- Tăng Nhân Đất Quảng (thơ)
- Trong Cây Có Hoa, Trong Đá Có Lửa
- Đại Sư Như Điển (thơ)
- Phước Đức Vẹn Toàn (thơ)
- Quảng Nam-Địa Linh Nhân Kiệt (thơ)
- Vài hồi ức về Hòa Thượng Thích Như Điển
- Kỷ Niệm 40 Năm Chùa Viên Giác Hannover & 40 Hội Phật Tử VNTN tại CHLB Đức
- Vằng Vặc Một Mảnh Lòng, Tuyển Tập Chúc Mừng Sinh Nhật HT Thích Như Điển
- Hình ảnh Lễ Mừng Thọ 70 HT Thích Như Điển
- Sự hình thành, phát triển và tồn tại của Chi Bộ Đức Quốc thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hơn 40 năm qua(1979-2019)
- Niệm Ân Hòa Thượng (thơ)
- Thành Kính Mừng Thượng Thọ 70
- 40 Năm Hoằng Pháp của Thầy Tôi
- Tôi đã được nghe như thế này (thơ)
- Cơ Duyên Thuở Trước
- Hoa Trong Đá, Lá Muôn Ngàn (thơ)
- Thư Mời Tham Dự Những Ngày Đại Lễ Tại Chùa Viên Giác - Đức Quốc (từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019)
- Tiểu Sử Hòa Thượng Toàn Nhâm-Vi Ý-Quán Thông (1798-1883)
- Những năm tháng làm báo Viên Giác
- Chân dung một nhà văn
- Hòa Thượng Thích Như Điển
- Cảm Niệm Tri Ân Hòa Thượng Thích Như Điển
- Hòa Thượng Thích Như Điển lễ Pháp Hoa Kinh mỗi chữ một lạy
- Hòa Thượng Thích Như Điển lễ Niết Bàn Kinh mỗi chữ một lạy
- Email Kính thăm Ôn từ phương xa
- Kỷ Yếu Hoằng Pháp
- Chương Trình Văn Nghệ "Về Lại Chùa Xưa" trong Đại Lễ Mừng Chu Niên 40 Năm Thành Lập Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc (27-30/6/2019)
- Pháp Hội Tụng Kinh Đại Bát Nhã tại Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
- Dâng Thầy Một Đóa Hoa Tâm
- Kính ngưỡng Pháp Hội Bát Nhã
- Mùa Đông Xứ Người (thơ)
- Kính Mừng Pháp Hội Bát Nhã viên mãn
- Cảm nghĩ của một Phật tử từ phương xa về Lễ mừng Khánh Tuế HT Như Điển
- Tạ Ân Thầy (thơ)
- Tường thuật Lễ Hội Kỷ Niệm 40 năm thành lập Chùa Viên Giác (1978-2018)
- Nguyên Đạo Văn Công Tuấn Giới Thiệu Sách Mới tại Viên Giác 27.06.2019
- Thách thức và thành công giữa Toàn cầu hóa & Giữ gìn truyền thống. Về người tiên phong xây dựng ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Hòa thượng Thích Như Điển.
- Niệm Ân Thầy (thơ)
- Đặc San Văn Hóa Phật Giáo_40 Năm Viên Giác_Đức Quốc
- Chương Trình chi tiết của những buổi lễ tại Chùa Viên Giác Hannover từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 (thứ năm đến chủ nhật)
- Photo Đại Lễ 40 Năm Chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc
- Một Chuyến Hành Hương... ngập tràn an lạc...
- Ngưỡng Mộ (thơ)
- Người Trồng Sen Trên Tuyết (thơ)
- Lối Mòn
- Đức Chúng Như Hải
- Khánh Tuế Đạo Thọ (thơ)
- Clip nhạc: Kính Mừng Khánh Thọ (Gia Huy Music:Tâm ca)
- Giấc mơ trở thành sự thật
- Kính mừng Khánh Thọ Hòa Thượng Phương Trượng chùa Viên Giác
- Clip nhạc: Có Không- Gia Huy Music: Tâm Ca
- Mãi Một Niềm Hoài Vọng Với Quê Hương, kính dâng Hòa Thượng Thích Như Điên nhân lễ mừng khánh tuế 70 tuổi
- Nhân bệnh dạy Chúng- Gia huy music: Tâm ca
- Video: Đại Lễ Khánh Thọ 70 Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển
- Những bài thơ và câu Sinh nhật lần thứ 70 Hòa Thượng Phương Trượng Thích Như Điển
- Chuyện bên lề Đại Lễ Chùa Viên Giác
- Trẩy Hội Đại Lễ Chùa Viên Giác (Trần Thị Nhật Hưng)
- Pháp Ngữ của Hòa Thượng Thích Như Điển
- Niềm Vui Nơi Lễ Hội
- Tâm Bao Thái Hư, Lượng Châu Sa Giới
- Mừng hai sự kiện lớn tại chùa Viên Giác Hannover
CẢM NIỆM TRI ÂN
HÒA THƯỢNG THÍCH NHƯ ĐIỂN
Lời cảm niệm công đức đến Hòa Thượng trong chuyến hoằng pháp Hoa Kỳ, Canada,
Âu Châu và Á Châu do HT Thích Như Điển làm trưởng đoàn.
