Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tứ Cúc Lục Bát: Phật Pháp Nhiệm Mầu, Phiền Sầu Tiêu Tan

27/07/201919:45(Xem: 10125)
Tứ Cúc Lục Bát: Phật Pháp Nhiệm Mầu, Phiền Sầu Tiêu Tan

phat bon su-1


TỨ CÚ LỤC BÁT

“PHÁP NHIỆM MẦU, PHIỀN SẦU TIÊU TAN”

 

GIÁC

Gót chân Đại Giác qua đường
Ta Bà tịch lặng, Vô Thường ngẩn ngơ
Ta về tìm dấu xa xưa
Nửa đêm hoa héo cũng vừa hồi sinh.

 

HỒI KINH

Mái rêu thềm cổ Phật già
Đón chân du tử xa nhà ghé thăm
Chuông rè dè dặt tiếng ngân
Hồi kinh mới lạ, an tâm quay về!

 

SINH TỬ ĐIỂU

Trầm thăng tung cánh giang hồ
Chim vui chờ chết bên bờ tử sinh
Lá vàng rồi lá lại xanh
Cánh chim bay mỏi một mình với mây.

 

THOÁT

Nhân tâm thất lạc hao gầy
Hồi kinh ba chữ đêm ngày tụng khan
Bổng trầm Đường Luật ngâm vang
Niềm tin bừng sáng, lên đàng phiêu du!

 

TRẺ & GIÀ

Hồn nhiên tuổi ngọc tuổi ngà
Bạt ngàn rừng núi ta ca dài ngoằng
Ca rồi ta bỗng da nhăn
Hồn nhiên tuổi gỗ già khằn dễ thương!

 

NGÂM KHÚC

Từ trong gia phả đơm hoa
Phương danh nẩy nụ thi ca ngâm dài
Người xưa nhạt khuất hình hài
Hương quê còn thoảng bên ngoài phố vui...

 

ĐẠO CA

Diệt thù khai giới sát sanh
Vinh quang, khổ nhục đều thành bụi tro
Chiều đồng xanh ngắm cánh cò
Phù sinh một kiếp lặng lờ khúc ca.

 

MẶN

Khum lưng vốc đất mỡ màu
Ấm bàn tay phút nhiệm mầu thảnh thơi
Bàng hoàng mặn chát lưỡi môi
Ồ, vị của đất: mồ hôi ông bà!

 

TỊCH YÊN

Mắt huyền đen vẫn xa xưa
Chút gì để nhớ chơi đùa cho quên
Cố quên càng nhớ mắt huyền
Thì thôi không nhớ, tịch yên rêu vàng.

 

U MINH

Ngẩng nhìn ngước ngóng thinh không
Niết Bàn, Cực Lạc mênh mông xa vời
Thì thôi nhìn xuống với đời
Dưới chân thấp thoáng trụt trồi U Minh.

 

ĐỒNG QUÊ

Quay về ruộng trĩu lúa thơm
Kênh mương thân thiết, rạ rơm nặng tình
Hương đồng cỏ nội dỗ dành
Vốc bùn nắn đất nhớ mình trẻ con!

 

THƯ PHÁP

Bút thần phết dọc phẩy ngang
Tâm truyền qua mắt, ý tràn qua tay
Chắt chiu con chữ vơi đầy
Nét phiêu du lướt đêm ngày giấy trinh.

 

TÌM

Sấm truyền kỳ ảo khôn nguôi
Đầu đảo điên đó, cái đuôi mọc dài
Ngàn lau xào xạc mệt nhoài
Ta tìm ta mãi luân hồi vô chung...

 

BÚT CÙN

Đã mang lấy nghiệp hoa hòe
Chạy đâu cho thoát cái nghề văn chương
Bút cùn nhiều lúc muốn buông
Lại mài sắc để trào tuôn cái hồn!

 

LẶNG

Như nước thắng lửa muôn đời
Lấy Nhân đối chọi với người bất nhân
Nghệ thuật từng bước nhẹ nâng
Thắng trong lặng lẽ tâm thân yên bình.

 

RÊU PHONG

Quay về nguồn cội cha ông
Lập cây giả phả dầy công kiếm tìm
Bụi thời gian phủ dầy hiên
Dấu chân hậu duệ in thềm rêu phong.

 

NÉT CHỮ

Rồng bay phượng múa cua bò
Thư sinh phẩy dọc, thầy đồ phết ngang
Ngoằn ngoèo, lên xuống hèn sang
Săm soi bút tích tri tâm tri tình.

 

TRĂNG VỠ

Trăng rơi đáy giếng trong vườn
Khỉ đàn vớt bóng diễn tuồng khôn ngoan
Bắc thang hỏi kiện Ngọc Hoàng
Ánh trăng bóng nước vỡ toang mộng dài.

 

Mãn Đường Hồng


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2014(Xem: 15096)
Người về qua ngõ tàn phai Mang hồn du tử trần ai chập chùng.. Đất trời sương phủ mông lung Nghiêng vai trút sạch tận cùng đảo điên. - Một đời qua, nặng ưu phiền Tháng năm đầu đội bao niềm âu lo.. Từ đâu, ai đã buộc cho Khư khư rồi lại .. bo bo nghiệp trần?
28/02/2014(Xem: 11928)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay
28/02/2014(Xem: 10879)
Sen thơm ngát giữa bùn lầy nước đọng Sống trong đầm không vẩn đục hôi tanh Sen của em sao chẳng có màu xanh Còn chi nữa mà Lam, Vàng, Đỏ, Trắng
18/02/2014(Xem: 12192)
Chiều cuối năm ta phi con ngựa sắt Chạy ruổi rong xuống biển lên đồi Khắp nẻo giang hồ chánh tà lẫn lộn Vô chiêu rồi nên nhẹ nhõm em ơi !
06/02/2014(Xem: 17986)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
01/02/2014(Xem: 16762)
Thương ta thường lấy khổ làm vui, Tham, dục, sân, si, hết nửa đời! Manh áo cần lao cay đắng mắt, Bát cơm vinh nhục xót xa người! Vì danh có lúc khôn thành dại, Hám lợi đôi khi khóc dỡ cười! Ngã Phật từ bi luôn cứu độ, Sen vàng muôn cánh sắc vàng tươi.
30/01/2014(Xem: 15335)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
30/01/2014(Xem: 15821)
Xuân về đất khách đẹp bao la Toàn thể bà con người Việt ta Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca Thân mong tự tại dù sương phủ
28/01/2014(Xem: 15762)
Nắng vàng rơi đầu ngõ, Vang ngân lời chuông gió, Vi vu suốt buổi trưa, Trầm hương thơm giờ ngọ. Trời tĩnh mặc cao xanh, Chim líu lo chuyền cành, Bỏ sau lưng quãng nắng, Tình khúc trưa dỗ dành. Lọn gió rung theo chuông, Niệm kinh thơ - cội nguồn,
27/01/2014(Xem: 13851)
Một tờ Giấy khai sinh Đời bắt đầu từ đó Khổ, vui.. rình lấp ló Theo gót ta vào đời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]