Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếu Biết Ngày Mai Đã Muộn Rồi! (thơ)

25/07/201907:21(Xem: 9981)
Nếu Biết Ngày Mai Đã Muộn Rồi! (thơ)
thich tanh tue


Nếu Biết
Ngày Mai Đã Muộn Rồi!

Có thể ngày mai vẫn rất dài
Vẫn bình minh hẹn với sương mai
Một ngày vẫn sống trên trần thế
Chẳng chút chi ngờ chuyện đổi thay..
 
Vì thế ngày nay ở chốn này
Mới vừa mở mắt đã loay hoay
Ai đi mặc kệ, Ta còn sống!
Dệt tiếp buồn, vui.. với tháng ngày..
 
Cứ thể ngày qua vẫn cuộc đời
Gạo, tiền, cơm, áo..mãi lăn trôi
Tương lai hạnh phúc dài mơ mộng
Hiện tại tâm tình luôn vắng vui.
 
- Nếu biết ngày mai sẽ muộn màng
Ta còn đuổi bóng chạy miên man..
Hơn, thua, hờn, giận.. còn không nhỉ?
Ngồi thở mà nghe.. mộng đã tàn!?
 
Nếu biết ngày mai đã muộn rồi
Lời thương còn dấu lại trên môi?
Trăm năm bù lấp bằng chi nhỉ?
Chìm khuất thiên thu những bóng người..
 
Nếu biết ngày mai chạm bến bờ
Môi còn khất hẹn tiếng Nam Mô
- Lắng nghe lòng đất nghìn tâm sư..
Hối tiếc đường tu trót.. hững hờ...

Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ



blank
Namo Sakya Muni Buddhaya
Ba câu trả lời lớn từ Giáo Lý Duyên Sinh.
Thứ nhất: Con người từ đâu đến?
Trả lời: Con người từ quá khứ đến, từ những gì chúng ta đã làm
 trước đây; từ những công việc vẫn chưa làm xong; từ những cái 
xấu và tốt trong quá khứ; từ tăm tối vô minh của chúng ta; từ 
những tham muốn của chúng ta.
👉 Vì thế, có thể nói chúng ta đi vào kiếp sống hiện tại 
này,  mang theo với chúng ta những cái tốt và cái xấu 
của quá khứ.
Thứ hai: Tại sao chúng ta lại ở đây?
Trả lời: Chúng ta ở đây là vì quá khứ, nghiệp quá khứ khiến cho
 có tái sanh trong kiếp hiện tại và từ hiện tại sẽ tiếp tục tái sanh
 trong tương lai; chúng ta được đem đến đây bởi chính những 
buồn vui, thiện ác của chúng ta, và hầu hết chúng ta đều bị dẫn
 đến đây bởi tham ái, và chúng ta sẽ tồn tại ở đây cho đến khi 
nào cái tham ái, ích kỷ của chúng ta được đoạn trừ.
Đối với người trí, kiếp sống mà chúng ta đang sống ở đây là một
 cơ hội để loại bỏ cái gánh nặng mà chúng ta đã tích lũy trong 
quá khứ; để loại trừ những tà hạnh, tà kiến của chúng ta; để 
loại trừ những ý niệm sai lầm về sanh và tử; bỏ lại đằng sau tất 
cả mọi sự và đặt chân lên trên con đường trung đạo.
Thứ ba: Chúng ta sẽ đi về đâu?
Trả lời: Chúng ta sẽ đi theo quả của những nhân chúng ta đã làm. 
Những ai công việc (cần làm) chưa làm xong sẽ tiếp tục đi 
loanh quanh trong vòng luân hồi và phải quay trở lại để làm
 tiếp công việc ấy. Những ai đi theo con đường trung đạo và đã 
hoàn tất những công việc (cần làm) của họ sẽ đạt đến Niết-bàn, 
sự diệt hoàn toàn của mọi khổ đau.
- Gỡ bỏ tấm mặt nạ vô minh là công việc (cần làm) của con người.
- Giữ thăng bằng giữa những pháp thế gian (được mất, hơn thua..)
 là con đường của Bậc Giác Ngộ.
Thưởng ngoạn cuộc đời nhưng không để bị vướng mắc trong 
lối sống trần tục là pháp của đấng Thế Tôn.
Xuất ly cuộc sống trần tục để bước vào đời sống tâm linh cao quý
 hơn là lời khuyên của Đức Phật. An trú trong Niết Bàn, thực tại,
 thường hằng là cứu cánh miên trường cho người Phật tử.
Namo Buddhaya 
Như Nhiên -Thích Tánh Tuệ


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/03/2014(Xem: 10901)
Đi tu chẳng phải trốn đời Đi tu cốt để chuyển dời tánh, tâm. Đi tu chẳng mộ tiếng tăm Đi tu chỉ để âm thầm Độ, Tha (*) Đi tu thức giấc Nam Kha Đi tu để thoát Ái hà mênh mông .
29/03/2014(Xem: 16073)
Trời đất mênh mang sương khói, một thời thơ trẻ dại, bàng bạc nắng quái u buồn nơi quê nhà giữa hai đầu biển núi lung linh. Sinh năm 1952 ở Quán Rường, Tam Kỳ, thuộc tỉnh Quảng Nam, một chốn miền “Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm. Rượu hồng đào chưa nhấm đà say” ấy, Nguyễn Lương Vỵ lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học. Từ thuở nhỏ vốn bẩm sinh có năng khiếu làm thơ, đặc biệt được ông nội ( nguyên là một nhà Nho, có thời kỳ làm chánh tổng ) trực tiếp truyền dạy các loại thơ tứ tuyệt, Đường luật, nên biết mần thơ ngay từ lúc 12, 13 tuổi, thuở còn chạy rông chơi bên mấy cổ tháp rêu phong Chiên Đàn, cạnh dòng sông Tam Kỳ và bãi biển Tam Thanh xanh biếc mộng.
26/03/2014(Xem: 10904)
Sen kinh Phật Loài hoa tiết hạnh dị thường Đêm đêm giữ ngọc, gìn hương cho đời Trinh nguyên lay động đất trời Thơm câu kinh Phật, ngát lời ca dao.
26/03/2014(Xem: 11231)
Nếu đánh mất đi Nhiệt Tâm Con người trở nên lạnh nhạt Năm tháng trôi qua âm thầm Một ngày, một đời không khác.
26/03/2014(Xem: 11754)
Chúng ta đều đã lên tàu Thời gian không định biết về đâu, Ga cuối cuộc đời tất phải đến Bây giờ còn sống hay thương nhau...
26/03/2014(Xem: 11615)
Chuyến Tàu Định Mệnh Chào đời là đã lên tàu Chuyến tàu định mệnh biết về đâu? Qua bao ghềnh thác bao đồi núi Người lên kẻ xuống bến ga nào!
23/03/2014(Xem: 31898)
Một thường lễ kính chư Phật Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh Kính Phật phước đức an lành Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài.
22/03/2014(Xem: 13255)
Tiếng Chuông (thơ) Thích Tánh Tuệ
21/03/2014(Xem: 15609)
Nếu ai có đến Melbourne nhớ về Quảng Đức ghé thăm chùa mình Ngôi chùa ấm cúng chân tình Mang tên Bồ Tát thiêu mình hy sinh
21/03/2014(Xem: 13641)
Quảng Đức Tu viện chúng ta Mệnh danh bốn chữ Tuyết Trồng Sen Hoa Sen trồng trên tuyết khó đà Giữ sen tươi thắm mới là khó hơn Ai ơi biết nghĩa nhớ ơn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]