Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Giả Dạng Thầy Tu (thơ)

27/01/201915:38(Xem: 6472)
Giả Dạng Thầy Tu (thơ)

GIẢ DẠNG THẦY TU

 buddhist-monk

Người ta kể chuyện ngày xưa

Có người trông giống thầy tu vô cùng

Cột đầu, bện tóc, hở lưng

Mặc đồ rách rưới, sống vùng hoang vu

Tựa như một kẻ khổ tu

Sống nhờ vào tấm lòng từ của dân

Bên ngôi làng nhỏ ở gần,

Nhưng đây là kẻ bản thân lọc lừa

Bề trong gian xảo không từ

Bề ngoài giả dạng “thầy tu lành hiền

Chẳng ham chi đến bạc tiền

Thảnh thơi buông xả nơi miền nhân gian.”

*

Ông già điền chủ trong làng

Muốn gây công đức nên mang cúng dường

Thức ăn ngon của địa phương

Đồng thời dựng ở mé rừng gần đây

Một am cỏ cho ông thầy

Để thầy trú ngụ hàng ngày tu thân,

Nhìn thầy ông lão nghĩ thầm:

“Bề ngoài có vẻ người chân tu rồi

Chắc thành thật và tốt thôi

Không làm việc xấu. Đây người đáng tin.”

Lo xa trộm cướp nổi lên

Ông đem một số bạc tiền của ông

Đến am lén lút vùi chôn

Tiền vàng đủ một trăm đồng quý thay,

Chôn xong ngỏ ý nhờ thầy

Coi giùm sản nghiệp giấu đây của mình.

Thầy tu lên giọng nghĩa tình:

“Đừng nhiều thắc mắc mà thành đa nghi

Người như ta có ham chi

Đã từng buông xả hết đi chuyện đời

Chẳng ham chiếm đoạt của người

Bạc vàng cõi tục ta thời chẳng mong.”

Trở về điền chủ hài lòng

Nhủ thầm mình thật vô cùng khôn lanh

Khi tin tưởng bậc tu hành

Con người chân thật tốt lành biết bao.

Tiễn ông già khỏi rừng sâu

Thầy tu giả dạng khởi đầu máu tham

Nghĩ thầm: “Cả một kho tàng

Đủ cho ta sống vẻ vang trọn đời

Khỏi làm việc, sống thảnh thơi

Khỏi cần khất thực mọi người nữa đâu.”

Thế là chỉ ít ngày sau

Thầy tu gian xảo đào mau lấy vàng

Đem đi chôn lén bên đường

Rồi quay về sống bình thường trong am.

Vài ngày sau thầy ghé thăm

Tới nhà điền chủ uống ăn thân tình

Ăn xong khẽ ngỏ ý mình:

“Nhờ ông tôi sống an bình chốn đây

Một thời gian khá dài thay

Tôi nên chấm dứt việc này ngay thôi

Tu là xa cõi tục rồi

Không nên bám víu một nơi chốn nào

Dù ông có tốt biết bao

Tôi xin được phép rời mau khỏi làng

Tránh điều cấu uế vương mang

Ra đi tiếp bước trên đường tu thân.”

Thốt lời lưu giữ nhiều lần

Vẫn không níu được bước chân của người

Ông già điền chủ đành thôi

Tiễn người ra tới tận nơi đầu làng.

Sau khi rời một quãng đường

Thầy tu giả hiệu đã ngừng bước đi

Trong lòng tính toán nghĩ suy:

“Làm sao lừa dối lão kia bây giờ

Để cho lão khỏi nghi ngờ

Lão điền chủ nọ ngu ngơ vô cùng.”

Thế là hắn đến cánh đồng

Ngắt lên một ngọn cỏ bồng dưới đây

Cắm lên búi tóc mình ngay

Xong rồi hắn làm bộ quay vào làng,

Ông điền chủ thật ngỡ ngàng

Thấy thầy quay lại vội vàng hỏi ngay:

 

 

“Sao thầy trở lại chốn này?”

Thầy tu giả dạng ra tay bịp đời

Cúi đầu, đưa cỏ, thốt lời:

“Nhà ông có cỏ trên nơi mái nhà

Cỏ này dính lọn tóc ta

Nên ta trở lại để mà trả ông

Của người chẳng dám lấy không

Có luôn giữ giới mới mong tu hành.”

Ông già nghe tưởng thật tình

Thốt lời ca ngợi: “Tốt lành kể chi!

Xin thầy đừng nghĩ ngợi gì

Hãy nên vứt cỏ rồi đi khỏi làng

Những người vật chất không màng

Như ngài thanh tịnh xứng hàng chân tu

Không tham dù ngọn cỏ khô

Tôi đây may mắn có cơ cúng dường

Thầy tu giới đức ngát hương.”

Lão ông đảnh lễ vô cùng trang nghiêm

Thầy tu từ biệt đi liền

Thấy người tin tưởng, thầm yên bụng rồi.

*

Bấy giờ từ chốn xa vời

Có nhà buôn nọ qua nơi vùng này

Tính dừng chân nghỉ đêm nay

Bất ngờ nghe được chuyện thầy hiền lương

Nói cùng điền chủ cúng dường

Nhà buôn nghĩ: “Chuyện bất thường lạ sao!

Thật khôi hài biết là bao

Thầy kia chắc trộm vật nào quý hơn

Hơn ngọn cỏ, hơn cọng rơm

Cho nên đóng kịch giả luôn thật thà.”

