Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ: Con Đường Hầm

08/05/201920:11(Xem: 5677)
Truyện thơ: Con Đường Hầm


CON ĐƯỜNG HẦM

tunel _1 

Bôn ba khắp nẻo xa gần

Dương Cai lãng tử dừng chân chốn này

Thành người hầu cận tại đây

Cho viên chức nọ ở ngay trong vùng.

Tháng năm lần lượt xoay vòng

Một ngày chàng chợt nổi lòng gian manh

Cùng người vợ chủ tư tình

Cả hai tội lỗi lao mình hố sâu

Chuyện dâm ô chẳng dài lâu

Bị người phát giác ra mau một ngày

Anh chàng lo lắng lắm thay

Sơ rằng viên chức ra tay trả thù

Nên tìm cách vội diệt trừ

Giết chồng. Đoạt vợ. Chần chờ gì đâu!

Chàng đưa người vợ trốn mau

Cao bay, xa chạy bên nhau cận kề.

Cả hai sau đó chuyên nghề

Sống đời trộm cắp thảm thê vô vàn.

Người đàn bà với thời gian

Lộ thêm tính xấu tham lam mọi bề

Khiến chàng ghê tởm khinh khi

Cuối cùng cương quyết bỏ đi một mình.

*

Lang thang đến một tỉnh thành

Chàng đi hành khất ở quanh chốn này

Nghĩ mình dĩ vãng đọa đày

Chót gây tội lỗi đêm ngày khó quên

Nên chàng mong thực hiện liền

Làm công việc thiện, hướng lên cõi lành!

Biết trên sườn núi đá xanh

Có con đường nọ uốn quanh vòng vèo

Rất nguy hiểm! Rất cheo leo!

Bà con qua lại sớm chiều kêu than

Kẻ thời chết! Người bị thương!

Dương Cai quyết chí đào đường xuyên ngang

Đường hầm đào chẳng dễ dàng

Núi cao, vách đá muôn vàn khó khăn,

Ban ngày chàng phải xin ăn

Ban đêm đào núi nhọc nhằn canh thâu.

*

Ba mươi năm thoáng trôi mau

Đường hầm đào đã khá sâu, khá dài

Đủ cao, đủ rộng cho người

Chừng hai năm nữa hầm thời thông thương.

Bỗng đâu một sáng tinh sương

Có tay kiếm thuật cao cường ghé qua,

Con trai viên chức thuở xưa

Tìm chàng để trả thù cha của mình.

Dương Cai thổ lộ tâm tình

Về đường chưa được hoàn thành tại đây:

"Khi đào xong chiếc hầm này

Mạng ta chẳng tiếc, dâng ngay cho người!".

Con trai viên chức nhận lời

Chờ xong công việc, thù thời tính sau.

*

Thêm nhiều ngày tháng trôi mau

Dương Cai tiếp tục trước sau cố đào,

Chàng trai chán nản biết bao

Ngồi không, rỗi việc, dễ nào an tâm

Nên bèn trợ giúp đào hầm

Làm công việc thiện, dự phần tiếp tay.

Chàng trai nhẩm đếm từng ngày

Hai năm trời lại trôi ngay qua rồi

Hai năm làm việc giúp đời

Hai năm mài miệt cạnh nơi kẻ thù,

Lòng riêng kính phục vô bờ

Phục vì dũng chí và tư cách người.

Đường hầm giờ đã xong rồi

Bà con qua lại ngược xuôi an toàn.

*

Nắng vàng rực rỡ non ngàn

Hương từ bi tỏa thênh thang núi đồi

Dương Cai hoan hỷ mỉm cười

Nhìn chàng trai trẻ mở lời ung dung:

"Hỡi chàng trai, chớ ngại ngùng

Đầu ta hãy chém, ta không muộn phiền,

Trả thù cha, thỏa tình riêng

Thân ta chẳng đáng sống thêm trên đời!"

Chàng trai nức nở nghẹn lời

Hai hàng nước mắt tuôn rơi đầm đìa:

"Thù xưa nay có sá chi!

Giờ con sao lại nỡ đi hại thầy!"

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 (thi hóa, phỏng theo The Tunnel

