhân chứng nghìn đưa tiễn 
Hát những lời kinh nốt lặng trầm . 
   
Buổi chiều ngồi cạnh dòng lưu thủy 
Lòng chợt bình yên đến lạ lùng !  
Nổi sầu sinh tử còn dư vị 
Đã thành sương khói giữa mông lung… 

Chiếc Bát ngược dòng lên giác ngạn  
Cho đời khô rụng nhánh si mê . 
Lữ khách ngỡ lòng muôn cánh hạc 

Tự tại trăm năm cõi đến , về…

Chiều tà bóng quạ bay về núi 
Chở ngập hoàng hôn trên cánh nhung . 
Quẳng chiếc bồ đoàn theo sông  suối 
Ta về .. mây gót nhẹ ung dung…

Thích Tánh Tuệ 
_o0o_



song ni lien thien



Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
 
 Kính bạch Thầy, nhân đọc bài thơ chiều Bên Sông Ni Liên của Thầy. DĐ con xin phép chấp bút cẩn họa. Nếu ý từ thô thiển xin mong Thầy hoan hỷ chấp nhận và chỉ giáo thêm cho con. Nam Mô A Di Đà Phật

 

Kính họa : 


Thiền Định Bên Dòng Ni Liên

 

Hoàng hôn bao phủ che ngang núi 
Bình tĩnh đàn chim chẳng loạn bầy 
Định hướng mà đi không lạc lối 
Lần tìm ánh Đạo thế cho ngày 

Những cuộc vui chơi xin trả lại 
Điềm nhiên chẳng để trí tâm say 
Hồng trần có lắm điều quan ngại 
Xin thảnh thơi lòng như áng mây 

Tứ đại kết tinh từ hạt bụi 
Dệt nên thân tự thủa xa xăm 
Luân hồi sinh diệt đâu cần tiễn 
Muốn thoát vòng xoay phải tĩnh trầm 

Vì đời ngắn ngủi cần chung thủy 
Chẳng cất dày công để sục lùng 
Tịnh Độ con đường đầy ý vị 
Đưa ta thoát kiếp sống lao lung 

Thiền tông Tây Trúc bên bờ ngạn 
Giác ngộ rồi lòng hết đắm mê 
Chẳng lắng lo khi kề tuổi hạc 
An nhiên tự tại lúc quay về 

Mặc cho bóng ngả trên đầu núi 
Thiền định thân tâm trên cỏ nhung 
Quẳng hết âu lo chìm đáy suối 
Nương theo Chánh Pháp sống ôn dung 

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 

Strasbourg, Pháp Quốc 28-8-2019  

Song Phượng-Diệu Đạo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2023(Xem: 3105)
Có 7 câu hỏi mà một vị thánh trả lời một cách rất thâm sâu. 1.Vật gì sắc bén nhất trên thế giới này? Vật nhọn nhất là cái lưỡi của con người. Con người dùng lưỡi có thể dễ dàng làm tổn thương trái tim, cảm giác của người khác. 2. Nơi nào xa nhất trên thế giới này? Quá khứ là nơi xa nhất. Cho dù chúng ta là ai, chúng ta giàu cỡ nào, chúng ta không thể quay về quá khứ nên chúng ta phải sử dụng tốt ngày hôm nay và những ngày sắp tới. 3. Cái gì lớn nhất trên thế giới này?
11/02/2023(Xem: 2719)
Những gì ta thấy hôm nay Là muôn thuở trước hiễn bày đó thôi Ngàn xưa muôn trước thấy rồi Sớm mai ta thản nhiên ngồi hát ca
11/02/2023(Xem: 2829)
Tháng giêng về thăm Chùa cũ Sân vàng những nhánh cỏ hoa Mùa vương trên từng chiếc lá Nhẹ nhàng nghe hương bay xa
10/02/2023(Xem: 3832)
Sống an vui là biết tri ân cuộc đời, biết đủ ! Đừng quá khắc khe khi xử thế đối nhân Giây phút hiện tại dành soi rọi bản thân Giá trị con người … được định hình qua những trải nghiệm (1)
09/02/2023(Xem: 6124)
Thư Mời Viết Bài cho Đặc San Văn Hóa Phật Giáo năm 2023
08/02/2023(Xem: 4845)
Người Việt có một câu nói, “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn.” Truyện Kiều là một kiệt tác của nền văn chương Việt khoảng 200 năm nay và đã được chuyển dịch từ nhiều thập niên trước qua nhiều thứ tiếng bao gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Hoa. Truyện Kiều là một truyện thơ gồm 1627 câu lục bát. Truyện Kiều kể về một nàng thiếu nữ tuyệt đẹp và tài hoa đã hy sinh bản thân để chuộc tội cho cha nàng. Truyện thơ này, tựa nguyên thủy là “Đoạn Trường Tân Thanh”, do đại thi hào Nguyễn Du sáng tác, trong khoảng thời gian năm 1796 tới năm 1802. Truyện được dựa từ một truyện tình thể văn xuôi Trung quốc không mấy giá trị của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân.
07/02/2023(Xem: 2363)
Kiếp người suy ngẫm mỏng manh Sao ta cứ mãi tranh giành quyền cao Một giây động đất ập vào Quyền cao chức trọng cũng vào thiên thu Kim cương, vàng bạc đầy lu Khi tim hết đập không xu theo mình Ghét ganh, đố kỵ , khi khinh So đo ích kỷ, nghĩa tình vội quên
01/02/2023(Xem: 6633)
Mỗi năm, mỗi một mùa xuân Mỗi năm, lại mỗi một lần tin xa. Tổ Sư xưa - Nay vẫn là... Như bài kinh tụng truyền hoa sử vàng. Hằng năm, vào ngày mùng 1 tháng 2 âl, Phật Giáo Khất Sĩ nói chung và từng Giáo Đoàn Khất Sĩ nói riêng trong cũng như ngoài nước đều tổ chức lễ Tưởng Niệm ngày Tổ Sư vắng bóng.
31/01/2023(Xem: 5125)
Một cõi Thiền Lâm, bóng trượng tòng Quang minh tinh đẩu chiếu hư không Đầu phơi mưa nắng, gìn thanh hạnh Chân dẫm xóm làng, giữ chánh tông Rũ bụi, thung dung vầng nguyệt tỏ Xả tài, phơi phới mảnh gương trong Mây lành năm sắc che tàn lọng Hương ngát ba ngàn tỏa núi sông Thiện tín trầm hoa, nhân thắng tuệ Tăng ni kinh pháp, quả viên thông Bi từ, giới trí ngời uy đức Đạp sóng, thênh thang cuộc lữ bồng!
31/01/2023(Xem: 5028)
Đã mấy năm nay Tết vắng nhà Học hành công việc ở phương xa Nguyên Đán đầu năm chưa về kịp Dâng nén hương thơm rước Ông Bà ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]