Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Day 01: Công Phu Khuya tại Tổ Đình Viên Giác (ngày 27-6-2019)

27/06/201916:53(Xem: 14586)
Day 01: Công Phu Khuya tại Tổ Đình Viên Giác (ngày 27-6-2019)

Ngày thứ nhất, thứ năm ngày 27 tháng 6 năm 2019

Công phu khuya:

 

Sáng sớm những cơn gió nhẹ, mát mẻ thanh lương làm cho không gian Tổ Đình Viên Giác có vẻ thông thoáng nhẹ nhàng sau mấy ngày nóng bức. Thời công phu khuya được sự tham dự của hằng trăm chư Tôn Đức từ các Châu lục quang lâm, tại nơi Đại hùng Bảo điện, màu hoàng y như tỏa sáng rực cả khung trời, giọng kinh ngân lên trầm hùng, tất cả như hòa quyện vào nhau trong cùng tâm nguyện dâng tặng một món quà tinh thần gởi đến chúc mừng Khánh tuế Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác.

Ngay sau khi  thời công phu khuya vừa xong, một sự kiện vô cùng đặc biệt mà có lẽ từ trước đến nay vô cùng hiếm, Phật tử Quảng Thiện Duyệt (Nguyễn Thị Út)  và con gái là Quảng Thiện Thí (Zhao Dan Chen), người gốc Huế định cư ở Thụy Điển 30 năm qua, đã phát tâm trích máu của mình để chép Kinh Pháp Hoa, Kinh Dược Sư, Kinh Kim Cang Bát Nhã, Kinh Vu Lan Báo Hiếu, hiện tại 2 Mẹ con đang viết bộ Kinh Thủ Lăng Nghiêm (bản dịch của Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám). Hai Mẹ con hôm nay đã cúng dường Kinh Dược Sư đến Hòa Thượng Thích Như Điển nhân dịp lễ mừng Khánh tuế 71 tuổi của Ngài. Được biết Phật tử Quảng Thiện Duyệt đã đã chặt ngón tay Út, lấy xương làm bút và chích máu của chính mình và con gái để viết những bản Kinh này, dù chư Tôn Đức không khuyến khích mọi người làm việc này nhưng 2 đệ tử này đã nương theo hạnh cúng dường Pháp theo Kinh Pháp Hoa mà thực hiện công hạnh khó làm này.

Thông thường, con người đa phần ai cũng chấp vào thân, và gần như trong nhiều hoàn cảnh được nuông chìu, từ đó tạo nên một sự dính mắc gần như khó có thể thoát ly, chính vì vậy theo dòng duyên sinh, thân thể càng được tô bồi theo thời gian. Thân thể đa phần được tận dụng cho sự duy trì của bản ngã, ít khi vì những nghĩa cử thiêng liêng cao đẹp.  Sự cúng dường của Phật tử này là một nghĩa cử cao đẹp trong ý nghĩa xả bỏ bớt phần tham ái của thân mà báo ân Sư Trưởng. Hòa Thượng rất bất ngờ với món quà đặc biệt này. Ngài cũng nguyện rằng tất cả những Phật tử hữu duyên dõng mãnh phát tâm cho lý tưởng tu học của chính mình càng tha thiết hơn, tinh tấn hơn.

Thân thể phàm phu của con người là sanh thân, sự hiện hữu của thân sanh tử này là một sự thúc đẩy của khát ái, vô minh chấp thủ. Và mạng sống được bảo tồn với bao nhiêu nghiệp thiện bất thiện sanh khởi. Trong tinh thần Phẩm Dược Vương, Dược Thượng Bồ Tát kinh Pháp Hoa, đốt thân cúng dường là một đỉnh điểm của Tâm nguyện trong lộ trình thực hành Bồ tát hạnh để đạt vô thượng tuệ giác. Đốt sanh thân để được pháp thân không phải chỉ là một biểu dương của ngôn ngữ mà được đưa vào trong từng hành động cụ thể, vì mạng mạch của Phật pháp vì lợi chúng sanh.