Nhà buôn hỏi giọng điều tra:

“Thế ông điền chủ ở nhà trước đây

Có trao gì cho ông thầy

Để nhờ cất giữ hộ hay không nào?”

Thật tình ông lão thuật mau

Chuyện vàng chôn cất trước sau nhờ thầy.

Nhà buôn: “Ông hãy đi ngay

Để xem tài sản mất hay vẫn còn.”

Lão ông nghe nói hoảng hồn

Vội vàng bỏ chạy về luôn tức thì

Đào trong am chẳng thấy gì

Mới hay có kẻ lấy đi hết vàng

Ông già quay lại đầu làng

Báo nhà buôn rõ tìm phương giúp mình.

Nhà buôn: “Kẻ trộm gian tình

Chính là người giả tu hành chứ đâu

Chúng ta hãy đuổi theo mau

Bắt tên lừa đảo túm đầu gian phi.”

Họ cùng rượt đuổi kẻ kia

Bắt quân gian lại rất chi kịp thời,

Sau khi bị đánh tơi bời

Kẻ gian khai rõ ra nơi giấu vàng

Mọi người quay lại đầu làng

Bên đường đào lấy kho tàng kia lên.

Nhà buôn hiền trí dạy liền:

“Hỡi tên đội lốt lành hiền chân tu

Từ lâu giả dối lọc lừa

Dù cho ngọn cỏ làm như chẳng màng

Nhưng ham cả một kho vàng

Hãy ngưng mau tính xấu mang trong người

Quay về nẻo thiện ngay thôi

Tu nhân, tích đức cuộc đời ngay đi.”

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN

Nhà buôn là tiền thân Đức Phật.

*

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE PHONY HOLY MAN

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

__________________________________________________

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/01/2014(Xem: 14017)
CÓ MỘT MÙA XUÂN Dòng thời gian Biết đâu là ước hẹn Dấu chân xưa còn vết mộng cô phương Gió bạt đỉnh ngàn mây trời tiễn biệt Mùa xuân nào rụng xuống gót phong sương !
27/01/2014(Xem: 13545)
Mai Nở Hiên Trăng Nửa đêm gió thoảng hiên chùa Hồ như.. trời đất gọi mùa xuân sang Nhà sư bước khỏi thiền sàng Lặng nhìn mấy giọt trăng vàng nhẹ buông.
25/01/2014(Xem: 17358)
Tự do tự tại là đây Là buông xuống hết gánh đầy nặng mang Chỉ còn thực tại ngọc vàng Vốn là trọn vẹn ngay đang bây giờ
23/01/2014(Xem: 17108)
Nhân Sinh Nhật 65 tuổi Tây (1949 – 2014) tức 66 tuổi Ta của Hòa Thượng Thích Như Điển, Phương Trượng Chùa Viên Giác, sáng lập Chủ Nhiệm Báo Viên Giác tại Hannover, Đức Quốc; và kỷ niệm 50 năm xuất gia (1964 – 2014); đồng thời cũng để kỷ niệm 35 năm Báo Viên Giác (1979 – 2014), chúng con/chúng tôi sẽ thực hiện số báo đặc biệt Viên Giác 201, phát hành vào tháng 6.2014, với chủ đề: Hòa Thượng Thích Như Điển – 50 Năm Xuất Gia và Hành Đạo
21/01/2014(Xem: 14975)
Trăm mối âu lo cả đêm ngày So đo tốt xấu chuyện dẫy đầy, MAng nặng kiếp nguời đa nghiệp chướng Nhờ ơn Tam Bảo nhẹ vấn vương.
21/01/2014(Xem: 11176)
Sống đời tranh thủ hướng Đạo đi Tập Khí mon men chực níu ghì Niệm Phật niệm Kinh dừng bất giác ! Thì tâm tịnh lặng dứt thị phi
15/01/2014(Xem: 11351)
Ở quê nhà ruộng đồng khô cỏ cháy Sông cạn dòng không còn chỗ dung thân Gần tuyệt lộ làm sao mà sống nổi Nên điêu linh như một kẻ phong trần
14/01/2014(Xem: 13915)
Xuân đã về trên cánh Mai vàng Sắc Xuân tươi thắm đẹp Trần gian Trăm hoa đua nở càng lộng lẫy Nhân thế đón Xuân rộn tâm can
13/01/2014(Xem: 14974)
(Đọc bài “Tìm hiểu một bài thơ xuân của Vương Duy” của Hoàng Phong, tôi rất tâm đắc; không phải là tâm đắc toàn bộ bài viết, mà tâm đắc ở chỗ: Chúng ta đừng nên dễ dãi hoặc rập khuôn theo những bình luận văn học, thiền học của các thế hệ đi trước. Phải biết thẩm định giá trị mỹ học bằng chính con mắt của mình chứ đừng mượn mắt của người khác. Và tôi cũng chợt có ý nghĩ: Chưa chắc Vương Duy đã ‘hiểu’ Thiền là gì – như qua cái ‘thấy’ của Tô Đông Pha trong bài viết này!)
13/01/2014(Xem: 10898)
TÂM SỰ VỚI PHẬT -- Chẳng biết thổ lộ cùng ai Thì thôi con nói với Ngài Phật ôi ! Trần gian hỗn độn lắm rồi Chân Tăng khan hiếm Tăng Tồi càng đông
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]