Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện Thơ: Gió và Trăng

12/07/201916:18(Xem: 6985)
Truyện Thơ: Gió và Trăng

mattrang_nhaque 1
GIÓ VÀ TRĂNG

 

Thuở xa xưa tại rừng già

Có hai con vật rất là thân nhau

Từ sáng sớm đến canh thâu

Mãi luôn kề cận, có đâu xa lìa

Sống bên tảng đá lớn kia

Cây cao, bóng mát tỏa đi khắp vùng

Một sư tử, một hổ rừng

Cùng nhau kết bạn, lạ lùng lắm thay!

Hai con vật ở chốn này

Quen nhau từ nhỏ đến nay lâu dài

Rong chơi khắp chốn kề vai

Không hề để ý hai loài khác nhau,

Đôi bên cùng rất tâm đầu

Thấy chi tình bạn có đâu khác thường

Nhất là ở chốn núi rừng

Một vùng phẳng lặng, bốn phương an lành

Lại thêm có vị tu hành

Sống gần ngay đó hiền lành từ tâm

Ẩn tu, xa lánh bụi trần

Từ lâu đôi bạn vô ngần kính yêu.

*

Thế rồi một sớm một chiều

Tự nhiên đôi bạn đặt điều cãi nhau.

Hổ lên tiếng: "Đã từ lâu

Mỗi khi trăng ở trên đầu khuyết đi

Hết tròn trịa giữa đêm khuya

Bà con làng xóm tức thì biết ngay

Khí trời lạnh lẽo về đây!"

Nghe xong sư tử chê: "Này bạn ơi

Nói chi cái chuyện lạ đời

Nghe sao vô lý, tức cười lắm thay

Mọi người đều biết lâu nay

Khi trăng hết khuyết, lại đầy bên sao

Trăng rằm tỏa sáng thanh tao

Là khi cái lạnh vùng cao trở về!"

Hai bên tranh cãi gớm ghê

Nặng lời, to tiếng có nề hà đâu

Dễ gì mà chịu thua nhau.

E rằng tình bạn từ lâu vững bền

Nguy cơ sứt mẻ đáng phiền

Cả hai đồng ý tìm lên hỏi thầy

Hỏi sư ở ẩn rừng này

Chắc sư thông thái sẽ hay biết liền.

Sư đang ngắm cảnh thiên nhiên

Hai con thú nọ đến bên kính chào

Và rồi lần lượt truớc sau

Đưa ra thắc mắc chờ câu trả lời.

Sau hồi suy nghĩ, sư cười

Rồi sư lên tiếng thảnh thơi dạy rằng:

"Dù cho thay đổi tuần trăng

Dù tròn, dù khuyết bóng hằng trên cao

Dưới này bất cứ lúc nào

Khí trời lạnh lẽo tùy vào gió thôi,

Gió từ khắp bốn phương trời

Mang theo cái lạnh về nơi chốn này

Hai con đều đúng, đều hay

Ngẫm xem sẽ thấy ra ngay, chớ buồn

Không ai thua, chẳng ai hơn

Điều quan trọng nhất là luôn kết đoàn

Đừng tranh chấp, hãy hợp quần

Sống chung như vậy vô ngần tốt tươi!"

                       

Hổ và sư tử nghe rồi

Thấy ra chân lý rạng nơi pháp mầu

Ơn thầy cảm tạ khấu đầu

Giã từ am vắng cùng nhau ra về

Trong lòng sung sướng đê mê

Mối tình bạn cũ chẳng hề lung lay

Nhủ lòng: "Thời tiết đổi thay

Chỉ riêng tình bạn tháng ngày keo sơn!"

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN

Thầy tu ở ẩn trên núi là tiền thân Đức Phật.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE WIND AND THE MOON

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/01/2012(Xem: 17746)
Xuân hiểu là một bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt xinh xắn, trong trẻo, hồn nhiên, thuần túy tả cảnh buổi sớm mùa xuân thật thơ mộng. Bài thơ có lẽ được viết khi Trần Nhân Tông còn trẻ...
22/01/2012(Xem: 9383)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa
22/01/2012(Xem: 8703)
Ta là Di Lặc, Đức Phật của mặt trời Ta chiếu soi với lòng từ ái bình đẳng đến tất cả Ta được gọi là Đức Phật kế tiếp không phải bởi vì ta sẽ biểu hiện trong hình sắc thân thể Nhưng bởi vì ta sẽ đến với những ai tiến bộ trên những giai tầng của con đường tâm linh và nói: " Hãy là những người thân hữu hạnh phúc, và hãy ban bố phước lành."
22/01/2012(Xem: 10365)
Trước khi định nói điều gì Ta nên học hạnh nhu mì lắng nghe, Trước khi chỉ trích, cười chê Ta nên nhìn lại tự phê phán mình.
21/01/2012(Xem: 10084)
này cô, cô ni nhỏ xin giữ thật vắng lặng từng bước cô đi thật dịu dàng hãy lắng nghe từng góc chùa tiếng gió xao xác của rừng thiền năm xưa kể lại một thời Đức Phật đã ngồi vắng lặng
20/01/2012(Xem: 12172)
Tuổi trẻ chưa tường tỏ sắc không Tâm xuân vừa đến trăm hoa lòng Chúa Xuân hiện hữu thừa chân lý Giường Thiền tĩnh toạ thấy hồng rơi. (Tâm Thường Định dịch)
18/01/2012(Xem: 14708)
Viết, để khen tặng người trong cuộc đã vì tình thương, sự sống, vượt qua mọi lằn mức của khổ đau, chịu đựng và thân phận - TNT Mặc Giang
15/01/2012(Xem: 8633)
Thời gian như thể thoi đưa Ngày nào bé tí giờ vừa sáu mươi Sáu mươi - tuổi thích ăn chơi Chẳng thèm quà bánh chỉ xơi thuốc nhiều Sáu mươi mới thật biết yêu Yêu con yêu cháu hơn yêu chính mình
15/01/2012(Xem: 13971)
Đi cho hết cõi Ta Bà,sống cho trọn kiếp nhân sinh, cuối cùng chúng ta quay đầu về cố quận, điểm không cùng của sanh tử, lằn ranh vô tận của vô minh, khởi đầu và chung cuộc. Mộtsự đối diện gay go, thách đố giữa hai bờ mê ngộ, trên từng đỉnh cao ngút ngàn củagian truân vất vả, với vô thường cận kề nối nhịp, hay trên từng hoang sơ trơ trụituyết sương, nhịp bước cùng ta trong sự hoan hỷ tuyệt cùng?.. Trong chuỗi dài bất tận đổi thay của năm tháng, quá khứ nối nhịp với tương lai, trở thành thông lệ, mỗi lần xuân đến mang theo hương lạ, khiến cho cõi lòng hân hoan...
14/01/2012(Xem: 11345)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa Múc bình nước mát về qua Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa ” Chỉ bốn câu thơ mà đã hiện lên đôi nét chấm phá về “Gã từ quan” Phạm Thiên Thư.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]