“ Sở dị sanh chi vị,

Học Dược Vương chi hạnh

Phần sở ái chi thân

Tác vệ pháp chi thành”

Bài kệ của Thượng Nhân Trí Quang sáng tác để tán dương công hạnh của chư Tôn Đức đã vị pháp thiêu thân để làm bức tường thành vững chắc bảo vệ Chánh pháp, tuy thân sinh tử của Quý Ngài không còn nữa, nhưng pháp thân đó vẫn còn nguyên và tồn tại mãi mãi trên thế gian này, trong nguồn sống thiêng liêng của Phật giáo.

 

Hội Thảo Văn Hóa Phật Giáo:

 

Tất cả hội trường như đang bị cuốn hút vào sự giới thiệu của Thượng tọa Thích Hạnh Giới dẫn chương trình trong toàn bộ chương trình diễn thuyết của những học giả trong ngày đầu tiên của Đại lễ:

Thuyết trình của Hòa Thượng Tiến Sĩ Seevali, Giáo Sư Đại Học Senath, Ấn Độ

Với đề tài: “Nguồn gốc và sự phát triển của Phật Giáo tại Hoa Kỳ

Với phần giới thiệu về lịch sử du nhập của Phật giáo vào Hòa kỳ và những thông tin về số lượng cũng như tỷ lệ của Phật giáo trong xã hội Hoa kỳ.

 

Theo bản lược dịch của Thượng Tọa Thích Hạnh Giới từ nguyên gốc của bản thuyết trình, đề tài đã cung cấp cho thính chúng nhiều thông tin quan trọng và bổ ích. Tuy có phần tổng quát nhưng cũng đã phác họa những chi tiết vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển của Phật giáo tại Hòa kỳ

Từ bước ngoặt lịch sử đáng nhớ: “Năm 1875, Madame Helena Petrovana Blavatsky của Nga và Đại tá Steel Olcott của Hoa Kỳ đã thành lập Hiệp hội Thần học tại Thành phố New York. Phương châm của Hội là không có tôn giáo nào cao hơn Sự thật. Xã hội lần đầu tiên chạm vào xã hội ưu tú ở thành phố New York ngày đó và cảm thấy đủ hứng thú để theo dõi các cuộc điều tra của họ về Miến Điện, nơi họ bắt đầu thu thập thông tin về sự phát triển tâm linh”.

Và tiếp sau đó làn sóng di dân nhập cư đến Mỹ từ những năm 1800…  những người Trung Quốc mang luồng gió mát Đại Thừa. Tiếp đến vào năm 1893, Anagarika Dhammapala của Sri Lanka đại diện cho cộng đồng Phật giáo tại Nghị viện Tôn giáo Thế giới tổ chức tại Chicago, nơi ông đã có một bài phát biểu đầy nhiệt huyết, là công cụ tạo nền tảng cho việc tạo ra sự quan tâm chưa từng có trong tâm trí của người dân phương Tây. Sự kiện này đã thu hút được nhiều sự quan tâm đối với việc giảng dạy giáo lý của Đức Phật. Sự nghiên cứu về các tôn giáo phương Đông bắt đầu được đưa vào các trường đại học.

Cứ thế, pháp thân của Phật từng bước lan tỏa, sự đóng góp của nhiều cộng đồng Phật giáo từ những quốc gia khác đến cũng như nhiều truyền thống khác nhau, cụ thể như Thiền Sư Rev. Nyogen Senzaki của Nhật Bản (năm 1922). Lại thêm các luồng sóng di dân tị nạn chính trị của nhiều quốc gia trong đó Phật giáo Tây Tạng bắt đầu đến Hoa Kỳ do những nỗ lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn. Ngôi Chùa Tây Tạng đầu tiên được thành lập vào năm 1955 và Tu viện đầu tiên được thành lập vào năm 1958. Vàngười Việt Nam, tị nạn chính trị sau năm 1975, Phật giáo từng bước đã phát triển tại Hoa kỳ, với nhiều phương diện khác nhau. Một điều đáng mừng là hiện nay có hơn 50 trường Phật giáo đang giảng dạy ở Mỹ. Các ý tưởng Phật giáo được phát triển, các trung tâm Thiền, nghiên cứu Phật giáo tại các trường đại học, các câu lạc bộ cấp đại học và nhiều hiệp hội, xã hội khác nhau cũng đã được thành lập.Các hệ thống chùa chiền và sự sinh hoạt của Phật giáo đã một phần tác động vào đời sống văn hóa xã hội Hoa kỳ hiện tại.