Kính bạch Hòa Thượng,
Có lẽ kiếp xưa nào đó con đã có lần được sinh sống tại đất Quảng và đã thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa liên tục, hoặc đã có lần thọ giáo Thiền Tào Động của Ngài Đạo Nguyên (Dogen 1200-1253), mà nay con mới có một đại duyên để được nói lên lời xưng tán này đến với Hòa Thượng.
Con nhớ mãi đến tháng 4/2014 con mới có dịp đọc đi đọc lại hồi ký về cuộc đời của Hòa Thượng trong Hương Lúa Chiều Quê, tác phẩm Hòa Thượng viết chung với HT Bảo Lạc, thì con mới biết những ân tình của HT với cố HT Thích Tâm Thanh người cùng quê huyện Duy Xuyên tỉnh Hội An.
Con cũng xin được kính bạch với Hòa Thượng, từ khi vào đạo con đã trăm lần nghe đi nghe lại những bài pháp thoại của Cố HT Thích Tâm Thanh và được biết Cố HT Thích Thông Bửu, được thọ giáo với Cố HT Thích Như Tâm và tiếp theo sau là đệ tử của vị Bồ Tát Việt Nam Thích Quảng Đức ở Tổ đình Quan thế Âm tại Saigon thì dường như mọi nhân duyên đã đến với con.
Kính bạch Hòa Thượng, con đã dành nhiều thời giờ để nghiên cứu, tìm hiểu, và ngưỡng mộ ...tất cả việc hoằng pháp của các Hòa Thượng từ Quảng Trị đến Huế, và tủ kinh sách của con hình như đã thu thập rất nhiều tác phẩm của các danh Tăng đại tài của đất Quảng cũng như của HT Thích Như Điển, mà tác phẩm đầu tiên và băng pháp thoại con được nghe và thích thú nhất là ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN, dù con chưa biết gì về tuổi thơ của Ngài, thời gian xa Hội An đến Saigon và cách nào Ngài được sang Nhật Bản du học với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Lâm Như Tạng và cố HT Thích Minh Tâm, rồi lại trở về VN và trở qua Nhật Bản vào năm 1974 và tiếp đó là thời gian tại Đức Quốc, để rồi từ đó là sự nghiệp hoằng pháp của Hòa Thượng từ những ngày đầu tại Nhật Bản, Đức quốc và Âu Châu.
Có lẽ tới năm 2010 duyên đã đúng thời, đúng lúc cho nên khi con có dịp đến thăm Tu Viện Quảng Đức tại Melbourne và được tham khảo vài sách của Hòa Thượng tại thư viện Quảng Đức, hoặc qua các tập san của chùa Viên Giác, thì bấy giờ con mới có dịp biết thêm về uy danh của Hòa Thượng, thế nhưng vẫn còn bận bịu thế tục mưu sinh nên con chỉ đọc lướt qua rồi xếp lại các tài liệu ấy vào kệ sách.
Phải nói thêm ngành vi tính công nghiệp về các thông tin Phật Giáo chỉ mới rầm rộ phát triển từ 2014 đến nay, và cũng là thời gian con bớt hoạt động bên ngoài để có thời giờ tu tập nghiên cứu, cho nên con đã đọc lại nhiều sách kinh và các bài viết về các môn phái mà lúc đó Ngài Đạo Nguyên và Thiền sư Suzuki được nhắc đến nhiều nhất.