trong tập truyện văn xuôi 101 ZEN STORIES

của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/04/2024(Xem: 23018)
Phật giáo Việt Nam trong hai thế kỷ cận đại và hiện đại, xuất hiện một số nhân vật đạo hạnh cao vời, kỳ tài xuất chúng, có những cống hiến to lớn, dài lâu cho Đạo pháp và Dân tộc. Ngôn ngữ nhà Thiền xưng tụng những vị này là Bồ-tát, Đại sĩ, Thánh Tăng, hay Long Tượng, là những tôn danh chỉ được tìm thấy trong kinh điển, sử sách, trong lịch sử truyền miệng hoặc trên những bia đá ngàn năm nơi cổ tháp. Triết gia Phạm Công Thiện trong buổi ra mắt tác phẩm “Huyền Thoại Duy Ma Cật” của Hòa thượng Tuệ Sỹ tại thành phố Houston, tiểu bang Texas ngày 04 tháng 11 năm 2007, đã gọi tác giả là “bậc Long Tượng: Tuệ Sỹ” và diễn giải thêm, “Long Tượng là bậc Thầy của cả một dân tộc, nếu chưa muốn nói là bậc Thầy của thế giới.”
10/05/2024(Xem: 75)
Con cúi đầu đảnh lễ Quán Âm Đại từ đại bi Bồ Tát tâm Thế gian thị hiện muôn hình tướng Độ chúng sanh tầm ứng thanh âm. Biển động sóng dữ thuyền bấp bênh Gió cuồng nộ thổi thuyền lênh đênh Nhớ Phẩm Phổ Môn thường trì tụng Vững tay chèo lái cầu Quán Âm.
09/05/2024(Xem: 519)
Hằng năm cứ vào chủ Nhật tuần thứ hai của tháng năm dương lịch trùng hợp vào mùa Vesak của người con Phật( tháng tư âm lịch) là ngày lễ Hiền Mẫu ( nói chung cho đa số quốc gia trên thế giới trong đó có Mỹ, Úc, Anh , Đức , Canada, Ấn Độ , Miến Điện , Tân Tây Lan , Nhật Bản, Miến Điện, Thụy Sĩ, Hoà Lan, Phần Lan, Việt Nam và còn nhiều nữa ….) để biểu dương sự tri ân về triết lý sống và tình thương của Mẹ đã trở thành nguồn khởi hứng và hành trang cho những người con của Mẹ tiếp tục bước đi trên đường đời. Quả thật vậy, hình bóng người mẹ cao quý , thiêng liêng, cao cả, sự hy sinh vô bờ bến của tình mẫu tử, trái tim đầy nhân ái ….từ nghìn xưa cho tới nay, từ Đông sang Tây của bất cứ quốc gia nào trên thế giới đều đã in sâu trong lòng người con từ lúc sinh ra cho đến khi lìa đời.
04/05/2024(Xem: 133)
Thôi tạm quên đi - chuyện trộm chùa Về đây trà đạo - hưởng hương lùa Việc đời được mất - cơn sóng dạt Thế sự thăng trầm - trái đắng -chua Tỉnh lặng - hồi quang - tâm tĩnh lặng Xôn xao hướng ngoại ý hơn - thua Lợi danh - - nhân quả - ai người tỉnh ?? Được mất - thịnh suy - giấc mộng đùa
04/05/2024(Xem: 209)
Phật về sen nở vườn xanh Chim kêu ríu rít trên cành vô ưu Thiên thượng thiên hạ nhất như Độc tôn duy ngã, giác từ chính ta Thương chúng sanh cõi Ta bà Thị hiện truyền dạy Phật là chân tâm Sinh tử do bởi mê lầm Chấp thân này thật, chấp tâm vô thường
30/04/2024(Xem: 439)
Đọc nhiều tác phẩm, rất đồng cảm người đã mượn văn thơ nói hộ giùm thực trạng! Mênh mông biển đời có những con đường chẳng ai muốn đi qua Vì mọi thứ cần có thời gian nhất định để đơm hoa Thực tế chỉ nhận ra khi trải nghiệm thành bại ! Và quy luật cơ bản : không có gì tồn tại mãi mãi.!
30/04/2024(Xem: 789)
Chiều qua chiều qua mau Lá thu vàng xôn xao Nghe trong niềm thương nhớ Có nỗi sầu đớn đau. Người đi chưa lần về Nên lòng mãi ê chề Quê hương nghìn xa cách Tìm thấy đâu trăng thề.
30/04/2024(Xem: 415)
Tiểu đình nương nhất trụ Cầu nối nhịp bước lên Viết bao nhiêu cho đủ Ngữ văn đậm ý thiền Bùn sình nuôi ướp lá Hồ sâu, cạn ai hay? Chữ mềm trợt bia đá Bốn mùa pháp đọng, bay... Súng ngoi mình tươi tắn Đón nắng quái mưa hờn Gọi Sen về vui hát Khúc nhạc thiền ngát thơm
26/04/2024(Xem: 378)
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trên tờ Daily Mail: “Bất kể tuổi tác, điều cần thiết là phải giữ một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu nó rõ ràng là tốt cho tinh thần, thì nó cũng tốt cho sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ”. Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã xem xét 8 công trình nghiên cứu với dữ liệu từ 62.250 người lớn tuổi trên ba lục địa. Từ đó, họ phát hiện ra rằng những người làm theo một mục đích cụ thể hoặc có ý nghĩa trong cuộc sống có "liên quan đáng kể" với việc giảm nguy cơ mất trí và suy giảm nhận thức. Cụ thể, “có một mục tiêu sống” liên quan đến việc giảm 19% tỷ lệ suy giảm nhận thức. Các tác giả lưu ý rằng những người này ít có khả năng bị suy giảm trí nhớ, ngôn ngữ và kỹ năng tư duy hơn. Những phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Lão hóa (Aging Research Reviews).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567