“Phật giáo ở phương Tây và một số ý kiến về thực hành ngày nay” là thời thuyết trình của Hòa Thượng Tiến Sĩ Seelawansa, Giáo Sư Đại Học Wien, Áo Quốc.

Theo sự nghiên cứu của Hòa Thượng thì sự hoằng pháp cụ thể chủ yếu được bắt đầu bởi Anagarika Dharmapala từ Tích Lan (Sri Lanka) bằng cách giới thiệu cho người bản xứ trải nghiệm lối sống Phật giáo, và tiếp đến những nhân vật như Tỳ kheo Nyānatiloka, Tỳ kheo Ni Uppalavannā, Tỳ kheo. Nyanaponika, Lama Govinda, Bác sĩ Paul Dahlke, đã đến vùng đất Phật giáo để cống hiến hết mình cho việc thực hành Giáo pháp một cách toàn diện. Trong 50 đến 60 năm qua, những sự kiện xã hội văn hóa và chính trị, đã đưa đến  một giai đoạn mới, lối sống phương Tây dần dần thay đổi. Tỷ lệ số người ăn chay càng ngày càng gia tăng. Cuộc sống đã được liên kết với sự đơn giản và hài hoà từng bước một.

Vào những thập niên 60, 70 của Thế kỷ 20, Phương Tây càng chú ý đến những pháp môn tu hành của Phật giáo qua những phương pháp hành trì như thực tập Thiền… Đặc biệt Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh, Hòa Thượng Thích Như Điển đã và đang có nhữngđóng góp vô cùng quan trọng trong sự nghiệp gầy dựng và phát triển Phật giáo tại Châu Âu.

Các nhà tâm lý học và tâm lý trị liệu phương Tây đã tìm ra được các khả năng và giải pháp cho những vấn đề tâm lý dựa trên giáo lý của Đức Phật, đặc biệt là phương pháp thiền định Satipatthana. Phật giáo phương Tây ảnh hưởng bởi nhiều truyền thống Châu Á khác nhau như: Việt nam, Tây Tạng, Nhật Bản, Tích Lan (Srilanka) v.v...

Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển nhưng hiện nay vẫn có những tồn đọng nhất định làm giảm sự phát triển hoặc tạo nên một số ngộ nhận về Phật giáo của một số ít thành phần như: Xu hướng sùng bái một cá nhân, nâng cao phương pháp của cá nhân và hạ thấp những pháp môn khác, Thiền mà không có kiến thức sâu sắc về Giáo pháp…

Theo Hòa Thượng, những tồn đọng cần được khắc phục, loại bỏ để cho Phật giáo được phát triển dễ dàng hơn.

Cả hai buổi diễn thuyết được kết thúc trong tinh thần vô cùng sinh động. Hòa Thượng Phương Trượng Tổ Đình Viên Giác, cảm ơn và tặng quà lưu niệm cho Nhị vị Hòa Thượng.

 

Sau thời Ngọ Trai, buổi chiều “Lễ Kỷ Niệm 40 năm Phật Giáo Việt Nam”,  Nhìn theo màn hình chiếu Dias 40 năm Phật Giáo Việt Nam tại Đức với sự thuyết minh của Thượng Tọa Thích Hạnh Giới như đang dẫn cả Hội trường trở về với những kỷ niệm xưa, và cùng miên man theo tư tưởng với những hình ảnh từ trong tâm đang hiển hiện. Từ những ngày đầu Hòa Thượng khai sơn mới thànhlập niệm Phật đường Viên Giác, tất cả như mới hôm qua nhưng đã là một chặng đường 40 năm với bao nhiêu khó khăn gian khổ của Hòa Thượng và những người con Phật đã đem hết tâm huyết cho ngôi Tổ đình này. Từ chỉ là một ngôi niệm Phật đường nhỏ rồi trở thành một ngôi phạm vũ huy hoàng bậc nhất Đức quốc, là nơi chốn quy hướng tâm linh của bao người, bao thế hệ suốt chiều dài thời gian ấy. Từ một Đại đức mang 3 y và bình bát đến xứ tuyết lạnh thiếu người thân quen, mà giờ đây là một bậc Hòa Thượng lãnh đạo tinh thần cả một đất nước Đức, đã từng khuynh loát cả Châu âu và ảnh hưởng thế giới. Hiện giờ Hòa Thượng là một trong những quý chư Tôn Đức lãnh đạo của Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất của Châu âu và cả Liên châu.