Trong kệ sách con bấy giờ đã có thêm hai quyển của Ôn là CHÂN NGÔN TÔNG NHẬT BẢN VÀ THIỀN TÀO ĐỘNG NHẬT BẢN được Ôn Việt dịch từ nguyên tác của Satoo Rydosei & Komin Ichiin và từ nguyên tác của Amazu Ryuushin, nhưng bấy giờ con cũng chưa đọc được kỹ lắm vì con đang mải mê với các tác phẩm của Ngài Đạt Lai Lạt Ma và Mật Tông thần chú, mà không biết rằng trong Chân ngôn Tông Nhật Bản, Hòa Thượng đã đề cập rất nhiều đến Đại Nhật Như Lai và Ngài Kim Cang Tát Đỏa.
Gần đây nhất tháng sáu 2018, do một đại duyên của con nên TT Thích Nguyên Tạng có nhã ý cho con gieo duyên với HT khi được họa bài thơ “Tăng nhân đất Quảng” thì sự ngưỡng phục của con đối với Ngài đã hoàn toàn tăng cao hơn bao giờ hết, con đã đọc lại các bài viết của Ngài trong Kỷ yếu của cố HT Thích Minh Tâm (Khai Sơn Chùa Khánh Anh, Paris, Pháp Quốc), và Kỷ yếu Mừng Chu Niên 20 Năm của Tu Viện Quảng Đức và trong các khoá tu học của PGVNTNHN tại UĐL-TTL. Và sau đây kính xin phép Ngài cho con được trình bày về cảm nghĩ của một hậu bối và lời xưng tán đến Ngài.
Với lời văn giản dị nhưng đầy truyền cảm làm sao, con đã không sao ngăn được dòng lệ khi Ngài kể lại những giai đoạn khó khăn chật vật nơi xứ người, và đó cũng là lý do Ngài đã hàng năm giúp đỡ nguồn tài chánh cho các Tăng Ni sinh Quảng Nam và Học Viện Phật Giáo VN có đến gần 300-400 học viên tính đến thời điểm 2012.
Con làm sao không khóc được khi biết những ân tình xưa mà Ôn đã vương mang không bao giờ chìm vào quên lãng cho đến mãi tận bây giờ ...Và ... Quả đúng như nhà văn Đỗ Trường đã viết về Ôn, " HT Thích Như Điển , chân dung một nhà văn ", không hiểu sao bài nào Ôn viết ra và khi được đọc con lại nghẹn ngào ứa lệ ...chỉ cần đọc được câu này trong bài viết khóc Ôn Minh Tâm với tựa đề "Những ngày còn lại" thì ai cũng cảm nhận được mức độ chất Văn trong Ôn là thế nào: Xin được chép lại toàn bộ một đoạn để mọi người cùng có cái Thấy như nhà văn Đỗ Trường và Con ( Huệ Hương ) kính thưa Ôn, con đã nắn nót chép và đọc hoài đọc mãi ...
“Ôi văn chương nào, bút mực nào, khả năng nào có thể viết lại hết được những cảm nghĩ này đây? Chỉ có thể cảm xúc, cảm nhận mà không thể chia sẻ nỗi niềm này với một ai khác được.
Có những người đã về đây trong lặng lẽ, nhớ thương, tiếc nuối một bậc hiền nhân, họ cúi đầu xuống đảnh lễ Giác linh mà bao nhiêu tâm tư thầm kín đã trào dâng qua khoé mắt, những giọt lệ tiễn đưa người thấm ướt cả bờ mi.
Ô hay! Nhân thế này lại có những người đạo Đức như thế sao?”
Kính xin dâng đến Ôn vài dòng thơ thô thiển để cảm tạ:
Biết viết gì đây cảm niệm ân
Thông qua văn sử… thấy như gần.
Chân tình xưa quyện... duyên vi tế
Nguyện mãi... còn trong lưới cận thân !!
Thật vậy kính bạch Ôn, đúng là kiếp xưa nào đó con cũng được ở trong chúng hội đọc tụng và thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và được sự chỉ bảo dìu dắt của Ôn nên ngày nay khi nghe Thầy Nguyên Tạng kể về hạnh lễ lạy từng chữ trong Kinh Pháp Hoa của Ôn, con đã thấy được sự thể hội ....một chút gì tương hợp với Ôn và cảm thấy xúc động vì sự thực hành giáo lý thâm sâu của Ôn, để rồi con rung động đến cả tâm thức vì tự nhiên con tin rằng Ôn đang phát triển đại hạnh của một vị Bồ Tát và đang chuyển hóa cõi Ta Bà thành Tịnh độ cho chúng sinh. Phải chăng giữa con, Thầy Nguyên Tạng và Ôn đã nhận được sự cảm ứng của Đức Thế Tôn vì con cảm thấy quá hưng phấn và được cổ võ sách tấn qua mỗi lần được xưng tán Ôn như sự thọ nhận giáo lý Pháp Hoa một cách hăng say.
