Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngủ Lúc Ban Ngày (thơ)

09/04/201907:39(Xem: 6079)
Ngủ Lúc Ban Ngày (thơ)

hoa sen 2-c
NGỦ LÚC BAN NGÀY

 

Sáu mươi mốt tuổi vừa qua

Thiền sư ngài đã lìa xa cõi đời

Hoàn thành sự nghiệp tuyệt vời

Một kho giáo pháp hơn người biết bao

Công phu, quý giá, lớn lao

Các thiền sư khác ai nào sánh ngang.

Giữa mùa hè nắng chang chang

Cho nên đệ tử ngài thường mệt thay

Thiếp đi ngủ lúc ban ngày

Dù ngài hay biết chẳng rầy, chẳng la

Riêng ngài thời chẳng lơ là

Không hề chểnh mảng, tỏ ra khác người.

*

Khi ngài mới tuổi mười hai

Đã từng học những đề tài cao siêu

Nghiêng về triết lý rất nhiều

Học câu giáo pháp, học điều suy tư.

Người ta kể lại chuyện xưa

Một ngày mùa hạ, nắng trưa oi nồng

Ngài còn nhỏ tuổi vô cùng

Nằm lăn trên đất độ chừng phút giây

Thiếp ngay vào giấc ngủ ngày

Khi thầy ngài mới rời đây ra ngoài,

Ba giờ êm ả dần trôi

Khẽ ru cậu bé êm xuôi mộng vàng

Khi tỉnh dậy, còn mơ màng

Nghe chân thầy bước tiếng vang gần kề

Tính ngồi lên chẳng kịp chi

Thế là cậu bé nằm lì biết sao

Chắn ngang ngưỡng cửa ra vào,

Chợt nghe thầy nói thì thào bên tai:

"Ta xin lỗi nhé, con ơi!"

Khi thầy nhẹ bước qua người cậu ta

Coi trò như khách phương xa

Một người khách quý ghé qua chốn này.

Kể từ buổi đó đến nay

Trò kia còn dám ngủ ngày nữa đâu!

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

                                                                                             

(thi hóa, phỏng theo Sleeping In The Daytime

trong tập truyện văn xuôi 101 ZEN STORIES

của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

 

______________________________________________________

 hoa sen 2-f



ĐÚNG VÀ SAI

 

Mùa thiền định và an cư

Nơi tu viện của thiền sư năm này

Bao nhiêu đệ tử về đây

Cùng nhau tu học với thầy, đua tranh,

Chẳng may trong đám học hành

Có người tính xấu nảy sanh lòng tà

Cho nên trộm cắp xảy ra

Anh chàng bị bắt khó mà chối quanh.

Mọi người trình báo ngọn ngành

Rồi cùng đề nghị đuổi anh chàng này:

"Kẻ gian phải trục xuất ngay!"

Nhưng thiền sư chẳng ra tay nặng nề

Làm lơ chẳng đuổi chàng về

Mọi người thầm lặng trách chê ông thầy.

Vài tuần mới thoáng qua đây

Anh chàng lại bị bắt ngay nữa rồi

Lại đi trộm cắp của người

Lần này thầy cũng buông xuôi mặc tình,

Các môn sinh rất bất bình

Xúm nhau đề nghị thầy mình thẳng tay

Đuổi tên phạm tội đi ngay

Kẻo mang tiếng xấu chốn đây tu hành

Nếu mà thỉnh nguyện bất thành

Thầy không giải quyết ngọn ngành cho xuôi

Mọi người sẽ bỏ đi thôi

Thiết chi ở lại bên người bất lương.

*

Thiền sư đọc khiếu nại xong

Thầy bèn triệu tập vòng trong vòng ngoài

Nói cùng đệ tử đôi lời

Thơm lừng hương đạo, rạng ngời từ tâm:

"Các con sáng suốt vô ngần

Khôn ngoan nhận thức, chẳng cần nhờ ai

Biết hay dở, biết đúng sai

Dù đi nơi khác tu thời dễ thay!

Chỉ riêng có đệ tử này

Đáng thương vì vẫn còn đầy u mê

Đúng sai, hay dở đôi bề

Dễ gì phân biệt, không hề nhận ra

Nếu mà thầy đuổi anh ta

Thời ai dạy dỗ, thật là buồn thay!

Cho nên thầy giữ anh này

Tìm cơ giáo hóa điều hay, điều lành

Dù các con có bất bình

Bỏ đi nơi khác thầy đành lòng thôi!"

*

Thiền sư vừa dạy dứt lời

Trên khuôn mặt kẻ một thời tham lam

Đầm đìa lệ chảy hai hàng

Như tuôn rửa sạch máu gian thuở nào!

 


Tâm Minh Ngô Tằng Giao

 

(thi hóa, phỏng theo Right And Wrong

trong tập truyện văn xuôi 101 ZEN STORIES

của Nyogen Senzaki và Paul Reps)