 

“ Thách thức và thành công giữa Toàn cầu hóa và Giữ gìn truyền thống. Về người tiên phong xây dựng ngôi nhà Phật giáo Việt Nam tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Hòa Thượng Thích Như Điển” Một đề tài vô cùng hấp dẫn được thuyết trình bởi Giáo Sư Tiến Sĩ Olaf Beuchling pháp danh Thiện Trí, Giáo Sư Đại Học Magdeburg, Đức Quốc và Kỹ Sư Văn Công Tuấn pháp danh  Nguyên Đạo, Đại Học Kiel.

Với lối trình bày tự tin, năng động của hai diễn giả đã tạo nên sự tác động đến toàn thể thính chúng trong hội trường. Với kiến thức sâu rộng, bài diễn thuyết được bao quát cả một quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo từ khi Đức Thế Tôn Thích Ca MâuNi còn tại thế cho đến thời đại ngày nay, qua nhiều quốc gia lãnh thổ. Sự hội nhập của văn hóa Phật giáo với văn hóa địa phương là một trong những điểm nhấn để cho Phật giáo hình thành và phát triển. Cùng với tầm ảnh hưởng của thời đại công nghệ thương mại, Phật giáo đã được xuất hiện trong nhiều hình thức khác nhau. Lúc đầu Phật giáo được phát triển chủ yếu ở những quốc gia Châu Á, nhưng hiện nay đã lan tỏa khắp bốn châu lục. Đây chính là sự dấn thân không mệt mỏi của Tăng Ni và Phật tử, của những người yêu mến Phật pháp. Một số người Âu- Mỹ hiện nay đang đón nhận Phật giáo như một luồng sinh khí trong đời sống của gia đình, góp phần vào sự an lành trong xã hội. Thậm chí những hình ảnh Phật cụ pháp khí, cũng đã được tôn trí như một sản phẩm mỹ thuật và được nhìn nhận ở phương diện tích cực trong đời sống.

Trong bài thuyết trình, hai vị diễn giả đã tóm lược giới thiệu công đức và hành trạng của Hòa Thượng Thích Như Điển, vị Thầy khai sơn Tổ Đình Viên Giác Đức quốc, ngôi chùa Việt đầu tiên trên nước Đức, từ ngôi Tổ Đình này đã từng bước lan rộng đến nhiêu nơi khác… sau này còn có sự ra đời Tu Viện Viên Đức, Tu Viện Vô Lượng Thọ…

 Hòa Thượng Thích Như Điển cũng là vị đặt nền móng cho Phật giáo Việt Nam tại Đức, và điều này cũng được khẳng định bởi Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh.  Hòa Thượng Thích Như Điển rất khéo léo trong việc dung hòa những phương pháp hành trì của Phật Giáo và bậc trí tuệ linh hoạt trong phương cách uyển chuyển để vận dụng Phật pháp cho phù hợp với xã hội mới. Ngày nay Phật giáo có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Đức phần lớn là sự đóng góp thiết thực và quan trọng của Hòa Thượng Thích Như Điển.

 

Tiết mục Đàn tranh, tiết mục vũ điệu Dân gian, lời cảm tưởng của đại diện Gia đình Phật Tử Tâm Minh như một sự khẳng định đa dạng trong sự nghiệp giáo hóa của Hòa Thượng khai sơn.