Kính bạch Hòa Thượng, con đã học trong nhiều kinh sách luận giải ....chính vì Ôn đã chuyển thành một Bồ tát nên Ôn đã nguyện nỗ lực thọ trì giáo lý của Đức Phật, làm cho sự hiểu biết của mình thêm sâu sắc bằng cách luôn luôn chuyên chú thực hành đọc tụng và ghi nhớ mãi giáo lý bằng cách thuyết giảng và ghi lại thành kinh sách như Ôn đã hoàn thành 2 bộ đó là: PHÁP HOA HUYỀN NGHĨA TÁN (được viết chung với HT Huệ Chiếu ) và DIỆU PHÁP LIÊN HOA KINH VĂN CÚ.
Còn nữa sự phát nguyện lạy từng chữ trong Kinh Pháp Hoa mà con chưa thực hiện được như Ôn thì tuổi già đã đến. Chứ trong thâm tâm con vẫn biết rằng đây là một phương pháp để tiêu trừ nghiệp chướng từ vô thỉ và nó còn có những lợi ích như sau:
- Đó là thử thách tinh thần cầu đạo giải thoát.
-Đó là cách làm chủ thân tâm để giúp chúng ta mở mang trí tuệ.
Và chính vì lý do đó mà con tin rằng Ôn đã được 3 loại Trí Tuệ của Như Lai:
1 - Phật Trí: Trí tuệ của Chân lý.
2- Như Lai trí: Trí tuệ của lòng từ bi.
3- Tự nhiên trí: Trí tuệ của lòng tin.
Một lần nữa làm sao con có thể dùng lời nào để diễn tả được công Đức mà Ôn đang thọ nhận, chỉ cầu mong sao bất cứ ai đọc qua bài này, chỉ cần tri ân và cúng dường Ôn như cúng dường một vị Bồ tát thì họ cũng được phước báo rồi còn nói chi đến những đệ tử của Ôn, họ đã có một Phước điền để vun trồng toàn hạt giống thiện, kính mong Ôn cho con được diễm phúc ấy bắt đầu từ phút giây này ạ....
Ruộng Phước điền hằng gieo giống tốt
Kìa đất an vui ....sống với Như Như
Mong sao luôn ngự chốn Vô dư
Gió hoa tuyết nguyệt .. đây hương Giải thoát.
Có một lần con đọc được bài của TT Thích Nguyên Tạng khi viết mừng thọ Ôn 70 tuổi và kỷ niệm 40 năm khai sơn chùa Viên Giác tại Đức Quốc, Thầy có nhắc đến câu " Trong cây có Hoa , trong Đá có lửa" " mà Ôn đã dịch ra từ tiếng Nhật với nội dung hàm chứa một kho tàng giáo lý về Nhân duyên Quả của Đạo Phật đã giúp con tìm lại toàn Chánh pháp Nhãn Tạng của Ngài như sau, và con thấy Ôn đã theo đúng như điều Ngài Đạo Nguyên đã nhấn mạnh "Hãy sống trong mỗi thời điểm với trạng thái đốt cháy hoàn toàn như một ngọn đèn cầy, tức là Thực tập và Giác Ngộ là một" vì Ngài Đạo Nguyên cho rằng "Thực tập là cái gì đó bạn làm một cách có ý thức. Một cái gì đó bạn làm với cố gắng. Và như thế đó - Giác ngộ là ở ngay đó " hay là ta chỉ tìm thấy ý nghĩa đích thực của thực tập trước khi ta đạt giác ngộ.
Kính bạch Ôn con muốn tán dương Ôn trong nhiều khía cạnh nữa, nhưng như Ôn đã nói, bút mực nào có thể diễn tả được, thì công đức Ôn nay đã vượt xa tầm hiểu biết của con, ngoài tầm kinh nghiệm của các bậc Tăng nhân hậu thế ...
Một lần nữa con kính dâng đến Ôn sự ngưỡng mộ và quy phục như một đệ tử đã tìm được Minh Sư trong niềm tin tuyệt đối !!!
Ngài là bậc Chân nhân từng Giác Ngộ
Dùng từ bi trí tuệ độ cho người
Như đại dương chứa toàn nước thanh lương
Xin tâm thức con được hòa chung dòng chảy.
Nam mô Công Đức Lâm Bồ Tát
Melbourne 12/3/2019
Đệ tử Huệ Hương