_________________________________________________________



 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2020(Xem: 7926)
Dù ta không có bạc tiền Vẫn còn bảy thứ để đem tặng người. * Một là “nhan thí”: nụ cười Tặng bằng nét mặt vui tươi của mình Hân hoan, niềm nở, chân thành Miệng cười gieo mối cảm tình muôn nơi.
14/08/2020(Xem: 7022)
Đi làm Phật sự phải tùy tâm Nếu không, vướng mắc những sai lầm Thần tiên ngó xuống đều bất mãn Phật và Bồ-tát chẳng tán ngâm
14/08/2020(Xem: 9636)
1/ Tâm dẫn đầu mọi pháp Tâm chủ, tâm tạo tác Nếu nói hay hành động Với tâm tư ô nhiễm Khổ não sẽ theo ta Như xe , theo vật kéo. Thế gian tâm vốn đứng đầu Là duyên kết nối là cầu tương giao Nhiễm tâm sóng biển xôn xao Sóng vang gào thét, nước trào bọt trôi. Khổ đau trong kiếp luân hồi
13/08/2020(Xem: 11558)
Ngày anh ra đi, tôi không được biết. Một tuần sau, Xuân Trang gọi điện thoại từ Mỹ báo tin anh đã mất. Tôi lên đồi thông Phương Bối, chỉ nhìn thấy anh ngồi trên bàn thờ với nụ cười châm biếm, ngạo nghễ mà tôi thường gặp mỗi lần lên thăm chị Phượng và các cháu. Tôi được biết gia đình anh Nguyễn đức Sơn qua sư cô Chân Không. Dạo ấy, khoảng năm 1986, sư cô có nhờ tôi cứ 3 tháng mang số tiền 100 usd lên cho gia đình anh. Tới Bảo Lộc tôi nhờ 2 người con của Bác Toàn dẫn tôi lên gặp anh. Trước khi đi, bác Toàn có can ngăn tôi: Cô đừng đi, đường lên Phương Bối khúc khuỷu, cây rừng rậm rạp khó đi, hơn nữa ông Sơn kỳ quái lắm, ông ấy không muốn nhận sự giúp đỡ, mà nếu có nhận, ông ấy không cảm ơn, còn chửi người cho nữa. Tôi mỉm cười: Không sao đâu, tôi chịu được mà! Đường lên Phương Bối khó đi. Chúng tôi lách qua đám tre rừng, thật vất vả. Cơn mưa cuối mùa và gió lạnh đang kéo tới, chúng tôi phải đi nhanh để kịp đến nhà ông Sơn, một nhân vật quái đản -theo lời nhận xét của gi
11/08/2020(Xem: 6753)
Thì thầm cùng hạt bụi Kính bạch Thầy, nghe qua pháp thoại của Thầy về các Bồ Tát thường tụng niệm và mới đây qua Pháp thoại của Sư Thúc về “ Năm loại trí tuệ” con đã chiêm nghiệm và đúc kết hai bài thơ này . Kính dâng đến Thầy với muôn vàn đa tạ vì trong mùa đại dịch này con mới được nghe những lời giảng của những bậc giảng Sư quá uyên thâm trong Phật Pháp và chứa đựng Tâm Đại Từ Đại Bi Kính chúc sức khỏe Thầy , kính HH Đây quả hiện tại, nhân gieo từ ngàn kiếp ! Nên niềm tin vững chắc đã thành hình. Dù còn nhiều bụi bám vẫn theo mình Rất vi tế ẩn núp trong vườn tâm đâu đấy !
10/08/2020(Xem: 5831)
Nhất Tâm ! Kính bạch Thầy sau khi trở lại thời biểu tu tập đã xáo trộn bấy lâu nay, chợt nghe lại một bài giảng thật hay về chữ Nhất Tâm trong phẩm 80 của Kiá Bát Nhã con có hai bài thơ kính dâng Thầy xem cho vui như chia sẻ thêm chút tiến bộ của con đã dùng thời gian tu tập mà quên đi những ý nghĩ tiêu cực trong mùa đại dịch này . Kính chúc Thầy pháp thể kinh an , Hh Mười mấy năm qua tụng thường ... chưa liễu nghĩa “Nhất tâm đảnh lễ “ bốn chữ quá thâm sâu Đại duyên ... pháp thoại giảng rõ lý mầu Siêu việt “ Nhất Tâm “ trong ngàn người có một ?
10/08/2020(Xem: 7164)
“Em về mấy thể kỷ sau Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?”(*) Đường tu như sóng bềnh bồng Nổi trôi lên xuống theo dòng thời gian Ngẫm xem cũng lắm gian nan Thị phi nhân ngã thế gian khôn lường... Nhưng may ta đã tỏ tường Lời thầy giảng rõ Vô Thường, Có, Không
10/08/2020(Xem: 10731)
Ân Bồ Tát cao sâu non biển Gieo tình thương mầu nhiệm vô biên Từ bi ban bố khắp miền Khai mầm an lạc , bình yên cho đời Lời Đại Nguyện giúp đời cứu thế
09/08/2020(Xem: 12972)
Là một nhà văn, một nhà thơ, một nhà báo, và là một người tuyên thuyết Phật pháp – trong vị trí nào, Vĩnh Hảo cũng xuất sắc, và nổi bật. Tài hoa của Vĩnh Hảo đã hiển lộ từ các tác phẩm đầu thập niên 1990s, và sức sáng tác đó vẫn đều đặn trải dài qua hai thập niên đầu thế kỷ 21. Vĩnh Hảo viết truyện dài, truyện ngắn, làm thơ, viết tùy bút, viết tiểu luận – thể loại văn nào anh viết cũng hay, cũng nổi bật hơn người. Giữ được sức viết như thế thực là hy hữu. Thể hiện nơi ngòi bút rất mực văn chương, Vĩnh Hảo chính là một tấm lòng thiết tha với đất nước, với đạo pháp, với con người. Tấm lòng đó hiện rõ trong từng hàng chữ anh viết, đặc biệt là trong 100 Lá Thư Tòa Soạn của Nguyệt San Chánh Pháp, là nội dung của sách này với nhan đề Lời Ca Của Gã Cùng Tử.
08/08/2020(Xem: 7032)
Đây lời Phật dạy lâu rồi: "Ta xem chức tước, thứ ngôi trên đời Của hàng vua chúa mọi thời Hay là của kẻ khắp nơi cầm quyền Chỉ như hạt bụi vương thềm;
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]