Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Truyện thơ: Đứa con mồ côi

11/12/201821:51(Xem: 7834)
Truyện thơ: Đứa con mồ côi
indianman_painting1

ĐỨA CON MỒ CÔI

 

Nơi miền Bắc Ấn Độ xưa

Thành Ba La Nại có vua trị vì

Nhà vua có vị quan kia

Rất là khôn khéo ai bì được ngang

Biết chiều vua đủ mọi đường

Cho nên vua mến, vua thương bội phần

Thưởng công cho kẻ cận thần

Nhà vua bèn cử ông quan của mình

Đứng ra thay mặt triều đình

Trông coi làng nọ ngoại thành xa xôi

Nơi biên địa khuất phương trời

Thay vua thâu thuế của người địa phương.

Ít lâu sau ông dễ dàng

Hòa đồng với các dân làng kết thân,

Làng tôn kính khắp xa gần

Vì ông là một cận thần của vua

Mà vua thời rất nhân từ

Dân dần tin cậy ông như người nhà.

Tuy khôn khéo, chẳng thật thà

Trong lòng ông lại quả là tham lam

Bao nhiêu bổng lộc vua ban

Nào đâu thoả mãn cho quan chút nào

Nên quan chỉ ít lâu sau

Kết thân với cướp có đâu ngại ngần

Và rồi táng tận lương tâm

Nghĩ ra kế hoạch bất nhân làm giàu

Ông bàn cùng cướp như sau:

“Dân làng tín cẩn tôi lâu lắm rồi

Tôi tìm cách dụ họ thôi

Vào khu rừng rậm xa nơi xóm làng

Bày ra việc cho họ làm

Cầm chân họ thật dễ dàng nơi đây

Ở nhà các bạn ra tay

Kéo nhau xâm nhập vào ngay trong làng

Hốt tài sản. Rồi tan hàng.

Rút lui êm thấm lẹ làng khó chi

Trước khi tôi bảo họ về

Thế là kế hoạch mọi bề êm xuôi

Thứ gì cướp được chia đôi

Đền bù công trạng của tôi nửa phần.”

Cướp đồng ý, sướng vô ngần

Hẹn ngày hành động cướp dân làng này.

 Thời gian trôi, tới một ngày

Quan kia tụ họp dân ngay đầu làng

Đưa dân vào chốn rừng hoang

Theo như ý kiến của quan dẫn đầu

Đúng theo kế hoạch từ lâu

Cả làng trống trải, trước sau không người

Cướp vào hôi của tơi bời

Toàn tài sản quý có đời nào tha

duaconmocoi_ngotanggiao

Giết thêm bò sẵn nhởn nha

Xoay qua ăn nhậu tà tà thảnh thơi

Cuối ngày mới chịu rút lui

Mang theo tài sản của người hiền lương.

*

Một thương gia chợt ghé làng

Phương xa buôn bán mang hàng tới đây

Vô tình thấy bọn cướp ngày

Ông bèn vội nấp vào ngay bìa rừng

Tai nghe ngóng, mắt dòm chừng

Cướp ngồi ăn nhậu ung dung luận bàn.

Buổi chiều vừa khuất ánh vàng

Quan ra lệnh đám dân làng trở lui

Đường về đáng trống rầm trời

Ý như báo động cho người khác nghe

Đề phòng mà rút êm đi

Kẻo mà bị bắt thời nguy vô cùng.

Dân làng về thấy hãi hùng

Cướp đâu hôi của khắp trong mọi nhà

Thật tan hoang, thật xót xa

Bò thời bị giết thấy mà thảm thay.

Chợt đâu xuất hiện tại đây

Thương gia quen mặt chỉ tay nói rằng:

“Chính người phản bội phũ phàng

Là quan thâu thuế tại làng chứ ai

Dân làng quả đã lầm sai

Đặt lòng tín nhiệm vào loài gian manh

Chính ông đồng lõa đồng tình

Giúp cho bọn cướp hoành hành hại dân

Giờ đây làm bộ vô can

Ngây thơ như một anh chàng cừu non.

Nếu ta có một đứa con

Xấu xa hư đốn ta còn tiếc chi

Nên lên tiếng phủ nhận đi:

‘Đây con không mẹ!’ nghe thì xuôi hơn!”

Ít lâu tội trạng của quan

Đồn về tới tận ngai vàng ngay thôi

Vua bèn ra lệnh triệu hồi

Phạt quan theo luật, răn đời làm gương.

*

NHẬN DIỆN TIỀN THÂN ĐỨC PHẬT

Thương gia ghé làng là tiền thân Đức Phật.

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(thi hóa, phỏng dịch theo bản văn xuôi

THE MOTHERLESS SON

của Ven. Kurunegoda Piyatissa & Tod Anderson)

_________________________________________________

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 9073)
Đừng gọi tôi là người tù ! Đừng gọi tôi là người tù ! Tiếng nói này, Tiếng gọi này, Đau khổ lắm người ơi !!!
30/12/2010(Xem: 8876)
Khi cha mất, tôi không còn tiếng cha để nói Khi mẹ mất, tôi không còn tiếng mẹ để thưa Giấu tận ngàn xa, thăm thẳm mịt mờ Chôn kín thật sâu, nghẹn ngào nỗi nhớ Tôi biết, tôi đã mồ côi cha từ đó Tôi biết, tôi đã mồ côi mẹ trong đời
29/12/2010(Xem: 8715)
Bắc chảo dầu ô-liu nóng, chiên vàng đậu hủ. Sau đó cho vật liệu của phần gia vị vào, trộn đều.
29/12/2010(Xem: 8436)
Không biết ta còn viết nổi không Văn chương chữ nghĩa thả trôi sông Tâm tư ý tưởng treo màn gió Mực cạn bút cùn giấy bỏ không
29/12/2010(Xem: 9068)
Yến Phi em hỡi đâu rồi Ai nghe tiếng nói tiếng cười Yến Phi Mầm non đang độ xuân thì Hiến thân Đạo Pháp cũng vì lầm mê Trải qua sóng gió nhiêu khê Còn đây, một mái ước thề nghe em
29/12/2010(Xem: 8585)
Ướp mì căn với một chút đường và nước tương. - Cho dầu canola vào chảo. Khi dầu nóng, cho mì căn vào chiên vàng. Gắp ra đĩa.
28/12/2010(Xem: 8208)
Một mái nhà xưa nát cột kèo Nền nghiêng vách ngửa nằm chèo queo Ruôi mè đòn xóc đè lương đống Đất đá gạch vôi đổ lộn phèo
28/12/2010(Xem: 8246)
“Hơn sáu muôn lời thành bảy cuốn Rộng chứa đựng vô biên nghĩa mầu Trong cổ, nước cam lồ rịn nhuận Trong miệng, chất đề hồ nhỏ mát Bên răng, ngọc trắng tuôn xá lợi Trên lưỡi, sen hồng phóng hào quang Dầu cho, tạo tội hơn núi cả Chẳng nhọc, Diệu Pháp vài ba hàng”
28/12/2010(Xem: 8352)
Trang lịch sử, không đứng yên một chỗ Nếu đứng yên, lịch sử chết hay sao Đừng lẫn thẫn ngậm bồ hòn ấm ớ Dưới bùn đen thấp thỏm ngó trăng sao
27/12/2010(Xem: 9504)
Con gặp Tứ Đại hình hài, Của Thầy Nguyên Tạng cách vài năm nay, Khi Thầy viếng Houston này, Phái Đoàn Như Điển ba ngày quang lâm.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]