 

Lễ Kỷ Niệm Báo Viên Giác và Giới Thiệu Sách

 

Ngày đầu tiên cùa những “Những Ngày Đại Lễ Tổ Đình Viên Giác” với rất nhiều nội dung phong phú. Chương trình “Lễ Kỷ Niệm 40 năm xuất bản Báo Viên Giác, Giới thiệu Đặc San Viên Giác, Giới thiệu sách mới của Đạo Hữu Phù Vân, và Đạo Hữu Nguyên Tánh Nguyễn Hiền Đức”

 

Hoa Lan, cây bút nữ của Viên Giác với nhiều tác phẩm dẫn chương trình, sau lời giới thiệu, đạo hữu Phù Vân,  một vị lão thành của Báo Viên Viên Giác, và là cây bút gạo cội của Đức nhưng Đạo Hữu bằng những lời hết sức khiêm cung thể hiện một tâm đạo vôcùng vững chãi của một Phật tử thâm niên. Và chính điều này đã khiến cho chương trình càng thêm ý nghĩa và sâu lắng. Qua sự giới thiệu của Đan Hà “Còn đó những tinh anh” đã tạo nên rất nhiều cảm xúc. Những cung bậc cảm xúc cứ lần lượt đan xen, tạo nên cho người nghe về những hoài niệm ân tình của người con Phật, của những người con xa quê, cùng nhau kết tình pháp lữ, cùng chung tay xây dựng đạo pháp.

Không thể nói hết từng tiết mục, nhưng tất cả những tiết mục của chương trình những gì thanh cao nhất, trân trọng nhất, kết tinh lại để cúng dường lên Mười Phương Tam Bảo và hướng về Hồn quê Đất nước thân yêu. Đặc biệt là dâng lên Bậc Tôn Sư khả kínhnhững món quà cũng chứa đựng những ý nghĩa thâm kính vô cùng. Cầu mong Hòa Thượng Tôn Sư, Pháp thân thường lạc, Tứ đại an khang, là chỗ quy hướng của Tứ chúng nương tựa trên bước đường tu học.

Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát


Ghi nhanh: Thích Hạnh Phẩm

Hình ảnh: Đh. Nguyên Trí

Day 1_Cong phu khuya (1)Day 1_Cong phu khuya (2)Day 1_Cong phu khuya (3)Day 1_Cong phu khuya (4)Day 1_Cong phu khuya (5)Day 1_Cong phu khuya (6)Day 1_Cong phu khuya (7)Day 1_Cong phu khuya (8)Day 1_Cong phu khuya (9)Day 1_Cong phu khuya (10)Day 1_Cong phu khuya (11)Day 1_Cong phu khuya (12)Day 1_Cong phu khuya (13)Day 1_Cong phu khuya (14)Day 1_Cong phu khuya (15)Day 1_Cong phu khuya (16)Day 1_Cong phu khuya (17)Day 1_Cong phu khuya (18)Day 1_Cong phu khuya (19)Day 1_Cong phu khuya (20)Day 1_Cong phu khuya (21)Day 1_Cong phu khuya (22)Day 1_Cong phu khuya (23)Day 1_Cong phu khuya (24)Day 1_Cong phu khuya (25)Day 1_Cong phu khuya (26)Day 1_Cong phu khuya (27)Day 1_Cong phu khuya (28)Day 1_Cong phu khuya (29)Day 1_Cong phu khuya (30)Day 1_Cong phu khuya (31)Day 1_Cong phu khuya (32)Day 1_Cong phu khuya (33)Day 1_Cong phu khuya (34)Day 1_Cong phu khuya (35)Day 1_Cong phu khuya (36)Day 1_Cong phu khuya (37)Day 1_Cong phu khuya (38)Day 1_Cong phu khuya (39)Day 1_Cong phu khuya (40)Day 1_Cong phu khuya (41)Day 1_Cong phu khuya (42)Day 1_Cong phu khuya (43)Day 1_Cong phu khuya (44)Day 1_Cong phu khuya (45)Day 1_Cong phu khuya (46)Day 1_Cong phu khuya (47)Day 1_Cong phu khuya (48)Day 1_Cong phu khuya (49)Day 1_Cong phu khuya (50)Day 1_Cong phu khuya (51)Day 1_Cong phu khuya (52)Day 1_Cong phu khuya (53)Day 1_Cong phu khuya (54)Day 1_Cong phu khuya (55)Day 1_Cong phu khuya (56)Day 1_Cong phu khuya (57)Day 1_Cong phu khuya (58)Day 1_Cong phu khuya (59)Day 1_Cong phu khuya (60)Day 1_Cong phu khuya (61)Day 1_Cong phu khuya (62)Day 1_Cong phu khuya (63)Day 1_Cong phu khuya (64)Day 1_Cong phu khuya (65)Day 1_Cong phu khuya (66)Day 1_Cong phu khuya (67)Day 1_Cong phu khuya (68)Day 1_Cong phu khuya (69)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/03/2014(Xem: 11406)
Tri niệm Sư Phụ bấy lâu Cho Trang giới thiệu sắc màu Quảng An Đóng góp thấm thoát nhịp nhàng ( 2012 - 2014 ) Diễn ngâm diễn đọc miên man chủ đề
28/02/2014(Xem: 15026)
Người về qua ngõ tàn phai Mang hồn du tử trần ai chập chùng.. Đất trời sương phủ mông lung Nghiêng vai trút sạch tận cùng đảo điên. - Một đời qua, nặng ưu phiền Tháng năm đầu đội bao niềm âu lo.. Từ đâu, ai đã buộc cho Khư khư rồi lại .. bo bo nghiệp trần?
28/02/2014(Xem: 11862)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay
28/02/2014(Xem: 10802)
Sen thơm ngát giữa bùn lầy nước đọng Sống trong đầm không vẩn đục hôi tanh Sen của em sao chẳng có màu xanh Còn chi nữa mà Lam, Vàng, Đỏ, Trắng
18/02/2014(Xem: 12088)
Chiều cuối năm ta phi con ngựa sắt Chạy ruổi rong xuống biển lên đồi Khắp nẻo giang hồ chánh tà lẫn lộn Vô chiêu rồi nên nhẹ nhõm em ơi !
06/02/2014(Xem: 17847)
Con người tiếp cận, cảm thọ và nhận biết cuộc đời và thế giới chung quanh qua sáu phương cách như mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi nếm vị, thân xúc chạm, và thức nhận biết các pháp. Trong sáu phương cách đó, trừ thức là phương cách không cần trực tiếp với đối tượng ngoại giới, thì tai nghe tiếng là tiện lợi nhất, bởi vì tai có thể nghe được tiếng từ rất xa và không bị ngăn ngại nhiều như bốn cách còn lại kia.
01/02/2014(Xem: 16640)
Thương ta thường lấy khổ làm vui, Tham, dục, sân, si, hết nửa đời! Manh áo cần lao cay đắng mắt, Bát cơm vinh nhục xót xa người! Vì danh có lúc khôn thành dại, Hám lợi đôi khi khóc dỡ cười! Ngã Phật từ bi luôn cứu độ, Sen vàng muôn cánh sắc vàng tươi.
30/01/2014(Xem: 15228)
Ở Việt Nam, liên quan đến đề tài Tết, có lẽ không có bài thơ nào được phổ biến rộng rãi cho bằng bài “Ông Đồ” của Vũ Đình Liên (1913-96): Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua. Bao nhiêu người thuê viết
30/01/2014(Xem: 15700)
Xuân về đất khách đẹp bao la Toàn thể bà con người Việt ta Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca Thân mong tự tại dù sương phủ
28/01/2014(Xem: 15669)
Nắng vàng rơi đầu ngõ, Vang ngân lời chuông gió, Vi vu suốt buổi trưa, Trầm hương thơm giờ ngọ. Trời tĩnh mặc cao xanh, Chim líu lo chuyền cành, Bỏ sau lưng quãng nắng, Tình khúc trưa dỗ dành. Lọn gió rung theo chuông, Niệm kinh thơ - cội nguồn,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]